Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Luận án nghiên cứu một cách cơ bản, có tính hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức, từ đó vận dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÒA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÒA XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Triệu Văn Cường 2. TS Trần Thị Phúc An HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Hòa
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 23 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC - NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ 27 2.1. Một số khái niệm 27 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức 35 2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức 71 Chương 3: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ MÂU THUẪN ĐẶT RA 79 3.1. Các nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay 79 3.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 86 3.3. Một số mâu thuẫn đặt ra trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 114 Chương 4: QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 119 4.1. Quan điểm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 119 4.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 123 4.3. Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 127 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc thành bại của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được” [83, tr.54]. Trên cơ sở nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của vấn đề trên, Hồ Chí Minh đã quan tâm xây dựng đội ngũ công chức Việt Nam vững mạnh, vừa hồng, vừa chuyên, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi công việc được giao trên từng cương vị công tác. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra những quan niệm về công chức mà còn chỉ đạo trực tiếp sự nghiệp xây dựng đội ngũ công chức. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức và xây dựng đội ngũ công chức không chỉ thể hiện đơn thuần qua các bài nói, bài viết, mà còn được thể hiện rõ nét, thuyết phục qua hoạt động “sáng lập”, “xây dựng” và “phát triển”, ở đó Người nổi lên như một Tổng công trình sư đầy sáng tạo và tâm huyết. Thấm nhuần tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định vị trí, vai trò nòng cốt, chủ đạo của đội ngũ công chức nhà nước trong quản lý và tổ chức thực hiện công việc của bộ máy nhà nước các cấp. Do vậy, nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại đã được Đảng và Nhà nước đưa ra và triển khai trong thực tiễn. Trong đó, xác định xây dựng đội ngũ công chức nhà nước vừa hồng, vừa chuyên, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng hàng đầu. Việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước theo tưởng Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập quốc tế, của sự nghiệp đẩy mạnh công
- 2 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của hoạt động xây dựng chính phủ kiến tạo, cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam là vấn đề bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Sau hơn ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Song, cũng đang đứng trước nguy cơ và thách thức không thể xem thường. Nhiệm vụ của thời kỳ mới còn nặng nề, nhiều khó khăn và thử thách phải vượt qua, đòi hỏi Đảng, Nhà nước phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, công chức nhà nước nói riêng có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết nhằm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước. Công tác tuyển dụng công chức ngày càng công minh, chính xác và khách quan hơn. Số lượng công chức ngày càng hợp lý trong cơ cấu vùng miền, dân tộc, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Chất lượng công chức ngày càng tăng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Việc quản lý và sử dụng công chức ngày càng có hiệu quả. Đã có nhiều cơ chế, chính sách thu hút nhân tài và đãi ngộ công chức. Hiện nay, việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm. Một bộ phận công chức nhà nước có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân. Việc tuyển dụng công chức nhà nước ở nhiều cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, thiếu công minh, khách quan. Đánh giá công chức nhà nước tại nhiều cơ quan còn chưa công tâm và chính xác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức nhà nước còn nhiều bất cập. Còn nhiều mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết giữa số lượng và chất lượng công chức nhà nước. Việc quy hoạch công chức ở một số cơ quan còn mang tính hình thức, có biểu hiện quy hoạch treo. Bố trí, sử dụng công chức tại không ít cơ quan nhà nước còn chưa phù hợp, chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển trong đội ngũ công chức nhà nước vẫn còn xảy ra tại nhiều
- 3 nhiều bộ, ngành, địa phương. Trong quản lý, kiểm tra, giám sát công chức nhà nước ở nhiều cơ quan, tổ chức chưa chặt chẽ, tính hiệu quả thấp, vẫn còn nhiều công chức vi phạm pháp luật Nhà nước và làm trái quy định những điều đảng viên không được làm. Chính vì vậy, việc trở lại nghiên cứu các giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức và xây dựng đội ngũ công chức nhằm vận dụng vào tổng kết, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn vấn đề: "Xây dựng đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận án nghiên cứu tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một cách cơ bản, có tính hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức, từ đó vận dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải những quan điểm của Hồ Chí Minh về công chức và xây dựng đội ngũ công chức. Từ đó, làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức. - Nghiên cứu một cách căn bản, hệ thống những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước về xây dựng đội ngũ công chức. - Phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2017. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ công chức nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức. - Đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Ở Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Từ 2011 đến 2017. - Phạm vi nội dung: Trong phạm vi khuôn khổ của luận án, tác giả trình bày, luận giải những nội dung cơ bản nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức như: vị trí, vai trò công chức; tiêu chuẩn công chức; quy trình xây dựng; phương pháp xây dựng. Đồng thời, làm rõ giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng trên của Người. Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ công chức tại các cơ quan nhà nước của 96 Bộ, ngành và địa phương (33 Bộ, ngành - không kể Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 63 tỉnh thành). Trong thời kỳ Hồ Chí Minh, do điều kiện chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nên chưa có sự phân loại công chức, nhìn chung vẫn gọi chung là cán bộ, công chức. Tuy nhiên hiện nay, công chức đã được phân loại, trong phạm vi nội dung nghiên cứu của Luận án chỉ nghiên cứu về công chức nhà nước. Do đó, để tên gọi “Xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay” là phù hợp với phạm vi nội dung nghiên cứu trong chương 2, chương 3 và chương 4 của Luận án. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận - Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. - Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công chức. - Luật và các văn bản của Đảng, Nhà nước có liên quan về tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng, quản lý công chức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- 5 - Phương pháp nghiên cứu Hồ Chí Minh học. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành, cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử - logic; cấu trúc - chức năng, phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn v.v... 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn công chức; nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ công chức. - Làm rõ những nhân tố tác động, thực trạng và một số mâu thuẫn đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ công chức nhà nước hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Đề xuất những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. - Cung cấp khung lý thuyết cho các cơ quan nhà nước trong nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng đội ngũ công chức nhà nước hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ công chức - nội dung và giá trị Chương 3: Xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh - thực trạng và một số mâu thuẫn đặt ra Chương 4: Quan điểm, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nhóm công trình của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về cán bộ, công chức Nghiên cứu chung về cán bộ, công chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay có một số cuốn sách, đề tài, luận văn, luận án và bài viết đáng chú ý. Đề tài Cơ sở khoa học của phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức lãnh đạo cao cấp trong cải cách hành chính hiện nay. Các tác giả đã trình bày hệ thống các cơ sở khoa học của việc phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức lãnh đạo cao cấp; vị trí, vai trò của vấn đề trên với công cuộc cải cách hành chính, cũng như việc hoàn thiện các chính sách quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta; nghiên cứu, phân tích các kinh nghiệm dùng người, quản lý đội ngũ quan lại trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam; kinh nghiệm trong quản lý công chức ở các nước trên thế giới [67]. Tác giả Trần Huy Sang trong luận án tiến sĩ kinh tế Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện ngoại thành, tập trung luận giải, làm sáng tỏ khái niệm, vai trò, đặc điểm của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp huyện; xác định những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp huyện khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay; kinh nghiệm của một số nước trong xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá thực trạng và những vấn đề cấp bách đặt ra trong xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm, phương hướng và một số giải pháp cơ bản trong xây dựng đội ngũ công chức nhà nước về quản lý kinh tế ở các huyện ngoại thành Hà Nội [107]. Trong đề tài Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa, các tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các tác động khác nhau, nhiều chiều
- 7 của xu thế toàn cầu hóa tới sự phát triển của nền hành chính nước nhà. Đề tài đã nghiên cứu, luận giải những thách thức đang đặt ra với xã hội và nền hành chính các nước. Đồng thời, chỉ ra tính tất yếu khách quan phải hiện đại hóa nền hành chính Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa. Cuối cùng, đề tài đưa ra hệ thống các yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế [48]. Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương đã luận giải một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, tầm quan trọng của cán bộ, yêu cầu đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; nghiên cứu kinh nghiệm tuyển chọn, sử dụng nhân tài trong lịch sử dân tộc và kinh nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy, hiện đại trên thế giới; đề ra các yêu cầu và tiêu chuẩn của cán bộ, công chức nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân [100]. Các tác giả Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền bàn về Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới [101]. Nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu 8 nước có nền kinh tế phát triển cao trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Anh, Mỹ về tổ chức nhà nước, về bộ máy hành chính và lịch sử nền công vụ, cũng như chế độ quản lý công chức. Công trình đã phân tích chế độ và chính sách ở mỗi nước như: chế độ tuyển chọn, đào tạo, đánh giá, lương bổng, phụ cấp, sử dụng nhân tài, công tác chống tham nhũng... nhằm cải cách nền công vụ. Đây là công trình khoa học quan trọng, có giá trị lớn với tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Qua nghiên cứu trên giúp tác giả bổ sung nhiều nội dung trong luận giải phần giải pháp của luận án. Các nhà nghiên cứu Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương luận bàn về Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức [102]. Trong
- 8 cuốn sách trên, các tác giả đã chỉ ra những cơ sở lý luận về xây dựng cán bộ, công chức. Đồng thời, nhóm tác giả cũng đã phân tích vị trí, vai trò của đội ngũ công chức trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Trong cuốn sách các tác giả còn đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Tập thể tác giả rút ra những kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức ở một số nước trên thế giới, từ đó vận dụng vào xây dựng đội ngũ công chức ở Việt Nam. Trên Tạp chí Lý luận chính trị, Nguyễn Minh Phương có bài viết Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước: Thực trạng và giải pháp [103]. Đây là công trình khoa học có giá trị lớn với tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Qua tham khảo công trình, tác giả hiểu rõ hơn nội hàm công chức nhà nước, từ đó tránh nhầm lẫn với công chức nói chung. Bài viết trên cũng là tiền đề để tác giả luận án nghiên cứu làm rõ khái niệm công chức nhà nước, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Bàn về chế độ công vụ ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Trọng Điều và nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu về công chức và công vụ. Đồng thời, phân tích các cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay. Công trình cũng đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ một cách toàn diện, có hệ thống. Từ đó, luận giải và đưa ra các hình thức, bước đi, lộ trình cụ thể cho việc hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta trong bối cảnh, điều kiện mới [38]. Với đề tài Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng luật công vụ Việt Nam [110], nhóm tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ cơ sở để xây dựng luật công vụ ở Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra cơ sở lý luận để xây dựng luật công vụ Việt Nam xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công vụ, công chức và nền hành chính công. Bên cạnh đó, đề tài cũng làm rõ cơ sở thực tiễn xây dựng luật công vụ ở một số nước tiên tiến trên thế giới. Trong đề tài các tác giả cũng đã nghiên cứu, luận
- 9 giải một cách khá sâu sắc và làm rõ nghĩa các vấn đề về: Các quyền và nghĩa vụ của công chức; về tuyển dụng công chức; về đào tạo, bồi dưỡng công chức, về điều động, bổ nhiệm, chế độ kiêm nhiệm, thăng giáng chức; cách chức, cho thôi chức, buộc thôi việc với công chức nhà nước; khen thưởng công chức; kiểm tra, thanh tra công vụ. Đề tài đưa ra các quan điểm về xây dựng luật công vụ ở nước ta. Cuối cùng, nhóm đề tài đề xuất các kiến nghị nhằm xây dựng luật công vụ ở Việt Nam. Nghiên cứu về pháp luật cán bộ, công chức, tác giả Nguyễn Minh Sản có công trình Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn [108]. Tác giả đi làm rõ các nội dung sau: khái niệm về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đưa ra khái niệm và đặc điểm pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; về tuyển dụng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; về sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức trên; về đào tạo, bồi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; về khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; về chế độ, chính sách với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã; vai trò của pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; tổng kết kinh nghiệm hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân với những kết quả đạt được và những hạn chế về việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức chính quyền cấp xã. Tác giả cũng đưa ra các quan điểm, phương hướng và đề xuất hệ thống các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay. Bàn về quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, tác giả Trần Anh Tuấn trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước có bài viết Những nội dung mới về nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ [126]. Trong bài viết tác giả đã
- 10 trình bày một cách có hệ thống những điểm mới về quyền và nghĩa vụ của đội ngũ công chức theo Luật cán bộ, công chức 2008. Những điểm mới đó theo tác giả là chặt chẽ, khoa học, sát thực tiễn, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công chức với hoạt động công vụ. Đồng thời, bảo đảm quyền lợi cho mỗi công chức. Trong Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công Hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp ở Việt Nam [61], tác giả Chu Xuân Khánh đã làm rõ nhiều vấn đề về xây dựng công chức hành chính nhà nước ở Việt nam. Tác giả luận án trình bày quan niệm về công chức nhà nước, trong đó chỉ ra quan niệm về công chức ở một số nước Tây Âu và Mỹ, của một số nước châu Á, ở Việt Nam qua các giai đoạn; những điểm chung và khác biệt giữa quan niệm công chức của một số quốc gia với công chức ở Việt Nam hiện nay; công chức hành chính và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức hành chính; các mô hình chế độ công vụ; nội dung hoạt động xây dựng đội ngũ công chức; sự cần thiết tiếp tục xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp ở Việt Nam; các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công chức; kinh nghiệm một số nước trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển, những kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém trong việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp ở nước ta trong thời gian qua. Phân tích quan điểm và đề ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước Việt Nam chuyên nghiệp. Trong bài 1 của Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính: “Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa” [56] đã tập trung luận giải hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay. Qua bài viết đã luận giải khái niệm và cấu trúc của hệ thống chính trị; một số đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam; cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam; các quan hệ chính trị; các nguyên tắc hoạt động; tính ưu việt và hạn chế của hệ thống chính trị ở nước ta; phương châm, nội dung và các nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Nghiên cứu nội dung trên giúp tác giả luận án có cái nhìn toàn diện về hệ thống chính trị của Việt Nam. Qua đó, làm rõ khái niệm cán
- 11 bộ, công chức và công chức nhà nước. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ công chức nhà nước ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính xác, đúng đối tượng, bảo đảm không có sự nhầm lẫn trong nghiên cứu. Tác giả Đỗ Phương Đông trên Tạp chí Xây dựng Đảng có bài viết Chính sách trọng dụng và đãi ngộ công chức tài năng [44]. Nội dung bài viết đã chỉ ra nội hàm công chức tài năng trong hoạt động công vụ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng điểm mạnh và điểm hạn chế trong việc thực hiện chính sách công chức tài năng. Từ việc đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách công chức tài năng trong hoạt động công vụ. Hệ thống giải pháp chính sách được tác giả đưa ra bao gồm: Chính sách phát hiện từ cơ sở đào tạo và thực tiễn công tác; chính sách tuyển dụng trực tiếp không qua thi tuyển; chính sách đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng; chính sách sử dụng; chính sách tôn vinh. Trong Chương 5 của cuốn sách Cải cách hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn, các tác giả bàn về cải cách hành chính Việt Nam từ 2013 đến nay, trong đó đưa ra nhiều đánh giá về thực trạng cải cách hành chính ở nước ta sát với nội dung luận án như: xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức, viên chức; nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức; đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, sở, phòng, quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo, quản lý; hoàn thiện cơ chế đánh giá, phân loại công chức, viên chức; chế độ tiến cử và chính sách thu hút, phát hiện và trọng dụng nhân tài trong hoạt động công vụ; chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ, công chức; thực hiện chính sách tinh giản biên chế để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm, ưu đãi người có công [52]. Bàn về tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân có bài viết Giải pháp đồng bộ tinh giản biên chế đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng [111]. Qua bài viết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã khái quát tầm quan trọng, sự cấp bách của vấn đề tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Đồng thời, tác giả cũng đánh
- 12 giá thực trạng điểm mạnh và hạn chế của công tác tinh giản biên chế thời gian vừa qua. Cuối bài viết, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tinh giản biên chế như: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cải cách tiền lương; rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước; quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập; xác định tinh giản biên chế là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Bài viết Định hướng mới về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tác giả Triệu Văn Cường, Tạp chí Tổ chức Nhà nước [26]. Thông qua bài viết, tác giả đã khái quát vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng với cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những định hướng mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như: đối tượng điều chỉnh; về tạo cán bộ, công chức, viên chức; về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; về chương trình bồi dưỡng; về tổ chức bồi dưỡng viên chức. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu về cán bộ, công chức, đó là nguồn tư liệu phong phú giúp tác giả tham khảo trong xây dựng và hoạn thiện luận án. Nổi bật trong số đó là các công trình: V.I.va-nốp và B.Lin-xin trong cuốn sách Đào tạo và giáo dục cán bộ đoàn [135] đã chỉ rõ vị trí, vai trò của việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ đoàn. Trên cơ sở đó, nhấn mạnh sự cần thiết trong lựa chọn, bố trí cán bộ đoàn. Tác giả cũng chỉ rõ cần đào tạo, bồi dưỡng trang bị những phẩm chất cần thiết cho họ, nhất là tác phong Lêninnít. Đây là một công trình nghiên cứu nước ngoài đặc sắc về công tác cán bộ đoàn, có nhiều nội dung có giá trị với tác giả trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án. Trong Luận án tiến sĩ lịch sử Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [7], Bun Sợt Tham Mạ Vông tiến hành phân tích làm rõ vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nghiên cứu sinh chỉ rõ đặc điểm đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các
- 13 tỉnh phía Nam Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời, phân tích thực trạng với những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, cũng như bài học kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào. Tác giả cũng xác định mục tiêu, phương hướng, đề xuất hệ giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay. Luận án tiến sĩ lịch sử của Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay [36]. Công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cũng như công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn. Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn hiện nay. Từ thực trạng, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Luận án cũng đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn hiện nay. Bài tham luận Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt của tác giả Tôn Hiểu Quần [105]. Bài viết đã nhấn mạnh sự cần thiết vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp tại Trung Quốc. Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ, năng lực công tác cho ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn. Chọn và dùng người một cách khoa học, chuẩn xác và đúng đắn. Tiến hành cải cách chế độ chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Đảng và nhà nước các cấp. Thường xuyên giám sát, kiểm tra nhằm kịp thời uốn nắn, sửa sai và có biện pháp răn đe với các hành vi tiêu cực, sai trái trong đội ngũ cán bộ trên. Bun Lư Sổm Sắc Đi với luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay [8]. Trong luận án tác giả đã nghiên cứu, luận giải khung lý thuyết về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói riêng. Tác giả đánh giá thực trạng và nguyên nhân xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh
- 14 khu vực phía Bắc nước Lào từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực phía Bắc nước Lào hiện nay. Trên Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, Lit thi Si sou vong có bài viết Đột phá về công tác cán bộ [66]. Bài viết nhận định, Lào là quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, do đó muốn thoát khỏi tình trạng trên cần chú trọng làm tốt công tác cán bộ. Theo tác giả, để đột phá về công tác cán bộ cần thực hiện tốt khâu đánh giá cán bộ, bảo đảm khách quan, chính xác. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm có sự kế thừa giữa các thế hệ. Bố trí, sử dụng cán bộ đúng khả năng, công bằng, tránh bè phái, cục bộ. Thực hiện tốt chế độ, chính sách cán bộ. Bài tham luận của Bành Lập Bình Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm [59]. Trong bài viết, tác giả đã làm rõ bối cảnh trong nước và quốc tế, từ đó xác định việc xây dựng tác phong cán bộ là vấn đề quan trọng, cấp bách. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ thực trạng việc xây dựng tác phong cán bộ ở Trung Quốc hiện nay. Là một nhà nghiên cứu lớn về cán bộ, công chức của Trung Quốc, vì vậy trong phần nội dung xây dựng, Bành Lập Bình đã khái quát những tiêu chuẩn cần xây đặc sắc: “có phẩm chất chính trị kiên định, có năng lực vững vàng, tác phong tốt đẹp, hăng hái phấn đấu… Xây dựng chính trị tư tưởng, năng lực, xây dựng liêm chính, chống tham nhũng của đội ngũ cán bộ” [59, tr.134-135]. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức và sự vận dụng tư tưởng đó vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức. Nghiên cứu các vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức có một số công trình tiêu biểu sau: Bàn về đạo đức, phong cách, lề lối làm việc Hồ Chí Minh các tác giả Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành, Hà Quang Ngọc trong cuốn Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh [99] đã phân tích,
- 15 làm rõ nhiều vấn đề trong tư tưởng trên của Người, đồng thời làm rõ sự vận dụng trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Trong cuốn sách, các tác giả chỉ ra nội dung quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở chỉ ra các quan điểm trên, phần vận dụng, các tác giả đánh giá thực trạng điểm mạnh, yếu trong xây dựng đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Như vậy, cuốn sách đã phân tích, luận giải khá sâu sắc đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giá trị tham khảo quan trọng với quá trình nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn công chức và sự vận dụng hiện nay trong luận án của tác giả. Trong cuốn sách Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh [109], tác giả Bùi Ngọc Sơn đã khái quát tư tưởng lập hiến - bộ phận cấu thành hệ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh về các nguyên tắc của hiến pháp; về quyền lập hiến và sửa đổi hiến pháp; tư tưởng về dân quyền; về tổ chức quyền lực nhà nước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án; một nền pháp quyền; vấn đề lập hiến và sửa đổi hiến pháp; các quyền Hiến định của công dân; thần linh pháp quyền - triết lý của lập pháp; Chính phủ trong nền pháp quyền; một nền tư pháp “Phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Nghiên cứu cuốn sách trên, giúp tác giả luận án có sự nhìn nhận sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về lập hiến nói chung, về tổ chức quyền lực nhà nước nói riêng, làm nền tảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công chức và xây dựng đội ngũ công chức. Lê Thị Hương Lan trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng; về tiêu chuẩn người cán bộ cách mạng; về phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của người cán bộ; về vấn đề sử dụng cán bộ. Cũng trong luận văn tác giả đã phân tích thực trạng đội ngũ
- 16 cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên và một số vấn đề về phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại Hưng Yên; chỉ rõ tình hình nhiệm vụ mới đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở; mục tiêu đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở [63]. Cuốn sách của Bùi Kim Hồng Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức, cán bộ [58] cũng có nhiều nghiên cứu đặc sắc về công tác tổ chức, cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong sách, tác giả đã sưu tầm một số lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức, cán bộ, công chức và gộp vào từng khâu của công tác cán bộ một cách mạch lạc như: quan niệm về người cán bộ cách mạng; vị trí, vai trò của cán bộ; về đào tạo, huấn luyện cán bộ; về bố trí sử dụng cán bộ; tiêu chuẩn người cán bộ cách mạng cả về phẩm chất và năng lực. Đồng thời, qua một số bài viết dự Hội thảo khoa học, đăng tạp chí, báo, tác giả Bùi Kim Hồng cũng đã luận giải, phân tích một số nội dung về công tác tổ chức, cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu biểu trong số đó là các bài viết: tư tưởng Hồ Chí Minh - tấm gương đạo đức chí công vô tư; một số bài học kinh nghiệm qua tác phẩm Sửa đổi lối làm việc; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “giặc nội xâm”; về phương pháp làm việc và kiểm soát của người cán bộ, lãnh đạo; Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc chuẩn bị, đào tạo cán bộ cho phong trào Thi đua yêu nước; học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Những nghiên cứu trên giúp tác giả thiết kế bố cục và luận giải nhiều vấn đề trong luận án, nhất là là nghiên cứu “tư tưởng Hồ Chí Minh về quy trình xây dựng đội ngũ công chức”. Tác giả Trương Thị Văn với bài viết đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng Phẩm chất đạo đức cách mạng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh [134], đi sâu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, tầm quan trọng đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. Tác giả nhấn mạnh, đến hai yếu tố “đức” và “tài”, coi đó là chuẩn mực, thước đo để mỗi cán bộ, công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn Quốc – Việt Nam và triển vọng trong bối cảnh thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu trong thế kỷ 21
27 p | 312 | 53
-
Luận án Tiến sĩ: Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay
237 p | 133 | 23
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng và vi sinh vật học thú y: Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm A/H5N1 Clade 7 phân lập ở Việt Nam
156 p | 182 | 21
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
188 p | 105 | 19
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
166 p | 98 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam
0 p | 158 | 15
-
Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
176 p | 99 | 15
-
Luận án Tiến sĩ: Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
169 p | 100 | 14
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay
222 p | 69 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro của học sinh trung học phổ thông
228 p | 52 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay
210 p | 101 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải
161 p | 107 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đầu tư trực tuyến nước ngoài tới chuyển dịch cơ cấu ngành Kinh tế tại vùng Đồng bằng sông Hồng
183 p | 50 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu biến động và giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường vùng nuôi tôm tập trung tại Quảng Ninh
194 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Cơ học: Đánh giá và mô phỏng các hệ số đàn hồi đa tinh thể hỗn độn
143 p | 52 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Nhi khoa: Phát hiện người lành mang gen đột biến CYP21A2 và chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng bẩm sinh thể thiếu enzym 21-hydroxylase
119 p | 56 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn