Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
lượt xem 10
download
Luận án "Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho những hoạt động can thiệp của công tác xã hội đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được trợ giúp là trẻ em và gia đình nhập cư từ những người làm công tác xã hội, trợ giúp xã hội tại cộng đồng ở tỉnh Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MẠNH TUẤN HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI – 2024
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MẠNH TUẤN HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 976 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ THANH SANG 2. TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI - 2024
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục i Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3 2.1. Mục đích nghiên cứu 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 3.2.1. Phạm vi nội dung 4 3.2.2. Khách thể nghiên cứu 4 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu 5 3.2.4. Địa bàn nghiên cứu 5 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu 7 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 7 5.2.2. Phỏng vấn sâu 7 5.2.3. Khảo sát bảng hỏi 11 5.2.4. Thực nghiệm Phương pháp công tác xã hội với gia đình 16 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án 16 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 17 7.1. Ý nghĩa lý luận của luận án 17 7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án 17 8. Cơ cấu của luận án 18 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 19 1.1. Các nghiên cứu về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập cư 19 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình 19 nhập cư i
- 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về tiếp cận giáo dục của trẻ em gia đình nhập 21 cư 1.2. Các nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối 26 với trẻ em gia đình nhập cư 1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo 26 dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ 31 giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 1.3. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ giáo dục 35 1.4. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và bài học kinh nghiệm 40 đối với luận án Tiểu kết Chương 1 41 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ 43 EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ 2.1. Lý luận về trẻ em gia đình nhập cư 43 2.1.1. Khái niệm trẻ em gia đình nhập cư 43 2.1.2. Những khó khăn về tiếp cận giáo dục thường gặp ở trẻ em gia đình 44 nhập cư 2.2. Lý luận về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 45 2.2.1. Một số khái niệm liên quan đến hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia 45 đình nhập cư 2.2.2. Chủ thể của hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 50 2.2.3. Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình 52 nhập cư 2.2.4. Lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em và gia đình 55 2.2.5. Phương pháp công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với 56 trẻ em gia đình nhập cư 2.3. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 62 2.3.1. Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền trẻ em 62 2.3.2. Lý thuyết hỗ trợ xã hội 64 2.3.3. Lý thuyết tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm 66 2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 68 gia đình nhập cư 2.4.1. Yếu tố mạng lưới xã hội của gia đình nhập cư 68 2.4.2. Yếu tố đặc điểm kinh tế xã hội của gia đình nhập cư 69 2.4.3. Yếu tố chính sách, dịch vụ hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 72 ii
- 2.5. Khung phân tích trong nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia 72 đình nhập cư 2.6. Một số cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ 74 trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương Tiểu kết Chương 2 77 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM 78 GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 3.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 78 3.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu 78 3.1.2. Khái quát về đặc điểm khách thể nghiên cứu 80 3.2. Thực trạng các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 93 tại Bình Dương 3.2.1. Đặc điểm mạng lưới xã hội của hộ gia đình nhập cư 93 3.2.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục 95 3.2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo dục 99 3.2.4. Thực trạng hoạt động hỗ trợ vật chất trong giáo dục 102 3.2.5. Thực trạng hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội 105 3.2.6. Thực trạng tham gia hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình 110 nhập cư từ đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cộng đồng tại tỉnh Bình Dương 3.2.7. Nhu cầu của gia đình nhập cư tại Bình Dương về các hoạt động hỗ trợ 115 giáo dục đối với trẻ em 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 117 mà các gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương nhận được 3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục 119 mà các gia đình nhập cư nhận được 3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo dục 121 mà các gia đình nhập cư nhận được 3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội 122 mà các gia đình nhập cư nhận được Tiểu kết Chương 3 124 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI 127 VỚI GIA ĐÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM GIA ĐÌNH NHẬP CƯ TẠI BÌNH DƯƠNG 4.1. Sự cần thiết ứng dụng Phương pháp Công tác xã hội với gia đình trong 127 hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương iii
- 4.1.1. Căn cứ lý luận để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia đình 127 trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 4.1.2. Căn cứ pháp lý để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia đình 128 trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 4.1.3. Căn cứ thực tiễn để lựa chọn phương pháp Công tác xã hội với gia đình 128 trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 4.2. Tiến trình ứng dụng Phương pháp Công tác xã hội với gia đình trong hỗ 129 trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương 4.2.1. Khái quát về địa bàn lựa chọn thực nghiệm phương pháp Công tác xã 129 hội với gia đình trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 4.2.2. Thực nghiệm tiến trình Công tác xã hội với gia đình trong hỗ trợ giáo 129 dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Khu phố Bình Thuận 2 - Phường Thuận Giao - Thuận An - Bình Dương 4.3. Thảo luận về kết quả thực nghiệm Phương pháp Công tác xã hội với gia 144 đình trong hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư 4.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ 147 em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương 4.4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 147 4.4.2. Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo 148 dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại Bình Dương Tiểu kết Chương 4 153 KẾT LUẬN 155 1. Kết luận 155 2. Một số hạn chế của luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU PL.1 PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG PL.12 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BẢNG SỐ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KIỂM PL.31 ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY VÀ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CỦA THANG ĐO HỖ TRỢ GIÁO DỤC iv
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ được viết tắt BVTE Bảo vệ trẻ em CTXH Công tác xã hội CTV CTXH Cộng tác viên công tác xã hội HTGD Hỗ trợ giáo dục HTXH Hỗ trợ xã hội GĐNC Gia đình nhập cư MLXH Mạng lưới xã hội NVXH Nhân viên xã hội TEĐKĐH Trẻ em đang không đi học v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1. Thống kê độ tin cậy của thang đo hỗ trợ giáo dục lần 1 13 Bảng 2. Thống kê độ tin cậy của thang đo hỗ trợ giáo dục lần 2 14 Bảng 3. Kết quả phân tích KMO and Bartlett's Test 14 Bảng 4. Tổng phương sai trích 15 Bảng 5. Ma trận xoay nhân tố 15 Bảng 2.1. Mô tả các biến độc lập là một số đặc điểm kinh tế xã hội của hộ 73 gia đình nhập cư và mạng lưới xã hội của hộ gia đình nhập cư Bảng 2.2. Mô tả các biến phụ thuộc là các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối 74 với trẻ em mà gia đình nhập cư nhận được Bảng 3.1. Các đặc điểm của hộ gia đình nhập cư trong mẫu nghiên cứu 81 Bảng 3.2. Khó khăn gia đình nhập cư tại Bình Dương đã gặp phải 82 Bảng 3.3. Tình hình đi học của trẻ em gia đình nhập cư 83 Bảng 3.4. Thống kê về số hộ gia đình nhập cư có trường hợp trẻ em trong 84 độ tuổi 6 đến 15 đang không đi học Bảng 3.5. Lớp nghỉ học của trẻ em 85 Bảng 3.6. Tương quan giữa nơi xuất cư của gia đình và tình hình nghỉ 86 học/chưa từng đi học của trẻ em gia đình nhập cư Bảng 3.7. Lý do trẻ em gia đình nhập cư phải nghỉ học sớm 87 Bảng 3.8. Lý do trẻ em gia đình nhập cư chưa từng được đi học 88 Bảng 3.9. Khó khăn tiếp cận giáo dục đối với các gia đình nhập cư có con 89 đang đi học Bảng 3.10. Kết quả kiểm định Chi-square về mối liên hệ giữa học vấn của 89 cha mẹ (yếu tố nhận thức), thu nhập của gia đình (yếu tố điều kiện sống) với tình trạng có hay không trẻ em đang không đi học trong gia đình Bảng 3.11. Tương quan giữa biến học vấn của cha mẹ và gia đình có hay 90 không có trẻ em đang không đi học Bảng 3.12. Tương quan giữa biến thu nhập hộ gia đình và gia đình có hay 90 không có trẻ em đang không đi học Bảng 3.13. Chi tiêu giáo dục dành cho trẻ em của hộ gia đình nhập cư 92 Bảng 3.14. Đặc điểm mối quan hệ xã hội của hộ gia đình nhập cư 94 Bảng 3.15. Các hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục các gia đình nhập 96 cư được nhận Bảng 3.16. Các hỗ trợ tinh thần trong giáo dục mà gia đình nhập cư được 100 nhận vi
- Bảng 3.17. Các hỗ trợ vật chất trong giáo dục mà gia đình nhập cư được 103 nhận Bảng 3.18. Người tham gia hỗ trợ vật chất trong giáo dục cho gia đình 104 nhập cư Bảng 3.19. Các hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội gia đình nhập cư được 107 nhận Bảng 3.20. Người tham gia hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội cho gia đình 108 nhập cư Bảng 3.21. Tình hình triển khai bố trí đội ngũ Cộng tác viên công tác xã 112 hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến tháng 8/2020 Bảng 3.22. Mô tả thực trạng đội ngũ làm Cộng tác viên công tác xã hội ở 112 hai phường Thuận Giao và Mỹ Phước Bảng 3.23. Nhu cầu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em của gia đình nhập cư 116 Bảng 3.24. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp và mức độ dự báo chính 119 xác của các mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em Bảng 3.25. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ thông tin về giáo dục 120 Bảng 3.26. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ tinh thần trong giáo 121 dục Bảng 3.27: Yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội 123 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Tên hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ Trang Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu về hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em 73 GĐNC viii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương có vị trí chiến lược và thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Ngay từ khi tái lập tỉnh Bình Dương (1/1/1997) với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.670,5 ha, bằng ¼ tổng diện tích các khu công nghiệp ở phía nam [98]. Quá trình phát triển của Bình Dương cũng ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng của dân số cơ học do lao động nhập cư từ các địa phương khác đến sinh sống, làm việc. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hằng năm gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của vùng Đông Nam Bộ và cao nhất cả nước [37]. Hiện nay dân số của tỉnh khoảng 2,599 triệu người, trong đó có hơn 1,313 triệu lao động ngoài tỉnh, chiếm hơn 53,5% dân số toàn tỉnh [98]. Có thể nói lao động nhập cư là nguồn nhân lực quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương. Đời sống của lao động nhập cư và gia đình họ đã được chính quyền các cấp ở Bình Dương quan tâm, chăm lo thông qua nhiều chương trình hỗ trợ an sinh xã hội đặc thù như Đề án tập hợp thanh niên công nhân, phát triển nhà ở xã hội, phát triển dịch vụ xã hội y tế, giáo dục tại các địa bàn công nghiệp trọng điểm. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu về hiện trạng tiếp cận phúc lợi của công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã chỉ ra còn nhiều hạn chế, đặc biệt công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, chính đối tượng công nhân cũng không có điều kiện do tính chất công việc (thường xuyên tăng ca), điều kiện kinh tế cũng như nhận thức của họ về chính sách phúc lợi chưa đầy đủ đã khiến cơ hội tiếp cận và thụ hưởng phúc lợi của công nhân bị thu hẹp [dẫn theo 104] Nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng chỉ ra tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục dành cho con em lao động nhập cư [2],[29],[42],[53], [57],[101]. Hệ quả là người nhập cư và gia đình họ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong đời sống, họ phải chi trả nhiều hơn, thiếu cơ hội tiếp cận đầy đủ với giáo dục, làm gia tăng nguy cơ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội. Có thể thấy những người nhập cư đô thị là một nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em trong các gia đình nhập cư. Tình trạng trẻ em bỏ học, tham gia lao động sớm, không được quan tâm chăm sóc đầy đủ, phù hợp với lứa tuổi đã không còn 1
- là một hiện tượng hiếm gặp trong các gia đình nhập cư đô thị. Có thể xem đây là nhóm đối tượng dễ tổn thương cần được quan tâm cung cấp các can thiệp hỗ trợ kịp thời từ các hoạt động công tác xã hội. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Đông Nam Bộ là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước nhưng có tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường thuộc nhóm cao, chiếm 9,5% chỉ đứng sau Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (cùng 13.3%). Trong khi đó số liệu này của tỉnh Bình Dương là 17.3% [6]. Điều này cho thấy thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em tại Bình Dương vẫn còn đang diễn tiến với nhiều khó khăn, thách thức. Thực tế cho thấy một bộ phận lớn trẻ em đang không đi học tại Bình Dương là rơi vào các gia đình nhập cư khi các em theo cha mẹ đến Bình Dương sinh sống, việc học hành của trẻ cũng không được gia đình quan tâm [90]. Tại Việt Nam hiện nay nghề công tác xã hội đang trở nên ngày càng có vai trò quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ dành cho các nhóm đối tượng dễ tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn, giải quyết vấn đề của mình và vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng góp phần ổn định, thúc đẩy xã hội phát triển. Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực thúc đẩy nghề công tác xã hội phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa. Ngày 22/01/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 112/QĐ-TTg Ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả [17]. Từ những thực tiễn trên cho thấy việc nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương dưới góc độ khoa học công tác xã hội là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Tìm hiểu về các nghiên cứu trong lĩnh vực công tác xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy đã có một số nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với nhóm dân số là người nhập cư vào các đô thị lớn, trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên hướng nghiên cứu về các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ góc độ tiếp cận công tác xã hội lại chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu 2
- đã có. Vì vậy, việc nghiên cứu về “Hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư từ thực tiễn tỉnh Bình Dương” sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho những hoạt động can thiệp của công tác xã hội đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cần được trợ giúp là trẻ em và gia đình nhập cư từ những người làm công tác xã hội, trợ giúp xã hội tại cộng đồng ở tỉnh Bình Dương. Mặt khác, nghiên cứu này cũng có ý nghĩa về mặt xã hội, những phát hiện qua kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đề xuất một số giải pháp đối với chính quyền địa phương, các cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục trẻ em, trợ giúp xã hội và công tác xã hội tại cộng đồng nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư, giúp cho trẻ em gia đình nhập cư được đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em, bình đẳng về cơ hội phát triển và thúc đẩy sự hòa nhập xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các hoạt động hỗ trợ giáo dục (HTGD) đối với trẻ em gia đình nhập cư (GĐNC), các yếu tố tác động đến hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC và thực nghiệm phương pháp công tác xã hội với gia đình trong hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động công tác xã hội (CTXH) trong HTGD đối với trẻ em GĐNC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, các nhiệm vụ của luận án cần giải quyết: - Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC. - Tổng hợp cơ sở lý luận về HTGD đối với trẻ GĐNC dưới góc độ khoa học CTXH. - Phân tích thực trạng và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương. - Tổ chức thực nghiệm can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình để làm rõ tính khả thi. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC góp phần nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3
- 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn hoạt động hỗ trợ giáo dục đối với trẻ em gia đình nhập cư tại tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Về lý luận của luận án, tập trung hệ thống hóa lý luận về trẻ em GĐNC, lý luận về hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC phù hợp với các điều kiện thực tiễn tại Bình Dương hiện nay. Về thực tiễn tiếp cận giáo dục và hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC, luận án tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận giáo dục và các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC từ phía hộ GĐNC và từ phía các cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại địa bàn nghiên cứu theo 4 lĩnh vực của HTGD là: Hỗ trợ thông tin về giáo dục; Hỗ trợ tinh thần khi con cái gặp khó khăn trong giáo dục; Hỗ trợ vật chất trong giáo dục; Hỗ trợ kết nối mạng lưới xã hội. Về các yếu tố ảnh hưởng: Tiếp cận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Luận án tập trung làm rõ ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: Đặc điểm của mạng lưới xã hội (MLXH) của hộ GĐNC; Một số đặc điểm về kinh tế xã hội của hộ GĐNC như học vấn của cha mẹ, thu nhập hộ gia đình; và Thời gian nhập cư đến Bình Dương. Về đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp CTXH, luận án đề xuất và thực nghiệm biện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC. Về mặt giải pháp, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC từ thực tiễn tỉnh Bình Dương. 3.2.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận án gồm: 318 hộ GĐNC (208 hộ ở phường Thuận Giao, 110 hộ ở phường Mỹ Phước) thuộc diện tạm trú, sinh sống từ 06 tháng trở lên tại tỉnh Bình Dương ở thời điểm thực hiện khảo sát; 01 hộ GĐNC tại Phường Thuận Giao có con gặp khó khăn tiếp cận giáo dục; và 10 cá nhân/tổ chức là những người đã tham gia các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại địa bàn nghiên cứu của luận án, bao gồm: lãnh đạo chính quyền địa phương; cộng tác viên CTXH của phường; giáo viên, cán bộ phụ trách xóa mù chữ 4
- phổ cập giáo dục của phường; cán bộ bảo vệ trẻ em (BVTE) của phường và của khu phố; đại diện đoàn thanh niên; đại diện ban điều hành khu phố. 3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu Luận án được tiến hành từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 7 năm 2023. 3.2.4. Địa bàn nghiên cứu Để lựa chọn địa bàn cấp thành phố/thị xã phù hợp, luận án đưa ra 03 tiêu chí, cụ thể là: (1) số lượng người nhập cư đông đảo; (2) phù hợp định hướng phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh theo trục Nam – Bắc; (3) khu vực có nhiều lao động làm việc ở nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp và lao động tự do. Những huyện/thị có đông dân nhập cư nhất theo thứ tự là thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên [18],[19],[20],[21], [22],[23],[24],[25]. Để phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh theo trục Bắc – Nam luận án lựa chọn 02 thành phố/thị xã đại diện cho khu vực phía Nam và phía Bắc của tỉnh. Trong đó, thành phố Thuận An là đại diện cho khu vực phía Nam và thị xã Bến Cát là đại diện cho khu vực phía Bắc của tỉnh. Tại mỗi thành phố/thị xã thực hiện chọn 01 phường, tại thành phố Thuận An là phường Thuận Giao và tại thị xã Bến Cát là phường Mỹ Phước, đây là hai phường có dân số nhập cư đông nhất của hai thành phố/thị xã được chọn. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và các hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC và việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của các GĐNC tại tỉnh Bình Dương? - Kết quả thực nghiệm phương pháp CTXH với gia đình trong HTGD đối với trẻ em GĐNC có hiệu quả như thế nào? - Cần có những biện pháp gì để thúc đẩy các hoạt động CTXH trong HTGD đối với trẻ em GĐNC và nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại tỉnh Bình Dương? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 5
- - Trẻ em và gia đình nhập cư có khó khăn trong tiếp cận giáo dục và nhận được các hoạt động HTGD là do họ đang gặp phải nhiều rào cản từ cả bên trong gia đình và từ bên ngoài cộng đồng. - Các đặc điểm kinh tế xã hội, MLXH của hộ GĐNC là những yếu tố có ảnh hưởng đến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc nhận được các hoạt động HTGD đối với trẻ em của GĐNC là khác nhau. - Sử dụng biện pháp can thiệp Phương pháp CTXH với gia đình sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em và tăng cường được các hoạt động HTGD đối với GĐNC. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đối với lĩnh vực CTXH với trẻ em và gia đình hiện nay có hai cách tiếp cận phổ biến là Tiếp cận dựa trên nhu cầu và Tiếp cận dựa trên quyền. Trong khi tiếp cận dựa trên nhu cầu xem xét đến việc đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt được đánh giá từ thân chủ và các hoạt động can thiệp dựa trên nhu cầu được đánh giá thì cách tiếp cận dựa trên quyền con người cũng có cơ sở xuất phát ban đầu là nhu cầu, nhưng là các nhu cầu được thừa nhận, công nhận và bảo vệ bởi hệ thống luật pháp quốc tế, quốc gia. Do đó, tiếp cận dựa trên quyền con người có cơ sở bảo đảm thực hiện vững chắc hơn so với tiếp cận dựa trên nhu cầu. Tiếp cận dựa trên quyền đáp ứng các quyền cơ bản của con người, bảo đảm các nền tảng ổn định cho sự phát triển con người, do đó mang tính đạo đức, nhân văn, công bằng và bình đẳng xã hội [84], đây cũng là mục tiêu mà các hoạt động CTXH hướng đến. Với cách tiếp cận dựa trên quyền, NVXH đóng vai trò là người bênh vực cho quyền của thân chủ, kể cả khi đối tượng chưa nhận thức được quyền của mình. Một trong những nguyên tắc quan trọng khi áp dụng tiếp cận dựa trên quyền trẻ em là “Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em”1. Do đó, cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em có thể xem là cách tiếp cận phù hợp trong các hoạt động CTXH liên quan đến trẻ em và gia đình. Từ phân tích trên, luận án tiếp thu và vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền trẻ em trong nghiên cứu về tiếp cận giáo dục và HTGD đối với trẻ em GĐNC. Đối với ngành CTXH, tiếp cận dựa trên quyền cũng là một phương pháp 1 Quy định tại Điều 5, Luật Trẻ em năm 2016. 6
- luận quan trọng và ngày càng phổ biến trong nghiên cứu và thực hành CTXH. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trẻ em GĐNC đến các đô thị ở Việt Nam đã không được đảm bảo đầy đủ quyền học tập, giáo dục mà các em được hưởng. Ngoài ra, để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng một số lý thuyết trong CTXH như: Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền trẻ em; Lý thuyết hỗ trợ xã hội; Lý thuyết tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm để định hướng cho nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Về mặt phương pháp nghiên cứu luận án tiến hành triển khai phối hợp giữa nghiên cứu định tính, định lượng. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được lựa chọn là: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp khảo sát bảng hỏi và Thực nghiệm Phương pháp CTXH với gia đình. 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích: Trong nghiên cứu này phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài được rút ra từ kết quả của các nghiên cứu, các tài liệu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu này để tìm hiểu về các hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đề tài, các số liệu thống kê, các nội dung bài báo trên các trang web của các cơ quan báo chí. Nội dung: Về nội dung các nguồn tài liệu thu thập và phân tích bao gồm: Các tài liệu sẵn có liên quan đến tình hình nhập cư; vấn đề giáo dục của con em người nhập cư nói chung và tại Bình Dương nói riêng; các nghiên cứu trong lĩnh vực CTXH liên quan đến nhóm nhập cư; các tài liệu, giáo trình ngành CTXH; các văn bản pháp luật, chính sách xã hội… Các văn bản này có thể được trình bày dưới hình thức là tài liệu, giáo trình, kết quả nghiên cứu, số liệu thống kê, nội dung bài báo, kết quả trao đổi ý kiến với người được phỏng vấn trên báo chí,… Việc áp dụng phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của đề tài này từ bước hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến phân tích kết quả nghiên cứu. 5.2.2. Phỏng vấn sâu 7
- Mục đích phỏng vấn sâu: Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu trong luận án này có hai mục đích. Mục đích thứ nhất là thu thập thông tin ban đầu, mang tính khám phá về chủ đề nghiên cứu từ chính những khách thể chính trong nghiên cứu của luận án liên quan đến thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em trong GĐNC, cũng như những HTGD đối với trẻ em mà GĐNC đã nhận được, thông tin về tiếp cận dịch vụ CTXH tại địa phương của họ. Mục đích thứ hai là nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp các HTGD từ chính những cá nhân/tổ chức có vai trò cung cấp HTGD đối với trẻ em GĐNC tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua các PVS này sẽ giúp luận án bổ sung và làm rõ các thông tin chưa được thu thập ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện ở các hộ gia đình và từ các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong luận án. Cách tiến hành cuộc phỏng vấn: Dựa vào nội dung được xây dựng từ trước trong bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, người đi phỏng vấn tiến hành giới thiệu, xin phép phỏng vấn và trao đổi các cam kết của cuộc nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn cần trao đổi, làm quen để tạo được niềm tin ở người được phỏng vấn. Trình tự các câu hỏi phỏng vấn sâu không nhất thiết tuân theo thứ tự đã chuẩn bị mà áp dụng một cách linh hoạt phụ thuộc thông tin được cung cấp, đối tượng được phỏng vấn. Nguyên tắc khi phỏng vấn sâu: Sử dụng đúng bảng câu hỏi dành cho đối tượng được phỏng vấn. Câu trả lời được ghi chép một cách cẩn thận, tỉ mỉ và khách quan bằng một trong hai hình thức ghi âm hoặc ghi chép (việc ghi âm phải xin phép và được sự đồng ý của đối tượng được phỏng vấn). Để có được những thông tin cần thiết, người phỏng vấn cần tạo được bầu không khí gần gũi như cuộc nói chuyện, trao đổi về chủ đề nghiên cứu để thu hút sự chú ý của người được phỏng vấn. 5.2.2.1. Phỏng vấn sâu đối với mẫu hộ gia đình nhập cư Mục đích PVS đối với đại diện các hộ GĐNC là nhằm tìm hiểu ban đầu từ thực tiễn khách thể nghiên cứu về vấn đề tiếp cận giáo dục, các HTGD đối với trẻ em nhập cư tại Bình Dương. Thông qua PVS sẽ giúp tác giả luận án có được thông tin ban đầu, trực tiếp về đối tượng nghiên cứu từ chính khách thể của nghiên cứu. Từ các thông tin do chính các GĐNC 8
- cung cấp sẽ giúp tác giả có thêm những căn cứ thực tiễn để hiệu chỉnh bảng hỏi khảo sát định lượng, tiếp tục triển khai thu thập thông tin về chủ đề nghiên cứu trên quy mô lớn hơn. Với mục đích nêu trên, khách thể tham gia PVS mẫu hộ GĐNC luận án chỉ thực hiện tại phường Thuận Giao, là một địa bàn trọng điểm thu hút đông đảo người di cư khác tỉnh đến sinh sống tại Bình Dương. Xác định tiêu chí chọn mẫu: (1) GĐNC đến Bình Dương hơn 6 tháng tính đến thời điểm khảo sát, đây là các trường hợp di cư khác tỉnh; (2) Có con cái đang trong độ tuổi 6 – 15 tuổi chung sống trong hộ gia đình tại Bình Dương. Trong các hộ GĐNC người được lựa chọn tham gia PVS là cha/mẹ/người chăm sóc của trẻ em. Phương pháp chọn mẫu: luận án lựa chọn cách thức chọn mẫu có chủ đích dựa trên sự phù hợp về đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các hộ GĐNC có con cái trong độ tuổi 6 – 15 tuổi chung sống cùng gia đình tại Bình Dương. Cách thức tiến hành: Nghiên cứu sinh liên hệ với UBND phường Thuận Giao để được tư vấn về các khu phố tiêu biểu có nhiều người nhập cư đến sinh sống. Qua giới thiệu tác giả được cung cấp thông tin để liên hệ với trưởng ban điều hành khu phố Bình Thuận 2 và Hòa Lân 2. Thông qua mối quan hệ làm việc tác giả được địa phương cử người đưa đến các hộ gia đình đáp ứng tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu, qua người dẫn đường tại 2 địa bàn tác giả đã tiếp cận và xin phép phỏng vấn được 16 trường hợp là cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em của hộ GĐNC theo các tiêu chí chọn mẫu đã đề ra. Nội dung phỏng vấn: nội dung tập trung tìm hiểu về trải nghiệm di cư, vấn đề tiếp cận giáo dục của trẻ em trong gia đình, những khó khăn, rào cản tiếp cận giáo dục đã xảy ra, nhu cầu về dịch vụ giáo dục, các HTGD dành cho trẻ em đối với gia đình. Thời gian tiến hành: Phỏng vấn sâu đối với 16 người là cha/mẹ/người chăm sóc của trẻ em trong các hộ GĐNC tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương được thực hiện trong tháng 8 năm 2018. 5.2.2.2. Đối với mẫu cá nhân/tổ chức tham gia hỗ trợ giáo dục Mục đích tiến hành PVS đối với các cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại địa bàn 02 phường nghiên cứu là nhằm đánh giá, tìm ra được thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC, hoạt động cung cấp các HTGD cho đối tượng là trẻ em và GĐNC từ chính những cá 9
- nhân/tổ chức này nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin về tiếp cận giáo dục, HTGD chưa được thu thập ở các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong luận án. Xác định tiêu chí chọn mẫu: là cá nhân/tổ chức có vai trò tham gia HTGD đối với trẻ em GĐNC tại cộng đồng, bao gồm: lãnh đạo chính quyền địa phương, NVXH/Cộng tác viên CTXH, cán bộ BVTE, cán bộ khu phố, cán bộ đoàn thanh niên, giáo viên/cán bộ phụ trách xóa mù chữ phổ cập giáo dục tại địa phương. Phương pháp chọn mẫu: luận án lựa chọn cách thức chọn mẫu có chủ đích dựa trên sự phù hợp về đặc điểm của mẫu nghiên cứu là các cá nhân/tổ chức có vai trò tham gia HTGD đối với trẻ em GĐNC tại cộng đồng. Cách thức tiến hành: Nghiên cứu sinh liên hệ với UBND phường Thuận Giao và UBND phường Mỹ Phước để được tư vấn về danh sách các cá nhân/tổ chức, thông tin liên hệ. Qua giới thiệu tác giả được cung cấp thông tin để liên hệ với 10 cá nhân. Trong đó, tại phường Thuận Giao tiếp cận và phỏng vấn được 07 cán bộ, tại phường Mỹ Phước tiếp cận và phỏng vấn được 03 cán bộ. Nội dung phỏng vấn: Đánh giá về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC tại địa bàn, đánh giá về những hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HTGD đối với trẻ em GĐNC trên địa bàn. Thời gian tiến hành: Phỏng vấn sâu đối với 10 cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An và phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát được thực hiện trong tháng 7 năm 2023. 5.2.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu Nội dung các Phỏng vấn sâu được gỡ băng/đánh máy lại một cách chi tiết các ý kiến trao đổi giữa người phỏng vấn và những người được phỏng vấn là đại diện 16 hộ GĐNC và 10 cá nhân/tổ chức tham gia HTGD tại cộng đồng. Dữ liệu phỏng vấn sâu sau khi gỡ băng, đánh máy được phân loại theo chủ đề thông tin của cuộc nghiên cứu, bao gồm: thực trạng tiếp cận giáo dục; các hoạt động HTGD; nhu cầu HTGD; và nội dung đề xuất đối với các hoạt động HTGD. Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Luận án sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản để xác định và diễn giải ý nghĩa của các nội dung phản ánh trong các biên bản gỡ băng PVS nhằm mô tả và giải thích về thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em GĐNC, các HTGD đối với trẻ 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội
223 p | 76 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
210 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội
180 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em rối loạn tâm thần từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
212 p | 93 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Công tác Xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 63 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác tư tưởng: Vai trò của công tác tư tưởng trong quản lý hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay
27 p | 59 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Giải pháp hỗ trợ tiếp cận trợ giúp xã hội cơ bản cho lao động nữ di cư (Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội)
214 p | 26 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người lao động nhập cư khu vực kinh tế phi nhà nước từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
198 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
276 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
190 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
27 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
237 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh
297 p | 54 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
240 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông và đề xuất mô hình can thiệp (Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)
263 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
27 p | 15 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cai nghiện ma túy bằng methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 7 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn