Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 14
download
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Xác định mô hình và các yếu tố tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính nhỏ và vừa phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất một số hàm ý quản trị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công tác quản trị doanh nghiệp nhằm đem đến nhiều lợi ích tài chính hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG HỒ TRẦN QUỐC HẢI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG HỒ TRẦN QUỐC HẢI NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH: TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN HOÀNG GIANG 2. TS. VŨ TRỰC PHỨC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu và thu thập, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Các kết quả này chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu khác. Tác giả luận án Hồ Trần Quốc Hải
- ii LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo hướng dẫn, các Thầy Cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, Viện Đào tạo sau đại học, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và Đại học Lao động – Xã hội (CS TP.HCM) đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận án. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến các doanh nghiệp mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, khảo sát và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Tác giả luận án Hồ Trần Quốc Hải
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu .................................................................................... 1 1.1.1. Về mặt thực tiễn tại Việt Nam ............................................................................. 1 1.1.2. Về bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án .......................................................................... 10 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án............................................................................ 11 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 11 1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 13 1.6. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án .................................................................. 15 1.7. Kết cấu của luận án............................................................................................... 16 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 18 2.1. Các khái niệm nghiên cứu .................................................................................... 18 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................ 18 2.1.2. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................. 23 2.1.3. Khái niệm về Doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................ 25 2.2. Các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu về CSR .................................. 26 2.3. Đo lường CSR ...................................................................................................... 31 2.4. Tổng quan các nghiên cứu liên quan .................................................................... 36 2.5. Xác định khoảng trống nghiên cứu ....................................................................... 54
- iv 2.6. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 57 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 71 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 71 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................................... 74 3.3. Xây dựng, điều chỉnh và mã hóa thang đo ........................................................... 77 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................... 85 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................... 89 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 97 4.1. Thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 97 4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................................. 102 4.3. Kết quả kiểm định thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu .................... 104 4.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)..................................................... 117 4.4.1. Kết quả mô hình ước lượng ............................................................................. 117 4.4.2. Kết quả kiểm định Bootstrapping .................................................................... 120 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................. 131 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU....................................... 136 5.1. Kết luận............................................................................................................... 136 5.2. Định hướng phát triển thúc đẩy thực hiện hoạt động CSR tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM ............................................................................................. 137 5.3. Đề xuất một số hàm ý quản trị ............................................................................ 155 5.4. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 175 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Tên đầy đủ 1 CSR Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 2 CFP Hiệu quả tài chính doanh nghiệp 3 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 4 EFA Phân tích nhân tố khám phá 5 CFA Phân tích nhân tố khẳng định 6 SEM Mô hình cấu trúc tuyến tín 7 SE Danh tiếng doanh nghiệp 8 CS Sự hài lòng khách hàng 9 CA Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 10 PLS Phần bình phương tối thiểu 11 GLS Bình phương nhỏ nhất tổng quát 12 ROA Lợi nhuận trên tài sản 13 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 14 ROI Lợi nhuận trên vốn đầu tư 15 ROS Lợi nhuận trên doanh số 16 VCCI Phòng Thương mại Việt Nam
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình kim tử tháp trách nhiệm xã hội của Caroll (1991) ............................. 28 Hình 2.2: Sơ đồ bản chất lợi ích tác động của CSR theo Weber (2008) .......................... 63 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất .............................................................. 70 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 73 Hình 4.1. Kết quả trọng số đường dẫn lần 2 của các yếu tố thang đo bậc 1 tác động đến CSR.......................................................................................................................... 107 Hình 4.2. Kết quả đánh giá của các yếu tố tác động đến thang đo CSR......................... 112 Hình 4.3. Kết quả trọng số đường dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM .............................. 119 Hình 5.1. Mức độ quan trọng và hiệu suất của nhân tố (constructs level) tác động đến Hiệu quả tài chính doanh nghiệp ................................................................................... 156 Hình 5.2. Mức độ quan trọng và hiệu suất của từng chỉ báo đo lường khái niệm (indicator level) tác động đến Hiệu quả tài chính doanh nghiệp .................................... 157
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp số lượng nghiên cứu công bố quốc tế liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và CFP giai đoạn 2015-2020 .......................................................................... 5 Bảng 1.2. Tổng hợp phạm vi nghiên cứu công bố quốc tế liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và CFP giai đoạn 2015-2020 ........................................................................... 5 Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR-CFP............................. 6 Bảng 1.4. Các chủ đề nghiên cứu về tác động của việc thực hiện CSR đem đến lợi ích cho tổ chức ....................................................................................................................... 6 Bảng 1.5. Tổng hợp các nghiên cứu trước về tác động của CSR đến CFP...................... 7 Bảng 2.1. Tổng hợp thay đổi nghiên cứu về trách nhiệm xã hội ................................... 32 Bảng 2.2: Tổng hợp các lý thuyết tiếp cận CSR, phương pháp và nguồn dữ liệu đo lường CSR ..................................................................................................................... 33 Bảng 2.3: Đánh giá phương pháp đo lường phù hợp với nghiên cứu về CSR đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 36 Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa CSR-CFP qua các nghiên cứu trước ................................ 40 Bảng 2.5: Các chủ đề nghiên cứu về tác động của việc thực hiện CSR đem đến lợi ích cho tổ chức tại Việt Nam ............................................................................................... 41 Bảng 2.6. Bảng tổng hợp đánh giá các nghiên cứu trước về tác động của CSR đến CFP tại Việt Nam ................................................................................................................... 42 Bảng 2.7: Tổng hợp các chủ đề nghiên cứu về tác động CSR đến CFP các nghiên cứu được công bố ................................................................................................................. 46 Bảng 2.8: Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm về CSR trong nước .................... 50 Bảng 3.1: Bảng thang đo và mã hóa thang đo CSR ...................................................... 79 Bảng 3.2: Bảng thang đo và mã hóa thang đo CFP ...................................................... 82 Bảng 3.3: Bảng thang đo và mã hóa thang đo Danh tiếng ............................................ 83 Bảng 3.4: Bảng thang đo và mã hóa thang đo Sự hài lòng khách hàng ........................ 84 Bảng 3.5: Bảng thang đo và mã hóa thang đo Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ... 86 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo ..................................................... 87
- viii Bảng 3.7: Bảng mô tả các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ....................................... 90 Bảng 4.1. Kết quả thống kê về đặc trưng của doanh nghiệp ........................................ 103 Bảng 4.2. Bảng ma trận hệ số outer loadings thang đo CSR bậc 1.............................. 106 Bảng 4.3. Bảng hệ số tin cậy và hội tụ thang đo CSR bậc 1........................................ 107 Bảng 4.4. Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo CSR .................................................. 109 Bảng 4.5. Bảng kiểm định độ phân biệt – hệ số Fornell Larcker ................................. 110 Bảng 4.6. Bảng kiểm định đa cộng tuyến – hệ số VIF................................................. 110 Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra độ tin cậy và giá trị hội tụ thang đo ................................. 113 Bảng 4.8. Bảng hệ số ma trận hệ số outer loadings các thang đo trong mô hình nghiên cứu ............................................................................................................................... 114 Bảng 4.9. Bảng hệ số tin cậy và hội tụ các nhân tố trong mô hình nghiên cứu ........... 116 Bảng 4.10. Bảng kiểm định độ phân biệt – hệ số HTMT ............................................ 116 Bảng 4.11. Bảng kiểm định đa cộng tuyến – hệ số VIF............................................... 117 Bảng 4.12. Kết quả các chỉ số Model Fit của mô hình SEM ....................................... 119 Bảng 4.13. Kết quả của hệ số R2, R2 hiệu chỉnh và Q2 .............................................. 122 Bảng 4.14. Bảng hệ số f2 ............................................................................................. 122 Bảng 4.15. Kết quả hệ số q2 ........................................................................................ 124 Bảng 4.16. Bảng hệ số đường dẫn và giá trị T-value................................................... 125 Bảng 4.17. Bảng đánh giá tác động gián tiếp của các biến trung gian ......................... 128 Bảng 4.18. Bảng tổng mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình ...................... 131 Bảng 5.1: Bảng tổng hợp thứ tự ưu tiên theo trọng số của yếu tố CSR ....................... 159 Bảng 5.2: Bảng tổng hợp thứ tự ưu tiên theo trọng số của yếu tố Sự hài lòng khách hàng.............................................................................................................................. 168 Bảng 5.3: Bảng tổng hợp thứ tự ưu tiên theo trọng số của yếu tố Danh tiếng doanh nghiệp .......................................................................................................................... 170 Bảng 5.4: Bảng tổng hợp thứ tự ưu tiên theo trọng số của yếu tố Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................................................................................ 172
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày tổng quan nghiên cứu về các nội dung: sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các đóng góp mới của luận án và kết cấu nội dung của luận án 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu 1.1.1. Về mặt thực tiễn tại Việt Nam Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt (Bùi Văn Trịnh, 2022)[13]. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xem như là một trong những triết lí kinh doanh cơ bản và luôn song hành với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào sự thành công bền vững, giúp doanh nghiệp thực hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của mình (Adams và Frost 2006[16]). Cụ thể hơn, trách nhiệm xã hội là sự khẳng định của các doanh nghiệp không chỉ hoạt động vì lợi ích của cổ đông mà còn vì lợi ích của các bên liên quan khác như người lao động, khách hàng, cộng đồng, Chính phủ và môi trường. Trên thế giới trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới và giành được sự quan tâm ngày càng tăng của các doanh nghiệp (Young & Thyil, 2009[154]; Lee & Park, 2012[99]; McGehee và cộng sự, 2009[117]) và đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các nghiên cứu (Burton & Goldsby, 2009[32]). Như vậy, rõ ràng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu
- 2 thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức (Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2009[2]). Việt Nam đang trên đà hội nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế quốc tế, nếu muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo xu hướng toàn cầu đó là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp. Như vậy, liệu CSR có phải là một công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính, nhằm hướng tới phát triển bền vững? Một vấn đề quan trọng trong quản trị và điều hành doanh nghiệp là ảnh hưởng của CSR đối với hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động tài chính. Một số nghiên cứu cho rằng CSR là tốn kém vì làm tăng thêm chi phí và những chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Alexander & Buchholz, 1978[19]). Ngược lại, quan điểm trái ngược được đưa ra dựa trên lý thuyết các bên liên quan được đưa ra bởi Freeman vào 1984. Sự không hài lòng của bất kỳ các bên liên quan sẽ ảnh hưởng đến giá thuê và sự thỏa hiệp trong tương lai của doanh nghiệp (Clarkson, 1995[43]). CSR là điều kiện tiên quyết để đảm bảo lợi nhuận (Epstein & Rejc-Buhovac, 2014[54]). Nếu được quản lý tốt, CSR không chỉ làm tăng sự hài lòng của các bên liên quan mà còn dẫn đến sự cải thiện hiệu quả tài chính (Aver & Cadez, 2009[23]). Hoặc một số nghiên cứu lại chỉ ra việc không có mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính doanh nghiệp (McWilliams & Siegel, 2000[118]). Như vậy rõ ràng, nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này lại cho thấy những kết quả không giống nhau. Ngoài ra, ta có thể thấy sự khác biệt chính giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung nằm ở quyền điều hành, quản lý nằm ở chủ doanh nghiệp (Soana, 2011[139]). Đặc điểm này hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng CSR vào thực tiễn, lý do là vì hầu hết các quyết định đều do các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định. Có thể nói các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động lớn trong việc ra quyết định, khởi xướng và thực hiện các hoạt động CSR của
- 3 doanh nghiệp (Williams & Schaefer, 2013[149]). Điều này có nhiều tương đồng với nền kinh tế tại Việt Nam khi có nhiều đặc điểm về môi trường và điều kiện kinh doanh khác biệt so với các nước đang phát triển để có thể đưa các lý thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây về CSR vào thử nghiệm. Một yếu tố có thể xem xét đó là nền kinh tế Việt Nam với đặc điểm chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng rất lớn, giai đoạn 2011-2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến cuối năm 2016, cả nước có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động (Lê Phước Hưng và Lưu Tiến Thuận, 2017[6]).. Do đó, tác giả nhận thấy việc cần thiết mở rộng các nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội, về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính đối với các doanh nghiệp hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Lợi ích của việc nghiên cứu này phù hợp với bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế. Nhờ đó, các doanh nghiệp khi hoạt động có thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đồng thời, các xu hướng nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội sau thời gian đầu tập trung vào các nước phát triển đang chuyển hướng sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam…. Theo Báo cáo Phát triển bền vững của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2017, người tiêu dùng Việt có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sắm sản phẩm, dịch vụ từ các công ty bán hàng có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường. Và theo khảo sát của tổ chức National Forest năm 2017, 81% khách hàng lựa chọn mua sản phẩm bảo vệ môi trường và 73% người lao động sẽ trung thành với các nhà quản lý doanh nghiệp tham gia các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng, từ thiện. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay đã nhận thấy sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của người tiêu dùng để có những bước triển khai hoạt động trách nhiệm xã hội và xem đây là một trong những chiến lược cạnh tranh bền vững để xây dựng hệ thống khách hàng trung thành (Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức, 2009[2]). Tuy nhiên, qua đánh giá việc thực hiện CSR tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa có các chính sách và quy
- 4 định cụ thể, đặc biệt là có nhiều hạn chế về nguồn vốn và lao động so với các doanh nghiệp ở quy mô lớn. Trên thực tế việc thực hiện CSR chủ yếu vẫn được thực hiện chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI từ các nước phát triển và các tập đoàn lớn trong nước (Munro và cộng sự, 2018[120]). Nhiều lý do được đưa ra trong nhiều nghiên cứu nhưng phần lớn vẫn là do các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa nhận thức rõ được các lợi ích khi thực hiện CSR mang lại cho doanh nghiệp hoặc các hoạt động thực hiện CSR là những hoạt động còn rời rạc trong doanh nghiệp, chưa mang lại một sự liên kết với các hoạt động khác của doanh nghiệp để đem lại hiệu quả lâu dài về mặt chiến lược trong tổ chức. Chính vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết để đưa ra các bằng chứng thực nghiệm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận thức và hiểu rõ hơn các tác động lợi ích nhận được khi thực hiện các hoạt động CSR trong doanh nghiệp. Từ đó, hoạt động CSR trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sẽ được triển khai rộng rãi hơn và trở thành một điểm nhấn quan trọng trong việc phát triển bền vững nền kinh tế xanh hiện nay. 1.1.2. Về bối cảnh nghiên cứu Cùng với sự phát triển của thực tiễn xã hội, trách nhiệm xã hội cũng trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2020 tại Việt Nam. Trong các nghiên cứu về CSR, các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực hiện CSR là một yếu tố thiết yếu nhằm mang lại sự phát triển bền vững và thành công cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nhiều nghiên cứu tập trung nghiên cứu nhằm chứng minh rằng CSR không chỉ giúp các doanh nghiệp gia tăng uy tín và hình ảnh trong xã hội mà còn mang lại các hiệu quả và lợi ích kinh tế. Theo đó, số lượng nghiên cứu về CSR cũng được quan tâm và gia tăng trong những năm gần đây. Bắt đầu từ năm 2015 đến 2020, có tổng cộng 93 nghiên cứu công bố liên quan đến CSR – CFP trên các dữ liệu nghiên cứu chung như Web of Science, ProQuest, Science Direct và Google Scholar.
- 5 Bảng 1.1 – Tổng hợp số lượng nghiên cứu công bố quốc tế liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và CFP giai đoạn 2015-2020 Năm Tổng 2015 2016 2017 2018 2019 2020 cộng Số 13 11 26 16 19 8 93 lượng (Nguồn: Tiên và Chi, 2020[11]) Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và CFP được tiến hành chủ yếu tại các nước như Hoa Kỳ và các nước phát triển với số lượng hơn 83 nghiên cứu và chỉ có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và CFP được tiến hành tại Việt Nam. Bảng 1.2 – Tổng hợp phạm vi nghiên cứu công bố quốc tế liên quan đến mối quan hệ giữa CSR và CFP giai đoạn 2015-2020 Phạm vi nghiên cứu Số lượng bài nghiên cứu Mỹ và các nước phát triển khác 50 Các quốc gia phát triển 33 Việt Nam 3 Tổng 86 (Nguồn: Tiên và Chi, 2020[11]) Từ bảng 1.2, ta thấy rõ đa số kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và CFP có phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại các nước đang phát triển. Do đó, sự cần thiết đầu tiên về bối cảnh nghiên cứu có thể thấy đó là với số lượng kết quả nghiên cứu hạn chế tại Việt Nam nên rất cần tiến hành bổ sung thêm nhiều nghiên cứu để cho thấy các đặc điểm khác biệt về mối quan hệ giữa CSR và CFP tại Việt Nam so với các nước phát triển. Trong các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa CSR và CFP, các nghiên cứu cũng đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau của hiệu quả tài chính doanh nghiệp, có nghiên cứu dựa trên các chỉ số tài chính (Chen-En, 2019[42]), khía cạnh khác sử dụng các chỉ số về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường (Kang và cộng sự, 2016[73]) hoặc kết hợp cả hai loại chỉ số này (Cornett, 2016[44]), một số ít sử dụng kết quả nghiên cứu định tính dựa trên kết quả trả lời của các nhà quản lý doanh nghiệp (Martinez, 2017[110]). Đồng thời có thể
- 6 thấy các kết quả nghiên cứu về tác động của CSR đến CFP còn có nhiều kết quả khác biệt nhau. Phần lớn kết quả chỉ ra tác động tích cực của CSR đến CFP (Lee, 2016[102]), tuy nhiên vẫn có các nghiên cứu khác chỉ ra việc không có tác động rõ ràng của CSR đến CFP (Malik, 2015[109]), hoặc có các tác động tiêu cực (Wrana, 2018[119]) và tác động hỗn hợp (Sekhon, 2019[137]) tùy thuộc vào các góc nhìn nghiên cứu khác nhau về CSR. Kết quả bảng 1.3, cho thấy là các kết quả tác động của CSR đến CFP vẫn còn đưa ra nhiều kết quả tranh cãi khác nhau và cần thêm những nghiên cứu để làm rõ về mối quan hệ này. Bảng 1.3 – Tổng hợp kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR-CFP Cách thức đo lường Hiệu quả Số lượng Kết quả mối quan hệ Số lượng tài chính công bố giữa CSR-CFP công bố Các chỉ số tài chính (ROA, 25 Tác động tích cực 61 ROE, ROI, ROS, doanh thu, lợi nhuận…) Các chỉ số thị trường (giá trị cổ 27 Tác động tiêu cực 4 phiếu, P/B, P/E, Tobin’s Q…) Kết hợp 2 chỉ số tài chính và 20 Tác động hỗn hợp 17 thị trường Sử dụng phương pháp định tính 4 Không có tác động rõ ràng 4 (Nguồn: Tiên và Chi, 2020[8]) Về các chủ đề nghiên cứu về tác động của việc thực hiện CSR, hiện nay các nghiên cứu tập trung vào chứng minh hiệu quả của CSR đem đến các lợi ích cho tổ chức ở các khía cạnh sau: (1) Hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng suất sản xuất, hành vi của nhân viên, chia sẻ tri thức trong tổ chức, (2) Hành vi khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp, thương hiệu nhà tuyển dụng, (3) Năng lực cạnh tranh, năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp, (4) Hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Bảng 1.4 – Các chủ đề nghiên cứu về tác động của việc thực hiện CSR đem đến lợi ích cho tổ chức Khía cạnh Số lượng công bố Hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng suất sản xuất, hành vi 7
- 7 của nhân viên, chia sẻ tri thức trong tổ chức Hành vi khách hàng, mối quan hệ với nhà cung cấp, thương 12 hiệu nhà tuyển dụng Năng lực cạnh tranh, năng lực nội địa hóa của doanh nghiệp 2 Hiệu quả tài chính doanh nghiệp 3 (Nguồn: Tiên và Chi, 2020[8]) Từ bảng 1.4 có thể thấy các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh tác động lợi ích của việc thực hiện CSR trong doanh nghiệp cho thấy các nội dung tập trung chính vào lợi ích thúc đẩy thay đổi hành vi khách hàng, tạo ra mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và gia tăng tương hiệu nhà tuyển dụng; theo sau đó là số lượng nghiên cứu về hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, hành vi của nhân viên và thúc đẩy chia sẻ tri thức trong tổ chức. Số lượng nghiên cứu về tác động của CSR đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp còn hạn chế, các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu là thứ cấp và tập trung vào các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong đó có nghiên cứu của Hoàng (2015)[60], Kabir và Thái (2017)[71] và Xie & Jia (2017)[155]. Bảng 1.5 – Tổng hợp các nghiên cứu trước về tác động của CSR đến CFP Kỹ thuật Tác giả, năm, nơi phân Khoảng trống và hướng Kết quả nghiên cứu nghiên cứu tích nghiên cứu tiếp theo định lượng Hoàng, 2015, khảo Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá Nghiên cứu chưa giải thích sát 256 quản lý và SEM để tác động của yếu tố được cơ chế tác động của chủ doanh nghiệp phân tích Định hướng thị trường CSR đến hiệu quả hoạt Việt Nam tại đồng và CSR đến hiệu quả động doanh nghiệp, mà chủ yếu sử dụng CSR là biến bằng sông Cửu hoạt động của doanh trung gian trong mô hình Long nghiệp. Kết quả nghiên cứu. khuyến nghị các nhà quản lý và lãnh đạo
- 8 nên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CSR từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Kabir & Thai, Phân Nghiên cứu chỉ ra mối Đối tượng nghiên cứu là 2017, thu thập dữ tích hồi quan hệ tích cực giữa các doanh nghiệp có vốn liệu thứ cấp từ quy OLS CSR và CFP. Các đặc sở hữu nhà nước và vốn 2008 đến 2013 của điểm về quản trị sở hữu nước ngoài nên có 524 doanh nghiệp doanh nghiệp như vốn những ràng buộc về mặt niêm yết tại Việt sở hữu nước ngoài, pháp lý và cơ chế quản lý Nam quy mô hội đồng quản có nhiều khác biệt với các trị và sự độc lập của doanh nghiệp nhỏ và vừa hội đồng quản trị củng tại Việt Nam về quy mô, cố mối quan hệ tích năng lực quản lý cũng cực giữa CSR – CFP, như ngành nghề kinh nhưng không có tác doanh. động như vậy đối với Dữ liệu nghiên cứu là thứ các doanh nghiệp có cấp thường chỉ có thực sở hữu vốn nhà nước hiện đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên chưa có tính bao quát Xie & Jia, 2017, Phân Nghiên cứu chỉ ra 3 Lý thuyết sử dụng đo nghiên cứu khảo tích hồi kết nghiên cứu chính lường CSR sử dụng cho sát 238 khách hàng quy OLS sau: (1) mối quan hệ bối cảnh các doanh cá nhân tại Việt CSR-CFP tác động nghiệp tại Trung Quốc và Nam và Trung trung gian bởi sự hài các doanh nghiệp Việt Quốc lòng khách hàng, (2) Nam có vốn đầu tư từ
- 9 môi trường thể chế Trung Quốc, phạm vi kinh doanh tốt giúp nghiên cứu rộng nhưng số gia tăng tác động của lượng thu thập mẫu hạn CSR đến sự hài lòng chế nên tạo ra một số hạn của khách hàng, (3) chế về độ tin cậy của kết môi trường thể chế có quả nghiên cứu. Ngoài tác động điều chỉnh các yếu tố trung gian là sự tích cực mối quan hệ hài lòng khách hàng, thể giữa CSR và lợi nhuận chế, còn các yếu tố khác trên doanh thu (ROS) đóng vai trò trung gian của doanh nghiệp tại trong mối quan hệ giữa Việt Nam. CSR-CFP cần mở rộng hơn để khám phá mối quan hệ này rõ ràng hơn. Kết quả khảo sát là khách hàng có thể mang lại một số hạn chế về độ tin cậy vì khác biệt về trình độ hiểu biết. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua tổng hợp, các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của CSR đến CFP của các doanh nghiệp ở Việt Nam có giới hạn chỉ tập trung vào các công ty đang niêm yết, số lượng mẫu nhỏ, đối tượng khảo sát chưa phù hợp hoặc có chuyên môn về lĩnh vực CSR và dữ liệu thứ cấp nên còn tồn tại những hạn chế về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Do đó, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiểu rõ hơn về bản chất tác động của hoạt động CSR đem đến các lợi ích tài chính thì cần thiết tiến hành một nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp vì đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chưa có một hệ thống dữ liệu báo cáo về CSR như một số doanh nghiêp nước ngoài hay doanh nghiệp lớn đang thực hiện. Các yếu tố trung gian trong mối quan hệ CSR – CFP không chỉ đề cập đến sự hài lòng khách hàng, mà cần bổ sung thêm những yếu tố trung gian tạo nên lợi thế cạnh tranh và xây dựng nhóm khách hàng
- 10 trung thành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, xây dựng phương pháp phân tích phù hợp với việc khám phá các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu tác động của CSR đến CFP và đưa ra các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế của Việt Nam thì thành phố Hồ Chí Minh đóng góp một vai trò rất quan trọng trong hoạt động dẫn dắt nền kinh tế tại Việt Nam. Theo số lượng của Tổng cục Thống kê năm 2021, các doanh nghiệp tại thành phố Hố Chí Minh đóng góp hơn 22% GDP và khoảng hơn 27% tổng thu ngân sách của cả nước. Trong tầm nhìn và định hướng phát triển giai đoạn đến 2030-2045 tại Việt Nam, tập trung phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế và trở thành trung tâm chính về kinh tế - tài chính – thương mại trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh có tác động và ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội và Hiệu quả tài chính: trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” được thiết kế với mục tiêu nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh tại Việt Nam để có cái nhìn tổng quát hơn trong việc nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận quan trọng của mọi nền kinh tế (Fox, 2005). Đồng thời, nghiên cứu cũng đóng góp bổ sung mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp cho các nghiên cứu tiếp theo. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Xuất phát từ lý do chọn đề tài và để đưa ra được kết luận về mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mục tiêu nghiên cứu của luận án được xác định như sau: Mục tiêu tổng quát: Xác định và kiểm định mô hình đánh giá mức độ tác động của CSR đến CFP của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả có được, đề tài đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 27 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 47 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 15 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn