intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945

Chia sẻ: Nguathienthan Nguathienthan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:228

65
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định một khung lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị theo quan điểm mác xít (C.Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh), có đối chiếu với những lý thuyết truyền thông phương Tây hiện đại; xác định hệ khái niệm. Định nghĩa khái niệm dòng báo chính trị ở Việt Nam; làm rõ cơ sở ra đời và phát triển dòng báo chính trị và các khuynh hướng báo chí chính trị; lực lượng làm báo chính trị; nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị giai đoạn 1925-1945. Rút ra một số bài học trong việc nhận thức và xử lý mối quan hệ báo chí và chính trị trong giai đoạn 1925-1945 đối với thực tiễn báo chí và chính trị hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Báo chí: Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ Hà Nội - 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925 - 1945 Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC Mã số: 62320101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƯNG XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ GS.TS. Đỗ Quang Hưng GS.TS. Phùng Hữu Phú Hà Nội - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tên đề tài luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, rõ ràng và chính xác. Những kết quả nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thúy Hằng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Quang Hưng, người đã gợi ý tưởng, truyền cảm hứng, giảng dạy cho tôi về phương pháp, tri thức và tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Tôi xin gửi lời tri ân đến GS. Hà Minh Đức, thầy đã hướng dẫn tôi khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và cho tôi những động viên tinh thần trong quá trình làm luận án. Xin cảm ơn PGS.TS. Đinh Văn Hường, Ban Chủ nhiệm Khoa và các thầy cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã đào tạo tôi suốt cả quá trình từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Báo chí. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến GS.TS. Phùng Hữu Phú, Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp ở Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, về những chỉ bảo, góp ý cũng như sự quan tâm, khích lệ trong suốt quá trình tôi làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt, xin được cảm ơn chị Vũ Thị Minh Thắng, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc biên dịch các tài liệu tiếng Pháp và đọc bản thảo luận án. Tôi cũng muốn dành cơ hội này để gửi lời cảm ơn đến TS. Eva Hansson, cô giáo đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu ở Đại học Stockholm, Thụy Điển. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các nhà báo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí đã trả lời phỏng vấn và cho tôi thêm những chỉ dẫn trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn các cán bộ ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Viện Sử học, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Trung Tâm Thông - Tin Thư viện - ĐHQGHN và nhiều cơ quan khác đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khai thác tư liệu phục vụ luận án. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, ở cả trong và ngoài nước, đã động viên, khích lệ. Đặc biệt, Luận án này xin được dành tặng Gia đình - Bố mẹ, Chồng và các con, những người đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, yêu thương và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian tôi làm luận án! Tác giả luận án Nguyễn Thị Thúy Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 5. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 6 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................... 6 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................ 8 1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí ............................................................... 8 1.1.2. Về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị ...................................................... 13 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................... 15 1.2.1. Về báo chí và đời sống chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ....... 15 1.2.2. Về lý thuyết truyền thông chính trị ....................................................................... 18 1.3. Những thành tựu đã đạt đƣợc và những vấn đề cần giải quyết ........................ 22 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BÁO CHÍ VÀ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ ....................................................................................................................... 25 2.1. Khái niệm dòng báo chính trị, đời sống chính trị ............................................... 25 2.1.1. Khái niệm dòng báo chính trị ............................................................................... 25 2.1.2. Khái niệm đời sống chính trị ................................................................................ 29 2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị .............................. 31 2.2.1. Quan điểm mác xít ................................................................................................ 31 2.2.2. Các lý thuyết khác................................................................................................. 39 Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 45 CHƢƠNG 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) .................................... 46 3.1. Cơ sở hình thành dòng báo chính trị ở Việt Nam............................................... 46 3.1.1. Cơ sở chính trị-xã hội .......................................................................................... 46 3.1.2. Cơ sở văn hóa-tư tưởng ........................................................................................ 51 3.2. Các giai đoạn phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam ............................ 54 3.2.1. Giai đoạn trước năm 1925 .................................................................................... 54 3.2.2. Giai đoạn 1925 đến 1936 ...................................................................................... 56 3.2.3. Giai đoạn 1936 đến 1939 ...................................................................................... 58 3.2.4. Giai đoạn 1939 đến Cách mạng tháng Tám 1945 ................................................ 60 3.3. Các khuynh hƣớng của dòng báo chính trị ......................................................... 61 3.3.1. Báo chí theo khuynh hướng mác xít ..................................................................... 62 3.3.2. Báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền ............. 64 3.3.3. Báo chí theo khuynh hướng thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương ... 66 3.3.4. Báo chí theo khuynh hướng Trotskyist................................................................. 68
  6. 3.4. Lực lƣợng làm báo chính trị ................................................................................. 69 3.4.1. Các nhà Nho cấp tiến ............................................................................................ 69 3.4.2. Giới trí thức Tây học............................................................................................. 71 3.4.3. Các nhà báo cách mạng ........................................................................................ 74 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................................... 77 CHƢƠNG 4: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM (1925-1945) ........................................................................................... 79 4.1. Nội dung dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945)........................................ 79 4.1.1. Thể hiện thái độ chính trị ...................................................................................... 79 4.1.2. Phản ánh các phong trào yêu nước và cách mạng ................................................ 82 4.1.3. Đấu tranh tư tưởng và lý luận ............................................................................... 85 4.1.4. Cổ động, tổ chức quần chúng tranh đấu ............................................................... 94 4.2. Nghệ thuật làm báo chính trị 1925-1945.............................................................. 96 4.2.1. Hoạt động tổ chức tòa soạn................................................................................... 96 4.2.2. Tổ chức trang báo và thể hiện chuyên mục .......................................................... 100 4.2.3. Tổ chức “nhóm báo” ............................................................................................. 102 4.2.4. Phong cách báo chí chính trị ................................................................................. 104 Tiểu kết chƣơng 4 ......................................................................................................... 111 CHƢƠNG 5: VAI TRÒ CỦA DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1925-1945) VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC ................................. 113 5.1. Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945) .... 113 5.1.1. Vũ khí tư tưởng của các đảng phái và phong trào chính trị .................................. 113 5.1.2. Nâng cao lòng yêu nước và nhận thức chính trị của quần chúng ......................... 117 5.1.3. Làm rung chuyển chính quyền thuộc địa .............................................................. 125 5.2. Một số bài học ........................................................................................................ 129 5.2.1. Báo chí - một thành công lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 .............................................................................................................. 129 5.2.2. Dòng báo chính trị-lực lượng chủ lực của chủ nghĩa dân tộc ............................... 133 5.2.3. Vấn đề lãnh đạo và quản lý báo chí ...................................................................... 136 5.2.4. Xây dựng đội ngũ làm báo chính trị ..................................................................... 139 5.2.5. Kinh nghiệm về nghệ thuật làm báo chí chính trị ................................................. 141 Tiểu kết chƣơng 5 ......................................................................................................... 144 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152 PHỤ LỤC
  7. HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN TÊN HÌNH VẼ/BIỂU ĐỒ TRANG Mô hình về quá trình sản xuất, nội dung và hiệu quả của truyền 27 thông chính trị
  8. DANH MỤC VIẾT TẮT BTLSQG Bảo tàng Lịch sử Quốc gia H. Hà Nội KH Ký hiệu NXB Nhà xuất bản pp. pages TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTĐC Truyền thông đại chúng tr. trang TƯ Trung ương TVQG Thư viện Quốc gia UBTƯ Ủy ban Trung ương VSH Viện Sử học VTTKHXH Viện Thông tin Khoa học Xã hội
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo chí Việt Nam ra đời gần như cùng với công cuộc xâm lăng của thực dân Pháp trên đất nước ta. Báo chí trước hết là công cụ phục vụ cho chương trình khai hoá thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng rất nhanh chóng, các nhà yêu nước và cách mạng Việt Nam đã nắm lấy vũ khí này, đấu tranh một cách có hiệu quả cho những mục tiêu chính trị cụ thể. Báo chí đã theo sát từng bước đi trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp trong lòng xã hội Việt Nam. “Lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, là lịch sử của cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa một nền báo chí thực dân với một nền báo chí yêu nước và cách mạng” [65, tr.7]. Báo chí đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam vì bên cạnh mục tiêu thông tin, báo chí còn là phương tiện giáo dục, là vũ khí tranh đấu, thậm chí là diễn đàn lý luận - tư tưởng của các đảng phái, các phong trào chính trị. Năm 1925, sự ra đời của báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập cũng chính là mốc mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đây đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua hai thập kỷ, báo chí cách mạng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng về số lượng và phân hoá một cách sâu sắc về những màu sắc chính trị-xã hội của lịch sử báo chí Việt Nam. Năm 1925 cũng “đánh dấu một bước ngoặt trong biến chuyển của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, bởi vì đây chính là thời điểm ra đời của các đảng phái chính trị” [78, tr. 534], các phong trào chính trị ở Việt Nam mà báo chí là cơ quan ngôn luận. Có thể nói đời sống chính trị giai đoạn 1925-1945 đan xen nhiều mâu thuẫn dân tộc, giai cấp, các xu hướng khiến cho hoạt động báo chí càng phức tạp. Bên cạnh báo chí theo khuynh hướng mác xít, hệ thống báo chí ngày càng phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dòng báo chính trị còn phát triển một cách đa dạng theo các khuynh hướng khác như báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền; báo Trotskyist, v.v.. Báo chí vừa là tấm gương phản ánh các phong trào chính trị, vừa tác động trở lại đối với những phong trào đó. Chính trên diễn đàn báo chí, các tư tưởng chính trị Việt Nam đã được phản ánh, đồng thời phản chiếu cả những cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, để rồi từ đó, báo chí đã góp phần tổ chức, củng cố, phát triển các phong trào chính trị Việt Nam. Báo chí chính trị giống như những cuốn sổ lịch đại, vừa phản chiếu đời sống chính trị Việt Nam, vừa phản ánh những hơi thở của đời sống văn hóa dân tộc. Đề tài “Dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945” đã được lựa chọn cho luận án tiến sĩ báo chí bởi rất nhiều lý do. Trước hết, sự vận động phong phú của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 đã tạo cảm hứng và niềm say mê cho 1
  10. nghiên cứu sinh với với đề tài này. Báo chí với sự đa màu sắc, đa giọng điệu, có dòng báo thân chính quyền, nhưng cũng có dòng báo đấu tranh mạnh mẽ với chính quyền thực dân, và bản thân các dòng báo vừa tồn tại cùng nhau, nhưng cũng cạnh tranh và xung đột với nhau mạnh mẽ làm nên một bức tranh đa dạng của báo chí Việt Nam, đòi hỏi cần được phân tích, đánh giá. “Dòng báo chính trị” là một khái niệm khoa học, nhưng cũng là ngôn ngữ của đời sống, vận hành theo nguyên tắc của đời sống, hàm chỉ báo chí chính trị. Chúng tôi hoàn toàn không loại trừ các tạp chí chính trị trong đối tượng khảo sát của mình. Bên cạnh đó, trong một bối cảnh lịch sử cụ thể, khi thực dân Pháp đang áp đặt ách cai trị ở Việt Nam, xuất bản và dung dưỡng cho báo chí phục vụ chính quyền thực dân, thì các nhà dân tộc cách mạng và những người cộng sản cũng đã nắm lấy báo chí để phục vụ cho những mục tiêu chính trị. Tác giả luận án muốn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao báo chí cách mạng, dòng báo xuất bản bí mật, bất hợp pháp, tồn tại trong điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn, lại có thể đóng vai trò to lớn trong quá trình vận động cách mạng và góp phần quan trọng tạo nên thành công của cách mạng Việt Nam? Hơn nữa, dòng báo chính trị luôn chế ngự trong đời sống báo chí và chính trị Việt Nam cận, hiện đại. Dòng báo chính trị rất phong phú, phức tạp, không chỉ là dòng báo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, đa phần các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu dòng báo cách mạng, báo chí của Đảng Cộng sản và một số báo chí yêu nước, khuynh tả mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện dòng báo chính trị với các khuynh hướng báo chí ở Việt Nam. Với luận án này, tác giả dựng lên diện mạo dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945, đi sâu phân tích và lý giải một cách đầy đủ và hệ thống về cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị Việt Nam, các khuynh hướng báo chí chính trị, lực lượng làm báo chính trị cũng như nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị Việt Nam trong giai đoạn này. Về mối quan hệ của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam, tác giả luận án không có khả năng liên tưởng, giải quyết trọn vẹn mối quan hệ giữa báo chí và chính trị hiện nay. Nhưng từ việc phân tích vị trí, vai trò của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945), ý thức được cần phải trau dồi và nâng cao tính cách báo chí chính trị ở nước ta trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi cách làm báo đang xuất hiện những biểu hiện lệch lạc, thương mại hóa, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá khứ về xử lý mối quan hệ giữa báo chí và chính trị để vận dụng vào thực tiễn báo chí Việt Nam đương đại. Từ xưa đến nay, dòng báo chính trị luôn có vị trí quan trọng, không chỉ là việc tuyên truyền cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, mà còn phải phản ánh những sắc thái chính trị từ đời sống, là diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Tác giả luận án hy vọng có thể đóng góp vào việc nghiên cứu báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay, góp phần vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của báo chí chính trị. 2
  11. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận án nhằm phục hiện diện mạo tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945, qua đó thấy được vai trò của dòng báo này đối với đời sống chính trị Việt Nam và rút ra một số bài học về mối quan hệ giữa báo chí và chính trị. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ cách đặt vấn đề về mục đích nghiên cứu như trên, những nhiệm vụ nghiên cứu chính được xác định như sau: - Xác định một khung lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị theo quan điểm mác xít (C.Mác, Ph. Ăng ghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh), có đối chiếu với những lý thuyết truyền thông phương Tây hiện đại; xác định hệ khái niệm (dòng báo chính trị, dòng báo chính trị ở Việt Nam). - Định nghĩa khái niệm dòng báo chính trị ở Việt Nam; làm rõ cơ sở ra đời và phát triển dòng báo chính trị và các khuynh hướng báo chí chính trị; lực lượng làm báo chính trị; nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị giai đoạn 1925-1945. - Phân tích vai trò của dòng báo chính trị đối với các đảng phái và phong trào chính trị giai đoạn 1925-1945, với quần chúng nhân dân và sự tác động đến chính quyền thuộc địa. - Rút ra một số bài học trong việc nhận thức và xử lý mối quan hệ báo chí và chính trị trong giai đoạn 1925-1945 đối với thực tiễn báo chí và chính trị hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong luận án này, đối tượng nghiên cứu là dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945. Báo chí chính là cơ quan ngôn luận của các đảng phái, các phong trào chính trị, qua đó chúng tôi tìm hiểu vai trò của dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945. Phạm vi thời gian là báo chí chính trị giai đoạn 1925-1945, nhưng tập trung nghiên cứu những tờ báo, tạp chí tiêu biểu nhất của các đảng phái, các khuynh hướng chính trị, ngoài ra có tham khảo một số tờ báo có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị Việt Nam trước năm 1925. Vì số lượng các đảng phái ở Việt Nam trước năm 1945 khá lớn, nên luận án cũng chỉ tập trung vào những đảng phái, xu hướng chính trị có hoạt động báo chí sôi nổi và hiệu quả nhất. Phạm vi không gian là báo chí chính trị tiêu biểu ở cả ba miền Bắc -Trung - Nam, chủ yếu tập trung vào báo chí tiếng Việt, có so sánh đối chiếu với một số báo chí tiếng Pháp. Cụ thể, đối tượng và phạm vi khảo sát là những tờ báo của các khuynh hướng chính trị như sau: 3
  12. - Báo chí theo khuynh hướng mác xít - dĩ nhiên đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu bao gồm hệ thống báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) (Dân Chúng, Tin Tức, Tạp Chí Cộng Sản, Giải Phóng, Cờ Giải Phóng) và của các tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị -xã hội đi theo hệ tư tưởng Mác -Lênin (Thanh Niên, Lao động, Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc v.v.) - Báo thân chính quyền và theo khuynh hướng chủ nghĩa quốc gia cải lương (khuynh hướng chính trị thân thực dân, có sự bảo trợ của chính quyền): Đông Pháp, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong Tạp Chí, La Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ), La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương). - Báo theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền: Đông Pháp Thời Báo, La Cloche Fêlée (Tiếng chuông rè), L’Annam, Le Nhà quê v.v. - Báo theo khuynh hướng Trotskyist: La Lutte, Tháng Mười. Vì không có đủ sử liệu nên tác giả không nghiên cứu dòng báo chí thân Nhật, dù đây cũng là một dòng báo tồn tại khoảng 6 năm trong giai đoạn này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án được tiếp cận theo nguyên tắc liên ngành, kết hợp giữa Báo chí học, Chính trị học và Sử học. Trên cơ sở trục lý thuyết Báo chí học, tác giả luận án dựa vào lý thuyết về loại hình báo chí để nghiên cứu một dòng báo đặc biệt là dòng báo chính trị. Đây là dòng báo quan trọng bậc nhất trong hệ thống báo chí ở Việt Nam giai đoạn 1925- 1945, bởi mục đích của báo chí chính trị là giành quyền lực. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng trục lý thuyết liên quan đến Chính trị học, trong đó các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng được coi là một công cụ, phương tiện để giành quyền lực chính trị. Theo lý thuyết Chính trị học, đây chính là nghệ thuật sử dụng báo chí trong hoạt động chính trị. Dưới góc độ Báo chí học, tác giả tiếp cận hệ thống, nghiên cứu một cách toàn diện và kỹ lưỡng tất cả những gì có liên quan đến một tờ báo như tòa soạn, ban biên tập, hình thức và nội dung của tờ báo để thấy được tính chất và diễn biến về đường lối của mỗi tờ báo cũng như đối tượng độc giả của báo chí. Dưới góc độ Chính trị học, tác giả nghiên cứu đời sống chính trị với những quan hệ, khung cảnh và chủ thể chính trị như các công dân, đảng chính trị, quan hệ giữa các chủ thể khác nhau, các quá trình tham gia chính trị, đặc biệt là những lý thuyết về các dạng quyền lực (quyền lực nhà nước, quyền lực xã hội, quyền lực truyền thông), sử dụng các phạm trù chính trị hiện đại như truyền thông chính trị. Dưới góc độ Sử học, tác giả nghiên cứu dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945 theo trình tự thời gian (lịch đại), đồng thời nhìn thấu vào quá trình chuyển biến, những tác động của các điều kiện lịch sử cụ thể đến sự vận động của dòng báo chính trị (đồng đại), phân tích sử liệu học. 4
  13. Dựa trên cơ sở các tư liệu thu thập được và cách tiếp cận liên ngành, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp phân tích văn bản: tác giả phân tích các bài viết tiêu biểu trên các tờ báo, tạp chí thuộc dòng báo chính trị Việt Nam 1925-1945 để tìm ra đặc điểm nội dung và phương thức làm báo chính trị trong giai đoạn này. Phương pháp so sánh lịch sử: tác giả phân tích điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung và hình thức trình bày, trong cách tranh cãi và lập luận của báo chí theo các khuynh hướng khác nhau để thấy được sự vận động đa dạng của dòng báo chính trị giai đoạn 1925-1945. Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia là các nhà báo lão thành từng tham gia lãnh đạo, quản lý thực tiễn báo chí Việt Nam; các nhà nghiên cứu báo chí; nhà sử học có am hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam; nhà quản lý báo chí và nhà báo chính trị hiện đang làm việc tại cơ quan báo chí chính trị để phục vụ cho đề tài luận án. Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu quan điểm của các chuyên gia để làm rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thông và chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói riêng; làm rõ khái niệm dòng báo chính trị và vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam giai đoạn 1925- 1945 và những bài học kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ giữa báo chí và chính trị hiện nay. Các buổi phỏng vấn đều xin phép được ghi âm. Kết quả phỏng vấn đã được mã hóa để sử dụng trong luận án. Để hoàn thành được những nội dung nêu trong luận án, tác giả đã tham khảo các nguồn tài liệu cơ bản sau: Nguồn tài liệu chủ yếu, tài liệu sơ cấp, được sử dụng nhiều nhất trong luận án là các tờ báo, tạp chí chính trị giai đoạn 1925-1945 hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Phông Phủ Toàn quyền Đông Dương (các tài liệu thuộc series D61 - Cơ quan kiểm duyệt báo chí, F3 - Các báo cáo chính trị của chính quyền, F71- Báo chí nước ngoài) và Phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Sử học Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa Lịch sử -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v.. Bên cạnh đó là các nguồn tài liệu thứ cấp: các công trình nghiên cứu về lý luận báo chí, lịch sử báo chí, lịch sử các phong trào chính trị Việt Nam được công bố dưới dạng sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học; quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hồi ký của các chính khách, các nhà báo; quan điểm của các học giả nước ngoài về lịch sử cận hiện đại, về báo chí với đời sống chính trị ở Việt Nam và về các lý thuyết truyền thông chính trị v.v. 5
  14. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu hiểu một cách đơn giản nhất, giả thuyết là “câu trả lời” cho những “câu hỏi” đã được trình bày trong “vấn đề khoa học” thì vấn đề mà chúng tôi muốn nêu ra trong luận án này là: Mối quan hệ giữa báo chí và đời sống chính trị? Khái niệm dòng báo chính trị ở Việt Nam và diện mạo của nó? Vai trò của dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 và những bài học cho báo chí hiện nay? Các giả thuyết nghiên cứu mà tác giả luận án đặt ra như sau: Thứ nhất, dòng báo chính trị ở Việt Nam là dòng báo chí chuyên biệt của một tổ chức, một đảng phái, một nhóm xã hội đi theo một xu hướng chính trị nhất định; nội dung chủ yếu của nó phản ánh những vấn đề chính trị - xã hội và có tác động trực tiếp đến đời sống chính trị Việt Nam. Thứ hai, đã có một dòng báo chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1925-1945. Dòng báo chính trị ở Việt Nam chỉ có thể hình thành khi có sự xuất hiện các giai cấp mới (giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân), các tổ chức, đảng phái và phong trào chính trị sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận của mình, có tiếng nói độc lập với chính quyền thực dân, đồng thời có sự tiếp biến các giá trị tư tưởng - văn hóa phương Tây và sự ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế. Thứ ba, nội dung và nghệ thuật làm báo chính trị trong giai đoạn 1925- 1945 rất phức tạp và đa dạng, gắn với các khuynh hướng báo chí khác nhau. Các dòng báo đã đã tồn tại cùng nhau, nhưng cũng xung đột và đấu tranh với nhau một cách mạnh mẽ, tạo nên một bức tranh đa sắc gồm báo chí thân chính quyền và chủ nghĩa quốc gia cải lương; báo chí theo khuynh hướng dân tộc cách mạng và đối lập chính quyền; báo chí theo khuynh hướng Trotskyist và báo chí theo khuynh hướng mác xít. Thứ tư, dòng báo chính trị đã có vai trò quan trọng đối với đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945 và để lại những bài học quý báu trong việc xử lý mối quan hệ báo chí và chính trị hiện nay. Luận án sẽ lần lượt trình bày các luận cứ và luận chứng để chứng minh cho các giả thuyết khoa học này. 6. Đóng góp của luận án Chúng tôi hướng đến cái mới là: lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu phục hiện lại một cách tương đối hoàn chỉnh về dòng báo chính trị Việt Nam giai đoạn 1925-1945 với các khuynh hướng báo chí chính trị tiêu biểu trong giai đoạn này. Cũng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu loại hình báo chí gắn với quyền lực chính trị. Như vậy luận án không chỉ phục hiện mà còn tìm ra nghệ thuật sử dụng báo chí trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, giành chính quyền ở Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định cần thiết về mối quan hệ giữa báo chí và đời sống chính trị. - Phác họa một cái nhìn tổng quan theo quan điểm mác xít và các lý thuyết khác về mối quan hệ truyền thông và chính trị nói chung, báo chí và chính trị nói 6
  15. riêng; nhìn nhận rằng báo chí chính trị ở Việt Nam dưới chế độ thuộc địa đã đi theo mô hình báo chí chính trị của Pháp. - Khắc họa diện mạo, cơ sở hình thành, sự phát triển của dòng báo chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1925-1945. Luận án có cái nhìn so sánh để từng bước dựng lại các khuynh hướng báo chí chính trị ở Việt Nam và lực lượng làm báo chính trị trong giai đoạn này, không chỉ là đội ngũ nhà báo, phóng viên mà cả những người đứng sau hậu trường như các nhà quản lý, chủ nhiệm, cả những người mang hai dòng máu Pháp - Việt ít được chú ý trong các công trình nghiên cứu báo chí trước đây. - Phân tích nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong nội dung của các khuynh hướng báo chí chính trị; nghệ thuật làm báo của báo chí công khai, hợp pháp và nghệ thuật tuyên truyền của báo chí xuất bản bí mật dưới chính quyền thực dân. - Trên cơ sở phân tích tài liệu lưu trữ, đánh giá sự tác động của dòng báo chính trị đến chính quyền thuộc địa, đến các đảng phái và phong trào chính trị, đến công chúng; từ đó rút ra một số bài học và ý nghĩa lịch sử. Với ý nghĩa như vậy, về phương diện lý luận, tác giả luận án sẽ đóng góp vào lý luận báo chí truyền thông định nghĩa về dòng báo chính trị ở Việt Nam, đồng thời góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ báo chí và chính trị; góp phần bổ sung, phát triển một nội dung lý thuyết quan trọng của chuyên ngành Báo chí học (Truyền thông chính trị). Về phương diện thực tiễn, trong giai đoạn hiện nay, khi việc xây dựng nền báo chí truyền thông, vấn đề báo chí và chính trị đang có những diễn biến mới, phong phú và phức tạp thì việc tìm ra những đặc điểm, thành tựu giải quyết mối quan hệ này trong lịch sử báo chí sẽ là những gợi ý thiết thực và có giá trị đối với những người hoạt động báo chí cũng như các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí ở Việt Nam. Luận án cũng có thể là một nguồn tư liệu có giá trị tham khảo đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Báo chí học, Chính trị học, Lịch sử cũng như những mối quan tâm nghiên cứu về Lịch sử báo chí, Truyền thông và Chính trị ở Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 5 chương, 13 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ báo chí và đời sống chính trị Chương 3: Sự hình thành và phát triển dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945) Chương 4: Nội dung và nghệ thuật dòng báo chính trị ở Việt Nam (1925-1945) Chương 5: Vai trò của dòng báo chính trị với đời sống chính trị Việt Nam (1925-1945) và bài học kinh nghiệm 7
  16. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1. Nhóm các công trình về lịch sử báo chí Trước năm 1945 đã có một số tác giả nghiên cứu về lịch sử báo chí, như Diệp Văn Kỳ với công trình Chế độ báo giới Nam Kỳ (1938), Hoa Bằng với một loạt bài viết trên tạp chí Tri Tân (1941,1942) như “Từ bước tiến tới của báo giới Việt Nam đến những biến thiên của quốc văn trên trang báo chí” [10], “Trên đường văn hóa thế giới: từ nghề ấn loát ngoại quốc đến nghề ấn loát Việt Nam” [11], “Những cái lạ tai trong làng báo” [12], “Những thủ tục làm thành tờ báo ở xứ ta” [13] v.v.. Tuy nhiên, các công trình mới dừng lại ở quy mô những bài viết trên tạp chí, hay một cuốn sách nhỏ khắc họa một số nét khái quát về báo giới Việt Nam trong buổi đầu, về một số vấn đề cụ thể như báo chí với chữ quốc ngữ, nghề in, thủ tục làm báo v.v. mà chưa phải là công trình chuyên khảo đi sâu phân tích sự hình thành, phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam. Sau năm 1945, đã có những khảo cứu khá công phu của các nhà nghiên cứu về lịch sử báo chí như: Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930 (Huỳnh Văn Tòng, 1973); Lược sử báo chí Việt Nam (Nguyễn Việt Chước, 1974); 120 năm báo chí Việt Nam (Hồng Chương, 1985); Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam (Hồng Chương, 1987); Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 (Nguyễn Thành, 1984); Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (Đỗ Quang Hưng chủ biên, 2000, 2001); Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945 (Huỳnh Văn Tòng, 2000); Diện mạo báo chí chính trị Việt Nam trước năm 1954 (Hoàng Văn Quang, 2010) v.v.. Huỳnh Văn Tòng với công trình Lịch sử báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1930 [133], sau bổ sung, phát triển trong cuốn Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1945 [134] là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống về lịch sử báo chí Việt Nam. Ông phân chia báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến 1945 thành bốn thời kỳ: thời kỳ đầu tiên (1865-1907); thời kỳ thứ hai (1907- 1918); thời kỳ thứ ba (1918-1930); thời kỳ thứ tư (1930-1945). Trong từng thời kỳ, tác giả đã miêu tả những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của báo chí, những tờ báo tiêu biểu, đặc biệt đã có những đánh giá vai trò của báo chí trên phương diện văn học và xã hội, trên lĩnh vực chính trị, trên lĩnh vực kỹ thuật và nghề nghiệp. Một số vấn đề đặc biệt của làng báo Việt Nam như bản chất, cơ cấu về xã hội và nghề nghiệp của độc giả, báo chí và vấn đề tài chính cũng đã được nêu ra. Tuy nhiên, sự đánh giá về vai trò của báo chí đối với đời sống chính trị trong từng thời kỳ cũng chỉ là những nhận xét bước đầu đơn giản, và cũng không phải là trọng tâm nghiên cứu của tác giả trong công trình này. Huỳnh Văn Tòng cũng đánh giá quá thấp khả năng của báo chí trong việc ảnh hưởng đến thế giới quan chính trị của độc giả, trong sự tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi chính trị của họ. Công trình của tác giả hình thành ở miền Nam trước năm 1975 nên chưa đề cập nhiều đến báo chí miền Bắc. 8
  17. Nguyễn Thành trong công trình nghiên cứu về Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 [120] đã có những tìm tòi, nghiên cứu rất công phu về phương diện tư liệu. Căn cứ vào các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, tác giả đã chia quá trình phát triển của báo chí cách mạng làm bốn thời kỳ, viết thành bốn chương: thời kỳ 1925-đầu năm 1930; thời kỳ 1930-1936; thời kỳ 1936-1939; thời kỳ 1936-1945. Trong từng chương, theo từng thời kỳ, tác giả đều dựng lại theo cấu trúc: những nét khái quát về tình hình chính trị xã hội của Việt Nam, chính sách báo chí của địch, tình hình báo chí xuất bản công khai, hợp pháp, báo chí cách mạng và giới thiệu một số tờ báo cách mạng tiêu biểu. Ngoài ra, tác giả xây dựng Danh mục báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945 một cách rất cụ thể, chi tiết [120]. Tuy nhiên, nghiên cứu về báo chí, tác giả chủ yếu đi vào nội dung, vào chức năng nhiệm vụ, còn về hình thức trình bày, về chuyên môn nghiệp vụ báo chí chỉ điểm qua một số nét rất khái lược; về đội ngũ cán bộ làm báo cũng chỉ tìm hiểu trong một giới hạn nhất định. Vậy nên, công trình rất có giá trị về phương diện tư liệu, viết một cách công phu, chi tiết, nhưng chủ yếu về phương diện nội dung, còn những vấn đề của “nghề báo” chưa được khai thác nhiều. Tác giả cũng chưa đánh giá một cách toàn diện về vai trò của báo chí cách mạng đối với đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) để lại nhiều dấu dấn trong công trình Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 cả về phương diện tư liệu và phương pháp nghiên cứu. Công trình gồm 5 chương và chương tổng luận, nhóm tác giả đã đi từ buổi đầu tiên của báo chí Việt Nam cho đến báo chí xứ Bắc Kỳ trước và trong chiến tranh thế giới thứ nhất, báo chí Việt Nam trong thời kỳ 1919-1930, báo chí Việt Nam trong thời kỳ 1930-1939 và báo chí Việt Nam thời kỳ 1939-1945. Rất nhiều nhận xét về sự phát triển của báo chí Việt Nam trước năm 1945 đã được nêu ra, như “tính cách thuộc địa” của báo chí trong thời kỳ này, nhưng “báo chí Việt Nam vẫn phát triển, và phát triển khá nhanh theo những quy luật nội tại của nó” [65, tr. 221], “báo chí Việt Nam trước năm 1945 không phải là một khái niệm thuần nhất” [65, tr. 224]. Vị trí, vai trò của báo chí trên phương diện chính trị - xã hội và trên phương diện văn hoá cũng đã được tác giả đánh giá, cũng như những nhận xét về báo chí - một nghề mới, một sự nghiệp đã được phác hoạ. Cách viết không quá nặng vào việc mô tả nội dung chi tiết mà đưa ra một cái nhìn tổng quan về lược đồ báo chí Việt Nam 1865- 1945, các dòng báo, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp, sự đụng độ và tiếp xúc văn hoá Đông Tây trên địa hạt báo chí, những giá trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó làm cho cuốn sách khá hấp dẫn, lôi cuốn. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu rất rộng nên các tác giả cũng chỉ đánh giá một cách tổng quan nhất cho từng giai đoạn và chọn một số tờ báo tiêu biểu để bình luận, chưa dừng lại để phân tích dòng báo chính trị và vai trò của dòng báo chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945. 9
  18. Nhóm công trình của Hồng Chương: 120 năm báo chí Việt Nam [19], Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam [20] chủ yếu miêu tả lại lịch trình diễn tiến của lịch sử báo chí Việt Nam từ 1865 đến 1985. Trong đó, tác giả cho rằng lịch sử báo chí Việt Nam có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí chính thống của chủ nghĩa thực dân; thời kỳ 1925-1985 với ba giai đoạn: 1925-1945, báo chí ở địa vị là báo chí của thực dân, báo chí cách mạng phải đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và báo chí thực dân để tồn tại và phát triển; 8.1945-4.1975: báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành báo chí chính thống của dân tộc Việt Nam, song phải trải qua một cuộc đấu tranh quyết liệt, lâu dài để bảo vệ địa vị là báo chí thống trị trong cả nước; 1975 về sau: báo chí chính thống của nước Việt Nam hoà bình, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cách phân chia của tác giả vẫn cần phải được tranh luận, vì bản thân cách nhìn nhận thời kỳ 1865-1925 là thời kỳ báo chí chính thống của chủ nghĩa thực dân cũng không hẳn, bởi trong đó đã có những mầm mống báo chí chống đối chính quyền thực dân, khuynh tả và đối lập. Cách đánh giá của tác giả cũng còn quá nặng về tính chính trị, tập trung vào báo chí của Đảng Cộng sản, báo chí cách mạng mà chưa thấy hết những giá trị lịch sử, văn hoá của các khuynh hướng báo chí khác. Tóm lại, có thể thấy rằng hầu hết các công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí đều chủ yếu trình bày lược sử báo chí Việt Nam; các dòng báo, các khuynh hướng báo chí; sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; những giá trị xã hội, chính trị và văn hoá của báo chí lúc đó mà chưa tập trung vào dòng báo chính trị và mối quan hệ báo chí - chính trị, vai trò báo chí đối với đời sống chính trị Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Gần đây nhất, Hoàng Văn Quang đã có một tập chuyên khảo Diện mạo báo chí chính trị Việt Nam trước năm 1954 (2010), trong đó nêu những tác động của lịch sử đối với sự hình thành các khuynh hướng báo chí Việt Nam; báo chí Việt Nam dưới thời Pháp thuộc; các khuynh hướng báo chí thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đây là công trình đầu tiên đặt tên một cách trực tiếp “diện mạo báo chí chính trị Việt Nam”, trong đó tác giả khắc họa báo chí phục vụ mục tiêu khai hóa của thực dân Pháp, báo chí yêu nước, báo chí cách mạng. Công trình đã trình bày sự vận động của báo chí Việt Nam trong từng thời kỳ trước năm 1954 khá rõ nét, tuy nhiên mới là một tài liệu chuyên khảo cho sinh viên, chưa được tác giả in và phát hành rộng rãi để phục vụ bạn đọc. Cũng nghiên cứu về lịch sử báo chí, nhưng có những công trình tập trung khảo sát về một số tờ báo hay các nhân vật báo chí tiêu biểu như: Sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Thành, 1995); Lịch sử báo Tiếng Dân (Nguyễn Thành, 1992); Nguyễn An Ninh (Nguyễn An Tịnh sưu tầm); Sự tiến hoá liên tục của Nguyễn An Ninh một lãnh tụ cách mạng hùng biện (Hà Huy Giáp, 1989); Nguyễn An Ninh (Nhiều tác giả, 1988); Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong: 1917-1934 10
  19. (Nguyễn Khắc Xuyên, 2002); Tạp chí Tri Tân 1941-1946: Các bài viết về lịch sử và văn hoá Việt Nam (Sưu tầm và tuyển chọn: Nguyễn Quang Ân, Phạm Đình Nhân, Phạm Hồng Toàn, 2000), Tạp chí Cộng sản những chặng đường phát triển (Nguyễn Phú Trọng chủ biên, Nguyễn Trọng Thụ, Lê Trì, 1995); Huỳnh Thúc Kháng tác phẩm (Nguyễn Q. Thắng, 1992); Chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng (UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, 1997); Luật sư Phan Văn Trường (Nguyễn Phan Quang - Phan Văn Hoàng, 1995) v.v.. Các công trình này rất có giá trị, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào một tờ báo, một tạp chí, một nhân vật báo chí nhất định mà thiếu sự nhìn nhận trong một tổng thể, đánh giá tổng quát vai trò của báo chí chính trị trong đời sống chính trị Việt Nam 1925-1945. Bên cạnh đó, một số lượng khá lớn hồi ký của những người làm báo đã được xuất bản như Hồi ký Trần Huy Liệu (1991); Hồi ký Vũ Đình Hoè (1995), Hồi ký Thanh Nghị (2000); Những chặng đường báo Cứu quốc (Xuân Thuỷ, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Văn Hải, Tô Hoài, Nguyễn Tiêu, 1987); Bốn mươi năm nói láo (Vũ Bằng, 2001), 41 năm làm báo (Hồ Hữu Tường, 1968) hay hồi ký của những người từng là chứng nhân lịch sử giai đoạn trước năm 1945 như Một cơn gió bụi (Trần Trọng Kim), Nhớ nghĩ chiều hôm (Đào Duy Anh), Ngồi tù khám lớn (Phan Văn Hùm) v.v.. Có thể nói rằng đây là những tác phẩm viết rất hấp dẫn, là tiếng nói của những người trong cuộc, nên sống động, chi tiết, với hơi thở của cuộc sống trên từng trang giấy. Cụ thể, Hồi ký Thanh Nghị, Vũ Đình Hoè là chủ nhiệm của tờ báo từ số đầu đến số cuối, một nhà hoạt động xã hội, nhà trí thức lớn, có uy tín, một chứng nhân trong một thời kỳ sóng gió và vinh quang của lịch sử nước nhà. Tác giả đã cố gắng tái hiện lại báo Thanh Nghị và nhóm Thanh Nghị, từ xuất xứ và tổ chức cho đến hoạt động của Thanh Nghị hướng vào cuộc đấu tranh dân tộc và hoạt động khảo cứu của Thanh Nghị - phụng sự Tổ quốc. Riêng về vấn đề chính trị, Thanh Nghị đã có những khảo cứu về chế độ chính trị, như dân chủ và Hiến pháp, chế độ Nhà nước ta sau này, vấn đề làng xã tự trị, đồng thời có những hoạt động hướng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Có thể nói đây là một công trình có giá trị phong phú về nhiều mặt lịch sử, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, chính như lời tác giả, công trình này không phải không có những hạn chế: “Chuyện xảy ra đã quá nửa thế kỷ rồi. Hầu như những người trong cuộc đã khuất bóng. Nhiều sự việc khá quan trọng mình chỉ nhớ mang máng. Nhất là phải làm sống lại sự việc cho trung thực và đúng với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đúng với tâm trạng những người chủ trì tờ báo thì thật là thiên nan, vạn nan. Ngay cả ngôn từ dùng để diễn đạt cũng không hoàn toàn giống khi xưa” [62, tr. 9]. Trần Huy Liệu là một nhà báo xuất sắc trong lịch sử báo chí Việt Nam, người từng tham gia sáng lập Đảng Thanh niên, chủ trương Cường Học thư xã, gia nhập Đảng Cộng sản rồi trở thành Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động, thay mặt Chính phủ cách mạng chấp nhận sự thoái vị của Hoàng đế Bảo đại và đảm nhiệm 11
  20. nhiều trọng trách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi ký Trần Huy Liệu tái hiện lại chân dung ông cũng như cả một thời đại qua những sự kiện lịch sử cụ thể [84]. Bởi ông vừa là nhân chứng, là nhân vật lịch sử, đồng thời lại là nhà viết sử, những biến cố lịch sử gắn với những cảm nhận của ông đã giúp người đọc nhận thức được những vấn đề lớn của lịch sử, đất nước và những người đương thời trong cả một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn trước năm 1945. Hoạt động báo chí của Trần Huy Liệu trước năm 1945, gắn với sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, sự chuyển đổi lập trường từ một thành viên của Việt Nam Quốc dân đảng sang đảng viên Đảng Cộng sản, những tác động của báo chí đối với đời sống chính trị cũng đã được tái hiện. Tuy nhiên, vì đây là công trình tập hợp những mẩu hồi ký riêng lẻ của ông, nên nhìn tổng thể đôi khi bị đứt đoạn, chưa liền mạch, và chưa đánh giá khái quát vai trò của báo chí trong đời sống chính trị Việt Nam. Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng là một thiên tự truyện và hồi kể nổi tiếng của ông về một giai đoạn đáng nhớ của lịch sử văn học và báo chí nước nhà, từ những năm 30 dưới chế độ Pháp thuộc đến tận những năm dưới chế độ Mỹ - Nguỵ sau này. Mặc dù tiêu đề cuốn sách có vẻ như ngang tàng, nhưng gần 400 trang sách là những tư liệu quý giá, những sự thật sống động về một dòng chảy báo chí công khai, tự do, từ “Báo tếu”, “Báo đấu tranh”, “Báo xây dựng”, “Báo hại” cho đến suy nghĩ “Báo là gì” như ông đặt tên cho từng phần của cuốn sách [15]. Ông viết một cách chân thực và sinh động về những thăng trầm được thua của hàng chục tờ báo trong thời Pháp thuộc, và cái tôi của ông cũng được chìm lấp giữa bao khuôn hình bạn bè khác. Không chỉ được nghe Vũ Bằng “nói láo” về nghề làm báo, mà độc giả còn được nghe biết bao những câu chuyện kỳ thú về những nhân vật báo chí một thủa như Nguyễn Văn Vĩnh, Hoàng Tích Chu, Phùng Tất Đắc, Đào Trinh Nhất, Vũ Đình Long, Vũ Trọng Phụng v.v.. Bốn mươi năm nói láo “còn có thể là lịch sử một kiếp sống lê thê của người viết báo chuyên nghiệp xứ này” [15, tr. 9]. Như vậy, thiên tự truyện của ông đã giúp tái hiện lại nghề báo và những người làm báo trong giai đoạn trước năm 1945 với lối diễn tả giản dị và cách khắc hoạ thật sinh động. Tuy nhiên, với cách viết trào lộng chứ không phải là một công trình khảo cứu chi tiết với các nguồn chú giải cụ thể, cuốn sách nghiêng về một tác phẩm văn học chứ không phải là một công trình nghiên cứu một cách hệ thống, với luận cứ, luận chứng rõ ràng và đánh giá một cách chuyên sâu. Những chặng đường báo Cứu Quốc lại là tập hồi ký của nhiều tác giả, được viết theo sáng kiến của Xuân Thuỷ, nguyên Chủ nhiệm báo Cứu Quốc, tờ báo được sáng lập vào năm 1942 và kéo dài cho đến thắng lợi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, dẫn đến sự hợp nhất hai cơ quan ngôn luận của Mặt trận là báo Cứu Quốc và báo Giải phóng. Trong tập hồi ký này, khi tái hiện những chặng đường báo Cứu Quốc, Xuân Thuỷ đã mô tả lại việc tổ chức báo Cứu Quốc trước 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1