Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 20
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay" nhằm làm rõ các quan niệm về văn hóa chính trị, dân chủ và sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến dân chủ; luận án nhận diện các giá trị đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay, cùng ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG MINH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2022
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG MINH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 9 31 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TRỊNH THỊ XUYẾN HÀ NỘI - 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Minh
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị Việt Nam 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ ở Việt Nam 14 1.3. Tình hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến tiến trình dân chủ 21 1.4. Những giá trị tiếp nhận từ các công trình tổng quan và các nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu 32 Chương 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐẾN TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ 34 2.1. Quan niệm và các chiều cạnh văn hóa chính trị 34 2.2. Quan niệm về dân chủ 48 2.3. Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ 58 Chương 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 72 3.1. Khái quát bối cảnh và tiến trình dân chủ ở Việt Nam từ 1986 đến nay 72 3.2. Các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng của Việt Nam 86 3.3. Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam 104 Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 130 4.1. Sự tương thích và bất tương thích của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam 130 4.2. Dự báo bối cảnh Việt Nam trong thời gian tới và những gợi mở nhằm tác động đến các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng phù hợp với tiến trình dân chủ ở Việt Nam 139 KẾT LUẬN 148 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làn sóng dân chủ thứ ba diễn ra đã mang tới nhiều kỳ vọng cho các nhà hoạt động dân chủ lẫn các học giả chính trị về xu hướng phổ quát của các giá trị lẫn mô hình dân chủ tự do phương Tây. Tuy nhiên, sau giai đoạn thoái trào của làn sóng dân chủ này, chính trị thế giới cho đến nay vẫn đang chứng kiến các nền dân chủ đi theo những kịch bản rất khác nhau. Thực tế này khiến cho giả thuyết về tính tương thích của các nền dân chủ đối với các bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau, vốn được đề xuất bởi các học giả theo thuyết tương đối văn hóa được đưa ra xem xét. Học thuyết này cho rằng, nếu xem dân chủ như là một phát kiến của nền văn minh phương Tây thì nó cũng sẽ xa lạ với các bối cảnh văn hóa khác phương Tây, do đó, nó tất yếu tạo ra nhu cầu điều chỉnh các giá trị dân chủ vốn được phương Tây thừa nhận, đồng thời sáng tạo ra các mô hình dân chủ mới phù hợp với từng nền văn hóa của từng quốc gia khác nhau. Cách tiếp cận này sau đó đã phải đối diện với phản biện rằng, liệu có những nền văn hóa người dân cảm thấy hài lòng với chế độ độc tài hơn là dân chủ hay không? Rõ ràng, quá trình mở rộng quyền tự do công dân và sự tham gia chính trị ngày càng tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã phủ nhận giả thuyết trên, đồng thời giảm độ tin cậy của những nhận định về tính khu biệt của đặc trưng văn hóa trong việc quy định giá trị và mô hình dân chủ. Như vậy, các tranh luận trên đã bộc lộ hạn chế của cả hai hướng tiếp cận phổ quát hóa lẫn khu biệt hóa yếu tố văn hóa. Điều này đưa tới những thay đổi trong cách tiếp cận về sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với dân chủ. Thay vì, chấp nhận hay không đối với dân chủ ở các bối cảnh văn hóa khác nhau, một cách tiếp cận cân bằng và khả thi hơn, đó là: Mô hình dân chủ nào sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong một bối cảnh văn hóa cụ thể. Hướng tiếp cận này đưa tới giải thuyết nghiên cứu rằng: Tồn tại mối tương quan giữa các đặc điểm của một mô hình dân chủ với các giá trị đặc trưng của xã hội. Điều này giúp giải thích cho việc, một quốc gia cụ thể sẵn sàng
- 2 đón nhận mô hình dân chủ này song đồng thời nghi ngờ đối với mô hình khác hay nói cách khác, văn hóa chính trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn, áp dụng và thực hành một mô hình dân chủ. Giải thuyết nghiên cứu trên thực sự cũng đang đặt ra những vấn đề cấp thiết về lý luận lẫn thực tiễn đối với nền chính trị Việt Nam hiện nay. Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Á, láng giềng với nước lớn Trung Hoa và là một trong ít các quốc gia đi theo mô hình một đảng duy nhất cầm quyền do đảng Cộng sản lãnh đạo. Ba yếu tố đó đã đặt Việt Nam đứng trước các xung đột giá trị lớn của thời đại: Giữa Đông và Tây; Tả và Hữu; giữa nước lớn (nền văn hóa chi phối) và nước nhỏ (nền văn hóa chịu ảnh hưởng). Đặc điểm này cùng với các yếu tố nội sinh đã góp phần định hình văn hóa chính trị với những giá trị được ưu tiên riêng có của dân tộc Việt. Những giá trị đó tất yếu đã có những ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tham gia của người dân vào đời sống chính trị cũng như tiến trình dân chủ của đất nước. Quá trình hội nhập và phát triển đặt ra nhu cầu của các quốc gia về nghiên cứu lý luận nhằm, xây dựng và phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa cốt lõi của quốc gia dân tộc, mặt khác tìm ra mô hình dân chủ phù hợp cho mình. Do đó, muốn đổi mới và phát triển với một mô hình dân chủ phù hợp trong những thời kỳ nhất định, mọi quốc gia đều đứng trước nhu cầu muốn hiểu rõ hơn về chính mình, trong đó có việc hiểu về văn hóa chính trị với những giá trị được chính cộng đồng quốc gia dân tộc mình ưu tiên và chia sẻ rộng rãi. Ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều công trình bàn về văn hóa chính trị lẫn dân chủ, song vẫn còn một khoảng trống tri thức chưa được nghiên cứu một cách tương xứng với tầm quan trọng của nó, liên quan đến câu hỏi nghiên cứu: Văn hóa chính trị Việt Nam được đặc trưng bởi những giá trị ưu tiên nào? Những giá trị đó đã ảnh hưởng ra sao đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam? Luận giải được điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nếu chúng ta muốn tác động và thay đổi các giá trị văn hóa chính trị theo
- 3 hướng có lợi cho tiến trình dân chủ thì biết thay đổi điều gì và thay đổi như thế nào. Với những lý do trên, tác giả mong muốn việc lựa chọn đề tài “Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay” có thể khỏa lấp phần nào khoảng trống khoa học của những vấn đề nghiên cứu nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khung khổ lý thuyết về văn hóa chính trị, dân chủ và sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến dân chủ, luận án nhận diện các giá trị đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam và những ảnh hưởng của nó đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay, cùng ý nghĩa của sự ảnh hưởng đó. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ các quan niệm về văn hóa chính trị, dân chủ và sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến dân chủ - Khái quát về tiến trình dân chủ ở Việt Nam từ 1986 đến Nay - Nhận diện các giá trị đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam - Phân tích thực trạng ảnh hưởng của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay - Phân tích ý nghĩa ảnh hưởng của các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy đối tượng nghiên cứu là sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa chính trị Việt Nam được nghiên cứu trong luận án là văn hóa chính trị phổ quát của Việt Nam, không phân biệt vùng miền. Mặc dù, nếu xem xét về từng vùng miền khác nhau thì mức độ ưu tiên đối với các giá trị văn hóa chính trị sẽ khác nhau song trong phạm vi của luận án này không đề
- 4 cập đến đặc trưng văn hóa chính trị theo vùng miền với tư cách là các tiểu vùng văn hóa như vậy. Tiến trình dân chủ Việt Nam được nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn từ Đổi mới (1986) cho đến Nay. Đây là giai đoạn đất nước có những bước chuyển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, chính trị đồng thời tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành vi tham gia chính trị của người dân. Trong quá trình tồn tại và phát triển, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tạo dựng cho mình nhiều giá trị văn hóa chính trị khác nhau, song những giá trị đặc trưng vốn được cộng đồng ưu tiên và chia sẻ rộng rãi sẽ được lựa chọn nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận, luận án tập trung sử dụng các phương pháp định tính và các phương pháp cụ thể khác như sau: Phương pháp tổng hợp - phân tích tài liệu thứ cấp nhằm hệ thống hóa các đặc trưng của dân chủ và văn hóa chính trị Việt Nam theo các chiều cạnh nhằm xác định các giá trị được ưu tiên và sự ảnh hưởng của nó đối với tiến trình dân chủ. Phương pháp so sánh cung cấp góc nhìn đa chiều khi xem xét các đặc trưng văn hóa chính trị ở các quốc gia và khu vực, đặc biệt ảnh hưởng của văn hóa chính trị ở các quốc gia khác nhau đã mang tới những kịch bản dân chủ chủ khác nhau. Ngoài ra, phương pháp này giúp nhận diện những thay đổi trong nhận thức lẫn thực hành dân chủ ở Việt Nam qua các giai đoạn trong hơn 30 năm sau Đổi mới. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để có những phân tích chuyên sâu từ góc nhìn của các chuyên gia về văn hóa chính trị và dân chủ, đặc biệt khi nghiên cứu trường hợp là Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Với đối tượng nghiên cứu là văn hóa chính trị đòi hỏi luận án phải vận dụng tri thức của các khoa học khác như văn hóa học, nhân học văn hóa kết hợp với chính trị học.
- 5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về văn hóa chính trị và dân chủ. Đồng thời, luận giải về sự ảnh hưởng của nó đối với tiến trình dân chủ nói chung. - Thông qua việc nhận diện rõ hơn về các giá trị văn hóa chính trị Việt Nam đang được cộng đồng ưu tiên, và ảnh hưởng của nó đến tiến trình dân chủ nước ta hiện nay, luận án góp phần đề xuất hướng tác động và điều chỉnh các giá trị đó nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ trong thời gian tới. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ và luận chứng khoa học để các nhà hoạt động chính trị thực tiễn có thêm hướng tiếp cận trong việc nhận diện các giá trị văn hóa chính trị Việt Nam cũng như sự ảnh hưởng của nó đến tiến trình dân chủ, góp phần vào việc điều chỉnh, bổ sung cho xây dựng các thể chế dân chủ phù hợp, cũng như cho hoạt động lãnh đạo chính trị theo hướng vì một nền dân chủ thiết thực và hiệu quả, phù hợp với các đặc trưng văn hóa chính trị của dân tộc. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chính trị học, Văn hóa học và các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan khác. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về văn hóa chính trị Các nghiên cứu chính trị học từ thời cổ đại, trung đại và cả thời kỳ phục hưng ít nhiều đã đề cập đến văn hóa chính trị như một phạm trù quan trọng tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị. Tuy nhiên, việc đưa văn hóa chính trị vào nghiên cứu với tư cách là một phạm trù độc lập, đi kèm với các phương pháp khoa học cụ thể thì chỉ bắt đầu vào giữa thế kỷ XX. Cũng từ đây các quan niệm về văn hóa chính trị cũng như mối quan hệ của nó với các thể chế khác như kinh tế, luật pháp và hệ thống chính trị đã được thảo luận. Đặc biệt, việc đánh giá vai trò và mức độ ảnh hưởng của văn hóa chính trị đến các quá trình chính trị đã trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận suốt hơn một thế kỷ qua. Trước hết cần kể đến công trình “The Politics of the Developing Areas” (Chính trị của những khu vực đang phát triển) của A. Almond và James S. Coleman [94]. Trong khi nhiều công trình khoa học chính trị thời kỳ này tập trung vào các thể chế chính thức như pháp luật, hiến pháp và hệ thống chính trị, thì hai tác giả của công trình này cho rằng, ở nhiều quốc gia đang phát triển, chính trị hay pháp luật và các thể chế chính thức nói chung là chưa rõ ràng, vì vậy phải nhìn vào những gì ẩn phía sau các thể chế chính thức đó, vì các thể chế không chính thức có thể quan trọng hơn cả những thể chế chính thức. Phần trọng tâm của nghiên cứu này đã đề cập đến khái niệm “Văn hóa chính trị” và những thảo luận về nó. Các tác giả không loại bỏ cách giải thích từ thể chế chính thức mà muốn mở ra một cách tiếp cận linh hoạt hơn từ các yếu tố phi chính thức, nhất là ở những quốc gia mới nổi, nơi mà việc định hình thể chế chính thức hay pháp luật là chưa rõ ràng. Hai luận điểm
- 7 quan trọng của nhóm tác giả là, văn hóa chính trị luôn là sự pha trộn (hay hợp trội) của yếu tố truyền thống và hiện đại, và nó là một quá trình học hỏi từ xã hội (thường được gọi là xã hội hóa). Sản phẩm cuối cùng của văn hóa chính trị theo hai ông là tập hợp các thái độ, định hướng đối với hệ thống chính trị. Công trình “Civic culture” (Văn hóa công dân) của A. Almond và Verba [116] thực sự là một nghiên cứu tiêu biểu cho việc phổ biến lĩnh vực nghiên cứu văn hóa chính trị cũng như đóng góp cho sự phát triển của ngành chính trị học so sánh. Nó đặt trọng tâm phân tích định hướng hành động của công dân đối với hệ thống chính trị và tiên phong trong việc nghiên cứu xu hướng chứ không thiên về nhận định đặc tính quốc gia giản đơn. Nó tập trung vào cả các nước phát triển và đang phát triển. Nó bao gồm hệ thống dữ liệu lớn từ 5 quốc gia Anh, Đức, Mỹ, Ý và Mexico và được thực hiện trong vòng 5 năm. Khi bàn đến dân chủ, hai tác giả cho rằng, một chế độ dân chủ cần những người dân tham gia và có tri thức để tham gia. Các tác giả chia ra làm 3 loại văn hóa chính trị: Văn hóa chính trị thờ ơ, Văn hóa chính trị tuân thủ, Văn hóa chính trị tham gia1. Nghiên cứu cũng đồng thời nhấn mạnh rằng, không có một xã hội nào là tồn tại duy nhất một loại hình văn hóa chính trị mà luôn có sự pha trộn giữa các loại hình và không phải lúc nào mô hình hệ thống chính trị cũng phản ánh phù hợp với loại hình văn hóa chính trị. Nếu tính tương thích cao thì tạo ra sự tuân thủ và tích cực tham gia, nếu tính tương thích yếu thì gây ra sự thờ ơ, nếu không có tính tương thích thì gây ra sự rối loạn, mất niềm tin. Ngoài ra, công trình được coi là đã bao chứa một lý thuyết tinh vi về dân chủ. 1 Văn hóa chính trị thờ ơ (Parochial cultures): Cá nhân công dân nhận thức thấp và đánh giá thấp đối với hệ thống chính trị, xuất hiện trong những xã hội truyền thống đơn giản, họ ít kỳ vọng đến những thay đổi chính trị và chủ yếu hướng vào các quan hệ gia đình làng xã Văn hóa chính trị tuân thủ (Subject cultures): có sự nhận thức, niềm tin và đánh giá cao đối với hệ thống chính trị, song lại tham gia vào quá trình chính trị một cách hạn chế, có ý thức tuân thủ pháp luật cao nhưng lại không tham gia để tạo ra các thể chế đó Văn hóa chính trị tham gia (Paticipant cultures): Các thành viên có nhận thức, niềm tin và sự đánh giá cao đối với hệ thống chính trị, là người tham gia vào cả hoạt động đầu vào và đầu ra của quá trình chính sách. Các cá nhân trong cộng đồng có xu hướng là các nhà hoạt động chính trị và các nhà hoạt động xã hội.
- 8 “Political Culture and Political Development” (Văn hóa chính trị và phát triển chính trị) của Sidney Verba và Lucian Pye [150] xứng đáng là một sự tiếp nối của công trình “Civic culture” với những nghiên cứu phức tạp và công phu về văn hóa chính trị của các xã hội phương Tây và ngoài phương Tây. Pye vốn được sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, và có sự nghiên cứu sâu đối với các xã hội ở Đông và Đông Nam Á. Ông khẳng định, không có một loại văn hóa chính trị nào là duy nhất ở một quốc gia, vấn đề nằm ở tỷ lệ của mỗi loại hình văn hóa chính trị trong từng cộng đồng và nhấn mạnh nó có tính năng động nhất định, tức có sự biến đổi theo thời gian. Nghiên cứu này không dừng lại ở 5 quốc gia trên mà còn triển khai ở các quốc gia Nhật Bản, Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ý, Mexico, Ai Cập, Liên Xô. Dẫu có nhiều nghiên cứu khác nhau, song “Civic culture” (văn hóa công dân) của A. Almond và Verba vẫn là một nghiên cứu mang tính đột phá và nổi bật cả về phương pháp lẫn tính mới mẻ trong cách tiếp cận. Cũng chính vì thế, đây là công trình đối diện với nhiều phê phán nhất của giới học thuật (đặc biệt là giới học thuật Hoa Kỳ). “Civic culture” bị phê phán bởi cách thức chọn mẫu (tính đại diện của đô thị quá lớn so với khu vực nông thôn) cũng như những tham vọng mang tính lý thuyết về dân chủ và dân chủ hóa vượt xa một nghiên cứu thiên về khảo sát thực nghiệm. Mặc dù sau đó hai tác giả đã xuất bản công trình The Civic Culture Revisited (Xét lại văn hóa công dân) [117] và làm rõ hơn khái niệm “văn hóa công dân” cũng như cập nhật các dữ liệu mới, song các chỉ trích vẫn tiếp diễn từ các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa thể chế, những người cho rằng việc sáng tạo ra mô hình thì có ý nghĩa hơn việc nghiên cứu mang tính giải thích. Điều này khiến cho những nghiên cứu về văn hóa chính trị bị suy giảm trong khoảng gần 2 thập niên (cuối những năm 1960 đến giữa thập niên 80). Sự trở lại của những nghiên cứu về văn hóa chính trị bắt đầu vào cuối thập niên 80 cho đến nay với việc tái khẳng định các yếu tố phi chính thức, đặc biệt là văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc định hình cấu trúc hệ thống chính trị lẫn tiến trình dân chủ của các quốc gia.
- 9 Inglehart đã công bố bài báo có tên The Renaissance of Political Culture (Sự phục hưng văn hóa chính trị) [126] - đây cũng là phần mở đầu cho cuốn sách mà ông xuất bản sau đó Culture Shift in Advanced Industrial Society (Sự chuyển đổi văn hóa trong xã hội công nghiệp tiên tiến) [125]. Những nghiên cứu này bàn về sự xuất hiện của các giá trị hậu vật chất và chủ nghĩa tập thể vốn bị chi phối bởi hành vi cá nhân và chủ nghĩa tư bản trong các xã hội trước đây. Inglehart tập trung vào những tranh luận về vai trò của văn hóa chính trị, ông cho rằng, sự hài lòng đối với cuộc sống ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và quan điểm chính trị, và đặc trưng văn hóa quốc gia tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và thể chế - “Văn hóa không chỉ là hệ quả của kinh tế mà còn góp phần định hình bản chất cơ bản của đời sống kinh tế và chính trị” [125]. Ông lập luận, mỗi xã hội được định hình ở những mức độ khác nhau bởi các thái độ văn hóa khác nhau - chúng tương đối bền bỉ nhưng không bất biến. Các mô hình văn hóa khi được xác lập có một sự tự chủ đáng kể và nó không chỉ không bị chi phối bởi các cấu trúc kinh tế xã hội mà còn có thể định hình các cấu trúc cơ bản của đời sống kinh tế xã hội. Một nghiên cứu của Wiarda, Political Culture and National Development (Văn hóa chính trị và sự phát triển quốc gia) [152] - bài báo đã đóng góp đáng kể vào giai đoạn “phục hưng” của những công trình về văn hóa chính trị. Lập luận chính của nghiên cứu này cho rằng, văn hóa chính trị là một biến độc lập và quan trọng như nhiều biến khác (kinh tế, thể chế,…) và chúng đều liên quan, chi phối lẫn nhau theo những cách thức tạp và thường xuyên biến đổi. Từ đó, tác giả đã thôi thúc một hướng tiếp cận đa nguyên nhân và hợp trội nhằm giải thích các hiện tượng chính trị xã hội khác nhau. “Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy” (Làm cho dân chủ hoạt động: truyền thống công dân ở quốc gia Italy hiện đại) của Robert Putnam [145], là một công trình vừa thực nghiệm vừa hàn lâm. Ông kết hợp đan xen các cách tiếp cận văn hóa chính trị, phân tích thể chế và lựa chọn hợp lý nhằm đưa ra một hướng giải thích phá cách và tham vọng về
- 10 căn nguyên của một chính quyền hiện quả. Sự kết hợp các hướng giải thích này được Putnam mô tả bằng sự khác nhau giữa ba miền Bắc, Trung, Nam của nước Ý. Những kết luận quan trọng của ông là: Mỗi cá nhân có xu hướng thích nghi với các quy tắc hiện tại hơn là thay đổi chúng; Các thói quen và mô hình văn hóa có xu hướng giữ các nhịp phát triển trên quỹ đạo của nó; Các chuẩn mực và văn hóa chính trị (thể chế phi chính thức) thay đổi chậm hơn các thể chế chính thức và có xu hướng quay lại định hình các thể chế chính thức đó; Bối cảnh lịch sử và văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến việc định hình tổ chức thể chế, chiều ngược lại cũng diễn ra nhưng chậm hơn; Sự biến đổi của văn hóa lẫn thể chế là một quá trình lâu dài. The Wealth and Poverty of Nations (Sự thịnh vượng và nghèo đói của các quốc gia) của David Landes [12] có thể nói là một công trình truy tìm các yếu tố dẫn tới sự thịnh vượng và nghèo đói của các quốc gia trước một hiện thực là đa số các quốc gia giàu có, thu nhập trung bình cao lại tập trung ở các quốc gia phương Tây (Tây Âu và Bắc Mỹ) chứ không phải là các nước châu Á hay Mỹ Latinh. Sau những kiến giải về thể chế, công nghệ là không đủ, các nghiên cứu về địa lý cũng bị loại bỏ, David Landes đã tìm đến văn hóa như một yếu tố lý giải mạnh mẽ nhất và ông đã đánh giá cao Weber trong việc khai phá ra vai trò của văn hóa trong công trình The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism (Đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản). Cultures and Organizations: Software of the Mind (Văn hóa và tổ chức: Phần mềm của tâm trí) của Hofstede [118]. Nghiên cứu này đã làm nên bước đột phá thực sự trong nghiên cứu về văn hóa chính trị khi nó phá vỡ các định kiến rằng lĩnh vực nghiên cứu này không có tính hệ thống, không khả kiểm và thiếu căn cứ khoa học. Nghiên cứu này đặt ra hai câu hỏi quan trọng: Có những giải thích mang tính hệ thống cho sự khác biệt giữa các quốc gia hay không? Sự khác biệt có thể là những biểu hiện khác nhau của các chiều cạnh văn hóa? Theo đó, các cuộc khảo sát được thiết lập với quy mô ngày càng rộng lớn và phức tạp, được thực hiện trên quy mô toàn cầu và
- 11 mang tính định kỳ. Bắt đầu bằng cuộc khảo sát ở IMB đến các cuộc khảo sát Euro-Barometer nhằm nghiên cứu văn hóa trong doanh nghiệp; Sau đó nó được mở rộng nhằm nghiên cứu văn hóa chính trị quốc gia bằng Khảo sát hành vi tổ chức và lãnh đạo toàn cầu (GLOBE), Khảo sát giá trị Trung Quốc, Khảo sát Giá trị Thế giới (World Values Surveys) của Inglehart và cho đến nay vẫn được tổ chức định kỳ ở hầu hết các quốc gia (trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của nó nhận được sự quan tâm, theo dõi của các nhà chính trị thực tiễn lẫn giới học thuật. Đồng thời nó đặt nền tảng lý thuyết và khái niệm cho rất nhiều công trình nghiên cứu sau đó về văn hóa và văn hóa chính trị (theo các chiều cạnh) như của Inglehart [127], Schwartz [147] và Minkov [139]. Công trình A Proposal for Clustering the Dimensions of National Culture (Một đề xuất cho việc tập hợp các chiều cạnh của văn hóa quốc gia) của Ammar Maleki và Martin de Jong (2014) đề xuất về các chiều cạnh của văn hóa quốc gia nhằm giảm bớt sự phức tạp của các định nghĩa, đồng thời tạo cơ sở cho các nghiên cứu so sánh về văn hóa xuyên quốc gia. Nghiên cứu là sự kế thừa và phát triển từ các đề xuất của Hoftede (2001) với công trình Culture’s Consequences: Comparing Values, Behaviors, Institutions, and Organizations Across Nations (Hệ quả văn hóa: So sánh các giá trị, hành vi, thể chế và các tổ chức xuyên quốc gia) và dự án GLOBE phát triển kết quả nghiên cứu của Hoftede (1980). Các tác giả Ammar Maleki và Martin de Jong cho rằng, việc chọn lựa số lượng các chiều cạnh văn hóa quốc gia tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đồng thời cũng là sự lựa chọn của nhà nghiên cứu giữa tính tổng quát và sự cụ thể cho nhu cầu lý giải về đặc điểm văn hóa của mỗi quốc gia. Mặc dù gọi tên đối tượng là văn hóa quốc gia song dựa vào mục đích nghiên cứu nhất quán của tác giả cho thấy, đối tượng chính mà tác giả hướng đến là văn hóa chính trị quốc gia. Đây là nền tảng cho những nghiên cứu của tác giả về tác động của văn hóa đến cấu trúc hệ thống chính trị, quá trình ra chính sách và mối quan hệ giữa văn hóa và dân chủ giữa các nước sẽ được tổng quan ở phần sau.
- 12 Culture Matters: How Values Shape Human Progress (Tác động cảu văn hóa: Các giá trị định hình sự tiến bộ của loài người như thế nào) [0] là công trình tập hợp từ các báo cáo trong một hội thảo được tổ chức ở đại học Harvard do Harrison và Huntington biên tập. Mặc dù, công trình không chứa đựng một phát kiến mới nào về mặt lý thuyết ở thời điểm đó (2000), song lại là bộ sưu tập khá đầu đủ của tất cả các lý thuyết về văn hóa chính trị trước đó. Nó nhấn mạnh thông điệp rằng, văn hóa chính trị là một biến quan trọng nhằm giải thích những thay đổi của đời sống chính trị. Công trình Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn của văn hóa chính trị của Phạm Hồng Tung [86] tập hợp 14 chuyên luận bàn về các lý thuyết văn hóa chính trị và cách tiếp cận của các học giả phương Tây về văn hóa Á Đông. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung lý giải các đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam dưới các tiếp cận của các điều kiện lịch sử cụ thể và cho rằng lịch sử xã hội là do con người sáng tạo nên trong những điều kiện lịch sử nhất định và theo những cách thức nhất định - mà cách thức này lại do nền tảng văn hóa - tổng hòa của các điều kiện khách quan và chủ quan của hoạt động sống của con người quy định. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về văn hóa chính trị Việt Nam Công trình Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại của Nguyễn Hồng Phong [62] là công trình có tính tổng kết những truyền thống văn hóa chính trị Việt Nam với các giá trị về tính nhân văn, yêu nước và tinh thần cộng đồng. Giá trị nổi bật của công trình là những phân tích nguồn gốc của các đặc điểm văn hóa chính trị Việt Nam từ phương thức tổ chức thành cộng đồng, đến phương thức tổ chức phát triển kinh tế. Công trình Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) [40] đã nhận diện các giá trị cốt lõi của văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống, qua đó nhóm tác giả đã chỉ ra cấu trúc văn hóa chính trị gồm hệ tư tưởng chính trị, tri thức chính trị, năng lực và niềm tin chính trị, giá trị chính trị.
- 13 Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu tổng quan đề tài khoa học cấp bộ của Phan Xuân Sơn, Văn hóa chính trị Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [75]. Công trình đã đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa chính trị Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đồng thời đúc rút ra các giá trị cốt lõi của văn hóa chính trị Việt Nam gồm 3 chủ nghĩa và 3 tinh thần: Chủ nghĩa yêu nước; chủ nghĩa cộng đồng; chủ nghĩa nhân văn; tinh thần thân dân; tinh thần hòa hiếu; tinh thần thượng võ. Ngoài ra, các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập của Hoàng Chí Bảo (1997), Tạp chí cộng sản Tiếp cận triết học về văn hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn hóa chính trị và văn hóa pháp luật Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn của tác giả Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Thông tin chính trị học; Tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền trong văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam của Nguyễn Hoài Văn (2010), Tạp chí lý luận chính trị số 3; Tạp chí Tuyên giáo; Khái niệm và các cách phân loại văn hóa chính trị của Lưu Văn Quảng (2012), Chính trị học những vấn đề lý luận và thực tiễn; Bàn về sức sống của văn hóa chính trị Việt Nam của Nguyễn Văn Vĩnh (2015), Tạp chí Lý luận và truyền thông số tháng 1. Các nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra những vấn đề lý luận của văn hóa chính trị như khái niệm, các yếu tố cấu thành văn hóa chính trị và sự phân loại. Một số công trình đã chỉ ra những giá trị đặc trưng của văn hóa chính trị Việt Nam. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình tuy không bàn trực tiếp đến văn hóa chính trị Việt Nam, song có những luận giải sâu sắc về các giá trị văn hóa của người Việt. Tiêu biểu là công trình Xã hội Việt Nam (1941) của tác giả Lương Đức Thiệp; Tính cộng đồng, tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt Nam hiện nay do Đỗ Long và Phạn thị Mai Hương (2002) đồng chủ biên; Bản sắc Văn hóa Việt Nam của Phan Ngọc (2002); Văn hóa và văn minh, văn hóa chân lý và văn hóa dịch lý của Hoàng Ngọc Hiến (2007);
- 14 Tiến trình văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy (2008); Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ - Nghiên cứu địa lý nhân văn của Prierre Gourou (2014), Tâm lý người An Nam - Tính cách dân tộc, tiến trình lịch sử, tri thức xã hội và chính trị của Paul Giran (2019) do Nguyễn Tiến Văn dịch. Các công trình này đã đưa ra những luận giải sâu sắc nhằm chỉ ra các giá trị đặc trưng của văn hóa Việt Nam. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ Dân chủ là một khái niệm gây tranh cãi bởi nan giải nội tại và sự đa dạng trong cách tiếp cận. Nan giải lớn nhất của dân chủ được tóm tắt là: Làm thế nào để từng người dân đều được tự do khi họ không thể tự do một cách hoàn toàn. Điều này liên quan đến phạm trù tự do: “tự do thụ động” và “tự do chủ động” - là cơ sở lập nên hai phương pháp luận tương ứng là cá nhân luận (individualism) và xã hội luận (socialism). Theo đó, sự khác biệt trong cách tiếp cận về bản chất con người là cơ sở để phân chia thành tư tưởng cánh hữu và cánh tả. Tư tưởng cánh hữu xuất phát từ việc hạn chế bản chất tiêu cực của con người hướng đến bảo vệ quyền tự nhiên của con người, nên quan niệm dân chủ bao gồm hạn chế quyền lực ủy quyền (vốn dễ bị thao túng). Trong khi đó, tư tưởng cánh tả (tiêu biểu là chủ nghĩa Marx), nhấn mạnh việc phát huy bản chất tốt đẹp của con người, hướng tới bảo vệ sự ổn định và phát triển của xã hội nên dân chủ nhấn mạnh giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân, đề cao vai trò quản trị công của nhà nước. Chính hai quan niệm ở hai cực trên có thể coi là hạt nhân hình thành nên sự đa dạng của các lý thuyết dân chủ, cũng là cơ sở cho những giải thích đối với các mô hình dân chủ. Những công trình về mô hình dân chủ Công trình Modes of democracy (Các mô hình dân chủ) của David Held [110] đã khái quát lại lịch sử của các cuộc tranh luận mà khái niệm dân chủ đã tạo ra dưới dạng các mô hình dân chủ, từ nền dân chủ Athens đến “sự
- 15 cáo chung” của dân chủ trực tiếp; từ những biến thể của mô hình dân chủ thế kỷ XX đến những đòi hỏi về một “chế độ dân chủ” trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay. Mỗi mô hình gắn với một tư tưởng về dân chủ và đặc biệt gắn với bối cảnh hiện thực mà nó được sinh ra. Xuyên qua tất cả các mô hình dân chủ tiêu biểu mà loài người đã tạo ra, David Held khẳng định, dù không thể giải quyết được tất cả các vấn đề của con người, nhưng dân chủ vẫn cung cấp một nguyên tắc hợp pháp hấp dẫn nhất - “sự chấp thuận của nhân dân” - như một cơ sở của trật tự chính trị. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu nhấn mạnh vào lý thuyết dân chủ và định hình cho mô hình dân chủ đa trị là tư tưởng của Robert Dalh, tập trung trong các công trình: A Preface to Democratic Theory (Giới thiệu về lý thuyết dân chủ) [144], Polyarchy (Dân chủ đa trị) [108], Dilemmas of Pluralist Democracy Autonomy vs Control (Nan giải của dân chủ đa trị tự trị và kiểm soát) [109]. Robert Dalh nhìn nhận dân chủ là một mô hình lý tưởng với quan điểm không có một nhóm nào trong xã hội có thể thường xuyên chiếm ưu thế. Thế giới quan của ông đã đóng góp lớn trong việc định hình cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị của các quốc gia phương Tây và làm sâu sắc thêm nhận thức về sự phân quyền trong xã hội (bên ngoài nhà nước, chứ không phải trong nhà nước) mới là điều kiện quan trọng tiên quyết để đảm bảo cho sự vận hành của một nền dân chủ. Trong khi Dalh ủng hộ một sự tham gia rộng rãi của các nhóm trong xã hội như là nền tảng của dân chủ, thì trước đó, Joseph Schumpeter với công trình Capitalism, socialism and democracy (Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và dân chủ) [131] lại nghi ngờ và phủ định sự tham gia tập thể. Ông cho rằng, dù sớm hay muộn sự tham gia của công chúng cũng sẽ bị xói mòn bởi các lực lượng xã hội nổi trội. Theo đó, ông coi dân chủ như một công cụ để ra quyết định chính trị và trong trường hợp tốt nhất là phương tiện để lựa chọn người ra quyết định cũng như kiềm chế sự lạm dụng của họ. Lực lượng chủ yếu tham gia vào các quá trình chính trị chủ yếu (xây dựng luật, điều hành bộ máy nhà nước) là giới tinh hoa - được gọi là mô hình tinh hoa cạnh
- 16 tranh. Nhóm này cạnh tranh nhau để giành lấy sự ủng hộ của dân chúng và bầu cử chỉ có ý nghĩa hợp pháp hóa một nhóm tinh hoa vào vị trí quyền lực của bộ máy nhà nước. Điểm đáng chú ý là, dù đưa ra quan niệm và mô hình dân chủ như vậy song tác giả cũng nhấn mạnh, không nên nhầm lẫn giữa mục tiêu của nền dân chủ với chính bản thân nền dân chủ đó. Những quyết định chính trị nào được đưa ra có khi độc lập với hình thức lý tưởng về một nền dân chủ. Mô hình dân chủ thảo luận [134; 135; 142] được tập hợp trong các ấn phẩm của Macpheson và Pateman đã đưa ra lập luận rằng, sự tham gia bình đẳng và tự do là điều kiện cho hoạt động chính trị hiệu quả, khuyến khích sự quan tâm chung và hình thành cộng đồng công dân có hiểu biết. Mô hình này cũng nhấn mạnh tái tổ chức đảng phái và trách nhiệm giải trình của các quan chức đảng với đảng viên, cùng hệ thống thông tin cởi mở, hạn chế tối đa bộ máy quan liêu, thiếu minh bạch. Đây được coi là mô hình cố gắng kết hợp và tái tạo nhận nhức trong cuộc đại tranh luận giữa hai hệ tư tưởng nói trên. Nhằm khắc phục sự thiếu thống nhất trong các tranh luận về dân chủ gây hạn chế cho sự so sánh các nền dân chủ, một hướng tranh luận khác đại diện cho nghiên cứu thực chứng hiện đại chỉ ra các yếu tố dân chủ cốt lõi tạo thành các mô hình dân chủ là Democracy with Adjectives: Conceptual Innovation in Comparative Research (Dân chủ trong các thủ tục: Đổi mới khái niệm trong nghiên cứu so sánh) của Collier, D and S. Levitsky, (1997) [106, tr.430-451]. Tác giả đã tổng hợp và phân loại các quan niệm về dân chủ thành 4 loại: 1. Dân chủ (xét theo) bầu cử, 2. Dân chủ (xét theo) các thủ tục tối thiểu, 3. Dân chủ (xét theo) các thủ tục tối thiểu mở rộng, 4. Dân chủ dựa trên các các khuôn mẫu đã được thiết lập tại các nước công nghiệp. Khi nhìn nhận như vậy, các tác giả cho rằng quá trình dân chủ hóa ở bất kỳ nước nào cũng có thể đoán định trước, vì nó là một quá trình tích tụ các yếu tố. Các giai đoạn dân chủ hóa cũng sẽ đi từ thấp đến cao tương ứng với 4 loại dân chủ trên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - Aloun Bounmixay
177 p | 286 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
179 p | 244 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
171 p | 214 | 39
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 199 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
249 p | 26 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của chất lượng dịch vụ website đến niềm tin và ý định mua của khách hàng trong lĩnh vực khách sạn: Nghiên cứu thực tiễn khách sạn 4-5 sao tại Khánh Hòa
297 p | 63 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay
12 p | 145 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 36 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
193 p | 75 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công tỉnh Quảng Bình
198 p | 33 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Hệ thống chính trị cấp xã các huyện ngoại thành Hà Nội hiện nay - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp đổi mới
285 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 53 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
27 p | 168 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
261 p | 20 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
27 p | 121 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu tài chính cho chuỗi giá trị sữa tươi tại khu vực đồng bằng sông Hồng
27 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Nhu cầu thông tin chính trị của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Quan hệ chính trị Việt Nam-Lào từ năm 2012 đến nay
26 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn