intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

115
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với các mục tiêu nghiên cứu để xác định những vấn đề chủ yếu đã làm nên cảm hứng sáng tác của Tản Đà, tìm ra những quan hệ giữa thân thế, sự kiện lịch sử - xã hội và văn chương với tư tưởng và sáng tác của ông; bước đầu xác định những cảm hứng chính yếu trong thơ Tản Đà (Cảm hứng dân tộc, cảm hứng lãng mạn) và những biểu hiện của hai nguồn cảm hứng đó. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo<br /> Trƣờng Đại Học sƣ Phạm TP.Hồ Chí Minh<br /> <br /> CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT<br /> TRONG THƠ TẢN ĐÀ<br /> Luận án thạc sĩ khoa học ngữ văn<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 5.04.33<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn:<br /> PGS. TS Trần Hữu Tá<br /> Ngƣời thực hiện:<br /> Vũ Hào Hiệp<br /> <br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> 2000<br /> <br /> Chân thành cảm tạ<br /> GS. Hoàng Nhƣ Mai<br /> PGS. TS Trần Hữu Tá<br /> PGS. TS Phùng Quý Nhâm<br /> TS Huỳnh Nhƣ Phƣơng<br /> TS Lê Tiến Dũng<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1<br /> 1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 1<br /> 2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ 2<br /> 3. Lịch sử vấn đề: ........................................................................................................... 2<br /> 4. Phạm vi đề tài: ......................................................................................................... 12<br /> 5. Phƣơng pháp tiếp cận:.............................................................................................. 12<br /> 6. Đóng góp của luận án : ............................................................................................ 13<br /> 7. Cấu trúc của luận án:................................................................................................ 14<br /> B. NỘI DUNG ............................................................................................................. 15<br /> CHƢƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG. NHỮNG SỰ KIỆN<br /> ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẢM HỨNG SÁNG TÁC. ................................................................... 15<br /> 1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng. ......................................................................... 15<br /> 2. Những sự kiện ảnh hƣởng đến cảm hứng sáng tác. ................................................. 27<br /> a. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội: ...................................................................................... 27<br /> b. Những sự kiện văn chƣơng: ..................................................................................... 34<br /> CHƢƠNG II: CẢM HỨNG DÂN TỘC TRONG THƠ TẢN ĐÀ .............................. 43<br /> 1. Những xúc động trƣớc cảnh trí quê hƣơng. ............................................................. 54<br /> 2. Hƣớng về dân tộc để tự hào, nhắc nhở truyền thống anh hùng. .............................. 61<br /> 3. Kêu gọi tình đoàn kết dân tộc, biểu lộ lòng thƣơng dân của nhà nho “Ái quốc bằng<br /> đạo đức”. .................................................................................................................................. 64<br /> 4. Tình cảm thủy chung, hoài bão và lòng tin với dân tộc và đất nƣớc. ...................... 66<br /> 5. Nỗi “sầu non nƣớc”, niềm tiếc nuối và sự cô đơn vô hạn........................................ 69<br /> 6. Một thái độ phê phán xã hội của nhà nho yêu nƣớc ................................................ 76<br /> 7. Hƣơng vị đất nƣớc đậm đà trong thơ ca. ................................................................. 79<br /> CHƢƠNG III: CẢM HỨNG LÃNG MẠN TRONG THƠ TẢN ĐÀ ......................... 92<br /> I. Tản Đà - nhà nho tài tử cuối cùng và là "đêm trƣớc của chủ nghĩa lãng mạn" đối với<br /> thơ Việt Nam hiện đại. ............................................................................................................. 95<br /> II. Những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ Tản Đà ................................ 103<br /> a. Cái "tôi"ngông:....................................................................................................... 103<br /> b. Cái "tôi" xê dịch. .................................................................................................... 109<br /> c. Cái "tôi" đa tình của ngƣời tài tử. .......................................................................... 117<br /> d. Cái "tôi" sầu: .......................................................................................................... 125<br /> e. Hiếu lạc: ................................................................................................................. 130<br /> C/ KẾT LUẬN ........................................................................................................... 137<br /> THƢ MỤC THAM KHẢO........................................................................................ 140<br /> <br /> A. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài:<br /> Việc nhận chân và đánh giá một tác gia văn học không dễ một sớm một chiều có thể<br /> khẳng định chính xác. Đối với một tác gia phức tạp về tƣ tƣởng và sáng tác, điều đó càng cần<br /> có thời gian. Thi sĩ Tản Đà thuộc loại đó. Chính nhà thơ Xuân Diệu, ngƣời nối gót Tản Đà<br /> trong làng thơ, đã từng phát biểu: "...Sau khi đã viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân<br /> Hƣơng, Cao Bá Quát Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, nghiền<br /> ngẫm tất cả là trong khoảng 25 năm (từ 1958), hôm nay tôi xin viết về tác giả quá cố khó nhất<br /> so với tám tác giả trƣớc kia, là Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu... "(1).<br /> Vấn đề Tản Đà vẫn còn đó, còn bỏ ngỏ, và “hiện tƣợng Tản Đà” của giai đoạn văn<br /> học giao thời (1900 - 1930) còn là nỗi bức xúc tìm kiếm và cố gắng để giải thích rốt ráo của<br /> nhiều ngƣời. Trong đó, những vấn đề về tƣ tƣởng nghệ thuật, cảm hứng nghệ thuật... là<br /> những vấn đề còn cần đƣợc tiếp tục lý giải.<br /> Thế nhƣng, những câu hỏi cần đƣợc giải quyết cho thấu đáo đối với một "đối tƣợng<br /> khó" nhƣ Tản Đà lại khiến chúng tôi bị kích thích, muốn nhập cuộc, và ƣớc gì góp phần thỏa<br /> đáng vào công việc đi tìm chân dung đích thực của nhà thơ.<br /> Điều mong ƣớc có những công trình thỏa đáng, những chuyên luận trọn vẹn nghiên<br /> cứu về Tản Đà cũng nhƣ một số tác gia thuộc tạng nhƣ ông là tâm trạng chung của nhiều thế<br /> hệ ngƣời nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học. Đặc biệt do có sự yêu quí nhà thơ, sự hấp<br /> dẫn bởi đề tài "cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà" đã khiến chúng tôi chọn đề tài với<br /> lòng khấp khởi. Thêm nữa, sự cảm thông sâu xa của kẻ hậu sinh trƣớc những trăn trở, những<br /> nỗi niềm kín đáo không có ngƣời tri kỷ của thi sĩ đã khiến chúng tôi quyết tâm nhập cuộc và<br /> <br /> (1)<br /> <br /> Tìm hiểu về Tản Đà, trích tuyển tập Tản Đà. tr 13. NXB Văn học - Hà Nội. 1956<br /> <br /> 1<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2