intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

152
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong lịch sử Việt Nam, vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài, Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh, tiếp tục di dân khẩn hoang, mở mang lãnh thổ, can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp, đối trọng vớI Xiêm La…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong

  1. Lịch sử di cư của người Hoa vào Đàng Trong
  2. Trong lịch sử Việt Nam, vương quốc Đàng Trong là một hiện tượng khá đặc biệt. Từ một thế lực cát cứ nhỏ bé so với Đàng Ngoài, Đàng Trong đã vươn lên lớn mạnh, tiếp tục di dân khẩn hoang, mở mang lãnh thổ, can thiệp ảnh hưởng ở Chân Lạp, đối trọng vớI Xiêm La… Trong nhiều hoạt động của Đàng Trong , người Hoa đã tham gia ngay từ đầu như những lực lượng đóng góp quan trọng. Ngược lại, Đàng Trong với những đặc điểm khá riêng biệt đã thu hút mạnh mẽ những ngườI Trung Hoa di cư đến làm ăn sinh sống, cư ngụ lâu dài như vùng đất lành chim đậu. Lịch sử quá trình di cư của người Hoa vào Đàng Trong gắn chặt với tiến trình lịch sử phát triển của Đàng Trong và tình hình vùng duyên hải Nam Trung Hoa. Vào giữa cuối thế kỷ XVII, tình hình Trung Quốc có nhiều biến động. Năm 1644, với sự cộng tác của viên tướng nhà Minh phản bội là Ngô Tam Quế, quân đội Mãn Thanh đã chiếm được Bắc Kinh. Năm sau, Nam Kinh cũng thất thủ. Về cơ bản, Mãn Thanh đã thống trị toàn Trung Hoa từ đó. Tuy nhiên, ở vùng Hoa Nam, tình hình vẫn còn hỗn loạn. Cuộc kháng chiến của các đại diện tôn thất nhà Minh vẫn tiếp tục, mặc dù yếu ớt. Ba vua nhà Minh là Lỗ vương kháng chiến ở Chiết Giang, Đường vương ở Phúc Kiến và Quế vương ở Quảng Đông. Họ đều có hùng tâm, được dân chúng ủng hộ nhưng thực tế yếu ớt, nên lần lượt thất bại. Quế vương chống cự lâu hơn cả, bị quân Thanh truy đuổi phải chạy sang trú ở Miến Điện. Ngô Tam Quế đem quân sang ép vua Miến Điện phải giao nộp Quế vương và giết chết ông năm 1662. Một viên tướng của Đường vương là Trịnh Thành Công đã tiếp tục kháng chiến, hô hào “Phản Thanh phục Minh”. Thất bại ở đất liền,
  3. Trịnh Thành Công kéo quân ra chiếm Đài Loan làm cứ điểm kháng chiến lâu dài, làm chủ cả vùng duyên hải đông nam Trung Hoa trong suốt mấy mươi năm. Năm 1662, Trịnh Thành Công mất, con là Trịnh Kinh thay, tiếp tục chiến đấu. Năm 1681, Trinh Kinh cũng mất, còn là Trịnh Khắc Sản thay thế, nhưng không đủ tài năng để lãnh đạo. Hai năm sau, quân Mãn Thanh tấn công Đài Loan, Trịnh Khắc Sản đầu hàng quân Thanh. Mãn Thanh nhanh chóng đánh bại được nhà Minh một phần nhờ sự giúp sức của các hàng tướng nhà Minh. Sau khi bình định xong Trung Hoa, Mãn Thanh phong tước cho các hàng tướng có công, cử họ đem quân trấn giữ các tỉnh phía Nam: Ngô Tam Quế giữ Vân Nam, Thượng Khả Hỉ ở Quảng Đông, Cảnh Kế Mậu ở Phúc Kiến. Người đời thường gọi họ là Tam Phiên vương. Ba người này nhân lúc thế lực Mãn Thanh chưa vững vàng ở phương Nam, đã xây dựng lực lượng, dần dần ly khai, chống lại Mãn Thanh. Quân Thanh phải đem quân đánh dẹp. Trong Tam Phiên, Ngô Tam Quế có lực lượng mạnh nhất, đã từng xưng đế, đặt tên nước là Đại Chu (1678), nhưng chỉ được ba năm sau thì bị nhà Thanh diệt. Tóm lại, trong khoảng thời gian gần 40 năm sau khi quân Thanh chiếm được Nam Kinh, cơ bản cai trị Trung Hoa, vùng Hoa Nam là bãi chiến trường khốc liệt giữa Mãn Thanh và các lực lượng chống đối theo xu hướng chính trị khác nhau. Trong đó nổi bật là cuộc khánh chiến của lực lượng “Phản Thanh phục Minh”. Trong khoảng thời gian 40 năm đó, đã có các đợt di cư của người Hoa ra nước ngoài, xa lánh ách thống trị của Mãn Thanh. Tiêu biểu là đợt di cư của Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch của nhóm Mạc Cửu.
  4. Về sự kiện nhóm Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch đến Đàng Trong, Đại Nam Thực Lục Tiền Biên của triều Nguyễn ghi rõ: “… Kỷ Mùi (1679), mùa xuân, tháng giêng, tướng cũ nhà Minh là Long Môn Tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm binh Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiếc thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, vì nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin là tôi tớ…”. Chúa Hiền đã dung nạp họ đưa vào khai khẩn đất Biên Hoà và Mỹ Tho. Đoàn người Hoa này đã “… vỡ đất phá hoang, dựng thành phố chợ, buôn bán giao thông với người Trung Quốc, Tây Dương, Nhật Bản. Thuyền buôn tấp nập, phong hoá Trung Hoa đã dần dần thấm thía xanh tốt khắp đất Đông Phố…”, như Trịnh Hoài Đức đã nhận xét trong Gia Định Chí. Nhóm Mạc Cửu gia nhập Đàng Trong trong hoàn cảnh khác hơn. Ông sinh ngày 8 tháng 5 năm Ất Mùi (1855). Như vậy Mạc Cửu sinh ra và trưởng thành khi nhà Minh đã đổ, Mãn Thanh cơ bản thống trị Trung Hoa. Ông đã rời bỏ quê hương ra đi để tránh bị cạo đầu bím tóc theo phong tục Mãn Thanh. Cũng theo Thực Lục Tiền Biên, ông đã đến Chân Lạp “… làm chức Ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt ở nước ấy có nhiều người buôn các nước thụ họp bèn mở sòng gác bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân đó chiêu tập dâu xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Giá Khê, Luống Cày, Hương Úc, Cà Mau, lập thành 7 xã thôn. Thấy ở đất ấy tương truyền có người tiên thường hay hiện ra ở trên sông, nhân thế đặt tên là Hà Tiên. Đến đây Mạc Cửu cho ngườI bộ thuộc là Trương Cầu và Lý Xá dâng thư xin làm Hà Tiên trưởng. Chúa nhận cho, trao cho chức Tổng binh. Cửu xây dựng dinh ngũ, đóng ở Phương Thành, nhân dân ngày càng đến đông…”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2