intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật ngoại giao và lãnh sự

Chia sẻ: Le Quang Đức | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

755
lượt xem
131
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm cơ quan đại diện ngoại giao: là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh tổ QG khác để thực hiện quan hệ ngoại giao (NG) với QG đó.Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thỏa thuận giữa hai quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật ngoại giao và lãnh sự

  1. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ Câu 1: Trình bày việc thiết lập và chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao. o Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao: − Khái niệm cơ quan đại diện ngoại giao: là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh tổ QG khác để thực hiện quan hệ ngoại giao (NG) với QG đó.Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thỏa thuận giữa hai quốc gia. − QHNG giữa 2 nước được thiết lập theo thỏa thuận. Khi thiết lập QHNG, các bên cũng đồng thời thỏa thuận về việc mở cơ quan đại diện NG, trong đó xác định rõ về cấp của cơ quan này ( đại sứ quán, công sứ quán, đại biện quán) − Nước cử đại diện cử một đoàn tiền trạm sang nước đối tác bao gồm: cán bộ NG, cán bộ kĩ thuật. Người có hàm cấp cao nhất được cử làm đại biện lâm thời có nhiệm vụ tiếp xúc với BNG nước sở tại, trình thư ủy nhiệm của đại sứ lên nguyên thủ QG nước sở tại. Nước nhận đại diện có thể đồng ý bằng cách hồi âm hoặc không chấp nhận không cần lý do bằng cách lờ đi không trả lời. − Cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu hoạt động sau khi đã thực hiện các thủ tục đề nghị xin chấp thuận của cơ quan đại diện ngoại giao; bổ nhiệm chính thức người đứng đầu, người đứng đầu đến nước nhận đại diện và chính thức nhận nhiệm vụ. Thời điểm nhận nhiệm vụ có thể khác nhau ở 1 số nước: • Từ thời điểm trình quốc thư. (ở VN) • Từ thời điểm báo tin đã đến nước nhận đại diện và trao một bản sao quốc thư lên BNG nước nhận đại diện. − Các viên chức ngoại giao khác coi như đảm nhiệm chức vụ sau khi được bổ nhiệm và đến nước nhận đại diện từ thời điểm thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Đối với họ không càn sự chấp thuận. o Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao: − Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện. − Bảo vệ quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình ở nước nhận đại diện ( bảo hộ ngoại giao). − Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 1
  2. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 − Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước sở tại và báo cáo với chính phủ nước mình. − Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa , khoa học giữa nước mình với nước nhận đại diện. Câu 2: Trình bày thiết lập và chức năng cơ quan lãnh sự. o Thiết lập cơ quan lãnh sự. − Khái niệm cơ quan lãnh sự: chủ yếu mang tính chất hành chính- pháp lý quốc tế, được thiết lập trong hoạt động đối ngoại để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổi chức và công dân một quốc gia trên lãnh thổ 1 QG khác. − Quan hệ lãnh sự được thiết lập theo thỏa thuận của các nước. Trong thực tiễn QHQT, thông thường nếu không có thỏa thuận nào khác thì việc thiết lập QHNG bao hàm cả ciệc thiết lập quan hệ lãnh sự (QHLS). − Tuy nhiên khi cắt đứt QHNG thì QHLS có thể bị cắt đứt hoặc không − Khi thiết lập QHLS, các nước cũng đồng thời thỏa thuận về việc mở cơ quan lãnh sự. Cơ quan lãnh sự là cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ nhất định của nước tiếp nhận, trên cơ sở thỏa thuận của hai nước hữu quan. − Khu vực lãnh thổ mà cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng của mình là khu vực lãnh sự. Khu vực này được hai nước thỏa thuận. o Chức năng của cơ quan lãnh sự: − Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhận lãnh sự trong phạm vi pháp luật quốc tế. − Cấp hộ chiếu và giấy thông hành cho công dân nước mình; cấp thị thực và các giấy tờ cần thiết khác cho những người muốn đến nước cử lãnh sự. − Thực hiện chức năng công chứng một số giấy tờ, tài liệu cho công dân, pháp nhân nước mình ở nước sở tại và thực hiện các công việc có tính chất hành chính khác, như đăng kí kết hơn, chứng nhận khai sinh… − Cứu trợ và giúp đỡ các tổ chức và công dân nước mình. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 2
  3. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 − Giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nươc mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận, trong trường hợp công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp. − Trong trường hợp công dân nào đó của nước mình bị bắt giữ, tạm giam,… ở nước ở tại, viên chức lãnh sự có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biện pháp bảo đảm đại diện pháp lý cho người đó, chức năng này phù hợp với pháp luật của nước sở tại. − Thực hiện trách nhiệm giúp đỡ tầu thuyền, máy bay cũng như doàn thủy thủ, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự; có một số quyền hạn nhát định đối với các tầu thuyền, máy bay này. Như vậy, chức năng của CQLS không bao gồm mọi lĩnh vực quan hệ giữa nước mình với nước tiếp nhận. Cơ quan lãnh sự không trực tiếp quan hệ với chính quyền trung ương nước sở tại mà chỉ quan hệ bới chính quyền địa phương trong phạm vi khu vực lãnh sự. Câu 3: Trình bày các quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. − Điều 20: Cơ quan đại diện ngoại giao và người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo cờ và quốc huy của nước cử đại diện ở trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và trên các phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. − Điều 22: • 1.Các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Các viên chức của nước nhận đại diện không được phép vào các nhà đó, trừ trường hợp được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao. • 2.Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng, để ngăn ngừa các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao khỏi bị xâm chiếm hoặc làm hư hại, an ninh của cơ quan đại diện ngoại giao không bị quấy rối hoặc phẩm cách danh dự của cơ quan đại diện ngoại giao không bị xâm phạm. • 3. Các nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao, đồ đạc và những vật dụng khác trong nhà cũng như các phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao không bị khám xét, trưng dụng, tịch biên hoặc thi hành án. − Điều 24: Giấy tờ hồ sơ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 3
  4. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 − Điều 27: • Nước nhận đại diện cho phép và bảo vệ quyền tự do liên lạc của cơ quan đại diện ngoại giao về mọi công việc chính thức. Trong khi liên lạc với Chính phủ cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao và Lãnh sự quán khác của nước cử đại diện bất kỳ ở nơi nào, cơ quan đại diện ngoại giao có thể sử dụng tất cả các phương tiện liên lạc thích hợp kể cả nhân viên ngoại giao và các điện tín bằng mật mã hoặc bằng số liệu. Tuy nhiên cơ quan đại diện ngoại giao chỉ có thể đặt và sử dụng một máy phát tin bằng vô tuyến điện nếu được nước nhận đại diện thỏa thuận. • Những thư từ giao dịch của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm, danh từ “thư từ chính thức” hiểu là tất cả các thư từ giao dịch có liên quan đến đoan các chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao. ̀ • Va-li ngoại giao không ai được mở hoặc giữ lại. • Những kiện hàng trong va-li ngoại giao đều phải ghi rõ ở bên ngoài những dấu hiệu về tính chất của nó và chỉ được đựng những tài liệu ngoại giao hoặc những đồ dùng chính thức. • Nhân viên ngoại giao phải mang theo giấy tờ chính thức chứng nhận tư cách của mình và nêu rõ số lượng các kiện trong va-li ngoại giao. Trong khi thừa hành nhiệm vụ nhân viên ngoại giao được nước nhận đại diện bảo vệ. Nhân viên ngoại giao có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và không thể bị bắt hoặc giam giữ bất cứ dưới hình thức nào. − Điều 28. Những khoản lệ phí và đóng góp mà cơ quan đại diện ngoại giao thu về các chứng từ chính thức đều được miễn các thứ thuế và tạp chí. Câu 4: Trình bày các quyền ưu đãi miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. − Điều 29. Thân thể của các viên chức ngoại giao là bất khả xâm phạm. Họ không thể bị bắt và giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào.Nước nhận đại diện phải đối xử kính trọng một cách thích đáng và có những biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ. − Điều 30. • Nhà ở riêng của viên chức ngoại giao cũng được quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như những nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao. • Những tài liệu, thư từ của viên chức ngoại giao những tài sản của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 4
  5. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 − Điều 31. • Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán hình sự của nước nhận đại diện. Viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài phán dân sự và hành chính trừ trường hợp: • ~Vụ kiện về bất động sản tư ở trên lãnh thổ của nước nhận đại diện (trừ phi viên chức ngoại giao có bất động sản do nhân danh nước cử đại diện và để phục vụ cho cơ quan đại diện ngoại giao) • ~Vụ kiện về thừa kế trong đó viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người hưởng gia tài theo di chúc, với tư cách cá nhân chứ không phải nhân danh nước cử đại diện. • ~Vụ kiện về bất kỳ một nghề tự do hoặc hoạt động thương mại gì, của viên chức ngoại giao làm ngoài chức vụ chính thức của mình ở nước nhận đại diện. • Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra làm chứng. • Không được có một biện pháp thi hành nào đối với viên chức hoặc nhân viên ngoại giao, trừ các trường hợp ghi ở các tiết (a),(b),(c) thuộc khoản 1 của Điều này, miễn là việc thi hành đó có thể thực hiện được mà không phải vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nhà ở của viên chức ngoại giao. • Quyền miễn trừ về tài phán của một nhân viên ngoại giao tại nước nhận đại diện không thể miễn cho người đó khoản quyền tài phán của nước cử đại diện − Điều 34. Viên chức ngoại giao được miễn các thứ thuế và lệ phí đánh vào người hoặc sản vật của quốc gia, của địa phương hoặc của thành phố, trừ: • Những thuế gián tiếp, thông thường được bao gồm trong giá cả hàng hóa hoặc công dịch vụ. • Những thuế và lệ phí về bất động sản ở trên lãnh thổ nước nhận đại diện trừ phi viên chức ngoại giao có những tài sản đó, vì lợi ích của nước cử đại diện, nhằm mục đích vì công việc của cơ quan đại diện ngoại giao. • Những thuế và lệ phí về thừa kế mà nước nhận đại diện thu, trừ những quy định ghi ở khoản 4 của Điều 39. • Những thuế và lệ phí về các khoản thu nhập từ nguồn gốc thu nhập là ở nước nhận đại diện và những thuế tư bản thu theo vốn đầu tư vào ác xí nghiệp thương mại ở nước nhận đại diện. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 5
  6. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 • Những thuế và lệ phí coi như là tiền công về các công việc đã phục vụ. • Những thuế trước bạ, lệ phí của Tòa án, thuế cầm cố, và thuế tiệm chi đối với các bất động sản, trừ các quy định của Điều 23. − Điều 35. Nước nhận đại diện phải miễn cho các viên chức ngoại giao mọi tạp dịch, mọi công vụ bất luận tính chất gì và những đảm phụ quốc phòng như trưng dụng, đóng góp và trú quân Câu 5: Trình bày các quyền ưu đãi miễn trừ dành cho nhân viên hành chính, kỹ thuật theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. − Điều 37. • Những nhân viên hành chính và kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao cùng với những người trong gia đình cùng ở trong hộ của họ, miễn không phải là dân của nước nhận đại diện hoặc không có trú quán thường xuyên ở đó, đều được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ghi trong các Điều từ 29 đến 35 trừ quyền miễn trừ tài phán về dân sự và hành chính của nước nhận đại diện ghi ở khoản 1 của Điều 31 không áp dụng đối với các hành vi làm ngoài chức vụ của họ. Họ cũng được hưởng quyền ưu đãi ghi ở khoản 1 của Điều 36 đối với những vật dụng nhập khẩu trong lần đầu bố trí chỗ ở. • Những nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao mà không phải là công dân nước nhận đại diện hoặc không có trú quán thường xuyên ở nước đó cũng được hưởng quyền miễn trừ đối với các hành vi trong khi thừa hành chức vụ của mình và được miễn các thứ thuế đánh vào tiền công lĩnh về công vụ của mình, cũng như quyền miễn trừ ghi ở Điều 33. − Tức là nhân viên hanh chinh kĩ thuât sẽ không được hưởng quyên ̀ ́ ̣ ̀ miên trừ tai phan về dân sự và hanh chinh cua nước đai diên khoan 1 ̃ ̀ ́ ̀ ́ ̉ ̣ ̣ ̉ điêu 31 trong khi viên chức ngoai giao được hưởng quyên bât khả ̀ ̣ ̀ ́ xâm pham về tai phan hinh sự cung như dân sự trong cac TH vụ kiên ̣ ̀ ́ ̀ ̃ ́ ̣ bât đông san, thừa kê, bât kể vụ kiên gì khi viên chức NG lam ở ́ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ngoai. ̀ − Ngoai ra, theo điêu 36 khoan 1 trong khi viên chức được miên thuế ̀ ̀ ̉ ̃ nhâp nôi hang hoa, tiên cước, cac chi phí khac cho đồ dung, vât dung, ̣ ̣ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ những thứ cân thiêt cho chỗ ở thì nhân viên HCKT lai không được ̀ ́ ̣ miên.̃ Câu 6: Trình bày các quyền ưu đãi miễn trừ dành cho nhân viên phục vụ theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao. − Điều 37. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 6
  7. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 • Những người phục vụ riêng của các thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao mà không thuộc nước nhận đại diện hoặc không trú quán thường xuyên ở đó được miễn các thứ thuế đánh vào số tiền công mà họ lĩnh về từ công việc của họ. Còn về tất cả các mặt khác họ chỉ được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ trong chừng mực được nước nhận đại diện cho phép. Tuy nhiên nước nhận đại diện phải thi hành quyền tài phán của nước mình đối với những người này như thế nào để không làm ngăn trở một cách quá đáng việc thực hiện các chức trách của cơ quan đại diện ngoại giao. Câu 7: So sánh quyền bất khả xâm phạm trụ sở và tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao với quyền bất khả xâm phạm trụ sở và tài sản của cơ quan lãnh sự. − Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là những tòa nhà hoặc những bội phận nhà cửa và đất đai thuộc các nhà đó bất kể chủ là ai, dùng cho cơ quan, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại diện. − Trụ sở cơ quan lãnh sự có nghĩa là các toàn nhà hoặc bộ phận của tòa nhà và phần đất phụ thuộc, không kể quyền sở hữu của ai, chỉ sử dụng cho cơ quan lãnh sự. o Giống nhau − Nước nhận không được phép xâm phạm trong bất kì tình huống nào và phải có nghĩa vụ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm này. “Nước nhận đại diện có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn ngừa các nhà cửa cơ quan đại diện khỏi bị xâm nhập hoặc hư hại, an ninh của cơ quan không bị quấy rối hoặc phẩm cách của cơ quan không bị giảm sút” ( điều 22 công ước 1961; điều 31 công ước 1963) − Tuy được hưởng quyền bất khả xâm phạm như vậy nhưng cơ quan đại diện không được phép sử dụng trụ sở vào việc trái chức năng. − Ngay cả khi chiến tranh nước nhận vẫn phải tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho trụ sở và tài sản của nước cử. o Khác nhau Cơ quan đại diện ngoại giao Cơ quan lãnh sự Chính quyền nước nhận chỉ được vào khi Chính quyền nước nhận chỉ được vào khi có được sự đồng ý chính thức của người đứng sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh đầy cơ quan đại diện. sự hoặc của người đó chỉ định hoặc của trưởng phái đoàn ngoại giao nước cử lãnh sự. Trong trường hợp có hỏa hoạn hoặc một tai biến gì khác cần biện pháp bảo vệ khẩn cấp thì có thể vào. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 7
  8. LUÂT NGOAI GIAO VÀ LANH SƯ ̣ ̣ ̃ January 1, 2010 Với tài sản của cơ quan đại diện, nước nhận Trụ sở và tài sản có thể bị trưng thu với điều không được phép bắt giữ, trưng dụng, tịch kiện đền bù thỏa đáng. thu ngay cả trong trường hợp vi phạm luật mà chỉ được ghi nhận và giải quyết bằng con đường ngoại giao. Câu 8: So sánh quyền bất khả xâm phạm về thân thể và miến trừ xét xử của viên chức ngoại giao với các quyền tương ứng của viên chức lãnh sự. o Giống nhau: − Viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự đều được hưởng quyền ất khả xâm phạm về thân thể. − Nước sở tại dùng mọi biện pháp kịp thời và thỏa đáng đảm bảo an ninh tuyệt đối để viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự không bị xâm phạm về thân thể dưới bất cứ hình thức nào. − Nước nhận không chịu trách nhiện trong trường hợp: • Tham gia ẩu đả biểu tình dẫn tới bị thương. • Cố tình gây nguy hiểm, rối loạn an ninh trật tự. • Đến nước nhận mà không thông báo cho chính quyền địa phương biết. o Khác nhau: Viên chức ngoại giao Viên chức lãnh sự Không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất Có thể bị bắt hoặc bị tạm giam để chờ xét xử cứ hình thức nào trong trường hợp trọng tội và theo quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối Phải thi hành 1 bản án hoặc quyết định của với viên chức ngoại giao là tuyệt đối. toàn án có hiệu lực pháp luật về phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do thân thể. ̃ ́ Nguyên Công Tuân KT35B 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0