Luận án Tiến sĩ: Cộng hòa Indonesia giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015
lượt xem 6
download
Luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc từ năm 1991 đến năm 2015, rút ra ý nghĩa và những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Cộng hòa Indonesia giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN AN CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1991-2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN AN CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1991-2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT Mã số: 62 22 03 12 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS THÁI VĂN LONG 2. PGS,TS NGUYỄN HỮU CÁT HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Văn An
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về Indonesia 8 1.2. Một số nhận xét về kết quả khoa học mà luận án sẽ kế thừa từ nghiên cứu của những người đi trước 26 1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu hoặc làm sâu sắc hơn 27 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 29 2.1. Một số vấn đề lý luận về xung đột sắc tộc, tôn giáo và bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc thông qua giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo 29 2.2. Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia giai đoạn 1991-2015 47 Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 74 3.1. Tình hình xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia trong giai đoạn 1991-2015 74 3.2. Những nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc 87 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA 106 4.1. Một số nhận xét 106 4.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ ứng phó với xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia 125 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BI Ngân hàng Inđônêxia COHA Hiệp định chấm dứt thů địch DOM Khu căn cứ quân sự DPR Cơ quan lập pháp của Indonesia DPRD - NAD Hội đồng dân biểu địa phương ĐNA Đông Nam Á EU Cộng đồng Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAM Phong trào Aceh tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDC Tổ chức Trung gian hòa giải HLKHXH Hàn lâm Khoa học xã hội IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế KPU Ủy ban bầu cử quốc gia MILF Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moorro MPR Đại hội Hội đồng Hiệp thương nhân dân NAD Aceh được công nhận là khu vực đặc biệt NIC Nước công nghiệp mớí ODA Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức OPM Phong trào Papua tự do PULO Tổ chức giải phóng Thống nhất Pattani (Thái Lan) RFD Cục Lâm nghiệp Hoàng gia (Thái Lan) UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1: Bản đồ tôn giáo Indonesia 63 Bản đồ 2.2: Bản đồ dân tộc Indonesia 65 Bản đồ 4.1: Bản đồ Indonesia 119 Bảng 2.1: Thành phần tôn giáo theo nhóm dân tộc ở Indonesia 64 Bảng 2.2: Dân số Indonesia theo nhóm dân tộc 66 Bảng 3.1: Chi tiêu xã hội (1995) 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xung đột sắc tộc, tôn giáo đang là chủ đề có tính thời sự ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới, nhất là khi đặt vấn đề này trong mối liên hệ với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đến nay, các nước thuộc địa nói chung, Indonesia nói riêng dù ít hay nhiều đều đang phải đối mặt với vấn đề ly khai và những bất ổn an ninh, chính trị có nguồn gốc từ những bất đồng về sắc tộc và tôn giáo. Việc giành được độc lập đã khó, song việc giữ được độc lập thực sự, nhất là về chính trị, kinh tế còn khó hơn rất nhiều. Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia phải giải quyết tốt các mâu thuẫn xã hội, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định trong nước, phải giữ cho lòng dân yên, hạn chế đến mức tối đa sự bất bình đẳng, sự chênh lệch về mức sống giữa các cộng đồng dân cư, ngăn ngừa và giải quyết tốt các mâu thuẫn có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo giữa các cộng đồng dân cư. Indonesia không chỉ là quốc gia nhiều đảo nhất mà còn là quốc gia có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Đất nước của hơn 18 nghìn hòn đảo này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài việc có đa số người dân theo đạo Hồi, thì ở Indonesia còn có nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Kể từ khi Indonesia trở thành quốc gia độc lập (1945), cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn liên quan đến việc giải quyết các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo của các chính phủ Indonesia, nhằm không chỉ duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia mà còn hướng đến tạo lập một môi trường hòa bình để phát triển bền vững. Sau Chiến tranh Lạnh, nhất là từ khi bước sang thế kỷ XXI đến nay, việc giải quyết xung đột sắc tộc và tôn giáo luôn là sự quan tâm hàng đầu của các chính phủ Indonesia, do nước này vẫn tiếp tục phải đối diện với các vấn
- 2 đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, cả cũ và mới. Nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia, một lần nữa, lại bị đe dọa trước phong trào li khai ở nhiều địa phương của nước này, đặc biệt là ở Aceh. Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Indonesia. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, cho dù họ thuộc dân tộc thiểu số hay đa số, theo tôn giáo hay tín ngưỡng nào. Đoàn kết là nền tảng để tạo lập môi trường hòa bình, phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc tham khảo kinh nghiệm xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Indonesia sẽ cung cấp những bài học rất có giá trị cho các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam. Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu xung đột sắc tộc, tôn giáo và quá trình giải quyết các vấn đề trên sẽ giúp trả lời hàng loạt câu hỏi khoa học như: liệu bản thân các tôn giáo, sắc tộc có phải là nguyên nhân tạo nên xung đột sắc tộc, tôn giáo không hay những xung đột đó là do chúng bị chính trị hóa? Tại sao một quốc gia Hồi giáo ôn hòa như Indonesia lại có đất cho sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như đã thấy hiện nay? Đâu là những giải pháp hiệu quả để khắc phục những xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới?... Việc trả lời các câu hỏi không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có cả ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: "Cộng hòa Indonesia giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015" làm hướng nghiên cứu cho đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc từ năm
- 3 1991 đến năm 2015, rút ra ý nghĩa và những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm về xung đột sắc tộc, tôn giáo, về độc lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau Chiến tranh Lạnh. Thứ hai, phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015. Thứ ba, làm rõ thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, đồng thời, phân tích ý nghĩa của việc giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với nhiệm vụ bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015. Thứ tư, đưa ra nhận xét và rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia, những thách thức từ các cuộc xung đột đó đối với độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia và các nỗ lực giải quyết của chính phủ nước này nhằm giải quyết các vấn đề trên. Xung đột sắc tộc và tôn giáo tại Indonesia đã xuất hiện từ những thế kỷ trước với phạm vi rộng lớn, phức tạp. Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số điểm xung đột sắc tộc-tôn giáo, ly khai dân tộc điển hình ở Indonesia như: Đông Timor; Ache; Irian Jaya; Maluku; xung đột giữa người Hoa và người bản địa từ năm 1991 đến năm 2015. Từ đó luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia trong giai đoạn này nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.
- 4 Về không gian: toàn bộ lãnh thổ Indonesia bao gồm khu vực trung tâm và các đảo, quần đảo của nước này Về thời gian: từ 1991 đến 2015 + Đề tài lấy mốc năm 1991 vì đây là thời kỳ Trật tự thế giới 2 cực kết thúc, Liên xô tan rã, tình hình chính trị, an ninh khu vực và thế giới có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến công cuộc củng cố độc lập của các quốc gia đang phát triển nói chung và ở Cộng hòa Indonesia nói riêng. + Mốc năm 2015 là mốc Indonesia có sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sang Tổng thống Joko Widodo, là thời điểm có những thay đổi về bối cảnh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc (trong Cộng đồng ASEAN), năm đó cũng là năm vấn đề xung đột tôn giáo sắc tộc ở Indonesia được giải quyết một cách cơ bản. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Hình thái kinh tế-xã hội; về Nhà nước và giai cấp; về thời đại, vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc… Đồng thời, vận dụng những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc; các chủ trương chính sách được nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để tiếp cận, nghiên cứu thực hiện mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án. Ngoài ra, tác giả luận án còn nghiên cứu và sử dụng một số quan điểm lý luận của các học giả tư sản và các học giả mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa để phân tích và nghiên cứu về một số vấn đề như: nền dân chủ tư sản, vai trò của nhà nước pháp quyền tư sản trong việc ban hành các giải pháp nhằm giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc trong nước, củng cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc của quốc gia.
- 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, cùng với hệ thống phương pháp luận sử học mác xít là những cơ sở chính để hình thành phương pháp nghiên cứu luận án. - Phương pháp lịch sử: đề tài nghiên cứu được đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, không gian, thời gian đó là bối cảnh của Indonesia nói riêng; của tình hình thế giới, khu vực từ năm 1991 đến năm 2015; theo giai đoạn phát triển nhất định; phù hợp với logic lịch sử... - Phương pháp phân tích địa - chính trị: luận án được xem xét các vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó trước hết dưới góc độ địa - chính trị, trong không gian địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu chính trị, nguyên nhân, biểu hiện… của xung đột sắc tộc, tôn giáo và những tác động của nó tới Indonesia. - Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các nghiên cứu sẽ phải từ những diễn biến, những xung đột sắc tộc, tôn giáo đã và đang xảy ra để phân tích, làm rõ những giải pháp giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được tác giả sử dụng trong thu thập, xử lý và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài. Thêm vào đó, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp như: sưu tầm tư liệu, hệ thống, phân loại, thống kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu chính.
- 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống về nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia trong giai đoạn từ 1991 đến 2015. Hai là, luận án đã làm rõ những nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong quá trình giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo ở nước họ, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của các nỗ lực đó. Ba là , tìm ra được những đặc điểm chính của xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia, trong so sánh với các cuộc xung đột tương tự ở một số nước Đông Nam Á khác Bốn là, góp thêm những cứ liệu từ thực tiễn giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc cho Việt Nam trong hoạch định, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: luận án khẳng định xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia không phải là sự va chạm giữa văn minh Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Nguồn cội của các cuộc xung đột đó là kết quả của sự chính trị hóa tôn giáo của một số thế lực chính trị ở Indonesia nhằm phục vụ cho lợi ích riêng mà thôi. - Về thực tiễn: Qua phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991-2015, luận án góp phần gợi mở một số vấn đề thực tiễn trong việc hoạch định và triển khai các chính sách dân tộc, tôn giáo cùng chính sách đối ngoại của Việt Nam thông qua hợp tác giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo trong bối cảnh những biến đổi của môi trường địa - chính trị khu vực hiện nay. - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử Phong trào Cộng sản, Công nhân quốc tế và giải
- 7 phóng dân tộc; môn Quan hệ quốc tế; các môn: lịch sử thế giới hiện đại; lịch sử Đông Nam Á; lịch sử Quan hệ quốc tế… 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài dự định kết cấu thành 4 chương, 09 tiết. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2: Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo trong công cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015. - Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015 - Chương 4: Nhận xét và những kinh nghiệm rút ra
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu, tác giả luận án đã tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham khảo lớn của các nhà nghiên cứu Indonesia, các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam liên quan đến vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở đất nước này. Nguồn tài liệu đó tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô... của Indonesia. Nguồn tài liệu đã tiếp cận được là cơ sở và cứ liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ INDONESIA 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Indonesia của các học giả quốc tế Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của thế giới nên luôn giành được sự chú ý nghiên cứu của nhiều học giả với những góc độ tiếp cận đa dạng. Indonesia là một nước lớn trong khu vực, có những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân cư, nhưng cũng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, củng cố độc lập dân tộc, phong cách ứng xử cũng như trình độ phát triển xã hội khá tương đồng so với các quốc gia khác cùng khu vực. Indonesia cũng là một trong những nước sáng lập ASEAN và đóng vai trò lãnh đạo Hiệp hội này trong thực tế cho tới năm 1998, khi Tổng thống nước này là Suharto bị lật đổ. Đối với thế giới, đặc biệt là các nước lớn, vị trí địa-chiến lược của Indonesia có vai trò vô cùng quan trọng. Không một nước lớn nào không mong muốn xác lập được ảnh hưởng ưu thế ở quốc gia "vạn đảo" này.
- 9 Vì thế, Indonesia được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Về tổng quát có thể phân các công trình nghiên cứu về Indonesia ở ngoài nước thành các nhóm sau: - Thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia. Cuốn sách "Histoire de l’Indonésie" (Lịch sử Indonesia) của Giáo sư Jean Bruhat [16]. Cuốn sách gồm 5 chương, chương 1 và 2 trình bày khái quát về đất nước Indonesia trong thời kỳ là thuộc địa của thực dân Hà Lan. Chương 3;4;5 thông qua những mốc lịch sử chủ yếu trong sự vận động, phát triển của Indonesia, tác giả đi sâu phân tích diễn biến của các phong trào dân tộc trong tiến trình đấu tranh giành, giữ và củng cố độc lập dân tộc đến năm 1975. Cuốn sách là công trình nghiên cứu Indonesia về lịch sử, nên tác giả đã lựa chọn, đề cập, phân tích những sự kiện tiêu biểu, đánh giá những đặc điểm văn hóa, xã hội, dân cư, tộc người, tôn giáo…Đây là tài liệu tham khảo rất giá trị cho tác giả khi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu luận án của mình. Cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" của tác giả người Anh - D.G.E.Hall [42]. Tác giả là giáo sư danh dự thuộc trường Đại học Luân Đôn, ông được coi là chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Đông Nam Á. Cuốn sách đã phác hoạ nên một bức tranh khá rõ nét và đầy sinh động về lịch sử ra đời, phát triển, quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược và sự thiết lập chế độ cai trị thuộc địa của Hà Lan tại Indonesia. Tất cả các nội dung này được trình bày trong 3 phần đầu của cuốn sách. Ở phần thứ tư, tác giả tập trung nghiên cứu về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Indonesia năm 1945 cùng với những diễn biến phức tạp của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược (Hà Lan), trong từng chương riêng (chương 43, 45, 48, 50, 51, 52). Để làm nên thành công của cuốn sách, Giáo sư D.G.E. Hall đã khai thác nhiều nguồn tài liệu phong phú từ kho lưu trữ, văn bia, tham khảo nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu đi trước với sự phê phán và chọn lọc. Vì vậy đây là một công trình
- 10 khoa học nghiêm túc và có giá trị. Tuy nhiên, cuốn sách dừng sự nghiên cứu vào năm 1950, đây là thời điểm có nhiều sự kiện đang tiếp diễn với tính đa dạng và chằng chéo, là sự chuẩn bị cho những thay đổi lớn trên chính trường Indonesia. Nhưng giá trị của cuốn sách mà tác giả luận án quan tâm là, khi nhìn nhận về quá trình đấu tranh giành độc lập của Indonesia, D.G.E. Hall đã chỉ ra được vai trò của lực lượng tư sản cấp tiến với những nỗ lực tích hợp lợi ích đa dạng của các sắc tộc, tôn giáo để đạt được sự đồng thuận về mục tiêu xây dựng một nhà nước Cộng hòa độc lập. Cuốn sách "Chủ nghĩa thực dân là một thứ cần phải loại trừ khỏi thế giới" của Sukarno [111]. Ông Sukarno, một nhà lãnh đạo đầy uy tín của nhân dân Indonesia trong giai đoạn mới thành lập nước Cộng hoà. Trong tác phẩm này, Sukarno đứng trên quan điểm của đại bộ phận nhân dân Indonesia để nhìn nhận về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của đất nước mình. Ông cho rằng thực dân là kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và cần xác lập một mối liên hệ, hợp tác giữa các dân tộc thuộc địa để chống thực dân. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu quan điểm của những nhà lãnh đạo Indonesia trong việc định hướng và lựa chọn các chính sách phát triển đất nước, trong đó có chính sách đối ngoại. Cuốn sách "Suharto. A political biography" (Suharto: Một tiểu sử chính trị) của tác giả R.E.Elson [193]. Đây là công trình nghiên cứu về vị Tổng thống thứ hai của nhân dân Indonesia, một người mà trong cách đánh giá của các nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới luôn cho là đầy mâu thuẫn giữa công và tội. Với cách tiếp cận nghiên cứu của mình, Elson đã tập trung phân tích về đường lối chính trị mà Tổng thống Suharto đã thực hiện trong hơn 30 năm giữ cương vị là người đứng đầu đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá trên hai mặt thành công và hạn chế về những việc mà vị Tổng thống này đã làm. Trong quá trình nghiên cứu, để đưa ra những
- 11 đánh giá xác thực nhất, tác giả đã căn cứ vào nguồn tài liệu gốc của Indonesia, đó là những chính sách chính trị, ngoại giao; kinh tế, xã hội; an ninh quốc phòng mà Tổng thống Suharto đã ban hành trong giai đoạn 1967 - 1998. Vì vậy, cuốn sách là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình hoàn thành đề tài luận án. - Thứ hai, những nghiên cứu về vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập ở Indonesia. Công trình "The Indonesian killings 1965-1966: Studies from Java and Bali" (Tàn sát người ở Indonesia 1965-1966: những nghiên cứu ở Java và Bali) của Centre of Southeast Asia Studies [111]. Công trình đã phân tích những mâu thuẫn xã hội ở Indonesia trước cuộc đảo chính quân sự năm 1965 của Suharto, làm rõ nguyên nhân của những cuộc thanh trừng, tàn sát đối với các đảng viên cộng sản nói riêng và người dân vô tội ở Java và Bali nói chung. Hướng tiếp cận nghiên cứu, lý giải của các tác giả trong công trình đã cung cấp cho tác giả luận án thêm một "góc nhìn đa chiều" khi xem xét, đánh giá các xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó đến xã hội Indonesia trong giai đoạn được nghiên cứu khi thực hiện luận án. Cuốn sách "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại" của Clive J.Christie [19]. Tác giả Clive J.Christie là người Pháp, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề dân tộc, sắc tộc và tôn giáo nên công trình đã tập trung đi sâu nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến các vấn đề này. Cuốn sách được cấu trúc thành hai phần, trong đó phần thứ hai tập trung nghiên cứu quá trình phi thực dân hoá và chủ nghĩa ly khai trong khu vực Hồi giáo ở Đông Nam Á. Trong đó Indonesia được đề cập tương đối rõ vì đây là nơi có nhiều cư dân theo đạo Hồi sinh sống. Clive J.Christie đã dành nhiều thời gian để khắc hoạ về Indonesia như là một "ngôi nhà đạo Hồi", với tất cả tính tích cực cùng những tác động phức tạp của nó đối với Indonesia nói riêng, cả khu vực Đông Nam
- 12 Á nói chung. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của người Aceh được tác giả đề cập khá kỹ (từ trang 231 đến 248), từ đó lột tả được phần nào những khúc mắc trong vấn đề Aceh - một vấn đề rất phức tạp của Indonesia trong quá khứ và hiện tại. Khi công bố cuốn "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại", tác giả Clive J.Christie dự định thông qua nghiên cứu các phong trào ly khai và khởi nghĩa khác, để làm rõ tiến trình chung về phi thực dân hoá ở Đông Nam Á, lịch sử và hậu quả của nó. Nhưng đây là những vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và hiện đang gây tranh cãi trong giới khoa học, vì vậy những đánh giá trong cuốn sách được coi là quan điểm riêng của tác giả. Tuy nhiên, với quan điểm nghiên cứu "thuần tuý mang tính lịch sử và lập luận cơ bản của nó là các phong trào ly khai khác nhau" và dựa trên nguồn tư liệu đã qua kiểm định, cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nội dung luận án. Cuốn sách "Indonesia Today - Challenges of History" (Indonesia ngày nay - Những thách thức của lịch sử) của Grayson Lloyd và Shannon Smith [178], là một công trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử phát triển của Indonesia từ 1945 đến đầu thế kỷ XXI. Gồm nhiều bài viết nhỏ với những chủ đề riêng biệt, được kết cấu thành 5 chương nội dung, trong đó ba chương chính đề cập đến 3 lĩnh vực chủ yếu là chính trị, kinh tế và văn hoá. Bằng cách tiếp cận theo hướng kết hợp giữa trình bày sự kiện với những nhận định, đánh giá, so sánh đan xen nhau…, các tác giả đã chỉ ra những mặt làm được và chưa làm được của các Tổng thống Indonesia (từ năm 1945 đến 2000); đồng thời vẽ lên một bức tranh khá đầy đủ về đất nước Indonesia trong một giai đoạn tương đối dài với những thành công, hạn chế trong con đường phát triển của mình. Giai đoạn 1967 - 1998 với sự lãnh đạo của Tổng thống Suharto ở Indonesia được phân tích, đánh giá, so sánh với các giai đoạn trước và sau; thông qua các cứ liệu lịch sử cụ thể để nhìn nhận về những thành công, hạn chế của Suharto một cách khách quan. Cuốn sách đã đem lại những
- 13 thông tin và cách tiếp cận đa chiều về Indonesia trong một giai đoạn lịch sử mà tác giả có thể tham khảo tốt trong quá trình thực hiện luận án. Công trình "Ethnic Conflics in Southeast Asia" (Xung đột tộc người ở Đông Nam Á) của Adrian Vicker [160]. Công trình đã đề cập một trong những vấn đề nổi cộm của nền chính trị khu vực và thế giới hiện nay, đó là vấn đề ly khai dân tộc. Công trình khẳng định ly khai tộc người ở Đông Nam Á có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân tộc, một vấn đề phức tạp và nhạy cảm ở các quốc gia đa dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Nhóm nghiên cứu công trình còn nâng vấn đề ly khai dân tộc thành chủ nghĩa ly khai, một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong quá trình phát triển của các quốc gia đa dân tộc. Theo các tác giả, bước sang thế kỷ XXI, hệ tư tưởng không còn là nhân tố chính của những xung đột dân tộc trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các khu vực trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển (trong đó có Đông Nam Á và Indonesia), nhiều quốc gia phải đối phó với vấn đề ly khai dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Nhóm tác giả cho rằng, vấn đề ly khai dân tộc là một trong những trở ngại mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục, vượt qua đem lại sự ổn định và phát triển. Công trình nghiên cứu "A History Modern Indonesia 1200 - 2004" (Lịch sử Indonesia hiện đại 1200 - 2004) của tác giả M.C.Ricklefs [188], là một kho tư liệu với nhiều sự kiện phản ánh trung thực về lịch sử Indonesia hiện đại: Cuốn sách khái quát quá trình hình thành và phát triển của các vương triều phong kiến; sự thâm nhập của các luồng văn hoá Đông - Tây thông qua quá trình giao thương buôn bán ở Eo biển Malacca; sự xuất hiện của những đoàn truyền giáo với mục tiêu chính trị, cuộc chiến để tranh giành thuộc địa giữa các nước thực dân phương Tây (Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan) và sự thắng thế của thực dân Hà Lan; sự cai trị hà khắc và các cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia chống lại ách đô hộ của thực dân
- 14 Hà Lan...Thông tin quan trọng mà tác giả luận án tham khảo từ cuốn sách là, những vấn đề sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia được M.C.Ricklefs khắc họa một cách sinh động thông qua việc phân tích hàng loạt các sự kiện, xung đột chỉ ra nguyên nhân cùng những tác động đến diễn tiến lịch sử Indonesia. Bài viết: "Behind Indonesia’s Red Scare" (Đằng sau nỗi sợ Đỏ của Indonesia ) của tác giả Gatra Priyandita [175]. Gatra Priyandita là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ tại Đại Học Quốc gia Australia. Nghiên cứu của ông tập trung vào ngoại giao công chúng của Indonesia và chính trị Indonesia thời hậu Suharto. Bài viết đã khái quát cuộc tàn sát năm 1965-1966 (hàng trăm ngàn người bị nghi ngờ là cộng sản hay có tư tưởng ủng hộ cộng sản đã bị cầm tù và giết hại) và các vụ vi phạm nhân quyền khác như cuộc thảm sát Talangsari vào năm 1989, cuộc bạo loạn ở Jakarta vào năm 1998, và những vụ giết người ở Aceh và Papua. Đồng thời nêu vấn đề đáng suy ngẫm: phần lớn các thủ phạm chính của những sự kiện hay xung đột trên ngày nay vẫn còn sống, vẫn tiếp tục có ảnh hưởng chính trị và sẽ không phải đối mặt với công lý trong tương lai gần, và người dân Indonesia, những người mà quyền tự do dân sự của họ ngày càng bị hạn chế. Cuốn sách: "Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists" (Vì sao bọn khủng bố bỏ cuộc: Gỡ bỏ cam kết với lực lượng Jihad Indonesia) của Julie Chernov Hwang [184]. Trong tác phẩm Julie Hwang đã tìm ra bốn yếu tố chung khiến các phần tử khủng bố rời bỏ tổ chức cực đoan. Theo bà Hwang, đó là sự thất vọng khi những phần tử khủng bố nhận ra rằng cái lợi thu được không đáng với cái giá mà họ phải trả. Từ nhận xét trên, tác giả kết luận rằng để rời bỏ phong trào cực đoan hoàn toàn và tái hòa nhập xã hội, sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình là một nhân tố then chốt đối với các phần tử này. Cuốn sách: "BTI 2018: Indonesia Country Report" (BTI 2018 - Báo cáo quốc gia Indonesia) [190]. Đây là tài liệu gốc của chính phủ Indonesia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 92 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng tiêu hóa từ tinh bột đậu xanh và ứng dụng trong chế biến thực phẩm
27 p | 44 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm
165 p | 79 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana Linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
183 p | 21 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu đa dạng khu hệ vi khuẩn quanh nấm mục trắng thủy phân lignocellulose và khai thác gen mã hóa cellulase bằng kỹ thuật Metagenomics
145 p | 18 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ: Nghiên cứu thu nhận polyphenol, chlorophyll từ rau má thìa (Centella asiatica (L.) Urb) và ứng dụng trong đồ uống
190 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu biến thể di truyền liên quan đến các bệnh ly thượng bì bóng nước, bạch tạng và thiểu sản vành tai bằng giải trình tự hệ gen mã hóa
187 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu biến đổi gen ở người bệnh mắc bệnh xirô niệu, rối loạn chu trình chuyển hóa urê và bệnh loạn dưỡng cơ ở Việt Nam bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới
169 p | 36 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu biệt hóa tạo tế bào có chức năng gan từ tế bào gốc trung mô cuống rốn
138 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ dệt, may: Ứng dụng mô hình hóa nghiên cứu quá trình quấn ống và mạng ANN dự báo chất lượng sản phẩm sợi quấn ống
168 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 31 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu khả năng khí hóa than của hệ vi sinh vật từ bể than sông Hồng
146 p | 37 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu đặc điểm và hoạt tính sinh học của một số chủng vi sinh vật liên kết với rong sụn Kappaphycus alvarezii ở vùng biển Nha Trang, Khánh Hòa, định hướng sử dụng trong y dược học
220 p | 29 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen mã hóa enzyme chống oxy hóa trên bệnh nhân vô sinh nam
157 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu tính đa hình của một số gen mã hóa enzyme chống oxy hóa trên bệnh nhân vô sinh nam
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn