BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI I<br />
<br />
Trịnh Xuân Vũ<br />
<br />
NHỮNG BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA<br />
HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA HỌC SINH<br />
TRONG GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG<br />
Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC<br />
<br />
Chuyên ngành: Phƣơng pháp giảng dạy văn học<br />
Mã số : 5.07.02<br />
Luận án phó tiến sĩ khoa học Sƣ phạm-Tâm lý<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Giáo sƣ Phan Trọng Luận<br />
<br />
Hà Nội - 1993<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
1. PT<br />
<br />
Phổ thông<br />
<br />
2. PTTH<br />
<br />
Phổ thông trung học<br />
<br />
3. Tpvc<br />
<br />
Tác phẩm văn chƣơng<br />
<br />
4. T<br />
<br />
Thầy<br />
<br />
5. tr<br />
<br />
Trò<br />
<br />
6. tp<br />
<br />
Tác phẩm<br />
<br />
7. PTCS<br />
<br />
Phổ thông cơ sở<br />
<br />
8. NXB GD<br />
<br />
Nhà xuất bản Giáo dục<br />
<br />
9. Sđd<br />
<br />
Sách đã dẫn<br />
<br />
10 Sgk<br />
<br />
Sách giáo khoa<br />
<br />
11. HN<br />
<br />
Hà Nội<br />
<br />
12. UBKHKT tp HCM<br />
<br />
Ủy ban khoa học kỹ thuật thành phố<br />
Hồ Chí Minh<br />
<br />
13. TTHL<br />
<br />
Trung tâm học liệu<br />
<br />
14. XB<br />
<br />
Xuất bản<br />
<br />
15. KHVN<br />
<br />
Khoa học Việt Nam<br />
<br />
16. TLđd<br />
<br />
Tài liệu đã dẫn<br />
<br />
17. NXB ST<br />
<br />
Nhà xuất bản Sự thật<br />
<br />
18. Lhnb<br />
<br />
Lƣu hành nội bộ<br />
<br />
19. NXB VH<br />
<br />
Nhà xuất bản Văn hóa<br />
<br />
20. NXB Vh<br />
<br />
Nhà xuất bản Văn học<br />
<br />
21. NXB KHXH<br />
<br />
Nhà xuất bản Khoa học xã hội<br />
<br />
1<br />
<br />
A- PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Tên đề tài : "Những biện pháp tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh trong giờ<br />
học tpvc ở nhà trƣờng PTTH"<br />
<br />
I. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đang đòi hỏi nhà trƣờng phải đổi mới<br />
phƣơng pháp dạy học.<br />
Nếu nhìn lại lịch sử phát triển của khoa học thì nhất là từ những năm 30 của thế kỷ<br />
này, nhiều chuyên ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và xã hội đã tiến nhanh từ giai<br />
đoạn mô tả lên giai đoạn mô tả - cấu trúc. Vì thế, ngay từ bấy giờ nhiều chuyên ngành khoa<br />
học tự nhiên và xã hội đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể (1). Sự bùng nổ thông tin và các<br />
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trên phạm vi toàn<br />
cầu.<br />
Tâm lý, nhận thức cũng nhƣ nhu cầu, năng lực, trí tuệ và thể chất con ngƣời v.v... đã<br />
có nhiều thay đổi. Tất cả đang đòi hỏi một hệ quy chiếu mới, một thang giá trị mới đặc biệt là<br />
một phƣơng pháp khoa học mới cho mỗi chuyên ngành. Nhà trƣờng, lí luận dạy học cũng<br />
nhƣ phƣơng pháp giảng dạy văn học đã và đang đứng trƣớc một yêu cầu đổi mới về phƣơng<br />
pháp.<br />
2. Thực tiễn nhà trƣờng PTTH đang yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học :<br />
Đã nhiều năm nay tình trạng "thầy chán dạy, trò chán học" môn văn ở nhà trƣờng cấp<br />
2 và cấp 3 PTTH vẫn đang kéo dài. Đã có nhiều cách giải thích hiện tƣợng này. Có ý kiến thì<br />
cho rằng đó là do sự "xuống cấp" của đời sống xã hội về đời sống vật chất cũng nhƣ tinh<br />
thần. Có ý kiến thì quy cho chƣơng trình và Sgk đã đƣa vào nhà trƣờng những tp non yếu về<br />
văn<br />
<br />
2<br />
chƣơng, nghệ thuật và buộc ngƣời giáo viên phải truyền đạt những tri thức quá hạn hẹp, sơ<br />
lƣợc;lỗi thời và xa lạ với học sinh. Những tri thức ấy đã trở nên nhàm chán vì nó đƣợc nói đi<br />
nói lại nhiều lần suốt từ lớp 6 đến lớp 12 và giờ văn nhiều khi cũng na ná nhƣ giờ sử, giờ đạo<br />
đức và giờ chính trị. Sự "xuống cấp" về chất lƣợng giảng dạy môn văn vẫn đang là một nỗi lo<br />
lắng của nhà trƣờng PTTH và toàn xã hội.<br />
Mặt khác, đã gần một thế kỷ nay, phƣơng pháp dạy học nói chung, phƣơng pháp dạy<br />
học tpvc nói riêng ở nhà trƣờng PTTH nƣớc ta ít có gì thay đổi về cơ bản. Đến nay chƣơng<br />
trình, sgk đã "cải cách" nhiều lần, nhƣng phƣơng pháp thì vẫn cũ, nhất là ở nhà trƣờng PTTH.<br />
Sự đổi mới về phƣơng pháp giảng dạy văn chƣơng đi và đang trở thành một yêu cầu bức<br />
bách.<br />
3. Ý thức về hiệu năng của phƣơng pháp mới ở nhà trƣờng ngày nay :<br />
Theo cách nhìn bao quát nhất, thì con ngƣời cũng là một "thực thể phƣơng pháp", một<br />
"hữu thể đi tìm phƣơng pháp" để biến "vật tự nó" thành "vật cho ta". Sự tiến hóa từ "con<br />
ngƣời tiền sử" đến "con ngƣời thánh triết" thực chất chỉ là sự tiến hóa của phƣơng pháp và<br />
cách thức mà con ngƣời dùng để tác động vào giới tự nhiên, xã hội cũng nhƣ bản thân mình<br />
(2). Trong tiến trình lịch sử, phƣơng pháp luôn luôn thay đổi để phù hợp với đối tƣợng mà nó<br />
hƣớng tới. Vì vậy, muốn giảng dạy có phƣơng pháp, muốn đào tạo có hiệu quả, thì các nhà sƣ<br />
phạm, các nhà giáo phải hiểu biết các qui luật của giới tự nhiên, của xã hội cũng nhƣ chính<br />
bản thân con ngƣời. Đó là những cơ sở khoa học để ngƣời T có thể tìm ra những phƣơng<br />
pháp thích hợp tác động vào chủ thể cũng nhƣ vào khách thể nhằm đem lại những hiệu<br />
<br />