intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)

Chia sẻ: Nguyen Ma | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án phân tích quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003- 2015). Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003- 2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc: Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ HOA Qu¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè ®éc lËp d©n téc cña céng hßa liªn bang Myanmar (2003 - 2015) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC HÀ NỘI - 2019
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ HOA Qu¸ TR×NH B¶O VÖ, CñNG Cè ®éc lËp d©n téc cña céng hßa liªn bang Myanmar (2003 - 2015) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mà SỐ: 62 22 03 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS NGUYỄN THỊ QUẾ HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án bảo đảm độ tin cậy, chính xác, trung thực và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Tú Hoa
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các kết quả nghiên cứu đã công bố 6 1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết và luận án cần tập trung làm rõ 19 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 21 2.1. Nhân tố chủ quan 21 2.2. Nhân tố khách quan 47 Chương 3: THỰC TIỄN QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003-2015) 67 3.1. Khái niệm độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc 67 3.2. Bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc trong những năm cuối thời kỳ chính phủ quân sự (từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2011) 71 3.3. Bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc thời kỳ Chính phủ Thein Sein (từ tháng 4 năm 2011 đến năm 2015) 85 Chương 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG MYANMAR (2003 - 2015) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 119 4.1. Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) 119 4.2. Một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển từ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) 141 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 173
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ Tiếng Anh Tiếng Việt viết tắt 1 AAPP Assistance Association for Hội Trợ giúp các tù chính trị Political Prisoners 2 ABFSU All Burma Federation of Student Liên đoàn hiệp hội sinh viên toàn Unions Miến 3 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 4 AFPFL Anti-Fascist People’s Freedom Liên đoàn Tự do nhân dân chống League phát xít 5 APLP Arakan People Liberation Party Đảng Giải phóng nhân dân Arakan 6 ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á 7 BGF Border Guard Force Lực lượng Phòng vệ biên giới 8 BIMSTEC Bay of Bengal Initiative for Sáng kiến vùng vịnh Bengal về Multisectoral Technical and hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa Economic Cooperation khu vực 9 BSPP Burma Socialist Programme Đảng Cương lĩnh xã hội chủ Party nghĩa Miến Điện 10 CBM Central Bank of Myanmar Ngân hàng Trung ương Myanmar 11 CRDB Committee for Restoration of Ủy ban Phục hồi dân chủ Miến Democracy in Burma - Điện 12 CPB Communist Party of Burma Đảng Cộng sản Miến Điện 13 CPC Country of Particular Concern Nước cần quan tâm đặc biệt 14 CSO Central Statistical Organization Cơ quan Thống kê trung ương 15 DAB Democracy Alliance of Burma Liên minh Dân chủ Miến Điện 16 DPNS Democratic Party for New Đảng Dân chủ vì xã hội mới Society 17 EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á 18 EITI Extractive Industries Sáng kiến minh bạch trong công Transparency Initiative nghiệp khai khoáng 19 EU European Union Liên minh Châu Âu 20 FBC Free Burma Coalition Liên minh Miến Điện tự do 21 FDB Forum for Democracy in Burma Diễn đàn Dân chủ Miến Điện 22 FERS Framework for Economic and Khuôn khổ cải cách kinh tế xã Social Reforms hội 23 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 24 GMS Greater Mekong Sub-region Tiểu vùng sông Mê-kong mở rộng 25 GSP Generalized System of Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ Preferences cập 26 HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người
  6. 27 HRW Human Rights Watch Tổ chức Theo dõi nhân quyền 28 HĐBA LHQ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 29 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế 30 KIO Kachin Independence Tổ chức Độc lập Kachin Organization 31 KNPP Karenni National Progressive Đảng Tiến bộ quốc gia Kareni Party 32 KNU Karen National Union Liên minh Dân tộc Karen 33 MEC Myanmar Economic Corporation Tập đoàn Kinh tế Myanmar 34 MNPED Ministry of National Planning Bộ Kế hoạch và Phát triển kinh and Economic Development tế quốc gia Myanmar 35 MPC Myanmar Peace Center Trung tâm Hòa bình Myanmar 36 MPF Mon People Front Mặt trận Nhân dân Mon 37 NCA Nationwide Ceasefire Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc Agreement 38 NCCT Nationwide Ceasefire Đội Điều phối ngừng bắn toàn Coordinating Team quốc 39 NCUB National Council Union of Liên minh Hội đồng quốc gia Burma Miến Điện 40 NCGUB National Coalition Government Chính phủ Liên hiệp quốc gia Union of Burma liên bang Miến Điện 41 NDF National Democratic Front Mặt trận Dân chủ quốc gia 42 NDUF National Democratic United Mặt trận Thống nhất dân chủ Front quốc gia 43 NESC National Economic and Social Hội đồng Tư vấn kinh tế xã hội Advisory Council quốc gia 44 NGO Non-governmental Organization Tổ chức phi chính phủ 45 NIEs Newly Industrialized Economics Các nền kinh tế công nghiệp mới 46 NMSP New Mon State Party Đảng Nhà nước Mon mới 47 NLD National League for Democracy Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ 48 NDT Nhân dân tệ 49 NULF National United Liberation Front Mặt trận Giải phóng thống nhất quốc gia 50 ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức 51 OGP Open Government Partnership Sáng kiến Đối tác chính phủ mở 52 PDP Parliamentary Democracy Party Đảng Dân chủ nghị viện 53 PNO Pao National Organization Tổ chức Quốc gia Pao 54 SEANWFZ Southeast Asian Nuclear Hiệp ước khu vực Đông Nam Á Weapon Free Zone không có vũ khí hạt nhân 55 SEEs State Economic Enterprises Các xí nghiệp kinh tế nhà nước 56 SFA State Fund Account Tài khoản quỹ nhà nước 57 SLORC State Law and Order Restoration Hội đồng khôi phục trật tự và Council luật pháp nhà nước 58 SPDC State Peace and Development Hội đồng Hòa bình và phát triển
  7. Council nhà nước 59 SSA State Shan Army Quân đội Nhà nước Shan 60 SSA-S State Shan Army-South Quân đội Nhà nước Shan Nam 61 SURA Shan United Revolution Army Quân đội Cách mạng thống nhất Shan 62 SUA Shan United Army Quân đội Thống nhất Shan 63 UMEHL Union of Myanmar Economic Liên minh Công ty cổ phần kinh Holding Limited tế Myanmar 64 UNDP United Nations Development Chương trình phát triển Liên hợp Programme quốc 65 UPCC Union Peace Central Commitee Ủy ban hòa bình trung ương hòa bình liên bang 66 UNFC United Nationalities Federal Hội đồng Liên bang các dân tộc Council thống nhất 67 USDA Union Solidarity and Hiệp hội Đoàn kết và phát triển Development Asscociation liên bang 68 USDP Union Solidarity and Đảng Liên minh đoàn kết và phát Development Party triển 69 UPWC Union Peace Work Committee Ủy ban Công tác hòa bình liên bang 70 WB World Bank Ngân hàng thế giới 71 WWF World Wide Fund for Nature Quỹ Bảo vệ thiên nhiên thế giới 72 ZOPFAN Zone of Peace, Freedom and Khu vực Hòa bình, tự do và Neutrality trung lập
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: GDP/người của Myanmar và một số nước ASEAN (2000-2005) 31 Bảng 2.2: Xếp hạng Chỉ số nhận thức tham nhũng của Myanmar 33 Bảng 3.1: Một số chỉ số quân sự của Myanmar (2003-2010) 82 Bảng 3.2: Sự khác biệt chủ yếu giữa đàm phán ngừng bắn của chính phủ quân sự và tiến trình hòa bình của Chính phủ Thein Sein 100 Bảng 3.3: Một số chỉ số quân sự của Myanmar (2011-2015) 115 Bảng 4.1: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Myanmar (2003-2010) 122 Bảng 4.2: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Myanmar (2011-2015) 122 Bảng 4.3: Xếp hạng một số chỉ số của Myanmar 124 Bảng 4.4: Xung đột giữa Quân đội Myanmar và các nhóm vũ trang 135
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giữ vững độc lập dân tộc là nguyên tắc, là sứ mệnh quốc gia hàng đầu vì nó gắn liền với sự tồn vong của mỗi quốc gia. Lựa chọn con đường phát triển để bảo vệ độc lập dân tộc luôn là bài toán hệ trọng với bất kỳ quốc gia nào. Sự lựa chọn đúng đắn là cơ sở quan trọng để độc lập dân tộc được bảo vệ theo cách tốt nhất. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những xu hướng phát triển mới, sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình quốc tế đã dẫn đến những nhận thức mới về độc lập dân tộc. Với những quan niệm, cách tiếp cận mới về độc lập dân tộc, cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc cũng đa dạng và có xu hướng mở hơn. Vì vậy, tìm hiểu cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. Myanmar là đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo ở Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng, nối Đông Nam Á với Tây Á, gần những tuyến đường hàng hải lớn qua Ấn Độ Dương. Myanmar từng bị xâm chiếm bởi thực dân phương Tây như nhiều quốc gia trong khu vực. Sau khi giành độc lập từ thực dân Anh năm 1948, Myanmar không ngừng nỗ lực bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc và quá trình này trải qua nhiều thăng trầm cùng với những biến đổi trong nước và quốc tế. Giai đoạn 1948-1988, Myanmar phải đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn trong nước như sự nổi dậy của các nhóm vũ trang thiểu số, đấu tranh phe phái, những khó khăn kinh tế - xã hội…Trên thế giới, chiến tranh lạnh diễn ra gay gắt giữa hai khối Đông - Tây. Để giữ vững độc lập trong bối cảnh đó, với chủ trương không để bị lôi kéo vào phe nhóm nào, Myanmar đã lựa chọn chính sách phát triển theo hướng độc lập, tự chủ, không liên kết. Sau năm 1988, chính sách trừng phạt của Mỹ và phương Tây do vấn đề dân chủ, nhân quyền đã buộc Myanmar phải dựa vào Trung Quốc, dẫn đến tình trạng bất cân bằng về đối ngoại. Trong hoàn cảnh đó, Myanmar vừa tận dụng lợi thế từ quan hệ với Trung Quốc vừa cố gắng chống lại ảnh hưởng từ nước này. Giai đoạn 2003-2015, trước
  10. 2 những tác động sâu sắc của tình hình trong nước và quốc tế, Myanmar đã thực hiện nhiều chính sách phát triển có tính đột phá, tạo tiền đề quan trọng để giữ vững độc lập dân tộc. Myanmar chủ trương tăng cường sức mạnh quốc gia trên cơ sở gia tăng sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự. Theo đó, Myanmar đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể trên các lĩnh vực chủ yếu (chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng) như tiến hành dân chủ hóa, hòa giải dân tộc để củng cố khối đoàn kết, thống nhất dân tộc, cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế nhằm phá vỡ sự bất cân bằng đối ngoại. Với những biện pháp này, Myanmar bước đầu ổn định chính trị - xã hội, tăng trưởng kinh tế, bình thường hóa quan hệ quốc tế, đẩy lùi nguy cơ đe dọa từ bên ngoài đối với an ninh quốc gia, dần dần củng cố uy tín trong khu vực và quốc tế. Nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015 với những nét đặc trưng cho thấy rằng, có rất nhiều cách thức khác nhau để giữ vững độc lập dân tộc nhưng quan trọng là phải lựa chọn cẩn trọng cách thức phù hợp với đặc điểm cụ thể của đất nước mình để độc lập dân tộc được bảo vệ trọn vẹn nhất. Việt Nam và Myanmar cùng là thành viên ASEAN, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, vị trí địa chiến lược. Hiện nay, Myanmar đang trong quá trình hoàn thiện thể chế dân chủ, mở cửa, hội nhập quốc tế. Những nghiên cứu về cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003- 2015 có giá trị tham khảo cho Việt Nam, nhất là trong ứng xử với Trung Quốc, thúc đẩy dân chủ, cải cách chính trị, củng cố đoàn kết dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia. Hơn nữa, ở Việt Nam, những nghiên cứu về Myanmar giai đoạn hiện nay dưới góc độ bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc chưa nhiều. Do đó, ngoài những kiến thức chung về Myanmar, nghiên cứu này còn bổ sung phần thiếu hụt, chưa hệ thống về cách thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên một số lĩnh vực chủ yếu giai đoạn 2003-2015. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài "Quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa liên bang Myanmar (2003-2015)" làm hướng nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
  11. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003-2015). Trên cơ sở đó, đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Phân tích quá trình triển khai các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng (2003- 2015). - Đánh giá quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003- 2015) và rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2003 đến năm 2015, trong đó, 2003 là năm chính phủ quân sự Myanmar công bố Lộ trình dân chủ, mở đầu tiến trình dân chủ hóa, 2015 là năm kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Giai đoạn này được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn: 2003-2011 là những năm cuối của chính phủ quân sự; 2011-2015 là nhiệm kỳ của Tổng thống Thein Sein. Trong quá trình nghiên cứu, NCS sẽ đề cập một số nội dung liên quan đến các giai đoạn trước năm 2003 để làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015). - Về nội dung: Trong khuôn khổ có hạn của một luận án, NCS chỉ tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên các lĩnh vực chủ yếu là chính trị, đối ngoại, kinh tế và an ninh - quốc phòng.
  12. 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu luận án chủ yếu dựa trên hệ thống quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội, nhà nước và giai cấp, dân tộc và thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc; các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc; các quan điểm của Myanmar về bảo vệ độc lập dân tộc. Ngoài ra, NCS còn tham khảo một số quan điểm lý luận của các nhà nghiên cứu nước ngoài về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hệ thống phương pháp luận sử học mác-xít là cơ sở để hình thành phương pháp luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, NCS cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối chiếu...để phân tích các nội dung nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu liên ngành như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, chính trị học, quan hệ quốc tế...được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên một cách hệ thống quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar (2003-2015) trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh - quốc phòng. - Luận án phân tích quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar với trọng tâm là những biện pháp mang tính đặc thù như mô hình dân chủ hóa từ trên xuống, cách giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc, cách ứng xử trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là nước lớn láng giềng. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho các nước đang phát triển, nhất là các nước tương đồng với Myanmar về văn hóa, lịch sử, vị trí địa chiến lược, thể chế chính trị...
  13. 5 - Những nghiên cứu về Myanmar trong khuôn khổ luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy về Myanmar bao gồm các nội dung về dân chủ hóa, hợp hợp dân tộc, xung đột tôn giáo/sắc tộc, chính sách đối ngoại, cải cách kinh tế... 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 4 chương và 9 tiết.
  14. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ Myanmar với nhiều nét đặc thù và những biến động trong quá trình hình thành, phát triển thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Là một quốc gia Đông Nam Á, sự phát triển của Myanmar gắn liền với sự phát triển của Đông Nam Á nên những nghiên cứu về Myanmar còn có thể thấy trong những nghiên cứu chung về khu vực này.Trong khi ở nước ngoài, Myanmar được nghiên cứu từ rất lâu với chủ đề phong phú, đa dạng từ những góc độ khác nhau thì ở Việt Nam, Myanmar được quan tâm nhiều hơn chủ yếu từ khi nước này thực hiện quá trình dân chủ hóa nhưng với chủ đề hạn hẹp hơn. Để đảm bảo tính khoa học, trong khuôn khổ nội dung luận án, NCS đã tham khảo các tài liệu gốc bằng tiếng Anh như: Hiến pháp Liên bang Miến Điện năm 1947 [62], Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Myanmar năm 2008 [140], Hiệp định Panglong năm 1947 [61], Cương lĩnh con đường Miến Điện đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện [149], Tuyên bố số 1/90 của SLORC ngày 27/7/1990 [190], Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc giữa Chính phủ Thein Sein và các nhóm vũ trang thiểu số [207], Luật về Tụ tập và diễu hành hòa bình [182], Luật Đầu tư nước ngoài năm 2012 [183]... Ngoài ra, NCS còn tiếp cận khối lượng lớn công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và nước ngoài (bao gồm các tác giả Myanmar) trên nhiều phương diện như địa lý, lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, an ninh-quốc phòng... của Myanmar. Đây là nguồn tài liệu hữu ích để NCS tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu sâu hơn những vấn đề liên quan đến nội dung luận án. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về lịch sử Myanmar 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong khuôn khổ chủ đề này, các nghiên cứu trong nước tập trung vào lịch sử ra đời, quá trình bị thực dân Anh xâm chiếm và cuộc đấu tranh giành và
  15. 7 củng cố độc lập dân tộc của Myanmar. Trong cuốn Lịch sử Myanma (2005) [32] tác giả Vũ Quang Thiện nghiên cứu hệ thống, chi tiết lịch sử Myanmar từ thời tiền sử đến hết thế kỷ XX.Tái hiện tiến trình phát triển lâu dài của Myanmar, tác giả làm nổi bật những đặc điểm chung nhất của lịch sử Myanmar. Đó là lịch sử mà phần lớn bị chi phối bởi quá trình đấu tranh giữa các tộc người, lịch sử của quá trình hòa hợp và thống nhất dân tộc và trong quá trình đó, sự khác biệt văn hóa giữa các dân tộc dần bị thu hẹp và Phật giáo trở thành nền tảng của văn hóa Myanmar. Lịch sử Myanmar còn là lịch sử của cuộc đấu tranh chống thực dân giành độc lập dân tộc và sau đó là quá trình nỗ lực tìm kiếm con đường phát triển phù hợp, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế, xã hội, thống nhất đất nước. Cuốn Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX - một cách tiếp cận của tác giả Đỗ Thanh Bình [2] tập trung vào hai cụm vấn đề lớn: Một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa thực dân và phong trào giải phóng dân tộc của các nhà kinh điển Mác - Lênin và lãnh tụ phong trào giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh; Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh (quá trình xâm chiếm của thực dân phương Tây, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, quá trình xây dựng đất nước của các dân tộc mới giải phóng). Theo đó, cuộc đấu tranh giành độc lập của Miến Điện được nhìn nhận từ góc độ lý luận về phong trào giải phóng dân tộc và trong bối cảnh phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ Latinh. Trong cuốn Mianma, lịch sử và hiện tại [22] các tác giả cung cấp những thông tin về lịch sử phát triển, đất nước, con người, chế độ chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của Myanmar. Ngoài những kiến thức sinh động về đời sống văn hóa, xã hội Myanmar qua tìm hiểu thực tế, các tác giả đã mô tả cô đọng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phân tích các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, hòa hợp dân tộc và sự lựa chọn thể chế của Myanmar. Cuốn sách dừng ở cuối năm 2011, thời điểm khởi đầu những cải cách sâu rộng của Chính phủ Thein Sein. Ngoài ra, một số vấn đề lịch sử cụ thể của Myanmar còn được thể hiện trong một số nghiên cứu khác: Vai trò, ảnh hưởng của Phật giáo ở Myanmar
  16. 8 trong bài viết Chủ nghĩa xã hội - Phật giáo Miến Điện của tác giả Vũ Quang Thiện [30], Vai trò của Phật giáo đối với phong trào dân tộc Miến Điện đầu thế kỷ XX của tác giả Đàm Thị Đào [6]; Chính sách cai trị của thực dân Anh trong bài viết: Tổ chức hành chính và bộ máy chính quyền thực dân Anh tại Miến Điện (1886-1937) của tác giả Trịnh Thị Định và Nguyễn Tuấn Bình [9]; Cuộc đấu tranh chống chính sách "chia để trị" của thực dân Anh trong Cuộc đấu tranh chống chính sách "chia để trị" của thực dân ở Đông Dương, Mã Lai, Miến Điện của tác giả Đỗ Thanh Bình và Trịnh Nam Giang [3]... 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á của tác giả D.G. E. Hall [11] đề cập chi tiết lịch sử Đông Nam Á từ thời tiền sử đến thập niên 60 của thế kỷ 20. Tác giả chú trọng khai thác quá trình thực dân phương Tây thôn tính các nước Đông Nam Á từ thế kỷ thứ XVI, chỉ ra chính sách cai trị đặc trưng ở mỗi quốc gia, đường lối phát triển của các quốc gia sau độc lập. Lịch sử Miến Điện được mô tả trong bối cảnh chung của Đông Nam Á với tiêu điểm là quá trình hình thành và phát triển, thống nhất quốc gia, quá trình bị thực dân Anh xâm chiếm và thiết lập chế độ cai trị, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Miến Điện. Qua đó, người đọc có cái nhìn tổng thể về không gian, thời gian, những đặc điểm chung, những nét đặc thù của lịch sử Myanmar. Với nguồn tài liệu lịch sử phong phú và tham khảo có chọn lọc, cuốn sách là công trình công phu, nghiêm túc, có thể sử dụng như tài liệu tra cứu khi nghiên cứu về Đông Nam Á bao gồm Miến Điện. Cuốn The 1947 Constitution and the Nationalities (Hiến pháp năm 1947 và các dân tộc) của một số nhà sử học Myanmar [195] tập trung vào các nội dung: sự cai trị của thực dân Anh và tình hình các dân tộc dưới chế độ đó, yêu cầu của nhà nước Kayin, vấn đề quản lý Khu vực biên giới thời kỳ hậu chiến, các cuộc đàm phán với Anh, Hội nghị Panglong. Những nghiên cứu công phu dựa trên những cứ liệu lịch sử xác thực là nguồn tư liệu đáng tin cậy về lịch sử Myanmar ngay sau độc lập, đặc biệt là vấn đề dân tộc. Chính biến năm 1988 ở Myanmar được tác giả David I.Steinberg, nghiên cứu khá đầy đủ trong cuốn The Future of Burma, Crisis and Choice in Myanmar
  17. 9 (Tương lai của Miến Điện, khủng hoảng và sự lựa chọn của Myanmar) [63]. Tác giả tập trung phân tích bối cảnh, nguyên nhân của cuộc đảo chính (gồm hai nguyên nhân chính là tình trạng trì trệ kinh tế và những bức xức chính trị), những vấn đề sau đảo chính (chính phủ, sự kiểm soát nhà nước, cải cách, tính pháp lý của chính phủ mới, giải quyết các vấn đề kinh tế, sự nổi lên của các lực lượng đối lập ở thành thị và vùng biên giới). Những nghiên cứu của tác giả đã phác họa rõ nét thời điểm lịch sử bi thương của Myanmar và tác động sâu sắc của nó đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội Myanmar. Cuốn sách là nguồn tư liệu tin cậy để NCS tìm hiểu sự kiện lịch sử có tác động nhiều đến chính sách phát triển của các chính phủ Myanmar sau đó. Các tác giả Michael Aung Thwin và Maitrii Aung Thwin tái hiện lịch sử Myanmar từ thời tiền sử đến tháng 3/2011 trong đó đi sâu nghiên cứu vai trò của các chính phủ Myanmar hiện đại trong công trình A History of Myanmar since Ancient Times,Traditions and Transformations (Lịch sử Myanmar từ thời cổ đại, truyền thống và sự biến đổi) [114]. Các tác giả cho rằng, giai đoạn 1948-1962 được đánh dấu bởi một chính phủ dân sự yếu kém, không hiệu quả. Giai đoạn 1962 - 1988, Chính phủ Ne Win với sự hậu thuẫn của quân đội đã duy trì được sự toàn vẹn lãnh thổ, trật tự xã hội nhưng kinh tế thất bại thảm hại, đặc biệt là nền kinh tế được định hướng bởi Cương lĩnh Con đường Miến Điện đi lên chủ nghĩa xã hội. Về lịch sử Myanmar hai thập niên gần đây, các tác giả phê phán quan điểm phiến diện, đánh giá lịch sử Myanmar chỉ dựa trên sự kiện đơn lẻ là cuộc khủng hoảng năm 1988 và gần như bỏ qua lịch sử phát triển của Myanmar từ khi độc lập. Theo tác giả, việc đánh giá lịch sử Myanmar gần đây cần dựa vào lịch sử tái thiết đất nước trong đó sự kiện năm 1988, tuy quan trọng nhưng chỉ là một trong nhiều sự kiện. Theo đó, trong hai thập kỷ qua, ở Myanmar không chỉ là cuộc đấu tranh giữa dân chủ và độc đoán, giữa tự do và chuyên chế, giữa quần chúng nhân dân và giới tinh hoa mà còn là cuộc đấu tranh giữa sự cầm quyền hiệu quả và không hiệu quả, giữa trật tự và bất ổn, giữa các nhóm tinh hoa. Quan điểm này định hướng cho NCS nhìn nhận các vấn đề gần đây ở Myanmar một cách toàn diện, nhất là khi tham khảo các tài liệu của phương Tây.
  18. 10 Những nghiên cứu tiêu biểu trên đây đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lịch sử Myanmar, đó là quá trình hình thành và phát triển, cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Qua đó, NCS có thể tìm hiểu sự tác động của nhân tố lịch sử đến quá trình phát triển, bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự lựa chọn con đường phát triển của Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, kinh tế, an ninh-quốc phòng để phát triển đất nước, giữ vững độc lập dân tộc 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Các tác giả Viện nghiên cứu Đông Nam Á trong cuốn Myanmar: cuộc cải cách vấn đang tiếp diễn [4] tìm hiểu những biến đổi chủ yếu về chính trị, kinh tế - xã hội của Myanmar từ năm 2008, tập trung làm rõ các bước và giải pháp tiến hành cải cách trong các lĩnh vực này, từ đó chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của những thay đổi đó. Cuốn sách dừng ở năm 2013 khi những cải cách của Myanmar đang tiếp diễn và bước đầu đạt được một số thành tựu. Cuốn Biến đổi chính trị, kinh tế ở Myanmar từ 2011 đến nay: Bối cảnh, nội dung và tác động [40] phân tích những cải cách chính trị, kinh tế của Chính phủ Thein Sein và những nhân tố tác động đến quá trình này. Các tác giả đã chỉ ra đặc điểm của chương trình cải cách là bắt đầu từ cải cách chính trị, tiếp đến là cải cách kinh tế và hành chính. Cải cách chính trị chú trọng dân chủ hóa, hòa hợp dân tộc, đa phương hóa quan hệ quốc tế; cải cách kinh tế tập trung xây dựng dựng cơ sở pháp lý cho từng lĩnh vực cụ thể theo hướng tự do hóa, cơ chế thị trường. Các tác giả cho rằng, sự thay đổi mấu chốt trong nền chính trị Myanmar hiện nay là quyền lực từ chỗ tập trung vào giới quân sự nay đã được phân chia thành nhiều trung tâm, nhờ đó mà nền chính trị Myanmar đã thay đổi theo hướng dân chủ, minh bạch trên cơ sở pháp lý. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ cho việc nghiên cứu các biện pháp bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Myanmar giai đoạn 2003-2015, một phần quan trọng của luận án. Tuy nhiên, cuốn sách sẽ hoàn thiện hơn nếu các tác giả phân tích chính sách chung của Myanmar trên từng lĩnh vực cụ thể.
  19. 11 Trong bài viết Lộ trình dân chủ bảy bước và tiến trình dân chủ hóa ở Mianma [28] tác giả phân tích bối cảnh ra đời, quá trình thực hiện Lộ trình dân chủ và tác động của nó đến đời sống chính trị-xã hội, kinh tế, hội nhập quốc tế của Myanmar. Chỉ ra những thành công trong quá trình thực hiện Lộ trình dân chủ, tác giả cũng nêu ra những thách thức của quá trình này. Tác giả cho rằng, chỉ có sự đoàn kết dân tộc và tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nuôi dưỡng và củng cố các giá trị dân chủ mới có thể giúp Myanmar tiến tục tiến lên và thịnh vượng. Tác giả Võ Xuân Vinh trong bài viết Tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar từ năm 2011 đến nay: thành tựu và thách thức [41] phân tích, đánh giá những thành tựu, thách thức đặt ra đối với tiến trình dân chủ hóa dưới thời Tổng thống Thein Sein. Theo tác giả, tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar chỉ thực sự bước vào giai đoạn mới khi chính phủ quân sự chuyển giao quyền lực, từ đó, chính phủ mới thực hiện hàng loạt thay đổi dân chủ, trước hết là đảm bảo hai nhóm quyền dân chủ là các nhóm quyền tự do cơ bản và các nhóm quyền khác. Cơ sở quan trọng để thực hiện các nhóm quyền này là sự kiểm soát quyền lực trên thực tế giữa các trung tâm quyền lực theo Hiến pháp Myanmar năm 2008 vốn không được thực hiện bởi chính phủ quân sự. Về vấn đề hòa hợp dân tộc, trong bài viết Hòa hợp dân tộc ở Myanmar từ 2011 đến nay: kết quả và những thách thức đặt ra [39] tác giả phân tích chính sách hòa hợp dân tộc của Chính phủ Thein Sein như đối thoại chính trị với đảng đối lập, thả tù chính trị, thỏa thuận ngừng bắn với các nhóm vũ trang. Tác giả cũng chỉ ra một số thách thức đối với quá trình hòa hợp dân tộc như vai trò của Quân đội Myanmar trong nền chính trị mới, sự bất đồng quan điểm giữa Chính phủ Myanmar và các nhóm vũ trang về quy chế tự trị, khai thác tài nguyên... Bài viết Những nỗ lực mới của Tổng thống Thein Sein trong việc làm dịu vấn đề xung đột tôn giáo, sắc tộc của Myanmar [5] nghiên cứu tình hình xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Myanmar thời gian gần đây và những giải pháp của Chính phủ Thein Sein như đàm phán hòa bình, thành lập nhóm giải quyết xung đột,
  20. 12 phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, tăng cường đối thoại... Về chính sách đối ngoại của Myanmar, cuốn Quan hệ đối ngoại của các nước ASEAN của Viện Quan hệ quốc tế (Học viện CTQG Hồ Chí Minh) [26] nghiên cứu chính sách đối ngoại của các nước ASEAN bao gồm Myanmar thời kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh. Các tác giả phân tích đặc điểm chung nhằm làm rõ chính sách của Myanmar với các nước trong khu vực và một số nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, một số nước EU. Bài viết Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn 1962- 1988 [8] phân tích nguyên nhân, mục tiêu, quá trình triển khai chính sách đối ngoại trung lập của Myanmar thời kỳ Chính phủ Ne Win. Về tác động của chính sách, tác giả cho rằng, chính sách trung lập thận trọng đã giúp Myanmar tránh khỏi sự can thiệp bên ngoài, theo đuổi các mục tiêu trong nước, bảo vệ nền độc lập của Myanmar, duy trì quan hệ với tất cả các nước trên thế giới nhưng hậu quả của nó là nhân dân Myanmar lâm vào tình trạng khốn cùng về kinh tế trong thời gian dài. Qua những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Myanmar các giai đoạn trước đây, NCS có thể tìm hiểu cách thức bảo vệ độc lập dân tộc của Myanmar thời kỳ chiến tranh lạnh, đó cũng là cơ sở để NCS so sánh với cách thức bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay của Myanmar trên lĩnh vực đối ngoại. Về các chính sách phát triển kinh tế của Myanmar, cuốn Quá trình phát triển của Myanmar của tác giả Vũ Quang Thiện [31] nghiên cứu chính sách kinh tế của Myanmar từ khi độc lập đến những năm đầu thập niên 90. Phân tích chính sách phát triển kinh tế của ba giai đoạn 1948-1962 (Dân chủ nghị viện), 1962- 1988 (Theo Cương lĩnh đi lên chủ nghĩa xã hội) và Mở cửa, cải cách (Chính phủ quân sự). Một trong những đóng góp quan trọng của cuốn sách là tác giả đã chỉ ra những nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Myanmar: Mơ hồ, không nhất quán, lúng túng về lý luận; Tư tưởng chủ quan duy ý chí, không nhạy bén trong việc chuyển đổi chiến lược phát triển kinh tế; Đường lối phát triển đóng cửa, tự lực cánh sinh cực đoan dẫn đến biệt lập với thế giới bên ngoài, không tiếp cận được các nguồn vốn quốc tế; Tình hình chính trị thường xuyên bất ổn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2