Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp; Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh; Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển NN tỉnh Trà Vinh; Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển NN tỉnh Trà Vinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THẾ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THẾ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 931 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Võ Xuân Tiến 2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp Đà Nẵng, Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, phân tích, có trích dẫn một cách rõ ràng và chưa từng được ai khác công bố tại bất cứ công trình nào. Nghiên cứu sinh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết ..................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học của luận án ........................................................................3 6. Kết cấu của luận án ........................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ................6 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ......................................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp .....................................................6 1.1.2. Khái niệm về phát triển nông nghiệp .......................................................7 1.1.3. Tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp .............................................8 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .................................10 1.2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế ..........................................................10 1.2.2. Các Lý thuyết về phát triển nông nghiệp ...............................................12 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...................................................................................................14 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến nội dung phát triển nông nghiệp .......................................................................................................14 1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp .......................................................................19 1.3.3. Đánh giá chung .......................................................................................26
- iii 1.4. NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .............................................28 1.4.1. Duy trì tăng trưởng sản lượng nông nghiệp cao và ổn định ...................28 1.4.2. Sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp hợp lý ..................................................30 1.4.3. Huy động và sử dụng nguồn lực cho phát triển nông nghiệp hiệu quả ..32 1.4.4. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại ...............................35 1.4.5. Hiệu quả nông nghiệp được nâng cao ....................................................36 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP .....37 1.5.1. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................37 1.5.2. Yếu tố vốn ..............................................................................................38 1.5.3. Yếu tố lao động ......................................................................................39 1.5.4. Yếu tố công nghệ ....................................................................................39 1.5.5. Quy hoạch và chính sách ........................................................................40 1.5.6. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp .....................................41 1.5.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................43 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....44 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................................44 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................44 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội .........................................................................45 2.1.2. Đánh giá chung .......................................................................................47 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................48 2.2.1. Phương pháp tiếp cận, khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .......48 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................51 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................56 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ........................................................................................................................57 3.1. TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP ..........................................57 3.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP ..............................59
- iv 3.3. HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....................................................................................................................65 3.3.1. Nguồn lực đất đai ...................................................................................65 3.3.2. Vốn cho sản xuất nông nghiệp ...............................................................69 3.3.3. Lao động trong sản xuất nông nghiệp ....................................................72 3.4. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ... ........................................................................................................................74 3.4.1. Các hình thức tổ chức sản xuất...............................................................74 3.4.2. Các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản ..........75 3.5. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ........................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................84 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ............................................86 4.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH BẰNG SỐ LIỆU VĨ MÔ ............................................................86 4.1.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................86 4.1.2. Mô hình sử dụng cho phân tích ..............................................................86 4.1.3. Số liệu sử dụng cho phân tích ................................................................87 4.1.4. Phương pháp ước lượng .........................................................................88 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH BẰNG SỐ LIỆU VI MÔ ............................................................90 4.2.1. Lý do lựa chọn phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị gia tăng của người sản xuất lúa để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển nông nghiệp .............................................................................................................90 4.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÁC TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH .........................................................................97 4.3.1.Ảnh hưởng của quy hoạch phát triển nông nghiệp theo ý kiến chuyên gia ....................................................................................................................97 4.3.2. Ảnh hưởng của chính sách phát triển nông nghiệp ..............................100 4.3.3. Ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở theo ý kiến chuyên gia ..........................104 4.3.4. Ảnh hưởng của công tác khuyến nông theo ý kiến chuyên gia ............107 4.3.5. Ảnh hưởng hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản ....................109
- v KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................111 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ....................................................................113 5.1. CƠ SỞ ĐỂ RA ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH .......................................................................113 5.1.1. Tổng quát thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ................113 5.1.2. Bối cảnh nông nghiệp thế giới và dự báo liên quan đến phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ...............................................................................................115 5.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH ......118 5.2.1. Định hướng phát triển nông nghiệp......................................................118 5.2.2. Mục tiêu phát triển ...............................................................................119 5.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ..........120 5.3.1. Nhóm giải pháp theo nội dung .............................................................120 5.3.2. Nhóm giải pháp theo nhân tố ...............................................................142 KẾT LUẬN VÀ NHỮNG HẠN CHẾ ....................................................................149 1.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................149 1.1.1. Về cơ sở lý luận của nghiên cứu ..........................................................149 1.1.2. Về thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ............................149 1.1.3. Về các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp .....................149 1.1.4. Về định hướng giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh ..........149 1.2. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ............................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1A: BẢNG KHẢO SÁT PHỤ LỤC 1A: MẪU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4 PHỤ LỤC 5 PHỤ LỤC 6
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVS An toàn vệ sinh Dự án AMD Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Trà Vinh Long tại tỉnh Trà Vinh CDCC Chuyển dịch cơ cấu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) GDP Tổng sản phẩm trong nước GTSX Giá trị sản xuất GO Giá trị sản xuất FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật NSLĐ Năng suất lao động NLTS Nông lâm thủy sản OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế R&D Nghiên cứu và phát triển PTNT Phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững TFP Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) TTKT Tăng trưởng kinh tế UBND Ủy ban nhân dân USDA Ủy ban Hữu cơ Quốc gia
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 GRDP và cơ cấu kinh tế tỉnh Trà Vinh......................................................45 Bảng 3.1. Quy mô GTSX nông nghiệp ....................................................................57 Bảng 3.2. Tăng trưởng GTSX của các ngành trong nội bộ nông nghiệp ..................58 Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp ..................................................59 Bảng 3.4A. Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo vùng lãnh thổ tỉnh Trà Vinh ..............62 Bảng 3.4B. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành trồng trọt .....................63 Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu GTSX trong nội bộ ngành chăn nuôi .......................64 Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Trà Vinh .....................66 Bảng 3.7. Diện tích cả năm một số cây trồng chính của tỉnh Trà Vinh ....................67 Bảng 3.8. Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của tỉnh Trà Vinh .........68 Bảng 3.9. Tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh ......................................69 Bảng 3.10. Tình hình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của tỉnh Trà Vinh ..........70 Bảng 3.11. Tình hình LĐ làm việc trong nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh ................72 Bảng 3.12. Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh .........................73 Bảng 3.13. Năng suất lao động trong nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh .....................73 Bảng 3.14. Tỷ lệ giá trị gia tăng và chi phí trung gian nông nghiệpTrà Vinh ..........80 Bảng 3.15. Năng suất lao động các ngành trong nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh ....81 Bảng 3.16: Hiệu quả sản xuất lúa TB trên 1ha .........................................................82 Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ...................................................86 Bảng 4.2. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ................................................87 Bảng 4.3. Kết quả ước lượng ....................................................................................89 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu tình hình sản xuất lúa của hộ nông dân tỉnh Trà Vinh ....91 Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình sẽ phân tích ...............................92 Bảng 4.6. Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................93 Bảng 4.7. Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình ................................................94 Bảng 4.8. Kết quả ước lượng ....................................................................................95
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung nghiên cứu .....................................................................................48 Hình 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................49 Hình 4.1. Mức độ quan tâm tốt nhất tới các chính sách của người sản xuất lúa ....103
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Sự phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Do đó, phát triển nông nghiệp luôn được quan tâm của các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các nhà quản lý cả trong nước và ngoài nước. Nghiên cứu về phát triển nông nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy theo các mục tiêu nghiên cứu. Các nghiên cứu mang tính khái quát cao như các lý thuyết về phát triển nông nghiệp, tổng hợp và đúc kết thành những kiến thức mang tính hàn lâm. Ngoài ra, lý luận về phát triển nông nghiệp còn được bổ sung bởi các kết quả nghiên cứu thực nghiệm theo các nội dung phát triển nông nghiệp. Các nghiên cứu này gắn với bối cảnh của nền kinh tế liên quốc gia, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế nói chung, tuy vậy việc sử dụng vào nghiên cứu ở tỉnh Trà Vinh cần gắn với các đặc thù và bối cảnh ở đây Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng của mọi nền kinh tế đặc biệt các nước đang phát triển. Nông nghiệp là ngành cung cấp sản phẩm thiết yếu duy nhất, cung cấp nguyên liệu và tạo ra việc làm thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân của các quốc gia này. Trước những biến động diễn ra những năm gần đây, nông nghiệp trở thành trụ cột giữ ổn định kinh tế xã hội và duy trì sự phát triển. Chính từ tầm quan trọng đó của nông nghiệp đã xuất hiện các xu hướng chủ đạo như phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nhất là các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0); phát triển gắn với công nghiệp, dịch vụ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị và hội nhập quốc tế; phát triển nông nghiệp gắn với theo hướng nông nghiệp sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu…. Điều này đặt ra yêu cầu và những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá về sự phát triển của ngành này ở Trà Vinh. Tỉnh Trà Vinh là một trong các tỉnh của Vùng ĐBSCL, có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp. Năm 2010 đóng góp của nông nghiệp chiếm 59,94% GRDP của tỉnh, hiện đã giảm nhưng vẫn chiếm hơn 40% vào năm 2017 và hơn gần 31% năm 2020. Giá trị sản xuất/ha đất trồng trọt năm 2020 đạt 139 triệu đồng, tăng 2 lần
- 2 so với năm 2010; tạo ra việc làm thu nhập cho hơn 33% lao động của tỉnh. Cho dù gia tăng sản lượng tương đối cao và được duy trì suốt trong nhiều năm qua, nhưng sự phát triển của ngành vẫn chưa như kỳ vọng, chưa thể hiện rõ nét xu hướng phát triển chủ đạo. Muốn phát triển nông nghiệp của tỉnh những năm tới, từ thực tiễn những năm qua cần phải làm rõ những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Đó là nông nghiệp tỉnh này đang ở trạng thái nào và trình độ phát triển đến đâu thông qua các quy mô năng lực sản xuất, cơ cấu, tổ chức và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra cũng cần chỉ ra tiềm năng các nguồn lực đặc biệt là yếu tố con người. Tất cả đặt trong bối cảnh tỉnh Trà Vinh và Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu sâu sắc và đang trong tiến trình hội nhập mở cửa sâu rộng. Đây chính là sự cấp thiết về mặt thực tiễn đặt ra cho nghiên cứu chủ đề này ở đây. Một nghiên cứu theo tiếp cận thực chứng chỉ trả lời câu hỏi “thế nào và tại sao như vậy” thì chưa đủ. Tiếp cận theo kinh tế phát triển còn đòi hỏi phải trả lời câu hỏi làm thế nào để giải quyết. Trên cơ sở đánh giá toàn diện sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, từ đó cần thiết một nghiên cứu với những hàm ý chính sách định hướng sự phát triển nông nghiệp ở đây. Đây chính là sự cấp thiết về mặt hoạch định chính sách đặt ra. Vì những cấp thiết đó mà việc nghiên cứu đề tài “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” sẽ cho phép lấp dần các khoảng trống cả về lý luận, thực tiễn và yêu cầu chính sách cho tỉnh Trà Vinh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm xây dựng và vận dụng khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp vào đánh giá thực trạng và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và đề xuất định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển ngành này ở tỉnh Trà Vinh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hình thành khung lý thuyết cho nghiên cứu phát triển nông nghiệp (PTNN); - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh;
- 3 - Nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh; - Đề xuất được định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo nghĩa hẹp ở tỉnh Trà Vinh. - Theo phân ngành của Việt Nam theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là ngành cấp I trong đó có 3 ngành cấp II: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan, Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Trong ngành nông nghiệp có ngành trồng trọt cây hàng năm, lâu năm, chăn nuôi và hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Đây chính là ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp trong nghiên cứu này. - Không gian: tỉnh Trà Vinh. - Thời gian: số liệu dùng trong nghiên cứu có khoảng thời gian từ 1992 đến 2020. Thời gian có tác dụng của các hàm ý rút ra cho đến 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng trong luận án bao gồm định tính và định lượng. Cụ thể sẽ trình bày trong Chương 2 của nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt thực tiễn, lý luận - Thứ nhất: các nghiên cứu trình bày trên tạo nên cơ sở lý luận chung nhất về phát triển nông nghiệp cho nền kinh tế phạm vi quốc gia nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế của các nước mà trong đó đặc biệt của các nước đang phát triển. Tuy nhiên vẫn cần thiết tổng hợp, khái quát hình thành khung lý thuyết về phát triển
- 4 nông nghiệp cho một địa phương cấp tỉnh theo tiếp cận kinh tế phát triển như Trà Vinh gắn với các đặc thù và bối cảnh ở đây cũng đòi hỏi có cách xử lý và giải quyết phù hợp và có tính khoa học. - Thứ hai: trong điều kiện của một tỉnh như Trà Vinh, luận án cần phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Đó là nông nghiệp tỉnh này đang ở trạng thái nào và trình độ phát triển đến đâu thông qua các quy mô năng lực sản xuất, cơ cấu, tổ chức và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra cũng cần chỉ ra tiềm năng các nguồn lực đặc biệt là yếu tố con người. Tất cả đặt trong bối cảnh tỉnh Trà Vinh và Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu sâu sắc và đang trong tiến trình hội nhập mở cửa sâu rộng. - Thứ ba: luận án đã áp dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và định lượng trong nghiên cứu về nội dung và nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này. Đây cũng có thể coi là sự đóng góp của luận án về lý luận. 5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu 5.2.1. Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về thực tiễn với những phát hiện từ kết quả - Thứ nhất: các phát hiện chính về trạng thái và trình độ phát triển nông nghiệp của tỉnh. (i) tăng trưởng GTSX nông nghiệp cao và duy trì trong gần 30 năm qua, nhưng tăng trưởng không ổn định và hiệu quả chưa cao, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, vẫn dựa chủ yếu vào sự phát triển của ngành trồng trọt, chưa phát huy được vai trò của ngành dịch vụ và chăn nuôi; (ii) cấu trúc nông nghiệp đã có sự thay đổi phù hợp với định hướng tái cơ cấu nông nghiệp như đã hình thành các vùng chuyên canh, tập trung canh tác các cây trồng vật nuôi có năng suất hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhưng chậm thay đổi, chưa thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp; (iii) hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã được cải thiện và nâng cao nhưng đang bị khai thác quá mức, cơ sở hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp khá phát triển nhờ đầu tư khá lớn nhưng nguồn đầu tư cho nông nghiệp đang giảm dần; lao động vẫn là nguồn lực chính phát triển nông nghiệp, có năng suất được cải thiện dần; tổ chức sản xuất nông nghiệp đã được từng bước tập trung sản xuất theo quy mô lớn và theo chuỗi, tuy nhiên mô hình sản xuất hộ gia đình vẫn
- 5 chiếm tỷ trọng lớn; (iv) hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên góc độ toàn bộ sản xuất nông nghiệp không cao và tăng chậm, hiệu quả của các ngành trong nông nghiệp có xu thế trái chiều với nhau. Hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân ở Trà Vinh khá tốt. - Thứ hai: kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng. Ở Trà Vinh, yếu tố lao động có vai trò rất đặc biệt quan trọng và dư địa khai thách còn lớn; nhân tố tư bản hay máy móc có ảnh hưởng tích cực và dư địa thâm canh khá rộng; cần phải thay đổi tư duy cách thức phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững về môi trường nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; việc thay đổi cách thức canh tác lúa theo hướng hữu cơ và thân thiện môi trường thúc đẩy năng cao giá trị gia tăng sản suất nông nghiệp bền vững là hướng phát triển chủ đạo trong những năm tới; công tác quy hoạch và các chủ trương chính sách của tỉnh vẫn là yếu tố đặc biệt quan trọng; hạ tầng nông nghiệp nông thôn nhất là hạ tầng giao thông và thủy lợi; thị trường đầu ra vẫn có vai trò quyết định sự thành công của khu vực sản xuất này. 5.2.2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về hoạch định chính sách Các hàm định hướng và các giải pháp được rút ra của luận án cũng sẽ là các gợi ý cho các nhà hoạch định chính trong soạn thảo, cải thiện và nâng cao chất lượng chính sách phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế tỉnh. 5.2.3. Kết quả nghiên cứu của luận án đã phần nào lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về phục vụ đào tạo chuyên ngành Kết quả của luận án cũng sẽ làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Kinh tế phát triển. 6. Kết cấu của luận án Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp. Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Chương 4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển NN tỉnh Trà Vinh. Chương 5. Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển NN tỉnh Trà Vinh.
- 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp Khái niệm về nông nghiệp có nhiều nghiên cứu đề cập tới. Tổng cục Thống kê theo cách phân ngành cấp II – nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ; Theo Nguyễn Như Ý (1998) Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản. Theo Phạm Văn Khôi và Hoàng Mạnh Hùng (2020) Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông, lâm và ngư nghiệp. Và theo Bùi Quang Bình (2010) nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống gắn liền với điều kiện tự nhiên và sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Từ đây có thể rút ra khái niệm như sau: Nông nghiệp là ngành kinh tế gắn bó mật thiết với tự nhiên, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ, sản xuất ra sản phẩm thiết yếu - lương thực, thực phẩm cho xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp Đặc điểm của ngành nông nghiệp đã trở thành chủ đề cho các công trình nghiên cứu gồm cả trong và ngoài nước, bao gồm Torado M.P (1998); Dwight H. Perkins và cộng sự (2013); Dwight H. P (2017), Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009); Phạm Văn Khôi và Hoàng Mạnh Hùng (2020). Từ đây có thể tổng kết một số đặc điểm sau của ngành nông nghiệp như sau: - Thứ nhất: sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ cao vì nó phụ thuộc vào mùa vụ và thời tiết.
- 7 Những yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm đất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và động vật nuôi. Khi lượng mưa quá ít hoặc quá nhiều, hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, cây trồng và động vật nuôi có thể bị tổn thương hoặc không thể phát triển tốt. Các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch, chăm sóc cây trồng, chăn nuôi gia súc và gia cầm đều được thực hiện theo một chu kỳ mùa vụ. Nếu không thực hiện đúng thời gian, các cây trồng hoặc động vật nuôi sẽ không phát triển tốt và không cho sản lượng cao như kỳ vọng. Do đó sản xuất nông nghiệp yêu cầu phải có kế hoạch và thực hiện các hoạt động đúng thời điểm để đạt được hiệu quả sản xuất tốt nhất. - Thứ hai: đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp. Các ngành khác cũng có nhu cầu sử dụng đất nhưng không phải đối với bất cứ một ngành nào, đất đai đóng một vai trò chủ đạo như trong nông nghiệp. Tầm quan trọng của đất đai có liên quan đến quy mô dân số cũng như trình độ kỹ thuật canh tác được sử dụng cũng như điều kiện thời tiết khí hậu. - Thứ ba: đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi. Cây trồng vật nuôi đều phụ thuộc vào môi trường sống để có thể phát triển và sinh sống. Việc cung cấp đủ nước, ánh sáng, dinh dưỡng và điều kiện môi trường khác là rất quan trọng đối với việc sản xuất nông nghiệp. Các loại cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi có sự khác biệt về cách phát triển, cách sinh sản, nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện sống. Chúng đều chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, dịch bệnh, côn trùng, động vật ăn thịt và các yếu tố khác. - Thứ tư: nông nghiệp là một ngành duy nhất sản xuất lương thực thực phẩm. Con người có thể sống mà không cần thép, than hoặc điện nhưng không thể thiếu lương thực, trên thực tế, phần lớn các sản phẩm chế tạo đều có thể thay thế, nhưng không có sản phẩm nào thay thế được thức ăn. Mỗi nước đều phải sản xuất được lương thực hoặc nhập khẩu lương thực. 1.1.2. Khái niệm về phát triển nông nghiệp Về phát triển nông nghiệp có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng qua một số nghiên cứu khác nhau như: theo Phạm Vân Đình và cộng sự (1997) phát triển nông nghiệp được hiểu là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so
- 8 với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và chất. Nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất có đầu ra ổn định, đa dạng về chủng loại, phù hợp về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người liên quan đến nông nghiệp. Bùi Quang Bình (2010) cho rằng phát triển nông nghiệp là quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về mọi mặt của sản xuất nông nghiệp như năng lực sản xuất, cơ cấu và trình độ tổ chức sản xuất để kết quả sản xuất được duy trì cao nhất có thể trong dài hạn. Theo Nguyễn Viết Tiến (2013) phát triển nông nghiệp nước ta ngày nay là quá trình chuyển nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lạc hậu sang phát triển toàn diện nền sản xuất lớn tiên tiến, hiện đại, có cơ cấu hợp lý, gắn với mở rộng thị trường hội nhập tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nông dân và xây dựng nông thôn mới XHCN. Trên cơ sở đó có thể rút ra khái niệm về phát triển nông nghiệp như sau: - Phát triển nông nghiệp là trạng thái vận động theo xu hướng hoàn thiện hơn của sản xuất nông nghiệp về năng lực sản xuất, cơ cấu và trình độ kỹ thuật, tổ chức và năng suất. Sự phát triển sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao hơn ổn định gắn với năng suất nông nghiệp cao hơn để đáp ứng và thích ứng với điều kiện thị trường và nền kinh tế; - Phát triển được thể hiện ở các mặt sau đây: duy trì tăng trưởng sản lượng nông nghiệp cao và ổn định theo thời gian; sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp hợp lý; huy động và sử dụng nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả; tổ chức sản xuất theo hướng tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp quốc gia và quốc tế; tăng nhanh năng suất nông nghiệp. 1.1.3. Tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp Với các nước đang phát triển, nông nghiệp là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Từ các nghiên cứu của Todaro M.P (1998); Vũ Thị Ngọc Phùng (2006); Vũ Đình Thắng (2006); Phạm Văn Khôi và Hoàng Mạnh Hùng (2020)… có thể rút ra những đặc điểm sau: - Phát triển nông nghiệp bảo đảm cung cấp lương thực thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản của con người:
- 9 + Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người. Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sống mình là lương thực. Cách đây khoảng một vạn năm, con người đã biết thuần dưỡng động vật hoang, trồng các loại cây rừng và biến chúng thành vật nuôi, cây trồng. Sự ổn định bước đầu của dân số thế giới là từ khi loài người biết trồng trọt và tạo được lương thực thực phẩm; + Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nông nghiệp ngày càng được mở rộng, các giống cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng, phong phú. Các Mác đã khẳng định, con người phải có ăn, sau đó mới đến các hoạt động khác. Ông đã chỉ rõ: nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người. Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định chính trị xã hội của đất nước. - Phát triển nông nghiệp bảo đảm cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm của dân cư: + Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt, da và đồ dùng bằng da… đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp; + Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầu vào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Hơn nữa thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của nông sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến. - Phát triển nông nghiệp bảo đảm cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước: nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến là bộ phận xuất khẩu hàng hoá chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển. Trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nông sản xuất khẩu nhất là dưới dạng thô có xu hướng giảm đi, nhưng tăng lên về giá trị tuyệt đối. Vì vậy trong thời kỳ
- 10 đầu của quá trình công nghiệp hoá của nhiều nước, nông nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triển nền kinh tế quốc dân. - Phát triển nông nghiệp để giải phóng lao động cung cấp cho công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội: đây là xu hướng có tính quy luật trong phân công lại lao động xã hội. Tuy vậy, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cả việc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở thành thị và nông thôn. 1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Lý thuyết về phát triển nông nghiệp là sự kế thừa và phát triển quan điểm phát triển của các lý thuyết phát triển trong kinh tế. Nhưng trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp sẽ có sự ứng dụng và phát triển phù hợp. 1.2.1. Các lý thuyết về phát triển kinh tế 1.2.1.1. Lý thuyết Phát triển bền vững (PTBV) Phát triển bền vững được đề cập từ lâu nhưng chỉ được cụ thể hóa trong tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil tháng 5/1992 đã xác định 27 nguyên tắc cơ bản của PTBV, 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) được xác định trong Tuyên bố Thiên niên kỷ tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (9/2000, New York, Mỹ). Trên cơ sở đó Liên hợp quốc thống nhất khái niệm về phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” (UNEP, (2011)). Đó là sự phát triển luôn giữ được sự kết hợp cân đối, hài hòa trên cả 3 trụ cột phát triển về kinh tế, về xã hội và về sinh thái/tài nguyên, môi trường (Rogall G, (2009)). Lý luận phát triển bền vững được nghiên cứu trên các góc độ (i) Thứ nhất, về lý thuyết, tất yếu khách quan cần phải tính đến một cách đầy đủ các yếu tố phát triển, trong đó có yếu tố tài nguyên và môi trường mà trong quản lý phát triển thường không hoặc hầu như ít được chú ý trong các quyết định quản lý phát triển,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 107 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 177 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 238 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 18 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 18 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn