intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:210

47
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh bao gồm một số loại hình dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp xanh. Kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất những giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh đồng bộ, hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị: Dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH XUÂN DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THANH XUÂN DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Mai Thế Hởn 2. TS Trần Hoa Phượng HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thanh Xuân
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH ............................................7 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh .........................................................................7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến nông nghiệp xanh và dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh .........................................................................................20 1.3. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu tiếp của đề tài luận án .................................29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH ............................................................................................34 2.1. Lý luận về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ..............................................34 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ...........................................................................................................................56 2.3. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong nước về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ............................................................................................69 Chương 3 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH ......................................................................................................90 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh.....................................................................................90 3.2. Tình hình phát triển nông nghiệp xanh và thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2018 ........................................................98 3.3. Đánh giá chung về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh bắc ninh .129 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2030 ..................................................................................................... 147 4.1. Phương hướng cung ứng các loại dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ...................................................................................147 4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm cung ứng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 ....................................................................................154 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 170 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................................ 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 173 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 186
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASSP : Agricultural service support project - Dự án hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp BVTV : Bảo vệ thực vật CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ES : Ecosystem Services - Dịch vụ hệ sinh thái GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GAHP : Good Animal Husbandry Practice - Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt GlobalGap : Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu GMP : Good Manufacturing Practices - Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã IPM : Integrated Pests Management - Quản lý dịch hại tổng hợp IQF : Individual Quickly Freezer - Hệ thống cấp đông siêu tốc các sản phẩm rời KT-XH : Kinh tế - xã hội KHCN : Khoa học công nghệ NN&PTNN : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NSNN : Ngân sách Nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương UBND : Ủy ban nhân dân UTZ : Chương trình phát triển bền vững cho Cà phê, Cacao và Chè VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tổng vốn huy động cho các công trình hạ tầng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 105 Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010 - 2019 (theo giá hiện hành) 108 Bảng 3.3: Số lượng các cơ sở chăn nuôi theo hướng nông nghiệp xanh trên địa bàn Bắc Ninh năm 2018 111 Bảng 3.4: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng giống cây trồng chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh 113 Bảng 3.5: Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ giống vật nuôi chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018 115 Bảng 3.6: Số cơ sở chế biến nông, lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 125 Bảng 3.7: Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình cung ứng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 130 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh 148
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Dòng dịch vụ và dịch vụ hệ sinh thái đầu vào và đầu ra của các hệ thống nông nghiệp 43 Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh 90 Hình 3.2: Tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (%) 93 Hình 3.3. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2018 94 Hình 3.4. Số lượng giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất trên 115 địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018 Hình 3.5 Tỷ lệ sử dụng chất đốt trong nấu ăn sinh hoạt của hộ qua 2 135 kỳ Tổng điều tra 2011-2016
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp xanh đã làm gia tăng nhu cầu đối với nhiều ngành dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, như dịch vụ giống cây, con chất lượng cao, thân thiện với môi trường, dịch vụ cung cấp phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, dịch vụ nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp xanh và các dịch vụ liên quan đến thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản xanh. Hệ thống các dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh càng đồng bộ, hiện đại thì các khâu, chuỗi của quá trình sản xuất nông nghiệp xanh càng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thực hành sản xuất nông nghiệp xanh. Chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng lên, thu nhập của người dân nâng cao và môi trường sinh thái khu vực nông thôn được bảo vệ sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với hệ thống dịch vụ nông nghiệp đồng bộ, hiện đại. Giai đoạn 2010 - 2020, nền nông nghiệp Bắc Ninh đã từng bước xây dựng, phát triển các mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm an toàn, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp xanh ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp ngoài các hoạt động dịch vụ truyền thống như khuyến nông, vận tải, kho bãi, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, thủy lợi,... đã hình thành một số loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh như dịch vụ cung ứng các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào (giống cây, con chất lượng cao, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật) thân thiện với môi trường; dịch vụ bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ xây dựng thương hiệu nông sản xanh; dịch vụ liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị... Bắc Ninh đã hình thành được một số chương trình liên kết điển hình như: Mô hình liên kết sản xuất giống giữa Công ty CP Giống cây trồng Bắc Ninh với các HTX dịch vụ nông nghiệp, hàng năm sản xuất cung cấp ra thị trường 300 - 350ha lúa giống các loại; Chương trình liên kết sản xuất lúa thương phẩm Thiên ưu 8 giữa
  9. 2 Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam VINASEED với huyện Quế Võ quy mô 20ha; Mô hình cánh đồng mẫu gắn với việc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra liên kết với Công ty CP Đại Thành; Mô hình chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại vùng trồng rau trọng điểm cung cấp cho TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Từng bước hình thành và phát triển mô hình trồng trọt theo chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ bằng phương pháp “4 cùng”: cùng giống, cùng gieo cấy, cùng xứ đồng, cùng thu hoạch được áp dụng rộng rãi, có sự kết nối doanh nghiệp cung ứng đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV) và bao tiêu đầu ra, tiêu biểu là mô hình liên kết chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao giữa các công ty thành viên thuộc Tập đoàn Dabaco Việt Nam tại các huyện Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành. Tuy nhiên, thực tế là dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chủ yếu la các mô hình điểm, thiếu vắng doanh nghiệp lớn, hoạt động chuyên nghiệp. Đơn vị cung ứng dịch vụ là những trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp xanh vừa cung ứng nội bộ vừa phục vụ cho các hộ gia đình, trang trại lân cận có nhu cầu. Do đó, các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp xanh có số lượng hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Dịch vụ đầu vào mới có ở một số loại hình: khuyến nông, phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, giống cây trồng,... với số lượng và chủng loại hạn chế, giá thành cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Dịch vụ đầu ra hiện có dịch vụ sơ chế, sấy khô nông sản; xây dựng thương hiệu nông sản xanh; liên kết chuỗi tiêu thụ nông nghiệp. Nguyên nhân là do dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đòi hỏi vốn đầu tư lớn; máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ; lực lượng lao động có trình độ quản flý và tay nghề cao, cho nên chỉ có những tổ chức, cá nhân có điều kiện về năng lực chuyên môn, công nghệ, về vốn mới thực hiện được. Do vậy, hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đang trở thành một yêu cầu bức thiết góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030, sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh chuyển mạnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất theo hướng phát triển nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sạch, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn. Với ý nghĩa như vậy, vấn đề: “Dịch vụ
  10. 3 cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh bao gồm một số loại hình dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp xanh. Kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; đề xuất những giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh đồng bộ, hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra gồm: - Hệ thống hóa những công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, những kết quả nghiên cứu có thể kế thừa cả về lý luận và thực tiễn, và những khoảng trống được nghiên cứu trong luận án về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh theo hướng bền vững. - Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, trong đó tập trung vào cơ chế chính sách của tỉnh Bắc Ninh với dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh; kết quả hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ cho nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những cơ chế, chính sách của chính quyền cấp tỉnh đối với dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh; thực trạng cung ứng một số loại hình dịch vụ chủ yếu cho nông nghiệp xanh: dịch vụ đầu
  11. 4 vào (gồm cung ứng giống cây, con có khả năng chống chọi với biến đổi khí hậu; cung ứng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường; khuyến nông; nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho phát triển nông nghiệp xanh); dịch vụ đầu ra (gồm dịch vụ chế biến, bảo quản sau thu hoạch; xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm). - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại các huyện sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh bao gồm 7 huyện, thị xã là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. - Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu chính thống đã được công bố chủ yếu trong giai đoạn 2010-2018 và đề xuất phương hướng, giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn 2019 - 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Đồng thời tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh của các nhà khoa học trong và ngoài nước. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn kinh nghiệm hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương có sự tương đồng về phát triển nông nghiệp xanh ở Bắc Ninh. Đồng thời, dựa trên thực tiễn các loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua và những báo cáo của các Sở, ban, ngành về các nội dung có liên quan đến nông nghiệp xanh, dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinh tế chính trị: Trừu tượng hoá khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn,... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ở các chương của Luận án như sau:
  12. 5 - Chương 1, luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, lôgíc kết hợp với lịch sử để phân tích, tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tổng kết thực tiễn về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp làm cơ sở để nghiên cứu nội dung của Chương 2 và Chương 4. - Chương 2, luận án sử dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và kết hợp với kết quả từ Chương 1 để xây dựng khung lý thuyết về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở địa bàn cấp tỉnh. - Chương 3, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, kết hợp với điều tra xã hội học để nghiên cứu, đánh giá thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Đối tượng điều tra gồm 100 nông dân sản xuất các mô hình nông nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; thời gian điều tra tiến hành từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2017; địa điểm điều tra được tiến hành ở 7 xã thuộc 7 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về cơ chế, chính sách; về sự hình thành và phát triển các loại dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở địa bàn cấp tỉnh. - Chương 4, luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, quy nạp, phân tích tổng hợp và dự báo nhu cầu, xu hướng của các loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Từ đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp cụ thể thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh đồng bộ, hiện đại. 5. Những đóng góp mới của Luận án Một là, nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả trong nước và ngoài nước liên quan đến dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh, luận án đã chỉ ra những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Hai là, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn cấp tỉnh như: Quan niệm, đặc điểm, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và những kinh nghiệm trong cung cấp các loại hình dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
  13. 6 Ba là, phân tích, đánh giá một cách khoa học, khách quan thực trạng dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2018, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp đến năm 2030 phù hợp với điều kiện địa phương để thúc đẩy dịch vụ cho phát triển nông nghiệp xanh góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp Bắc Ninh theo hướng bền vững. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương 11 tiết.
  14. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP XANH VÀ DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về nông nghiệp xanh UNEP-UNCTAD (2010), Organic Agriculture: Opportunities for Promoting Trade, Protecting the Environment and Reducing Poverty (Nông nghiệp hữu cơ: cơ hội để thúc đẩy thương mại, bảo vệ môi trường và giảm nghèo), Switzerland [110]. Báo cáo của UNEP-UNCTAD về tăng cường năng lực Thương mại, Môi trường và Phát triển (CBTF) ở Đông Phi. Công trình đã phân tích thực tế sản xuất nông nghiệp tại Kenya, Tanzania, Uganda cả về sản xuất nông nghiệp truyền thống và canh tác hữu cơ. Đồng thời chỉ ra những cơ hội lớn về thị trường tiêu thụ, khả năng canh tác nông nghiệp xanh của các quốc gia Đông Phi và những quốc gia đang phát triển nhằm thúc đẩy các cơ hội sản xuất và kinh doanh nông nghiệp hữu cơ. Xác định những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt và khuyến khích các nhà hoạch định chính sách trong khu vực nhà nước, tư nhân chuyển đổi cách thức sang sản xuất nông nghiệp xanh với những gợi ý cụ thể như: xây dựng chính sách chung cho phát triển nông nghiệp xanh, hình thành tiêu chuẩn và các quy định thực hành nông nghiệp xanh, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nội địa và hỗ trợ xúc tiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp xanh, định hướng phát triển sản phẩm nông nghiệp xanh và những chính sách hỗ trợ khác. Gilad Shachar (2010), OECD's Review of Agricultural Policies in Israel (Đánh giá của OECD về chính sách nông nghiệp ở Israel), Tel Aviv, Israel [106]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã công bố một đánh giá toàn diện về các chính sách nông nghiệp của Israel trong hai thập kỷ qua. Trong đó, chính phủ Israel đã thực thi những chính sách hỗ trợ cho nông dân chiếm 17% tổng doanh thu của trang trại. Với sự tập trung vào những hỗ trợ cho ứng dụng công nghệ
  15. 8 cao trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ canh tác mới, phát triển giống cây, con thích ứng với khí hậu sa mạc, điều hòa áp lực ngày càng tăng của biến đổi khí hậu và dân số đối với tài nguyên đất và nước đã khan hiếm.... Nông nghiệp Israel đã được hưởng lợi từ mức đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển và trở thành nơi cung cấp hàng đầu thế giới về một số công nghệ liên quan đến canh tác trong điều kiện khô cằn, đặc biệt là tưới nhỏ giọt. Báo cáo cũng cho biết cần cải cách thêm các chính sách nông nghiệp của Israel để giảm chi phí cho người tiêu dùng và người nộp thuế, và cải thiện hiệu quả môi trường của nông nghiệp, bao gồm nhu cầu: 1) Giảm và đơn giản hóa thuế nhập khẩu; 2) Giảm chi phí hành chính liên quan đến giao dịch đất nông nghiệp; 3) Cải thiện việc thực thi luật thị trường sức lao động; và 4) Cho phép giao dịch hạn ngạch nước. Rafi Grosglik (2015), "Post-national Organic: Globalization and the Field of Organic Food in Israel" (Bài viết về quốc gia hữu cơ: Toàn cầu hóa và thực phẩm hữu cơ ở Israel), Nhà xuất bản Springer, Dordrecht [85]. Những người sáng lập nền nông nghiệp hữu cơ của Israel, bắt đầu vào những năm 1980. Hoạt động của nó nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của sản xuất nông nghiệp truyền thống đến môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước và đất. Xu hướng toàn cầu hóa là chất xúc tác mở cửa nền kinh tế nông nghiệp hữu cơ Israel ra thế giới. Giới thiệu về một mô hình sản xuất nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên, an toàn với con người và bảo vệ môi trường. Thị trường nông nghiệp hữu cơ của Israel đã được định hình theo hai cách đối lập: trước tiên xuất khẩu rộng rãi các sản phẩm hữu cơ và sự xuất hiện của các siêu thị thực phẩm hữu cơ tại các thị trường cao cấp; thứ hai, chính sách hỗ trợ của nhà nước được tăng cường để phát triển nền nông nghiệp hỗ trợ cộng đồng. Beria Leimona, Sacha Amaruzaman, Bustanul Arifin, Fitria Yasmin, Fadhil Hasan, Herdhata Agusta, Peter Sprang, Steven Jaffee and Jaime Frias (2015), Indonesia’s ‘Green Agriculture’ Strategies and Policies: Closing the Gap between Aspirations and Application (Các chiến lược và chính sách "Nông nghiệp xanh" của Indonesia: Rút ngắn khoảng cách giữa những khát vọng và ứng dụng), Published by the World Agroforestry Centre [92].
  16. 9 Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng sản xuất nông nghiệp xanh, các chính sách và chiến lược liên quan đến nó, các công cụ được áp dụng phổ biến và tình hình sản xuất nông nghiệp xanh tại Indonesia. Đánh giá xem xét bốn khía cạnh trong việc thiết lập và thực hiện chính sách nông nghiệp xanh: (1) những thách thức đối với nông nghiệp thương mại, (2) khát vọng nông nghiệp xanh, (3) ứng dụng nông nghiệp xanh, (4) năng lực nông nghiệp xanh và tiến triển để đáp ứng mục tiêu nông nghiệp xanh. Dựa trên phân tích năm sản phẩm nông nghiệp Indonesia gồm bốn sản phẩm nông nghiệp định hướng xuất khẩu: cacao, cà phê, dầu cọ và cao su và gạo - sản phẩm lương thực hàng đầu của đất nước, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị chính sách đối với Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu sản xuất nông nghiệp xanh. A. N. Sarkar (2015), Organic farming, sustainable agriculture and green marketing for fostering green economy (Nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp bền vững và marketing xanh để thúc đẩy nền kinh tế xanh), Journal of Agricultural Economics and Development Vol. 4(7) [105]. Nông nghiệp hữu cơ đã đi một chặng đường dài từ một phong trào nhỏ bé, phi tổ chức và lý tưởng trở thành phổ biến trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các cửa hàng thực phẩm đều bán một số sản phẩm hữu cơ và nó là ngành phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Các doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thực phẩm và kinh doanh bán lẻ, từ General Mills đến Wal-Mart đều có tham vọng thâm nhập vào thị trường thực phẩm hữu cơ. Bài báo đã phân tích các lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp phát triển khác, bao gồm sự phát triển và lợi ích của canh tác hữu cơ đối với nông nghiệp truyền thống, sự bền vững lâu dài và chất lượng môi trường, sự liên kết nông nghiệp hữu cơ với chuỗi cung ứng thực phẩm xanh và chuỗi giá trị thực phẩm, dán nhãn sinh thái và tiếp thị xanh cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, triển vọng trong tương lai... Từ đó, khuyến nghị những chính sách về đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đăng ký quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với người sản xuất và xây dựng chuỗi giá trị nông sản hữu cơ. John P. Reganold & Jonathan M. Wachter (2016), Organic agriculture in the twenty-first century (Nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ XXI), Published by the Nature Plants [101].
  17. 10 Nông nghiệp hữu cơ có một lịch sử gây tranh cãi. Nông nghiệp hữu cơ hiện được một số nhà phê bình coi là một cách tiếp cận không hiệu quả đối với an ninh lương thực và việc suy giảm diện tích canh tác trong tương lai. Việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ ở quy mô quá lớn có thể đe dọa đến các khu rừng, vùng đất ngập nước và đồng cỏ thế giới. Tuy nhiên, số lượng trang trại hữu cơ, diện tích đất canh tác, số tiền tài trợ nghiên cứu dành cho canh tác hữu cơ và quy mô thị trường cho thực phẩm hữu cơ đã tăng lên đều đặn. Doanh số bán thực phẩm hữu cơ và đồ uống đang tăng nhanh, tăng gần gấp năm lần từ năm 1999 đến 2013 lên 72 tỷ USD; con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2018. Hơn nữa, các báo cáo quốc tế gần đây công nhận nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống canh tác đổi mới, cân bằng nhiều mục tiêu bền vững và sẽ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong an ninh hệ sinh thái và thực phẩm toàn cầu. Ở đây, chúng tôi xem xét hiệu suất của các hệ thống canh tác hữu cơ trong bối cảnh các số liệu về tính bền vững và các thách thức toàn cầu, và xem xét một số rào cản đối với việc áp dụng các hệ thống canh tác hữu cơ và các chính sách cần thiết để vượt qua chúng. Aziz Nurbekov, Uygun Aksoy, Hafiz Muminjanov and Alisher Shukurov (2018), Organic Agriculture in Uzbekistan: Status, practices and prospects (Nông nghiệp hữu cơ ở Uzbekistan: Hiện trạng, thực tiễn và triển vọng) [97]. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong nền kinh tế Uzbekistan. Khoảng 4,5 triệu ha là đất trồng trọt, thu hút 44% dân số, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 1,7%, đóng góp 18% vào GDP và cung cấp việc làm cho khoảng 15 triệu người [97, tr.13]. Thị trường hữu cơ nội địa của Uzbekistan đang ở giai đoạn sơ khai. Việc thiếu Luật hữu cơ và các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, cũng như thiếu các chính sách hỗ trợ đã cản trở sự phát triển của nông nghiệp. Những thông tin về các nguyên tắc và cơ chế sản xuất nông nghiệp hữu cơ, về các sản phẩm sinh học là không có, mức giá thành cho sản phẩm hữu cơ ở Uzbekistan, trái ngược với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, là quá lớn. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế, Chính phủ Uzbekistan đã ban hành chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy các hệ thống sản xuất bền vững thân thiện với môi trường. Phát triển nông nghiệp hữu cơ (OA) và thúc đẩy thực hành nông nghiệp tốt (GAP) được công nhận là con đường đầy hứa hẹn để cải thiện khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong nước và phát triển tiềm năng xuất khẩu.
  18. 11 Helga Willer and Julia Lernoud (2019), The World of Organic Agriculture. Statistics and Emerging Trends 2019 (Thế giới nông nghiệp hữu cơ - Thống kê và Xu hướng mới nổi, 2019) [112]. Báo cáo hàng năm FiBL (German: Forschungsinstitut für biologischen Landbau - FiBL Institute of Organic Agriculture) và IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements: Liên đoàn quốc tế về phong trào nông nghiệp hữu cơ) về kết quả và những xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ toàn cầu 2019 cho thấy sự tăng trưởng liên tục trong sản xuất hữu cơ và bán hàng hữu cơ. Trên toàn cầu, có tổng cộng 69,8 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ tính đến hết năm 2017, trong đó Australia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất (35,6 triệu ha), tiếp theo là Argentina (3,4 triệu ha) và Trung Quốc (3 triệu ha). Châu Âu cũng đang cho thấy một xu hướng tích cực, với 14,6 triệu ha đất hiện đang được dành riêng cho hữu cơ. Thị trường toàn cầu cho thực phẩm hữu cơ đạt 97 tỷ USD trong năm 2017 (khoảng 90 tỷ euro), trong đó Mỹ là thị trường hàng đầu với 40 tỷ euro, tiếp theo là Đức (10 tỷ euro), Pháp (7,9 tỷ euro) và Trung Quốc (7,6 tỷ euro) [112, tr.5]. Ngoài ra, báo cáo cũng cung cấp thông tin về thị trường thực phẩm hữu cơ toàn cầu, thông tin về các tiêu chuẩn và quy định, chính sách hữu cơ và các xu hướng hiện tại và mới nổi trong nông nghiệp hữu cơ ở Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Địa Trung Hải, Châu Mỹ Latinh và Caribbean, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Điều đó cho thấy sự đóng góp của nông nghiệp hữu cơ vào các mục tiêu Phát triển Bền vững và nông nghiệp hữu cơ là tiềm năng cho một tương lai bền vững. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ cho phát triển nông nghiệp Inayatullah Jan and Winfried Manig (2008), Influence of participation in agricultural support services on income from agriculture: results from the multiple regression model - A case from rural northwest Pakistan, (Ảnh hưởng của dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đến thu nhập của người dân từ hoạt động nông nghiệp: kết quả nghiên cứu từ mô hình hồi quy đa biến - Trường hợp của khu vực nông thôn Tây Bắc Pakistan), Published in Sarhad Journal of Agriculture [89].
  19. 12 Nghiên cứu này tập trung ở khu vực nông thôn phía Tây Bắc Pakistan. Chính phủ Pakistan, giống như các nước đang phát triển khác, rất nỗ lực để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác nhau cho nông dân. Mục tiêu quan trọng của chính sách phát triển nông nghiệp là nhằm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác nông nghiệp. Để góp phần vào mục tiêu của ngành là tối đa hóa sản xuất, nông dân phải tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp khác nhau. Các hiệu ứng khi nông dân tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp như thu nhập ròng từ nông nghiệp được xác định bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Các kết quả của mô hình cho thấy sự tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đối với thu nhập từ nông nghiệp của người nông dân. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với phát triển nông nghiệp ở cấp vĩ mô, điều quan trọng là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân và Chính phủ phải thấy được tầm quan trọng trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý, hiệu quả để người nông dân có thể được hưởng lợi khi tăng sản lượng nông nghiệp và mức thu nhập của họ. National Agricultural Technology Extension and Service Center (NATESC) (2012), Overview of the development of agricultural technology extension in China (Tổng quan về sự phát triển công nghệ nông nghiệp ở Trung Quốc), China [95]. Kể từ khi cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc, nền nông nghiệp của nước này đã đạt được những thành tựu phi thường thu hút sự chú ý của thế giới. Sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, đạt 500 triệu tấn mỗi năm, cung cấp lương thực cho 21% dân số thế giới chỉ với 9% diện tích đất trồng trọt. Thu nhập bình quân đầu người của nông dân đã tăng từ 134 nhân dân tệ năm 1978 lên 6.977 nhân dân tệ năm 2011, cho phép cải thiện đáng kể mức sống của người dân [95, tr.3]. Điều đó có được là do Chính phủ Trung Quốc đã phát triển hệ thống khuyến nông phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn một cách bền vững. Hệ thống này đã giám sát và tăng cường kiến thức công nghệ nông nghiệp, mở rộng và áp dụng các công nghệ nông nghiệp tiên tiến, qua đó góp phần lớn tăng trưởng nông nghiệp tám năm liên tục với sản lượng hàng năm là 571 triệu tấn. Những công nghệ chính được cung cấp qua hệ thống này gồm: cải tiến và phát triển các giống cây trồng năng suất cao, ứng dụng công nghệ canh tác, phát triển công nghệ bảo vệ thực vật, công nghệ đất, phân bón và nước.
  20. 13 Bruce Erickson and David A. Widmar (2015), "2015 Precision Agricultural Services Dealership Survey Results" - (Kết quả khảo sát đại lý dịch vụ nông nghiệp chính xác 2015), Purdue University West Lafayette [81]. Tại Mỹ, kể từ giữa năm 1990, đã có những thay đổi về công nghệ cũng như các loại dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ. Quan trọng nhất trong việc thay đổi cách sản xuất cây trồng là hướng dẫn sử dụng công nghệ GPS (global positioning system - hệ thống định vị toàn cầu) và hiện được thay thế bởi hệ thống tự động có mặt tại khắp các trang trại và đại lý dịch vụ nông nghiệp ở Mỹ. Cùng với đó là các công nghệ tự động của bộ phận phun thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu, quản lý đất đai, cây trồng, dịch hại tổng hợp và cách thức sử dụng chúng. Đến năm 2015, đã có những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng các công nghệ chuyên sâu về thông tin, cụ thể là sử dụng trang web để liên kết, thu thập và quảng bá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các nhà bán lẻ và đại lý nông nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn GPS với điều khiển tự động trong lĩnh vực tưới tiêu, phun thuốc bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp; cung cấp dữ liệu theo dõi năng suất, lấy mẫu đất, nguyên liệu đầu vào cho canh tác hữu cơ, quản lý dữ liệu cấp độ trang trại; báo cáo tài chính cho các trang trại và các báo cáo phân ngành về năng suất, độ dẫn điện của đất và bản đồ đất. Muleya Palani, Robson Mutandi (2018); Supervision report about Agricultural Services Support Project in Botswana (Báo cáo giám sát về Dự án hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp tại Botswana), Botswana [98]. Dự án hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp (Agricultural Service Support Project - ASSP) được tài trợ bởi Chính phủ Botswana và IFAD. Đến thời điểm tháng 10/2018 có 04 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp (Agricultural Service Centre - ASC) được xây dựng nhằm tối đa hóa sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho nông dân. Các trung tâm dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra một hệ thống hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ; điều chỉnh khung thể chế có liên quan và các can thiệp phát triển để đảm bảo sự thâm nhập dịch vụ tốt hơn đến các đối tượng người nông dân; cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho nông dân và các tổ chức nông dân để chuyển hướng sản xuất theo phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2