intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lâm sàng các loại u trung thất ở trẻ em

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đề tài này nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng u trung thất ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện từ 01/01/2006-30/06/2008 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lâm sàng các loại u trung thất ở trẻ em

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> LÂM SÀNG CÁC LOẠI U TRUNG THẤT Ở TRẺ EM<br /> Hồ Trần Bản*, Trương Đình Khải*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục đích: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng u trung thất ở trẻ em.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca từ 01/01/2006 – 30/06/2008 tại bệnh viện Nhi<br /> Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Kết quả: Tổng số trẻ trong mẫu nghiên cứu là 51. Nam (64,7%), nữ (35,3%). Triệu chứng liên quan với<br /> chèn ép và xâm lấn các cơ quan lân cận. Phù mặt, khó thở gặp nhiều ở lymphôm. Nhược cơ chỉ xuất hiện ở u<br /> tuyến ức và triệu chứng thần kinh chỉ gặp ở những u có nguồn gốc thần kinh.<br /> Kết luận: Các đặc diểm lâm sàng u trung thất có thể giúp đỡ trong điều trị và tiên lượng.<br /> Từ khóa: U trung thất, lâm sàng, trẻ em.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> CLINICAL FEATURES OF MEDIASTINAL TUMORS PRESENT IN CHILDREN<br /> Ho Tran Ban, Truong Đinh Khai<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 107 - 112<br /> Objective: To study characteristic features of mediastinal tumors usually presenting in children.<br /> Materials and methods: A case-series study of 51 children at Children Hospital No1 HCMC from<br /> 01/1/2006 to 30/6/2008.<br /> Results: The totality of children in the study was 51. The mediastinal tumors was observed in 64.7% of boy,<br /> 35.3% of girl. Symptoms were due to compression or direct invasion into adjacent.There were higher cases of<br /> facial edema, dyspnea in lymphoma compared to other tumors. Myasthenia gravis performed only in thymoma,<br /> and neurogenic symptoms in neurogenic tumors.<br /> Conclusion: Clinical features of mediastinal tumors can help treatment and prognosis.<br /> Keywords: Mediastinal tumor, clinic, children.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, các nghiên cứu về u trung thất<br /> trẻ em không được nhiều. Tại bệnh viện Nhi<br /> Đồng I, hầu hết bệnh nhi vào viện trễ với tình<br /> trạng cấp cứu: phù mặt – cổ, khó thở do chèn ép<br /> trung thất hoặc tràn dịch màng phổi lượng<br /> nhiều(9). Tình trạng này nói lên bệnh diễn tiến<br /> âm thầm, khó phát hiện và ác tính.<br /> Chẩn đoán xác định bản chất giải phẫu bệnh<br /> của u để có hướng điều trị rất khó vì mọi can<br /> thiệp xâm lấn đều làm tăng nguy cơ tử vong cho<br /> * Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM<br /> Tác giả liên lạc: Ths.Bs Hồ Trần Bản<br /> <br /> Ngọai Nhi<br /> <br /> trẻ. Vì vậy, chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh<br /> phải gần như chính xác trước khi có quyết định<br /> điều trị phù hợp. Trong báo cáo này chúng tôi<br /> giới thiệu một số đặc điểm lâm sàng của các loại<br /> u trung thất ở trẻ em để hỗ trợ trong chẩn đoán<br /> và điều trị.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Tất cả những bệnh nhi bị u trung thất và đã<br /> có kết quả giải phẫu bệnh từ 01/01/2006 –<br /> 30/06/2008 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố<br /> <br /> ĐT: 0989037074<br /> <br /> Email: hotranban@gmail.com<br /> <br /> 107<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Có 51 bệnh nhi đã được chẩn đoán u trung<br /> thất tại khoa ngoại bệnh viện Nhi Đồng 1.<br /> <br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> Tuổi<br /> Tuổi trung bình phát hiện là 65,2  56,9<br /> tháng, sớm nhất là 0,3 tháng và trễ nhất là 184<br /> tháng.<br /> Giới tính<br /> Có 33 (64,7%) trường hợp là nam và 18<br /> (35,3%) trường hợp là nữ.<br /> <br /> Lý do đến khám bệnh<br /> Tần số<br /> 22<br /> 12<br /> 6<br /> 3<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 43,1<br /> 23,5<br /> 11,7<br /> 5,9<br /> 3,9<br /> 3,9<br /> <br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 51<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: khó thở là lý do đến khám bệnh<br /> nhiều nhất.<br /> <br /> Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên<br /> đến lúc nhập viện<br /> Thời gian trung bình là 2,3  1,9 tháng, sớm<br /> nhất là 0 tháng và trễ nhất là 7 tháng.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân<br /> đến nhập viện có biểu hiện triệu chứng lâm<br /> sàng là 98% và không có biểu hiện triệu chứng<br /> là 2%.<br /> Bảng 2: Các biểu hiện lâm sàng<br /> Biểu hiện lâm sàng<br /> <br /> 108<br /> <br /> Nhận xét: khó thở là triệu chứng thường<br /> gặp.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br /> <br /> Bảng 1: Các lý do khám bệnh<br /> Các lý do khám bệnh<br /> Khó thở<br /> Ho khan<br /> Khò khè<br /> Đau ngực<br /> Sốt<br /> Sự nổi gồ lên do u đẩy thành ngực<br /> hay vùng cổ<br /> Nhược cơ<br /> Hạch cổ<br /> Yếu chi<br /> Phát hiện tình cờ<br /> Tổng<br /> <br /> Biểu hiện lâm sàng<br /> Tần số Tỉ lệ (%)<br /> Khó thở<br /> 22<br /> 43,1<br /> Ho khan<br /> 18<br /> 35,3<br /> Sốt<br /> 13<br /> 25,5<br /> Khò khè<br /> 16<br /> 31,4<br /> Hội chứng tĩnh mạch chủ trên<br /> 12<br /> 23,5<br /> Đau ngực<br /> 10<br /> 19,6<br /> Da xanh<br /> 8<br /> 15,7<br /> Giảm can<br /> 8<br /> 15,7<br /> Hạch ngoại vi<br /> 6<br /> 11,8<br /> Sự nổi gồ lên do u đẩy thành ngực hay<br /> 5<br /> 9,8<br /> vùng cổ<br /> Nhược cơ<br /> 1<br /> 2<br /> Khó nuốt<br /> 1<br /> 2<br /> Yếu chi<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> Tần số Tỉ lệ (%)<br /> <br /> Tuổi<br /> Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi là 5 tuổi 5 tháng. So với một số tác giả khác<br /> bệnh nhi của chúng tôi được phát hiện sớm<br /> hơn(3,2,13,14).<br /> Bảng 3: So sánh độ tuổi phát hiện bệnh với các tác giả<br /> khác<br /> Tác giả<br /> Hồ Trần Bản<br /> Tansel<br /> Temes<br /> Freud<br /> José Carlos Fraga<br /> <br /> Tuổi<br /> 5 tuổi 5 tháng<br /> 7 tuổi<br /> 11 tuổi<br /> 5 tuổi 6 tháng<br /> 6 tuổi 8 tháng<br /> <br /> Giới<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam chiếm<br /> tỉ lệ cao hơn nữ (64,7% so với 33,3%). Tỉ lệ này<br /> cũng tương tự như ghi nhận của các tác giả<br /> khác(3,4,2,13,14).<br /> Bảng 4: So sánh tỉ lệ phân bố giới tính với các tác giả<br /> khác<br /> Tác giả<br /> Hồ Trần Bản<br /> Tansel<br /> Temes<br /> José Carlos Fraga<br /> Freud<br /> Grosfeld<br /> <br /> Tần số<br /> 33/51<br /> 24/37<br /> 13/22<br /> 12/20<br /> 27/45<br /> 105/196<br /> <br /> Tỉ lệ nam (%)<br /> 64,7<br /> 64,1<br /> 59<br /> 60<br /> 60<br /> 53,6<br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên<br /> đến lúc khám<br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 2,3<br /> tháng. Theo Freud và cộng sự, thời gian này là 1<br /> tháng(3). Vậy thời gian từ lúc có triệu chứng đầu<br /> tiên đến lúc khám trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi trễ hơn các tác giả khác.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Bảng 5: So sánh tỉ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng<br /> với các tác giả khác(6,13,14)<br /> Tỉ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng<br /> (%)<br /> Hồ Trần Bản<br /> 98<br /> Tansel<br /> 75,7<br /> Kennebeck<br /> 78<br /> Shin-Ichi Takeda<br /> 53,1<br /> Tác giả<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> So với các tác giả ngoài nước thì tỉ lệ biểu<br /> hiện triệu chứng của chúng tôi cao hơn. Qua đó,<br /> chúng tôi nhận thấy bệnh nhi thường đến khám<br /> bệnh khi đã có triệu chứng. Mặt khác, trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhi đa số ở các<br /> tỉnh (72,5%) nên thân nhân thường đưa bệnh nhi<br /> đến khám trễ.<br /> Tác giả Malcolm M., Scott J. Swanson và<br /> David J. Sugarbaker cho thấy bệnh nhân u trung<br /> thất có triệu chứng khi đến nhập viện ở người<br /> lớn là 48 – 62%, tỉ lệ biểu hiện triệu chứng ở trẻ<br /> em cao hơn 58 – 78%(13).<br /> Các dấu hiệu lâm sàng ở trẻ em ít thay đổi<br /> và phụ thuộc giữa vị trí u với cấu trúc xung<br /> quanh. Trẻ em có triệu chứng nhiều hơn; trong<br /> khi người lớn thường phát hiện nhờ chụp X –<br /> quang quy ước(9,111).<br /> <br /> Bảng 6: So sánh các biểu hiện lâm sàng với các tác giả khác(3,6,11,13)<br /> Biểu hiện lâm sàng<br /> Khó thở<br /> Ho khan<br /> Khò khè<br /> Sốt<br /> Hội chứng tĩnh mạch chủ trên<br /> Đau ngực<br /> Hạch ngoại vi<br /> Sự nổi gồ lên do u đẩy thành ngực<br /> hay vùng cổ<br /> Nhược cơ<br /> Khó nuốt<br /> Triệu chứng về thần kinh (đau<br /> lưng, yếu chi)<br /> <br /> Hồ Trần<br /> Bản<br /> 43,1<br /> 35,3<br /> 31,4<br /> 25,5<br /> 23,5<br /> 19,6<br /> 11,8<br /> <br /> Sairanen<br /> <br /> Freud<br /> <br /> 25,8<br /> (-)<br /> (-)<br /> 32,7<br /> 2,5<br /> (-)<br /> (-)<br /> <br /> 53,3<br /> 26,7<br /> 33,3<br /> 26,7<br /> 15,5<br /> 4,4<br /> (-)<br /> <br /> 9,8<br /> <br /> 12<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> <br /> Tansel<br /> <br /> Kennebeck<br /> <br /> 25<br /> (-)<br /> (-)<br /> (-)<br /> <br /> 18 – 60<br /> 37 – 42<br /> 16 – 33<br /> (-)<br /> 16<br /> 4<br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> (-)<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> (-)<br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> 3,6<br /> <br /> (-)<br /> <br /> } 60,7<br /> <br /> (-): không có dữ liệu<br /> <br /> Khó thở<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, khó thở là<br /> triệu chứng thường gặp nhất. Điều này cũng<br /> phù hợp với các báo cáo về u trung thất ở trẻ em<br /> trên thế giới(1). Hầu hết bệnh nhi vào viện với<br /> tình trạng cấp cứu với phù mặt – cổ, khó thở do<br /> chèn ép trung thất hoặc tràn dịch màng phổi<br /> lượng nhiều. Tình trạng này nói lên bệnh diễn<br /> tiến âm thầm, ác tính và bệnh nhân đến muộn<br /> do không quan tâm đến các triệu chứng thông<br /> thường khác như ho, đau ngực; được chẩn đoán<br /> <br /> Ngọai Nhi<br /> <br /> sai từ tuyến trước, điều trị như các bệnh lý nội<br /> khoa hô hấp khác.<br /> Các tác giả Malcolm M., Rush V.W. ghi nhận<br /> triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ em là: triệu<br /> chứng tim phổi, đặc biệt ho và đau ngực. Ngoài<br /> ra: nặng ngực, khó nuốt, khó thở, ho ra máu, hội<br /> chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên, viêm phổi tái<br /> đi tái lại, khàn tiếng(13,15).<br /> Khó thở: thở khò khè, tiền căn khó thở khi<br /> gắng sức có thể là dấu hiệu đường hô hấp mới<br /> bắt đầu bị chèn ép. Ở trẻ nhỏ hơn, những triệu<br /> chứng khó thở này khó nhận biết, chẳng hạn<br /> <br /> 109<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16* Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> như khó thở khi nằm, thay vào đó là biểu hiện<br /> bứt rứt hay kích thích, nếu hỏi kỹ sẽ thấy khó<br /> thở do tư thế. Khi có khó thở rõ trên lâm sàng<br /> thường bệnh đã trễ.<br /> Theo Kennebeck khó thở không phải là triệu<br /> chứng thường gặp nhất ở trẻ em nhưng nó có<br /> thể diễn tiến nhanh và đe dọa mạng sống(6). Các<br /> yếu tố có thể làm tăng tình trạng nặng về hô hấp<br /> ở trẻ em do khoang lồng ngực nhỏ hơn, dự trữ<br /> phổi ít hơn và sụn khí quản mềm hơn so với<br /> người lớn.<br /> Theo Sairanen, triệu chứng lâm sàng phụ<br /> thuộc vào vị trí và khả năng chèn ép vùng của<br /> khối u(11). Trong nghiên cứu này, tuổi là yếu tố<br /> nguy cơ có ý nghĩa thống kê. Khó thở chiếm<br /> 25,8% trong toàn mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên,<br /> dưới 2 tuổi chiếm 45%, chủ yếu do khối u chèn<br /> ép khí – phế quản.<br /> Không có bằng chứng nào nói u đạt kích<br /> thước bao nhiêu thì sẽ gây triệu chứng. Tuy<br /> nhiên, trong một báo cáo của King(8) ghi nhận tỉ<br /> lệ của khối u trung thất so với đường kính lồng<br /> ngực ≥ 45% thì xuất hiện triệu chứng hô hấp.<br /> <br /> Ho khan và khò khè<br /> Tỉ lệ biểu hiện triệu chứng của chúng tôi<br /> không khác biệt nhiều với các tác giả khác.<br /> Nhiều nghiên cứu khác cho thấy ở trẻ em, triệu<br /> chứng khởi phát thường là khò khè hay thở rít.<br /> Không phải tất cả các trẻ có khò khè hay thở rít<br /> đều được chụp X – quang, nhưng nên lưu ý<br /> rằng đối với một số bệnh nhi, khò khè không<br /> đáp ứng thuốc dãn phế quản hay tắc nghẽn vào<br /> thì thở ra cố định có thể là do chèn ép khí quản<br /> và nên xem xét chụp X – quang khi triệu chứng<br /> kéo dài, khu trú hay kèm các dấu hiệu khác có<br /> thể là dấu hiệu của một bệnh lý ác tính “ẩn”(6).<br /> Sốt<br /> Tỉ lệ bệnh nhi có biểu hiện sốt trong nghiên<br /> cứu chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu<br /> khác(3,11,13). Triệu chứng này thường do khối u<br /> chèn ép khí phế quản gây ứ đọng đàm, bội<br /> nhiễm hay do bệnh lý ác tính.<br /> <br /> Sự nổi gồ lên do u đẩy thành ngực hay vùng cổ<br /> <br /> 110<br /> <br /> Ít được ghi nhận bởi các tác giả nước ngoài.<br /> Trong khi tỉ lệ của chúng tôi là 9,8%. Một nghiên<br /> cứu của tác giả Phạm Văn Hùng trong nước ghi<br /> nhận đây là dấu hiệu đặc trưng ở trẻ em. Theo<br /> tác giả này, hầu hết các triệu chứng lâm sàng<br /> của u trung thất trẻ em và người lớn khác nhau<br /> không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ có hai<br /> dấu hiệu khác biệt giữa u trung thất trẻ em và<br /> người lớn là ho ra máu lẫn đàm và lồng ngực gồ<br /> (p < 0,05). Lồng ngực gồ gặp nhiều hơn ở trẻ em,<br /> ho ra máu lẫn đàm gặp nhiều hơn ở người lớn.<br /> Trẻ em do thể tích lồng ngực ra phía trước nhỏ,<br /> lồng ngực còn mềm nên u thường chèn ép, đẩy<br /> lồng ngực ra phía trước gây biến dạng lồng<br /> ngực. Ở người lớn, nhiều u tuy đã to nhưng<br /> bệnh nhân vẫn chịu đựng được vì các phần tử<br /> giải phẫu trong trung thất còn mềm mại, dễ di<br /> động bị u đẩy ra khỏi vị trí bình thường nhưng<br /> không bị đè ép(10). Như vậy, đây là triệu chứng<br /> khá đặc trưng ở trẻ em.<br /> <br /> Nhược cơ<br /> So với các tác giả khác, tỉ lệ biểu hiện nhược<br /> cơ của chúng tôi nhiều hơn. Nhược cơ là triệu<br /> chứng có tính chất gợi ý u tuyến ức, nên bệnh<br /> nhân đến khám vì nhược cơ thường được truy<br /> tìm u tuyến ức. Theo Kenneth A. Kesler, 30 –<br /> 65% bệnh nhân u tuyến ức được chẩn đoán nhờ<br /> biểu hiện nhược cơ(8).<br /> Nhược cơ là một rối loạn của hệ thần kinh<br /> cơ, biểu biện lâm sàng là yếu và mỏi cơ khi vận<br /> động. Trẻ em chiếm 10% trong số những bệnh<br /> nhân nhược cơ. Tuyến ức đóng vai trò trong cơ<br /> chế bệnh sinh của nhược cơ.<br /> Triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi<br /> ở trẻ em, tuy vậy 75% lớn hơn 10 tuổi. Trẻ em có<br /> mẹ bị nhược cơ có thể có triệu chứng nhược cơ<br /> do kháng thể kháng Acetylcholin truyền qua<br /> nhau. Các triệu chứng này chỉ tồn tại một thời<br /> gian ngắn, sau đó bệnh nhân hồi phục hoàn<br /> toàn. Có một dạng nhược cơ khác xảy ra ở trẻ<br /> em không bị bệnh này. Những đứa trẻ sơ sinh<br /> này, ban đầu bị yếu cơ toàn thân, nhưng sau đó<br /> chỉ bị ảnh hưởng ở các cơ vận nhãn, vốn được<br /> điều trị hiệu quả với thuốc Anticholinergic.<br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Trong những dạng nhược cơ bẩm sinh này,<br /> không dạng nào cần phải điều trị phẫu thuật.<br /> Nhược cơ là hội chứng toàn thân thường đi<br /> kèm với u tuyến ức nhất. Biểu hiện bằng yếu cơ,<br /> nặng lên với các hoạt động có tính lặp lại. Lâm<br /> sàng cải thiện rõ sau cắt tuyến ức, dù các thông<br /> số về miễn dịch không thay đổi, bao gồm nồng<br /> độ của các kháng thể trong huyết thanh.<br /> Nhược cơ xuất hiện ở 1/3 bệnh nhân u tuyến<br /> ức. Có thể xuất hiện nhiều năm trước hay sau<br /> khi u tuyến ức phát triển.<br /> <br /> Khó nuốt<br /> Chiếm tỉ lệ 2% biểu hiện u vùng trung thất<br /> chèn ép vào thực quản, tuy nhiên triệu chứng<br /> này dễ lầm lẫn với những bệnh lý của thực quản<br /> do đó cần có những hình ảnh cận lâm sàng để<br /> xác định chẩn đoán.<br /> Hội chứng tĩnh mạch chủ trên<br /> Tỉ lệ của hội chứng này trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trước<br /> đây(3,6,11,13). Điều này có thể do bệnh nhi trong<br /> nghiên cứu chúng tôi nhập viện trễ nên kích<br /> thước u phát triển đủ to gây chèn ép mạch máu.<br /> Mặt khác, vì độ tuổi trong nghiên cứu này thấp<br /> hơn các nghiên cứu khác trên thế giới, thể tạng<br /> trẻ Việt Nam nhỏ hơn các trẻ ở các nước phát<br /> triển nên đường kính lồng ngực trẻ em Việt<br /> Nam nhỏ hơn các nước phát triển. Do đó, cùng<br /> một khối u có kích thước tương đương thì nguy<br /> cơ chèn ép các cấu trúc giải phẫu trong lồng<br /> ngực của trẻ Việt Nam cao hơn các trẻ ở các<br /> nước phát triển.<br /> Chèn ép các cấu trúc vùng trung thất trước<br /> trên – hệ thống tĩnh mạch, khí phế quản sẽ gây<br /> các triệu chứng của hội chứng này. Hiếm khi đã<br /> chèn ép vào khí phế quản mà không ảnh hưởng<br /> đến hệ thống tĩnh mạch bởi vì cấu trúc mạch<br /> máu mềm hơn khí phế quản(6). Trong một báo<br /> cáo của Issa(4), phù mặt khu trú đến quanh ổ mắt<br /> thường là dấu hiệu sớm nhất. Triệu chứng của<br /> hội chứng tĩnh mạch chủ trên hiện diện từ 12 –<br /> 60 ngày trước khi xảy ra đợt cấp của hội chứng<br /> tĩnh mạch chủ trên.<br /> <br /> Ngọai Nhi<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Triệu chứng về thần kinh (đau lưng, yếu chi)<br /> Chúng tôi ghi nhận là 2% (1/51) cũng phù<br /> hợp với một báo cáo của Tansel(13). Trường hợp<br /> này là một ca u nguyên bào thần kinh do u xâm<br /> lấn qua lỗ liên hợp gây chèn ép tủy sống. Theo<br /> Lewis(11), triệu chứng chèn ép tủy sống xuất hiện<br /> khoảng 4% tại thời điểm chẩn đoán u trung thất.<br /> Phần lớn những trường hợp này là u nguyên<br /> bào thần kinh, sarcôm Ewing hay lymphôm.<br /> Đau lưng hiện diện 80% ở những bệnh nhi. Nên<br /> thăm khám hệ thần kinh một cách toàn diện ở<br /> những bệnh nhi này. Chèn ép tủy kéo dài sẽ gây<br /> tổn thương thần kinh không hồi phục.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Chúng tôi ghi nhận có 4 loại u trung thất<br /> thường gặp ở trẻ em: u nguồn gốc thần kinh,<br /> lymphôm, u quái trưởng thành, u tuyến ức. Mỗi<br /> loại có một số đặc điểm riêng biệt có thể giúp<br /> ích trong điều trị và tiên lượng cho bệnh nhi.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> 8.<br /> 9.<br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> 13.<br /> <br /> Azarow KS, Pearl RH, Zurcher R, Edwards FH, Cohen AJ<br /> (1993), “Primary mediastinal masses: a comparison of adult and<br /> pediatric populations”, J Thorac Cardiovasc Surg, 106, pp. 67 – 72.<br /> Freud E, et al (2002), “Mediastinal tumors in children: a single<br /> institution experience”, Clin Pediatr, 41, pp. 219 – 223.<br /> Grosfeld JL, Skinner MA (1994), “Mediastinal tumors in<br /> children: experience with 196 cases”, Ann Surg Oncol, 1, pp. 121<br /> – 127.<br /> Issa PY, et al (1983), “The superior vena caval syndrome in<br /> childhood: report of ten cases and review of the literature”,<br /> Pediatrics, 71, pp. 337 – 341.<br /> Fraga JC, et al (2003), “Mediastinal tumors in children”, J<br /> Pneumol, 29 (5), pp. 253 – 257.<br /> Kelly KM, Lange B (1997), “Oncologic emergencies”, Pediatr<br /> Clin N Am, 44, pp. 809 – 830.<br /> Kennebeck SS (2005), “Tumors of the mediastinum”, Clin<br /> Pediatr Emerg Med, 6, pp. 156 – 164.<br /> Kesler KA (2004), “Thymoma: current medical and surgical<br /> management”, Semin Neurol, 24 (1), pp. 63 – 73.<br /> King RM, et al (1982), “Primary mediastinal tumors in children”,<br /> J Pediatr Surg, 17, pp. 512 – 520.<br /> Lau LCh, Davis RD (2004), “The mediastinum”, Sabiston textbook<br /> of surgery, 1, 17th Ed, W.B. Sauder Co., Philadelphia, pp. 1738 –<br /> 1759.<br /> Lewis DW, et al (1986), “Incidence, presentation and outcome of<br /> spinal cord disease in children with systemic cancer”, Pediatrics,<br /> 78, pp. 438 – 442.<br /> Maguire WM (1993), “Mechanical complication of cancer”, Emeg<br /> Med Clin North Am, 11, pp. 421 – 430.<br /> Malcolm M, Decamp M (1996), “Mediastinum”, Glenn’s thoracic<br /> and cardiovascular surgery, 6th Ed, pp. 643 – 664.<br /> <br /> 111<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2