Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm
lượt xem 8
download
Luận án "Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm" trình bày về các nội dung: tư tưởng và quan niệm của Ngô Tất Tố về làm báo, viết văn, nội dung tư tưởng của tạp văn - tiểu phẩm Ngô Tất Tố, nghệ thuật viết tiểu phẩm của Ngô Tất Tố. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ TẤT TỐ - NHÀ BÁO THÀNH TỰU XUẤT SẮC QUA MẢNG TẠP VĂN - TIỂU PHẨM CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : GS - PTS TRẦN HỮU TÁ Người thực hiện: TRẦN VẦN DỮNG 1997 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ Hồ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÔ TẤT TỐ - NHÀ BÁO THÀNH TỰU XUẤT SẮC QUA MẢNG TẠP VĂN - TIỂU PHẨM CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS - PTS TRẦN HỮU TÁ Người thực hiện: TRẦN VẦN DỮNG 1997 Luận án thạc sĩ PHẦN MỞ ĐẦU I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nói đến Ngô Tất Tố, ngƣời đọc liên tƣởng ngay đến tác giả của tiểu thuyết Tắt đèn, một tác phẩm xuất sắc đã góp phần đƣa tên tuổi của nhà văn lên vị trí xứng đáng trong dòng văn học hiện thực nƣớc ta, giai đoạn 1930 - 1945. Từ khi mới ra đời Tắt đèn đã đƣợc nhiều nhà văn, nhà báo thời đó khen ngợi và đánh giá cao "một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chƣa từng thấy"(1). Không chỉ có Tắt đèn mà còn nhiều tác phẩm khác của Ngô Tất Tố nhƣ: Việc làng, Lều chõng, những bài báo và các công trình khảo cứu, dịch thuật... cũng đƣợc đông đảo công chúng độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Ngày nay, tác phẩm của ông đƣợc đƣa vào dạy ở trƣờng phổ thông và đại học. Thân thế và sự nghiệp của ông đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học quan tâm, nhiều thế hệ sinh viên chọn làm luận văn tốt nghiệp ở bậc đại học và cao hơn. Vào ngày 10-6-1996 một vinh dự lớn đã đến với Ngô Tất Tố là các tác phẩm: Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng, Phiên chợ trung du (bút ký năm 1947 - 1948) đƣợc trao giải thƣởng Hồ Chí Minh (đợt I). Đây là hình thức khen thƣởng cao nhất của Đảng - Nhà nƣớc tặng cho những công trình đặc biệt xuất sắc, đã đƣợc công bố hoặc sử dụng kể từ ngày thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay. Theo đánh giá của Hội đồng trao giải, tất cả 77 cụm công trình, tác phẩm đƣợc tặng thƣởng đợt này đều có giá trị cao về khoa học, văn học nghệ thuật, có ảnh hƣởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống nhân dân, cũng nhƣ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Nhƣ vậy, sự nghiệp văn chƣơng của Ngô Tất Tố, thêm một lần nữa đƣợc khẳng định ở vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông từng làm say mê nhiều thế hệ độc giả, trong đó có tôi. (Lần đầu tiên tôi đƣợc làm quen với tác giả Ngô Tất Tố qua tác phẩm Tắt đèn, cách đây đã hơn hai mƣơi năm). Không khí náo động, căng thẳng, ngột ngạt của làng Đông Xá trong vụ thuế, dƣới thời Pháp thuộc đƣợc ông miêu tả nhƣ vẫn còn in đậm trong trí nhớ của tôi: cổng làng đóng chặt, việc đồng áng đình đốn, dân làng bị dồn lại và bọn (1) Vũ Trọng Phụng viết trên tờ Thời vụ năm 1939, trích lại trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập V, NXB Giáo dục 1978, trang 213. 1 Luận án thạc sĩ cƣờng hào bắt đầu đốc thuế bằng gậy gộc, cùm kẹp. Giữa tiếng thúc giục dồn dập của "mõ cá trên cột đình", "trống cái dƣới xá đình", ngƣời nông dân đầu óc căng thẳng, hoặc chạy ngƣợc chạy xuôi vay nợ, cầm đồ, hoặc kêu khóc thảm thiết. Sau lũy tre xanh, làng Đông Xá êm đềm, lặng lẽ bỗng trở thành một bãi chiến trƣờng. Tôi vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng kêu uất ức của chị Dậu và hình dung đƣợc cảnh chị nghiến hai hàm răng lại, thách thức và đánh ngã hai tên bộ hạ hung hăng của quan phụ mẫu và cụ lý. Mỗi lần đọc lại hai câu thơ cùa Tố Hữu: " Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy đường thôn lính đầy". là tôi lại liên tƣởng đến Tắt đèn và nhớ đến Ngô Tất Tố. Sau này, khi học lên đại học, có điều kiện đọc nhiều tác phẩm khác của Ngô Tất Tố, tôi nhận ra: bên cạnh các sáng tác văn học, ông còn viết nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu, nhiều bài bình luận thời sự có giá trị. Đặc biệt là trên lĩnh vực báo chí, ông cũng đã chứng tỏ đƣợc mình là một cây bút tài hoa hiếm thấy trong làng báo Việt Nam thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi mà nền báo chí nƣớc nhà vừa mới phát triển. Trong khoảng thời gian mƣời lăm năm (1930 1945), trên các báo ngày, báo tuần, tạp chí khắp cả Bắc - Trung - Nam, xuất hiện liên tục các bài văn ngắn của Ngô Tất Tố, dƣới nhiều tên ký khác nhau. Vào thời đó "độc giả khắp trong Nam ngoài Bắc, không ai là không biết đến danh tiếng của ông". Chính những bài văn ngắn này là mảng đƣợc ông đầu tƣ vào đó nhiều công sức và tâm huyết nhất. Lớp hậu sinh của chúng tôi ngày nay chỉ đƣợc đọc một phần rất nhỏ trong số hàng ngàn trang viết của nhà báo Ngô Tất Tố. Nhƣng chỉ với một phần nhỏ ấy thôi, cũng đủ làm cho chúng tôi kính phục văn tài của ông. Đọc lại những tác phẩm báo chí của Ngô Tất Tố viết cách đây hơn nửa thế kỷ, nhiều khi chúng tôi hết sức ngạc nhiên và tự hỏi: Làm sao một nhà nho áo the khăn xếp, từng bị các đồng nghiệp chế giễu "suốt đời không biết ăn kem Bờ Hồ", lại có thể viết những bài báo sắc sảo, hiện đại đến nhƣ thế? Vừa thâm nho, uyên bác đậm tính triết lý phƣơng Đông, vừa đầy chất trí tuệ của phƣơng Tây. Và điều gì đã thôi thúc ông, vừa có tài viết "mỗi ngày một chuyện" vừa có tài viết "mỗi bài một kiểu", không đơn điệu, trùng lắp và luôn đem đến cho ngƣời đọc một sự thú vị. Thế nhƣng, từ trƣớc đến nay mảng tạp văn của ông không đƣợc mấy ngƣời biết đến, trừ một số bậc cao niên và những nhà nghiên cứu. 2 Luận án thạc sĩ Nhiều ngƣời khá quen thuộc với nhà văn hiện thực Ngô Tất Tố, nhƣng chƣa biết nhiều hoặc không biết nhà báo Ngô Tất Tố. Thậm chí có nhà báo đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp đàng hoàng, đã từng viết tiểu phẩm báo chí, nhƣng khi đƣợc hỏi về tạp văn - tiểu phẩm của Ngô Tất Tố thì tỏ ra xa lạ, vì chƣa đƣợc đọc đến bao giờ. Có ngƣời nghĩ đó là những tiểu phẩm đã "xƣa nhƣ trái đất", đáng đƣợc đƣa vào bảo tàng, không còn cần thiết đối với những ngƣời làm báo thời hiện đại. Nghĩ nhƣ vậy là chƣa hiểu nhiều về nhà báo Ngô Tất Tố. Là ngƣời yêu thích văn chƣơng của ông, tôi chọn "mảng không đƣợc mấy ngƣời biết đến" này để làm luận án tốt nghiệp cao học. Đề tài đƣợc mang tên : Ngô Tất Tố - nhà báo (những thành tựu xuất sắc qua mảng tạp văn - tiểu phẩm). Nghiên cứu tạp văn tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, chúng tôi muốn góp phần làm sáng tỏ tƣ tƣởng tiến bộ và quan niệm của ông về nghề làm báo và viết văn, đồng thời qua đó khẳng định tài năng của ông trên lĩnh vực báo chí, đồng thời khẳng định lại vị trí của các tác phẩm báo chí, trong toàn bộ sự nghiệp văn chƣơng của ông. Thực tế cho thấy, các tác phẩm Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng trƣớc khi in thành sách, một số đoạn đã đƣợc đăng trên các báo dƣới dạng những bài văn ngắn, điều đó có nghĩa là tất cả đƣợc bắt đầu từ báo chí mà ra. Theo chúng tôi cả hai chức năng nhà văn và nhà báo ở ông đều hòa chung trong một nhân cách, nhƣng ở góc độ nhà báo ông có phần sắc sảo hơn. Chúng tôi sẽ lý giải điều này trong phần nội dung của luận án. Làng báo Việt Nam hiện nay, đang bƣớc vào giai đoạn đổi mới trong bối cảnh đổi mới chung của đất nƣớc, với số lƣợng báo chí phát hành nhiều, có hình thức trình bày trang nhã, nội dung phong phú đa dạng, thì việc đòi hỏi các nhà báo vừa có chuyên môn cao đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp, vừa phải thực hành giỏi để tạo ra những tác phẩm báo chí có sức sống lâu dài trong lòng độc giả, là một nhu cầu cấp thiết. Nhƣng theo nhận xét của riêng tôi, trong giáo trình báo chí đƣợc giảng dạy ở các trƣờng đào tạo chuyên ngành hiện nay, có phần nặng về trang bị lý luận hơn là nghiệp vụ thực hành qua các thể loại. Vì vậy, việc nghiên cứu tạp văn - tiểu phẩm của Ngô Tất Tố, là một việc làm cần thiết mang ý nghĩa bổ sung vào vốn kiến thức chuyên môn cho bản thân mình, đồng thời giúp cho những ngƣời đã, đang hoặc sắp sửa bƣớc vào nghề báo có thêm tài liệu để tham khảo. 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học địa lý: Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng
120 p | 217 | 46
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà hàng của Khách sạn Midtown Huế
161 p | 213 | 41
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 214 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 170 | 34
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 121 | 32
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p | 144 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 87 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 89 | 16
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
106 p | 84 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 119 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
133 p | 155 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
142 p | 89 | 11
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
98 p | 83 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
104 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn