Lốp xe ô tô
lượt xem 6
download
Cách đọc ký hiệu trên lốp ô tô (Dân trí) - Lốp là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc với mặt đường, nên thường được các chủ xe đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lốp xe ô tô
- Cách đọc ký hiệu trên lốp ô tô (Dân trí) - Lốp là bộ phận duy nhất của ô tô tiếp xúc với mặt đường, nên thường được các chủ xe đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của các ký hiệu trên lốp. Hầu hết chủ xe đều mang xe ra xưởng cho thợ thay lốp và việc chọn lốp cũng thường được giao phó luôn cho thợ. Dù vậy, có một chút kiến thức cơ bản về thuật ngữ sử dụng cho lốp ô tô sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, sử dụng lốp không phù hợp với xe, hoặc với điều kiện sử dụng. Trên thành lốp thường có rất nhiều chữ và số thể hiện kích thước và chủng loại lốp. Ví dụ, trên lốp có dòng chữ, số P205/40R16 (ảnh trên), thì chữ P là viết tắt của “Passenger Vehicle”, tức là xe du lịch 7 chỗ trở xuống. Nếu chữ P thay bằng LT, tức là lốp dành cho xe việt dã hạng nhẹ (Light Truck). Về các con số, 205 là bề rộng của lốp tính theo đơn vị millimét, còn các số thứ hai, 40, thể hiện tỷ số giữa độ cao thành lốp với độ rộng lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 40% bề rộng 205mm của lốp. Chữ R là viết tắt của Radial, thể hiện kết cấu lốp có bố toả tròn, để phân biệt với loại mành chéo (Bias). Lốp Radial thường dùng cho xe du lịch vì phù hợp với mọi loại đường, còn lốp Bias thường dùng cho xe việt dã. Về cảm giác lái và hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu, loại lốp Bias “thua” lốp Radial. Các con số cuối cùng, 16, chỉ đường kính bánh xe mà lốp lắp vào. Có một điểm không thống nhất ở đây là đơn vị đo. Trong khi các kích thước của lốp trên toàn thế giới được tính bằng đơn vị hệ mét thì đường kính vành xe lại được đo bằng inch.
- Khi đi mua lốp, bạn cần biết cỡ lốp của xe. Lưu ý quan trọng nhất là nên chọn cỡ lốp sát với bề rộng lốp nguyên bản của xe. Nếu lốp xe có đường kính 205mm mà bạn thay bằng lốp lớn hơn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận của hệ thống treo. Việc sử dụng loại lốp nhỏ hơn sẽ không đủ chịu tải và làm giảm độ bám đường của xe, khiến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) hoạt động kém hiệu quả. Thông thường, trong trường hợp này, bạn có thể chọn loại lốp lớn hơn (215) hoặc nhỏ hơn một chút (200), nhưng tốt nhất là dùng đúng kích thước 205mm. Tỷ lệ giữa độ cao thành lốp với độ rộng của lốp cũng rất quan trọng. Lốp có tỷ lệ này là 50 thì thành lốp thấp hơn loại 65, cho độ chính xác của hệ thống lái cao hơn, nhưng lại giảm độ êm của xe khi vào đường nhiều ổ gà. Trường hợp duy nhất nên thay đổi tỷ lệ này của lốp là vào mùa đông ở xứ lạnh, đồng thời cũng nên thay luôn đường kính vành bánh xe. Sử dụng lốp mùa đông có tỷ lệ thành lốp cao hơn sẽ giúp xe chạy êm hơn vào mùa đông. Tuy nhiên, thành lốp cao cũng đồng nghĩa với lốp cao hơn, nên có thể không lắp vừa vào chắn bùn. Trong trường hợp này, bạn có thể thay loại vành xe nhỏ hơn một cỡ, ví dụ từ 16-inch xuống 15- inch, để kích thước cả bánh xe về cơ bản vẫn như trước, nhưng xe chạy êm hơn. Ngoài các thông tin cơ bản trên, thành lốp còn có nhiều ký hiệu khác, như tải trọng tối đa, áp suất lốp tối đa và tốc độ an toàn tối đa. Thông tin về tải trọng và áp suất khá dễ hiểu, còn tốc độ được quy ước bằng mã. Cụ thể, chữ T cho biết tốc độ tối đa cho phép của lốp là 190 km/h; chữ H tương ứng với 210 km/h; chữ V là 240 km/h; và chữ W là 270 km/h. Lốp chữ Z chưa được tiêu chuẩn hoá quốc tế mà tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất, nhưng ít nhất chịu được tốc độ tối đa như lốp V. Thông thường, chỉ cần lốp T là đủ để chạy trên đường cao tốc. Ngoài các ký hiệu bằng chữ và số, trên một số lốp còn có biểu tượng núi (Mountain), cho biết đó là lốp có thể dùng cho mùa đông. Ở xứ lạnh, có hai loại lốp mùa đông: M&S dùng cho xe thường chạy trên đường nhiều bùn và tuyết (Mud & Snow), còn có biểu tượng bông tuyết bên trong núi thì đó là lốp dùng cho thời tiết có tuyết và băng. Một số biểu tượng khác trên lốp là TL (viết tắt của tubless - lốp không xăm), SSR (Runflat tire - lốp runflat, cho phép xe chạy ở tốc độ cao thêm một quãng đường dài ngay cả khi lốp đã bị thủng, nhờ kết cấu thành lốp đặc biệt vững chắc)… Khi cần thay lốp xe, nếu tin tưởng, bạn có thể phó mặc hoàn toàn cho thợ. Nhưng đôi khi bạn cũng thắc mắc xem chiếc xe cưng của mình sử dụng sản phẩm nhãn hiệu nào, kích thước ra sao. Tất cả những gì mà bạn cần biết đều được in ngay trên lốp xe. Trên thành lốp (sidewall) có đầy đủ thông tin từ dạng cơ bản nhất tới rắc rối nhất. Tên hãng sản xuất và tên lốp rất dễ nhận biết, đôi khi chúng còn được in bằng chữ trắng nổi bật.
- Một dãy số dễ thấy nữa có thể như sau: P205/60SR15 (hình trên). Không chỉ trên lốp xe, khi đọc các bài giới thiệu một loại xe mới trên TS bạn cũng có thể tìm thấy dãy số này trong bảng thông số kỹ thuật. Chữ cái đầu tiên "P" cho thấy đây là lốp xe passenger car (thuật ngữ dùng để chỉ các loại xe 7 chỗ ngồi trở xuống, không kể xe tải). Q 99 mph (160 km/h) Chữ số đầu tiên trong dãy là chiều rộng lốp (tính bằng mm), ở đây là 205 mm. Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. S 112 mph (180 km/h) Chữ số thứ nhì là tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng T 118 mph (190 km/h) bề mặt lốp. Trong trường hợp này, thành lốp bằng 60% của 205 U 124 mph (200 km/h) H 130 mph (210 km/h) mm, tức là bằng 123 mm. V 149 mph (240 km/h) Theo quy ước, chữ S tiếp theo chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc trên 149 mph (trên 240 độ tối đa 112 mph (miles per hour), tức là tương đương 180 km/h. Tuy Z km/h) nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái. Lốp xe sedan thường không được xếp cao hơn chữ "S", trong khi một chiếc xe thể thao như Ferrari có thể sử dụng loại lốp xếp hạng tối đa là "Z". Kế tiếp, chữ "R" cho biết đây là lốp radial, một thiết kế cao cấp hơn loại lốp bias (lốp mành chéo) thường sử dụng ở nước ta. Tại Việt Nam, Casumina là công ty đầu tiên tiến hành sản xuất lốp radial (lốp không cần dùng săm, có hai lốp bố thép bảo vệ mặt chạy nên có độ an toàn cao hơn lốp bias). Chữ số cuối cùng là chỉ đường kính của vành xe. Ví dụ trên cho thấy đây là chiếc lốp dùng cho loại vành 15 inch (381 mm). Đôi khi chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Ví dụ lốp có ký hiệu P205/60R15 85S. 75 853 lbs (387 kg) 85 1.135 lbs (515 kg) "85S" cho biết lốp này chịu được trọng tải 1.135 pound 88 1.235 lbs (560 kg) (515 kg) và nó được xếp ở tốc độ "S". Có nghĩa là cả 4 91 1.356 lbs (615 kg) lốp xe có thể chở tối đa trọng lượng gấp 4 lần, bằng 4.540 pound (2.060 kg) tại tốc độ 180 km/h. Những thông 93 1.433 lbs (650 kg) số này ít quan trọng nhưng nếu quan tâm, bạn có thể đối 105 2.039 lbs (925 kg) chiếu với bảng bên cạnh. Một vài loại lốp của xe tải nhẹ sử dụng một hệ thống kích thước hơi khác, ví dụ LT 31X10.5R15.
- Hai chữ đầu là để chỉ loại xe tải nhẹ (light truck - xe trọng tải dưới một tấn). Số đầu tiên là đường kính lốp tính theo đơn vị inch, ở đây là 31 inch (787,4 mm). Số thứ nhì là độ rộng bề mặt lốp, cũng tính theo inch (10,5 inch = 266,7 mm). Chữ "R" cho biết đây là lốp radial. Số 15 chỉ đường kính của vành xe, tức là lốp này phù hợp với vành xe 15 inch. Những chữ nhỏ hơn chứa các thông tin sau: Uniform Tire Quality Grades cho biết kết quả các cuộc kiểm tra của cơ quan nhà nước với độ mòn gân lốp, độ bám đường và độ chịu nhiệt. Tuy nhiên, việc kiểm tra được uỷ nhiệm cho nhà sản xuất tiến hành. Treadwear là thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100. Giả sử lốp xe được xếp 400, tức là nó có độ bền cao hơn tiêu chuẩn 4 lần. Tuy nhiên, thông số này chỉ chính xác khi so sánh độ bền của gân lốp xe của cùng một nhãn hiệu. Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn. AA là hạng cao nhất, A là tốt, B là trung bình còn C là tồi nhất. Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải. Xếp cao nhất là A, trung bình là B còn C là tồi nhất. M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết. Maximum load: trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg. Maximum Inflation Pressure: tính theo đơn vị psi (pound per square inch) hoặc kPA (kilopscal). Không bao giờ được bơm lốp xe vượt qua thông số quy định về áp lực hơi tối đa. Ngoài ra, còn có thông số về mã của nhà sản xuất, ngày sản xuất. Chẳng hạn nếu 3 chữ số cuối dãy là 405, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 40 của năm 1995. Vì được làm bằng cao su, nếu để quá lâu, lốp xe sẽ không còn tốt như khi mới được sản xuất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình chế tạo và sản xuất lốp xe - Phần 1
17 p | 713 | 170
-
Cách đọc ký hiệu trên lốp ô tô
2 p | 528 | 148
-
Bài giảng Khung gầm ô tô (Mai Văn Chung) - Hệ thống lái trợ lực
38 p | 313 | 92
-
Bài giảng Bánh xe ô tô, hệ thống treo - Đại học Bách khoa Hà Nội
41 p | 431 | 88
-
kỹ thuật sữa chữa ô tô cơ bản: phần 2
136 p | 204 | 63
-
Sản xuất lốp xe oto
46 p | 265 | 52
-
Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Dùng cho các lớp đào tạo lái xe ôtô): Phần 1
94 p | 81 | 19
-
Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Dùng cho các lớp đào tạo lái xe ôtô): Phần 2
66 p | 94 | 18
-
Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa phục hồi khung vỏ xe (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
133 p | 41 | 11
-
Tận dụng phế thải từ lốp xe ô tô trong việc gia cố và nâng cấp mặt đường nhựa bị nứt gãy, chịu nhiệt độ cao
4 p | 96 | 9
-
Ước lượng trạng thái sạc pin cho xe ô tô điện dựa trên phương pháp mạng nơ-ron học sâu - Deep learning
6 p | 18 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống di chuyển lái (Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (2021)
87 p | 8 | 4
-
Một số ứng dụng lốp xe phế thải trong công trình giao thông và thủy lợi giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
5 p | 8 | 4
-
Đánh giá sự triết giảm sóng ven bờ cho loại đê tái sử dụng lốp xe ô tô làm vật liệu chắn sóng
9 p | 9 | 3
-
Ảnh hưởng của lốp nhỏ bánh sau chủ động xe tải 4x2 dưới 1,4 tấn đến tính năng kéo, ổn định và phanh
5 p | 57 | 3
-
Thiết kế lại kết cấu nắp ca-bô ô tô con đảm bảo an toàn cho đầu người khi va chạm
3 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu xác định biến dạng của lốp ô tô bằng phần mềm ANSYS Workbench
4 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu thiết kế và đánh giá độ bền của vành hợp kim ô tô
6 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn