Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ ÁP XE CẠNH HẬU MÔN, RÒ HẬU MÔN <br />
Ở TRẺ EM <br />
Nguyễn Thị Bích Uyên*, Trương Nguyễn Uy Linh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị và những yếu tố ảnh hưởng đến <br />
kết quả điều trị của bệnh áp xe cạnh hậu môn (AXCHM), rò hậu môn (RHM) ở trẻ em. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca tất cả bệnh nhi bị AXCHM và/hoặc RHM <br />
được chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1‐Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2012 đến 30/03/2013. <br />
Kết quả: Tổng cộng có 74 bệnh nhi. Tại lần khám đầu có 28 bệnh nhi bị AXCHM và 46 bệnh nhi bị RHM. <br />
Nam chiếm ưu thế (97,3%). Có 56 (75,6%) bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi, 5,7 (77%) bệnh nhi khởi phát bệnh <br />
trước 6 tháng tuổi. Lỗ rò ngoài chủ yếu nằm ở vị trí 3 giờ và/hoặc 9 giờ; ở nửa trước đường ngang nhiều hơn <br />
nửa sau. Lỗ rò trong đều tương ứng lỗ rò ngoài theo vị trí giờ; 87,5% nằm trên đường lược và tại xoang hậu <br />
môn tương ứng. Đường rò thẳng, nông, đơn giản; 90% xuyên qua phần dưới da của cơ thắt ngoài hậu môn; <br />
88,9% được lót bởi biểu mô. 28 bệnh nhi bị AXCHM có 19 (67,9%) hình thành rò. Những trường hợp (TH) <br />
được rạch thoát mủ có tỉ lệ hình thành rò cao hơn không rạch thoát mủ (87,5% so với 59%, p = 0,044). 65 bệnh <br />
nhi bị RHM (46 RHM ban đầu và 19 từ AXCHM) có 50 TH được điều trị bảo tồn. Tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị <br />
bảo tồn là 76%, không ghi nhận tái phát trong thời gian theo dõi 10,9 ± 3,1 tháng (6,6 – 15 tháng). Các yếu tố <br />
ảnh hưởng đến kết quả điều trị bảo tồn: mật độ của lỗ rò ngoài và đường rò, tiền căn thoát mủ, tuổi khởi phát <br />
bệnh. Có 17 TH được phẫu thuật cắt hoặc mở đường rò, tỉ lệ tái phát sau mổ lần lượt là 66,7% và 12,5% (p = <br />
0,05). Những TH không được tìm hoặc tìm nhưng không thấy lỗ rò trong có tỉ lệ tái phát là 71,4% so với những <br />
TH tìm thấy được lỗ rò trong là 20% (p = 0,058). Có 23,5% bị bón sau mổ và phần lớn cải thiện khi vết mổ lành. <br />
Kết luận: Bệnh AXCHM/RHM ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ nhỏ, chủ yếu ở bé trai, tính chất sang thương <br />
đơn giản và có khả năng khỏi bệnh cao sau điều trị bảo tồn, do đó cần tránh can thiệp phẫu thuật ngay. <br />
Từ khóa: Áp xe cạnh hậu môn, rò hậu môn, điều trị bảo tồn, cắt đường rò, mở đường rò. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CLINICAL CHARACTERISTIC, MANAGEMENT OF PERIANAL ABSCESS <br />
AND FISTULA‐IN‐ANO IN CHILDREN <br />
Nguyen Thi Bich Uyen, Truong Nguyen Uy Linh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 520 ‐ 528 <br />
Objectives: To describe the clinical characteristics of perianal abscess (PA) and fistula‐in‐ano (FIA) in <br />
children, to evaluate the results of treatment and to identify factors affected the clinical outcome. <br />
Method: The authors retrospectively reviewed the clinical data and treatment procedure of all patients with <br />
PA and/or FIA, who were treated at Children’s Hospital 1 from 01/01/2012 to 03/30/2013. <br />
Results: The study consisted of 74 patients. At the first examination there were 28 patients with PA and 46 <br />
patients with FIA. Most of the patients were male (97.3%). There were 56 (75.6%) children under 12 months‐old, <br />
57 (77%) children had age of onset under 6 months. The most commonly affected site of external opening was at <br />
9 and 3 oʹclock; anterior openings more than posterior openings of the transverse anal line. All the internal <br />
openings were correspondent to their external openings, 87.5% of them was on the dentate line and on the anal <br />
* Bộ môn Ngoại nhi – Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Bích Uyên ĐT: 0984746248 <br />
<br />
520<br />
<br />
Email: nguyenbu84@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
crypt. All the fistulas were direct, superficial and simple. 90% of the fistulas was through the lowest fibers of the <br />
external sphincter and 88.9% of them was lined by epithelium. There were 19 (67.9%) of 28 patients with PA <br />
developed fistula. We found that FIA development percentages were higher in surgical drainages than in <br />
spontaneous drainages (87.5% vs. 59%, p = 0.044). Fifty of 65 patients with FIA (46 patients with FIA at the <br />
first examination and 19 patients from PA group) were applied the conservative treatment and 38 of them (76%) <br />
were cured. No recurrence was recorded with a mean duration of 10.9 ± 3.1 months (6.6 – 15 months). The <br />
factors affected the results of nonoperative treatment were the density of the external opening and the fistula, type <br />
of drainage, age of onset. Seventeen patients with FIA underwent fistulectomy or fistulotomy. There was no <br />
significant difference in FIA recurrence between fistulectomy and fistulotomy (66.7% vs. 12.5%; p= 0.05); <br />
between the cases whose the internal openings not be found and the cases whose the internal openings be found <br />
(71.4% vs. 20%; p = 0.058). 23.5% of patients had a constipation after the operation. <br />
Conclusion: PA/FIA in children often affects in male infants. The lesions are simple, direct and have a <br />
chance of spontaneous resolution thus the immediate surgical intervention should be avoided. <br />
Key words: Perianal abscess, fistula‐in‐ano, conservative/nonoperative treatment, fistulectomy, fistulotomy. <br />
và cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu <br />
MỞ ĐẦU <br />
riêng biệt nào về bệnh này ở trẻ em. <br />
AXCHM và RHM là bệnh thường gặp ở trẻ <br />
Vậy đặc điểm lâm sàng của bệnh AXCHM, <br />
em. Tỉ lệ hình thành rò sau AXCHM ở trẻ em <br />
RHM ở trẻ em Việt Nam như thế nào? Kết quả <br />
thay đổi từ 13% đến 85%(4,9,13). AXCHM gây ra <br />
điều trị và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả <br />
sưng tấy, đau vùng hậu môn, cản trở sinh hoạt. <br />
điều trị bệnh này ở trẻ em trong thời gian vừa <br />
RHM tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng <br />
qua ra sao? <br />
nhưng khi hình thành gây nên tình trạng rỉ dịch <br />
dai dẳng qua một hay nhiều lỗ cạnh hậu môn <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
hoặc hình thành ổ nhiễm trùng tái đi tái lại <br />
Từ thực tế đã nêu, chúng tôi thực hiện <br />
khiến bệnh nhi khó chịu, người nhà lo lắng. <br />
nghiên cứu với những mục tiêu sau: <br />
Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy <br />
‐ Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh <br />
bệnh AXCHM và RHM ở trẻ em, nhất là ở nhũ <br />
AXCHM, RHM ở trẻ em. <br />
nhi, có những đặc điểm về lâm sàng và điều trị <br />
‐ Xác định tỉ lệ và khảo sát những yếu tố <br />
khác với ở người lớn(2,13,17). Hầu hết đều ghi nhận <br />
bệnh xảy ra sớm với khoảng 76% ‐ 87,5% xuất <br />
ảnh hưởng đến việc hình thành rò sau <br />
hiện trước 1 tuổi, chủ yếu xảy ra ở bé trai. <br />
AXCHM ở trẻ em. <br />
Đường rò thường thẳng, nông và có khả năng tự <br />
‐ Đánh giá kết quả điều trị và những yếu tố <br />
lành trước khi can thiệp phẫu thuật. Do đó, thái <br />
ảnh hưởng đến kết quả điều trị của RHM ở trẻ <br />
độ điều trị hiện nay còn gây nhiều tranh cãi và <br />
em sau điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật. <br />
cũng khác so với những gì chúng ta đã biết đối <br />
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU <br />
với thể bệnh này ở người lớn. <br />
Tại Việt Nam, một số ít tài liệu nghiên cứu <br />
có ghi nhận bệnh xảy ra ở trẻ em. Theo Nguyễn <br />
Bá Sơn, trên 135 bệnh nhân điều trị RHM tại <br />
bệnh viện Quân y 103 năm 1987 có 3 bệnh nhi, <br />
nhỏ nhất là 8 tuổi(8). Trịnh Hồng Sơn ghi nhận có <br />
4 bệnh nhi trong 120 trường hợp bị bệnh áp xe <br />
hậu môn từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2003, <br />
trường hợp nhỏ nhất là trẻ 2 tháng tuổi(16). Tuy <br />
nhiên các tác giả trên không mô tả rõ thể lâm <br />
sàng cũng như điều trị cụ thể ở những bệnh nhi <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Hồi cứu mô tả loạt ca. <br />
<br />
Dân số nghiên cứu <br />
Dân số mục tiêu <br />
Tất cả bệnh nhi bị AXCHM và/hoặc RHM <br />
được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại bệnh <br />
viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh. <br />
<br />
521<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Dân số chọn mẫu <br />
Tất cả bệnh nhi bị AXCHM và/hoặc RHM <br />
được chẩn đoán, điều trị và theo dõi tại khoa <br />
Ngoại và phòng khám Ngoại‐Bệnh viện Nhi <br />
Đồng 1‐Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2012 <br />
đến 30/03/2013. <br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh <br />
Tất cả bệnh nhi dưới 16 tuổi bị bệnh <br />
AXCHM và/hoặc RHM được chẩn đoán, điều trị <br />
và theo dõi ít nhất 06 tháng tại khoa Ngoại và <br />
phòng khám Ngoại‐Bệnh viện Nhi Đồng 1‐<br />
Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2012 đến <br />
30/03/2013. <br />
<br />
Tiêu chí loại trừ <br />
Những bệnh nhi có kèm theo các bệnh: lao, <br />
viêm ruột mạn tính, bệnh Crohn, HIV, đái tháo <br />
đường, các bệnh lí ác tính vùng hậu môn‐trực <br />
tràng. <br />
Những bệnh nhi bị chấn thương vùng tầng <br />
sinh môn; những bệnh nhi được phẫu thuật <br />
vùng hậu môn trực tràng do dị dạng hậu môn‐<br />
trực tràng, bệnh Hirschsprung. <br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Ghi nhận theo mẫu bệnh án lúc chẩn đoán <br />
lần đầu và ở các thời điểm tái khám đối với <br />
những bệnh nhi bị AXCHM/RHM được điều trị <br />
bảo tồn tại phòng khám: <br />
Đặc điểm bệnh nhân: tuổi, giới, nơi cư trú. <br />
Bệnh sử: Tuổi khởi phát, triệu chứng ban <br />
đầu, dấu hiệu tụ mủ, cách thoát mủ, cách biểu <br />
hiện rò, triệu chứng đi kèm (nhiệt độ, nứt hậu <br />
môn, tiêu chảy, bón), điều trị trước đó, tiền căn <br />
bản thân và gia đình. <br />
Khám: Số lượng và vị trí sang thương quanh <br />
hậu môn (giờ, đường ngang), đường kính áp xe, <br />
tính chất lỗ rò ngoài (miệng lỗ rò, mật độ, <br />
khoảng cách đến bờ hậu môn), tính chất đường <br />
rò (dấu hiệu sờ thấy đường rò, mật độ, hướng <br />
rò), sẹo cũ. <br />
Điều trị: Kháng sinh (thời gian, số đợt), vệ <br />
sinh và ngâm hậu môn, rạch thoát mủ. <br />
<br />
522<br />
<br />
Kết quả điều trị bệnh <br />
Đối với AXCHM: Khỏi bệnh, hình thành rò. <br />
Đối với RHM điều trị bảo tồn: Khỏi bệnh, <br />
không khỏi bệnh, tái phát, tái diễn. <br />
Riêng đối với những bệnh nhi được nhập <br />
viện để rạch thoát mủ (AXCHM), cắt/mở đường <br />
rò (RHM), ghi nhận thêm: <br />
+ Khám: Phân loại đường rò; cách tìm, vị trí <br />
và tính chất lỗ rò trong. <br />
+ Điều trị: <br />
‐ Đối với AXCHM: hình thức thoát mủ và <br />
dẫn lưu, kết quả cấy mủ. <br />
‐ Đối với RHM: Phương pháp mổ, kết quả <br />
mô học đường rò. <br />
+ Kết quả điều trị: <br />
‐ Đối với AXCHM: Khỏi bệnh, hình thành rò. <br />
‐ Đối với RHM sau mổ: Lành vết mổ, thời <br />
gian lành vết mổ; không lành vết mổ; tái phát, <br />
điều trị sau tái phát, thời gian lành tái phát; biến <br />
chứng sau mổ. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Trong thời gian 15 tháng từ 01/01/2012 đến <br />
30/03/2013 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1‐ Thành phố <br />
Hồ Chí Minh có 74 bệnh nhi bị AXCHM và/hoặc <br />
RHM thỏa các tiêu chí chọn bệnh được đưa vào <br />
nghiên cứu với các đặc điểm sau: <br />
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học và một số đặc điểm lâm <br />
sàng chung <br />
Đặc điểm<br />
Giới: Nam/Nữ<br />
Nơi cư trú:<br />
Thành phố/Ngoài TP HCM<br />
Chẩn đoán ban đầu: AXCHM/RHM<br />
Tuổi trung vị chẩn đoán (th*)<br />
Tuổi trung vị khởi phát (th)<br />
Tiền căn có AXCHM/RHM<br />
Tổng sang thương<br />
Sang thương tối đa trên 1 BN<br />
Triệu chứng<br />
Nứt hậu môn<br />
đi kèm<br />
Tiêu chảy/ Bón<br />
<br />
Kết quả<br />
72 (97,3%) / 2 (2,7%)<br />
23 (31,1%)/ 51 (68,9%)<br />
28 (37,8%)/ 46 (62,2%)<br />
4,8 (23 ngày–167 th)<br />
1,6 (5 ngày–126 th)<br />
2 (2,7%)<br />
110<br />
4<br />
0<br />
5 (6,8%)/ 4 (5,4%)<br />
<br />
*th = tháng <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuổi khởi phát bệnh nhỏ nhất là 5 ngày, lớn <br />
nhất là 126 tháng, trung vị là 1,6 tháng. Bệnh nhi <br />
khởi phát bệnh dưới 6 tháng tuổi chiếm đa số, <br />
gồm 57 trường hợp (77%). <br />
Đa số bệnh nhi có từ 1 đến 2 sang thương <br />
(89,2%). Từ 2 sang thương trở lên chỉ gặp trong <br />
nhóm bệnh nhi ≤ 24 tháng tuổi. <br />
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng, điều trị của RHM <br />
<br />
<br />
Biểu đồ 1. Phân bố theo tuổi chẩn đoán <br />
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng, điều trị và kết quả điều <br />
trị của AXCHM <br />
Đặc điểm<br />
Kết quả<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tổng:<br />
Bệnh nhi/ Sang thương<br />
28 / 46<br />
Giới: Nam/ nữ<br />
26 (93%) / 2(7%)<br />
Nhóm tuổi:<br />
27 (96,4%) / 1 (3,6%)<br />
≤ 24 th/ > 24 th<br />
Thời gian trung vị từ lúc khởi phát<br />
10 ( 3- 31)<br />
đến lần khám đầu (ngày)<br />
3& 9 giờ<br />
37 (80,4%)<br />
Vị trí sang<br />
Trước/Sau<br />
đường<br />
thương<br />
4 (8,7%) / 5 (10,9%)<br />
ngang<br />
Đường kính trung vị ổ áp xe<br />
10 (5-35)<br />
(mm)<br />
Chưa tụ mủ<br />
10 (21,7%)<br />
Dấu hiệu tụ<br />
Đã tụ mủ, chưa thoát<br />
15 (32,6%)<br />
mủ<br />
mủ<br />
(số sang<br />
Đã tự vỡ<br />
18 (39,1%)<br />
thương)<br />
Đã được rạch<br />
3 (6,5%)<br />
Thân nhiệt trên 38 độ C<br />
3(10,7%)<br />
Điều trị<br />
Tổng (TH)<br />
19 (67,8%)<br />
Đường dùng: uống/ tiêm<br />
15 (79%) / 4 (21%)<br />
mạch<br />
Kháng sinh<br />
Thời gian điều trị trung<br />
7 ± 3,9 (5-21)<br />
bình (ngày)<br />
Tổng (TH)<br />
18 (64,3%)<br />
Rạch thoát Rạch tại phòng khám/<br />
15 (83,3%) / 3<br />
mủ<br />
(16,7%)*<br />
rạch và dẫn lưu tại<br />
phòng mổ<br />
Kết quả điều trị<br />
Tổng<br />
9 (32,1%)<br />
Khỏi bệnh<br />
Thời gian khỏi bệnh<br />
4 ± 1,1 (2-6)<br />
trung bình (tuần)<br />
Hình thành rò (TH)<br />
19 (67,9%)<br />
<br />
*Hai trong ba TH này được cấy mủ, kết quả gồm: <br />
Klebsiella pneumoniae và Morganella morganii. <br />
<br />
Ngoại Nhi<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Kết quả<br />
Tổng:<br />
65 / 99<br />
Bệnh nhi/ Sang thương<br />
Giới: Nam/ nữ<br />
65 (100%) / 0<br />
Nhóm tuổi:<br />
56 (86,1%) / 9 (13,4%)<br />
≤ 24 th/ > 24 th<br />
3 giờ<br />
27 (27,3%)<br />
9 giờ<br />
38 (38,4%)<br />
Lỗ rò ngoài Trước/Sau đường<br />
19 (19,2%) / 15(15,2%)<br />
ngang<br />
(số sang<br />
thương) Khoảng cách trung vị<br />
1,5 (0,5 -3)<br />
đến bờ hậu môn (cm)<br />
Mật độ: mềm/chắc 44 (45,4%) / 53 (54,6%)<br />
Rỉ dịch/ sưng tái lại<br />
34 (40%) / 51 (60%)<br />
Đường rò<br />
Sờ thấy đường rò<br />
80 (80,8%)<br />
(số sang<br />
Mật<br />
độ:<br />
mềm/cứng<br />
47(58,8%)<br />
/ 33(41,2%)<br />
thương)<br />
Hướng rò thẳng<br />
80(100%)<br />
Tìm thấy/ tìm không 10(58,8%) / 2(11,8%) /<br />
thấy/ không tìm<br />
5(29,4%)<br />
Cách tìm: que thăm/<br />
5(41,7%) / 6(50%)/ 1<br />
Lỗ rò trong* chất chỉ thị màu/ quan<br />
(8,3%)<br />
sát<br />
(Số TH)<br />
Vị trí theo giờ -tương<br />
10 (100%)<br />
ứng lỗ rò ngoài<br />
Vị trí tại đường lược<br />
7 (87,5%)<br />
Xuyên phần dưới da<br />
9 (90%)<br />
cơ thắt ngoài<br />
Phân loại rò<br />
Dưới da<br />
1 (10%)<br />
Điều trị và kết quả<br />
Tổng (TH)<br />
50<br />
Tuổi chẩn đoán trung<br />
3,7 (23 ngày – 13 th)<br />
vị (th)<br />
Kháng sinh: có / không 28 (56%) / 22 (44%) **<br />
Hỗ trợ: điều trị bón /<br />
1(2%) / 1(2%)<br />
tiêu chảy<br />
Bảo tồn<br />
Tái diễn<br />
41 (82%)<br />
Khỏi bệnh<br />
38 (76%)<br />
Thời gian khỏi bệnh<br />
5,5 ± 2,0 (3 – 10)<br />
(th)<br />
Tái phát<br />
0***<br />
Tổng (TH)<br />
17****<br />
Tuổi mổ trung vị (th)<br />
22,6 (9-167)<br />
Phẫu thuật<br />
Thời gian bị bệnh<br />
8,9 (3 tuần – 54 th)<br />
trung vị (th)<br />
<br />
523<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Kết quả<br />
cắt đường rò/ mở<br />
9 (52,9%) / 8 (47,1%)<br />
đường rò<br />
Lành vết mổ<br />
16 (94,1%)<br />
Thời gian lành vết mổ<br />
3,3 ± 0,9 (2 - 5)<br />
(tuần)<br />
Tái phát (TH)<br />
6 (35,3%)*****<br />
Thời gian theo dõi sau<br />
10,1 ± 5,1 (1,1 – 19,2).<br />
mổ (th)<br />
Biểu mô chuyển tiếp<br />
7 (77,8%)<br />
Mô học<br />
Biểu mô gai có sừng<br />
1 (11,1%)<br />
đường rò<br />
Mô viêm mạn tính<br />
1 (11,1%)<br />
<br />
*Chỉ mô tả tính chất lỗ rò trong của những bệnh nhi được <br />
phẫu thuật. **Trong những bệnh nhi này có những bệnh <br />
được điều trị kháng sinh từ nơi khác. Thực tế, chúng tôi <br />
chỉ điều trị kháng sinh kết hợp rạch thoát mủ cho 7 (14%) <br />
bệnh nhi. *** Không bệnh nhi nào bị tái phát trong thời <br />
gian theo dõi trung bình là 10,9 ± 3,1 th (6,6 – 15 th). <br />
****Gồm 15 TH được chỉ định phẫu thuật trong lần khám <br />
đầu nhưng 1 TH không đồng ý mổ, 3 TH còn lại là RHM <br />
thất bại sau điều trị bảo tồn. *****6 TH tái phát và 1 TH <br />
không lành vết mổ được điều trị bảo tồn sau đó. Kết quả: 6 <br />
TH khỏi bệnh trong thời gian trung bình là 3 ± 0,8 th (1 – <br />
6 th), 1 TH tái phát và sau đó vết mổ cũng không lành <br />
người nhà không đồng ý phẫu thuật lại. <br />
<br />
Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị <br />
Đối với AXCHM <br />
Chúng tôi xét mối liên quan giữa các yếu tố <br />
lâm sàng và điều trị hình thành RHM sau <br />
AXCHM và ghi nhận việc thoát mủ có ảnh <br />
hưởng đến kết quả điều trị với sự khác biệt có ý <br />
nghĩa thống kê. Theo đó, những TH được rạch <br />
thoát mủ có tỉ lệ hình thành rò cao hơn các TH <br />
áp xe tự vỡ (87,5% so với 59%; Fisher, p = 0,044). <br />
Đối với RHM <br />
Chúng tôi ghi nhận các yếu tố mật độ đường <br />
rò và lỗ rò ngoài, tiền căn thoát mủ và tuổi khởi <br />
phát bệnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị bảo <br />
tồn theo bảng 4. <br />
Những TH được cắt rò và không được tìm <br />
hoặc được tìm nhưng không thấy lỗ rò trong có <br />
tỉ lệ tái phát hoặc không lành vết mổ cao hơn so <br />
với những TH được mở rò (66,7% so với 12,5%) <br />
và tìm thấy được lỗ rò trong (71,4% so với 20%), <br />
tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống <br />
kê (Fisher; p > 0,05). <br />
<br />
524<br />
<br />
Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị bảo <br />
tồn RHM <br />
Các yếu tố<br />
Mềm<br />
Chắc<br />
Mềm<br />
Mật độ lỗ<br />
rò ngoài<br />
Chắc<br />
Tự vỡ<br />
Tiền căn<br />
Rạch/<br />
thoát mủ<br />
Chọc hút<br />
<br />
Mật độ<br />
đường rò<br />
<br />
Tuổi trung vị khởi<br />
phát bệnh (tháng)<br />
<br />
Kết quả<br />
Không Phép kiểm<br />
Khỏi bệnh<br />
khỏi bệnh<br />
41<br />
5<br />
Fisher; p =<br />
0,014<br />
8<br />
6<br />
42<br />
1<br />
Fisher;<br />
p