intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận án: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

189
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ khi đổi mới đến nay, nên nông nghiệp Việt Nam đã hình thành hai xu hướng phát triển khá rõ nét, trong đó, xu hướng phát triển nông nghiệp dựa vào cung đóng vai trò chủ đạo, điển hình của xu hướng này là cả nước tập trung gia tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lượng thực, xóa đói giảm nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận án: PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN TRANH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐOÀN TRANH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62.31.10.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: 1. PGS TS VÕ XUÂN TIẾN 2. PGS TS LÊ THẾ GIỚI Đà Nẵng – 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, và có kế thừa các công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đà Nẵng, ngày 07 tháng 03 năm 2012 Tác giả luận án ĐOÀN TRANH
  4. 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 24 1.1. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 24 1.1.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 24 1.1.2. Vai trò, vị trí của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 29 1.1.3. Quan niệm về phát triển nông nghiệp 31 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 43 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng hợp lý và hiện đại 43 1.2.2. Khai thác hợp lý các vùng sinh thái nông nghiệp 45 1.2.3. Phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất nông nghiệp 47 1.2.4. Phát triển tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp 49 1.2.5. Phát triển nền nông nghiệp có trình độ thâm canh cao 53 1.2.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng bộ và hiện đại 55 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP58 1.3.1. Những nhân tố tự nhiên 58 1.3.2. Những nhân tố kinh tế 59 1.3.3. Những nhân tố xã hội và thể chế 61 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ, ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 66 1.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế 66 1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 75 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra 82
  5. 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM 85 2.1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG NAM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 85 2.1.1. Điều kiện về tự nhiên 85 2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội 90 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM 94 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 94 2.2.2. Tình hình qui hoạch và khai thác các vùng sinh thái nông nghiệp 105 2.2.3. Thực trạng về chuyên môn hóa và tập trung hóa trong nông nghiệp 108 2.2.4. Tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế trong nông nghiệp thời gian qua 116 2.2.5. Tình hình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp 122 2.2.6. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp 127 2.2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của nông nghiệp tỉnh Quảng Nam thời gian qua 130 2.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA 138 2.3.1. Những nguyên nhân do điều kiện tự nhiên 138 2.3.2. Những nguyên nhân do trình độ phát triển và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp 141 2.3.3. Những nguyên nhân do công tác quản lý trong nông nghiệp 145 2.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG 153 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 157 3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 157
  6. 3 3.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nông nghiệp 157 3.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam những năm đến 159 3.1.3. Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 163 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 171 3.2.1. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 172 3.2.2. Khai thác tổng hợp các vùng sinh thái nông nghiệp 179 3.2.3. Phát triển công nghiệp chế biến làm động lực thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa 184 3.2.4. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp 189 3.2.5. Tăng cường thâm canh trong nông nghiệp 194 3.2.6. Mở rộng thị trường và phát triển các ngành hàng nông sản 202 3.2.7. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và hiện đại 209 3.2.8. Đổi mới cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp 212 KẾT LUẬN 223 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 226 TÀI LIỆU THAM KHẢO 228 CÁC PHỤ LỤC 229
  7. 4 CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các đặc điểm của cung và cầu nông sản 38 Bảng 1.2: Lợi thế so sánh dựa vào chi phí so sánh của hai quốc gia 40 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng Nam 88 Bảng 2.2: Cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu giá trị sản xuất của các tiểu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 1996-2010 96 Bảng 2.3: Cơ cấu (%) cây trồng tại tỉnh Quảng Nam 97 Bảng 2.4: Cơ cấu cây lương thực tại Quảng Nam theo diện tích gieo trồng 98 Bảng 2.5: Cơ cấu cây công nghiệp hàng năm theo diện tích gieo trồng 98 Bảng 2.6: Cơ cấu cây công nghiệp dài ngày theo diện tích gieo trồng 99 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2000-2010 100 Bảng 2.8: Đàn gia súc, gia cầm và các sản phẩm ngành chăn nuôi tại Quảng Nam 2004-2010 101 Bảng 2. 9: Cơ cấu ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản 102 Bảng 2.10: Sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản 103 Bảng 2.11: Tình hình giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp giai đoạn 2000-2010 104 Bảng 2.12: Các cây trồng chuyên canh chủ yếu ở Quảng Nam 110 Bảng 2.13: Sản lượng và tỷ suất hàng hóa một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu tại Quảng Nam 113 Bảng 2.14: So sánh qui mô sản xuất của nông hộ và trang trại tại Quảng Nam 117 Bảng 2.15: So sánh tình hình máy móc, thiết bị trong nông nghiệp của Quảng Nam với các địa phương và cả nước 123 Bảng 2.16: Kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng 3 giảm, 3 tăng 124 Bảng 2.17: Năng suất cây trồng và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1997-2010 125 Bảng 2.18: Cơ cấu chi phí lúa đông xuân 126
  8. 5 Bảng 2.19: Các chỉ tiêu tăng trưởng GDP của Quảng Nam giai đoạn 1997- 2010 130 Bảng 2.20: Các nông, thủy sản chủ yếu của Quảng Nam giai đoạn 2000- 2010 131 Bảng 2.21: Các ngành hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Quảng Nam giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính: 1000 USD) 133 Bảng 2.22: Chi phí, giá bán và lợi nhuận của 1 kg thóc tại các vùng trong cả nước 136 Bảng 2.23: Tỷ lệ thiệt hại của ngành nông nghiệp, thủy lợi và giao thông nông thôn do lũ lụt qua các năm 139 Bảng 2.24: Tỷ trọng đóng góp của lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng của nông nghiệp Quảng Nam và cả nước giai đoạn 1997-2010 141 Bảng 2.25: Đánh giá việc thực hiện các chính sách nông nghiệp, nông thôn tại Quảng Nam 150 Bảng 3. 1: Sản lượng và năng lực ngành thủy sản Quảng Nam so với các tỉnh miền Trung và bình quân cả nước năm 2010 161 Bảng 3.2: Dự kiến cân đối cung cầu thóc gạo của Việt Nam đến năm 2020 164 Bảng 3.3: Các chỉ tiêu kinh tế và phát triển chủ yếu của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020 169 Bảng 3.4: Các tiêu chí cơ bản xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của Quảng Nam 170 Bảng 3.5: Những cây trồng chính phù hợp với vùng đồng bằng và trung du tại Quảng Nam 172 Bảng 3.6: Thu nhập của các loại rau đậu tại Quảng Nam 176 Bảng 3.7: Chi phí và lợi ích của tình trạng manh mún đất đai 213
  9. 6 CÁC HÌNH Hình 1.1: Quá trình hội nhập thúc đẩy sự tham gia của các nông hộ 37 Hình 1.2: Các đối tác tham gia trên chuỗi ngành hàng nông sản 52 Hình 1.3: Mô hình tác động của chính phủ đến phát triển nông nghiệp qua các chính sách 65 Hình 1.4: Kênh tiêu thụ mía đường ở Lam Sơn, Thanh Hóa 77 Hình 2.1: Các hiện tượng thời tiết tại Quảng Nam trong năm 86 Hình 2.2: Năng suất lao động xã hội của ngành công nghiệp và dịch vụ so với nông nghiệp tại Quảng Nam, cả nước và Hà Lan (tính cho năm 1996 và 2010) 95 Hình 2.3: Chiều hướng tăng trưởng sản lượng, vốn đầu tư của Quảng Nam và cả nước giai đoạn 1996-2010 135 Hình 2.4: Chuỗi tiêu thụ dưa hấu vụ mùa 2010 tại Quảng Nam 143 Hình 2.5: Mức đầu tư mỗi lao động của các ngành giai đoạn 1996-2010 tại Quảng Nam 145 Hình 2.6: Các nhân tố tác động đến sự không thành công của các chính sách nông nghiệp, nông thôn tại Quảng Nam 152 Hình 3.1: Chuỗi thị trường tiêu biểu của ngành công nghiệp sắn 187 Hình 3.2: Những lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu rau sạch Trà Quế 190 Hình 3.3: Mô hình hoạt động hiệu quả của hợp tác xã Điện Quang 192 Hình 3.4: Tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến ngư tại Việt Nam 200 Hình 3.5: Các mối liên kết và các tiến trình hợp tác của một chuỗi ngành hàng nông sản 206 Hình 3.6: Các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại Quảng Nam 216 Hình 3.7: Qui trình ban hành chính sách xuất phát từ cung và cầu đối với phát triển nông nghiệp 219 Hình 3.8: Những chính sách ưu tiên cần được thực hiện tại Quảng Nam 220
  10. 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) CN và DV Công nghiệp và dịch vụ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CV Mã lực (tiếng Pháp là cheval-vapeur - số nhiều: chevaux-vapeur) EDI Electronic Data Interchange (Hệ thống truyền dữ liệu điện tử) EU Liên minh Châu Âu (European Union) FAO Tổ chức Nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization) GAP Phương pháp canh tác tối ưu (Good Agricultural Practices) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Ha Hecta (đơn vị đo diện tích, 1 ha = 10.000 m2) HACCP Hazard Analysis and Critical Control Point HTX Hợp tác xã ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng (Incremental Capital Output Ratio) ILO Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organozation) IPM Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management) JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation) KfW Ngân hàng Tái thiết Đức (Kreditanstalt für Wiederaufbau) M4P Chương trình nâng cao hiệu quả cho người nghèo do ADB tài trợ NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Government Organization) NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PRA Đánh giá có sự tham gia tại nông thôn (Participatory Rural Appraisal) QĐ Quyết định
  11. 8 Stère Đơn vị đo mét khối củi (1 m3) (theo hệ mét của Pháp) TFP Tổng năng suất các yếu tố (Total Factor Productivity) TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban Nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Programme) UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization) UPC Universal Product Code (Hệ thống mã vạch quản lý sản phẩm) USD Đôla Mỹ (United States Dollar) VietGAP Phương pháp canh tác tối ưu do Việt Nam ban hành VND Đồng Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  12. 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Từ khi đổi mới đến nay, nền nông nghiệp Việt Nam đã hình thành hai xu hướng phát triển khá rõ nét; trong đó, xu hướng phát triển nông nghiệp dựa vào cung đóng vai trò chủ đạo, điển hình của xu hướng này là cả nước tập trung gia tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo. Từ khi hội nhập, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi vấn đề an ninh lương thực quốc gia đã được đảm bảo, và nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi nhanh chóng cả về cơ cấu lương thực thực phẩm và những kỳ vọng lớn hơn từ nông nghiệp không chỉ về việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm; mà còn cả vấn đề bảo vệ môi trường và ổn định xã hội tại nông thôn. Từ đó, cách tiếp cận theo phía cầu của phát triển nông nghiệp hình thành và phát triển, điển hình của cách tiếp cận này là sản xuất ra những nông sản đa dạng về chủng loại, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, liên kết các đối tác trên chuỗi nông sản nhằm có thể đưa nông sản từ nơi sản xuất đến thị trường với chi phí thấp nhất. Sau 25 năm đổi mới, nền nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn được xem là còn lạc hậu, sản xuất nhỏ. Nhưng những đóng góp của nó trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị xã hội, góp phần phát triển kinh tế, đem về ngoại tệ cho quốc gia là đáng kể và Việt Nam đang được biết đến như một quốc gia có hạng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, đã xuất hiện các mô hình sản xuất nông sản hàng hóa qui mô lớn và hình thành các mối liên kết kinh tế từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản. Không chỉ ở Quảng Nam mà cả nước đã hình thành nhiều trang trại sản xuất hàng hóa có liên kết chặt chẽ với các đối tác để đưa nông sản Việt Nam xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Những mối liên kết kinh tế này đã làm cho sản xuất của người nông dân ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường và
  13. 10 nhờ đó làm tăng khả năng hội nhập của nông hộ nhỏ thông qua những mối liên kết kinh tế này. So với cả nước, nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng GDP chậm, chỉ đạt tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1997-2010 là 2,45%, so với cả nước giai đoạn này là 3,80%. Ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, đến 21,2% so với nền kinh tế, và dân số nông thôn chiếm 81,2%. Bình quân đất nông nghiệp thấp, chỉ 0,41 ha/hộ (cả nước 0,63 ha/hộ), bị chia cắt bởi địa hình không bằng phẳng và chủ yếu là đất cát pha, độ phì nhiêu kém; thường xuyên bị bão, lũ, hạn hán và dịch bệnh; cơ sở hạ tầng lạc hậu, năng lực sản xuất của nông hộ về tài chính, kiến thức và các phương tiện sản xuất còn thấp kém; khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất còn hạn chế. Ngoài thủy sản, hiện chưa có một ngành hàng nông sản nào phát triển và liên kết hiệu quả. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của Quảng Nam tăng trưởng thấp, phát triển thiếu bền vững và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải trước sức ép của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thu nhập, đời sống của đa số nông dân và dân cư nông thôn còn thấp. Trong khi đó nhu cầu về các loại nông sản phẩm phục vụ cho sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn không ngừng tăng, đặc biệt là giai đoạn 2011-2020 sắp tới. Và mục tiêu đến năm 2020, sẽ xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp. Trong đó, nông nghiệp chiếm tỷ trọng chỉ còn 10% và với 30% lao động làm nông nghiệp. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh là một đòi hỏi hết sức bức xúc. Xuất phát từ đó tác giả chọn vấn đề: “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020” làm đề tài nghiên cứu của luận án, với hy vọng rằng những nghiên cứu của luận án không chỉ đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay mà còn góp phần xây dựng Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
  14. 11 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việt nam là đất nước nông nghiệp, nên phát triển nông nghiệp luôn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng là vấn đề được các nhà lý luận, các nhà kinh tế học, các nhà làm chính sách và các tổ chức tập trung nghiên cứu. Từ khi đổi mới đến khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu qua việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã có nhiều nghị quyết của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về nông nghiệp. Nghị quyết quan trọng đầu tiên, đó là Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10- NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988 [52] chính thức đổi mới nền nông nghiệp Việt Nam; thừa nhận hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, bỏ nghĩa vụ thu mua lương thực, thực phẩm theo giá thấp, thực hiện cơ chế một giá, lưu thông lượng thực tự do. Tiếp theo các Nghị quyết số 05-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá VII (1993) [54] về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Nghị quyết số 06-NQ/TW (1998) [53] của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn, và Nghị quyết số 03/NQ/CP (2000) [56] của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Trong giai đoạn này, để phù hợp với quá trình đổi mới nền kinh tế, Quốc hội đã ban hành Luật đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, 2001, 2003 và luật đất đai năm 2005 [40] nhằm giao quyền sử dụng đất đến các tổ chức và các hộ dân. Để hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống của nông dân, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 (2003) [57] về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp và việc miễn giảm này tiếp tục cho đến năm 2020. Sau khi gia nhập WTO, hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương số 26-NQ/TW (2008) [55] ban hành nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựng nông thôn mới và xây dựng lực lượng nông dân có tri thức, kỹ năng đủ năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.
  15. 12 Quan điểm phát triển bền vững cũng đã được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) qui định "bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Ngoài những văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam như được nêu ở trên, có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp. Tiêu biểu có những công trình nghiên cứu như sau. - Những nghiên cứu về đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp tạo điều kiện cho khai thác các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về đất đai cho phát triển nông nghiệp có các nghiên cứu của GS TSKH Lê Du Phong như Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam (2006) [59]; Vấn đề đất đai ở nông thôn Việt nam (2007) [61]; Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Hungary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng cho Việt Nam (2009) [58]; Thu nhập, đời sống, việc làm của những người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia (2007) [60]. Và nghiên cứu của Sally P. Marsh, T Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng, Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam (2007) [44], Martin Ravallion, Dominique van de Walle, Đất đai trong thời kỳ chuyển
  16. 13 đổi: Cải cách và nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam (2008) [71]. Những nghiên cứu đều cho rằng việc việc chia nhỏ đất đai đã phát huy được tính tự chủ của nông dân, đáp ứng được việc gia tăng sản lượng; nhưng một thực tế đang đặt ra là việc chia nhỏ đất đai đã làm cản trở các ứng dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa vào đồng ruộng và đang làm chậm quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại tại Việt Nam. - Những vấn đề về tổ chức sản xuất nông nghiệp có các nghiên cứu như Chambert R., Phát triển nông thôn - Hãy bắt đầu từ những người cùng khổ (1991) [70]; Ellis Ph., Kinh tế hộ gia đình và phát triển nông nghiệp (1993) [63]; Lâm Quang Huyên, Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp (1995) [35]; Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, Nông nghiệp Việt Nam - Từ cội nguồn đến đổi mới (1996) [21], Vũ Trọng Khải, Tích tụ ruộng đất – Trang trại và nông dân (2008) [36]; Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau (2008) [73]. Những nghiên cứu này cho thấy chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông hộ từ những ngày đổi mới; tuy nhiên, kinh nghiệm của quốc tế về tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản cho thấy tình trạng manh mún đất đai và năng lực thấp về sản xuất của kinh tế trang trại và nông hộ hiện nay tại Việt Nam yêu cầu cần phải tổ chức lại theo hướng liên kết hình thành các vùng chuyên canh, rút nhanh lao động ra khỏi nông nghiệp và liên kết giữa sản xuất nông nghiệp và các đối tác khác trên chuỗi ngành hàng nông sản nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại hóa. - Những nghiên cứu về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có các nghiên cứu như Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (2002) của nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững (2003) của nhà xuất bản Nông nghiệp; Đỗ Quốc Sam, Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 20 năm đổi mới (2006) [72]; Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại
  17. 14 hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - Con đường và Bước đi (2006) [89]; Hoàng Ngọc Hòa, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta (2008) [29]; Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa (2008) [74]. Các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò của khoa học, công nghệ và việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ nông sản có vai trò nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động trong sản xuất nông nghiệp. - Những tổng kết cả về lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ có nghiên cứu của Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (2003) [25]; Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau (2008) [76]; Nguyễn Văn Bích, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện tại (2007) [1]; Nguyễn Danh sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (2010) [73]. Những nghiên cứu này cho thấy rằng nông nghiệp Việt Nam sau đổi mới trải qua các giai đoạn phát triển: giai đoạn 1986 – 1990, phát triển nông nghiệp dựa trên kinh tế nông hộ, gia tăng sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo nhanh chóng; giai đoạn 1991-1995, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gia tăng xuất khẩu nông sản, nhất là gạo và bắt đầu phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp; từ năm 1996 đến nay, tiếp tục xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa và phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những nghiên cứu này cũng cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và mục tiêu nâng cao thu nhập của nông hộ là những nội dung không thể tách rời trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay của Việt Nam - Những nghiên cứu phát triển nông nghiệp dựa vào đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng đến xuất khẩu và hội nhập vào nền nông sản toàn cầu có nghiên
  18. 15 cứu Việt Nam hướng tới 2010 (2001) [92], do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và được Cơ quan Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ. Nghiên cứu này cho rằng “hội nhập và tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại thay đổi và cả rủi ro. Nhưng rủi ro lớn nhất chính là không theo đuổi tự do hóa sâu sắc hơn, bởi vì tăng trưởng chậm sẽ làm tổn hại đến tất cả các mục tiêu phát triển của Việt Nam”; và nghiên cứu này cổ vũ Việt Nam hãy tận dụng tối đa hội nhập kinh tế để tăng trưởng kinh tế nhanh, trong đó có nông nghiệp, là điều kiện để giảm nhanh nghèo đói, phát triển nông thôn và gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Gần đây có một số nghiên cứu sâu sắc hơn về quan điểm phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong cuốn “Thương mại hóa nông nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo1” (2004) [99], do Ngân hàng phát triển Châu Á phát hành, cho rằng những nước đang phát triển sau khi đạt được an ninh lương thực quốc gia thì cần chuyển đổi nền nông nghiệp từ chỗ dựa vào sản xuất lương thực là chính sang một nền nông nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của chuỗi thực phẩm toàn cầu trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo thêm thu nhập cho người nông dân và chuyển dần nền kinh tế sang hoạt động phi nông nghiệp. Trong tác phẩm “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam” (2008) [91] do TS. Nguyễn Từ chủ biên, cho rằng nông nghiệp phải tận dụng những cơ hội thị trường từ hội nhập kinh tế quốc tế, đây là cơ hội để nông nghiệp phát triển theo hướng lấy thị trường toàn cầu làm căn cứ để phát triển. Một trong những nghiên cứu mới nhất về phát triển nông nghiệp của các tỉnh miền Trung, luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững nông nghiệp Tỉnh KonTum” (2007) của Hà Ban cho rằng “nông nghiệp và nông thôn bền vững là một nhân tố của phát triển bền vững”, và sự bền vững ở đây theo khái niệm kinh tế chỉ mối quan hệ ổn định và cân đối giữa sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng. 1 Agriculture Commercialization, Value Chains, and Poverty Reduction
  19. 16 Riêng nghiên cứu về nông nghiệp tại Quảng Nam, luận án tiến sĩ “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng” (1995) [31] của Vũ Ngọc Hoàng cho rằng nội dung chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có tính chất quyết định phương hướng, nhịp độ phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Luận án còn khẳng định chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý phải gắn với phát triển công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường, sinh thái. Và trong bài viết “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam’ (2004) [30] Vũ Ngọc Hoàng đã có một nhìn nhận mới hơn về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp dựa theo lợi thế so sánh và theo hướng thị trường: “Từ xưa tới nay, nông nghiệp Quảng Nam chủ yếu là sản xuất tự túc lương thực, đại bộ phận đất đai và lao động đã tập trung chủ yếu cho hướng phát triển này. Qua nhiều trăm năm, nông nghiệp vẫn nhỏ bé và nông dân Quảng Nam vẫn nghèo. Thực tiễn đã chứng minh rằng, cơ cấu sản xuất ấy không thể giải quyết cái nghèo được. Cần chuyển mạnh theo hướng một nền nông nghiệp thực phẩm và nguyên liệu”. Nền nông nghiệp thực phẩm và nguyên liệu ở đây được lý giải là nền nông nghiệp dựa vào lợi thế so sánh của Quảng Nam để sản xuất ra những nông sản có giá trị cao thay vì tập trung vào sản xuất lương thực. Ngoài những tác phẩm và tác giả đã nêu ở trên, có nhiều bài viết của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã nêu nhiều vấn đề về lý luận và những nội dung cơ bản của phát triển nông nghiệp qua các giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trên chủ yếu có phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam, mà chưa có công trình nghiên cứu về phát triển nông nghiệp đặt trong bối cảnh của một tỉnh. Vì vậy, tôi đã kế thừa và chọn lọc những công trình đã nghiên cứu ở trên và các nghiên cứu khác để thực hiện đề tài “Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020”, nhằm tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc phát triển nông nghiệp ở phạm vi một tỉnh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
  20. 17 Từ đó, tìm ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020. Các nội dung nghiên cứu của luận án bắt đầu từ khái niệm nông nghiệp, phát triển và phát triển nông nghiệp. Có nhiều khái niệm về ngành nông nghiệp, theo nghĩa hẹp nông nghiệp gồm có hai ngành trồng trọt và chăn nuôi; theo nghĩa rộng nông nghiệp gồm có nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), lâm nghiệp và ngư nghiệp; ngoài ra, theo tổ chức Lương nông Thế giới (FAO), nông nghiệp theo nghĩa rộng hơn gồm cả sản xuất, bảo quản, chế biến và marketing các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Tuy nhiên, để việc nghiên cứu phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay, luận án tiếp cận nông nghiệp theo nghĩa rộng (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) theo cách phân loại ngành nông nghiệp của hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam hiện nay. Và với quan niệm phát triển luôn là quá trình tự thân vận động bên trong mỗi sự vật làm cho nó có những bước chuyển từ thấp đến cao; nên luận án cho rằng khi xét nông nghiệp là một ngành kinh tế thì phát triển nông nghiệp là quá trình vận động để nền nông nghiệp đi từ thủ công đến hiện đại, đi từ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hóa và cao hơn là thương mại hóa. Trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn là lao động thủ công, sản xuất nhỏ và kỹ thuật lạc hậu, đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Muốn phát triển nền nông nghiệp nhanh và bền vững cần phải có cơ chế vận hành phù hợp, luận án cho rằng nền nông nghiệp phải vận hành theo cơ chế sau: 1) Sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi ngành hàng nông sản nhằm phát triển các loại thị trường và tận dụng những cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2) Sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết vùng nhằm tận dụng được lợi thế của qui mô và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Và 3) sản xuất nông nghiệp bền vững góp phần thực hiện các nội dung của phát triển bền vững quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2