intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm có thể tiếp tục tham khảo, vận dụng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2021 1
  2. ` HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ VÂN ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 9229015 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo 2. TS. Lương Viết Sang HÀ NỘI - 2021
  3. ` LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Vân
  4. ` MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................................. 9 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án ...................................... 9 1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ....................................... 28 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 ................................................ 31 2.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ (1997-2005) ............................................................ 31 2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (1997-2005) ......................................................................... 47 Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH (2005-2015) ................................................................................... 75 3.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong tình hình mới ............................................................................................................. 75 3.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tăng cường lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (2005-2015) .............................................................. 85 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .............................................. 119 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 ......................................................................................... 119 4.2. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 139 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................... 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156 PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 174
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền với giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng và đã có những đóng góp to lớn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu dấy binh, khởi nghĩa đánh đuổi ngoại bang trong thời kỳ Bắc thuộc cho đến phong trào phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử hào hùng của dân tộc luôn xuất hiện những tấm gương các nữ tướng anh hùng, những nữ chiến sỹ quả cảm, những người mẹ, người vợ sẵn sàng cống hiến và hy sinh cho độc lập, tự do của dân tộc và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Ghi nhận vai trò to lớn và những đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Bước vào thời kỳ đổi mới, lại một lần nữa phụ nữ Việt Nam vinh dự, tự hào được Đảng phong tặng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định đúng đắn vai trò, vị trí của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng và toàn dân ta. Đảng coi công tác vận động phụ nữ nói chung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng lực lượng to lớn cho cách mạng. Để phát huy vai trò, sức mạnh của phụ nữ Việt Nam, trong hơn 90 năm qua, những quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ luôn được quán triệt kịp thời, sâu sắc và nhanh chóng được tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để quy tụ, phát huy sức mạnh của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam, Đảng đã chỉ đạo thành lập các tổ chức phụ nữ như: Hội Phụ nữ Phản đế Đông Dương (năm 1930), Hội Phụ nữ Dân chủ (năm 1936), Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (giai đoạn 1941-1945) và Hội Liên hiệp Phụ nữ
  6. 2 Việt Nam (20-10-1946) nhằm xây dựng hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo phụ nữ trong các phong trào cách mạng, chăm lo đời sống và phấn đấu thực hiện bình đẳng giới, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ tập hợp đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới; nâng cao vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị… góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng thể hiện tốt vai trò của mình, trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng với mọi tầng lớp phụ nữ; tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phụ nữ nói chung và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Từ những yêu cầu khách quan và chủ quan trong công tác hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp trước bối cảnh, tình hình mới, để nâng cao chất lượng các phong trào phụ nữ và phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đảng yêu cầu các cấp Hội Phụ nữ phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm nâng cao vị thế của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng và công tác phụ nữ nói chung, tạo mọi điều kiện để phụ nữ Việt Nam tham gia đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình và đất nước; thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tổ chức Hội Phụ nữ các cấp và phong trào phụ nữ trên quê hương Kinh Bắc đã sớm ra đời, trưởng thành và phát triển. Trong lịch sử, phụ nữ Bắc Ninh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách
  7. 3 mạng cũng như xây dựng và bảo vệ quê hương quan họ nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Bắc Ninh cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tổ chức Hội và phong trào phụ nữ ở cấp cơ sở vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Để nâng cao vị thế của phụ nữ Bắc Ninh và phát huy hiệu quả vai trò tổ chức Hội các cấp trong việc vận động, tập hợp mọi tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực vào công cuộc phát triển toàn diện của tỉnh và cả nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh xác định cần phải tiếp tục đổi mới cả về tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động. Ngay sau khi tái lập tỉnh, năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, hệ thống chính trị nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng không ngừng được kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ. Trên cơ sở đánh giá đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác phụ nữ, Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết nhằm chỉ đạo, lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kịp thời đổi mới, tăng cường hoạt động. Sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với Hội Liên hiệp Phụ nữ là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định những thành công của công tác phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 1997-2015. Nghiên cứu, đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm 1997-2015 là một nhiệm vụ cần thiết, nhằm khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong việc xây dựng và ban hành những chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó, có thể bước đầu đúc kết một số bài học kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công
  8. 4 tác phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm tới, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển xứng tầm của phong trào phụ nữ trên quê hương Kinh Bắc nói riêng và phong trào phụ nữ Việt Nam nói chung ngày càng vững mạnh, hiệu quả đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển là việc làm hết sức cần thiết. Với những ý nghĩa quan trọng và thiết thực đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm có thể tiếp tục tham khảo, vận dụng trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Phân tích, luận giải, làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Nhận xét, đánh giá những ưu điểm và hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  9. 5 Đối tượng nghiên cứu của luận án là những quan điểm, chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với việc củng cố bộ máy tổ chức; hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015: - Phân tích những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ. - Quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo thực hiện việc củng cố bộ máy tổ chức; công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trên các mặt chủ yếu: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; xây dựng và phát triển tổ chức Hội về bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển hội viên; phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước. Không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, luận án có đề cập một số nội dung, sự kiện trước năm 1997 và sau năm 2015. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phụ nữ nói chung và đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng.
  10. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc; ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm. Cụ thể: - Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 nhằm làm rõ cơ sở hình thành hệ thống những chủ trương, quan điểm của Đảng và Đảng bộ tỉnh chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - Phương pháp lôgíc được sử dụng ở chương 2 và chương 3 để liên kết các sự kiện lịch sử, các nội dung về sự phát triển nhận thức và quá trình hoàn thiện chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trong chương 4, phương pháp lôgíc được sử dụng để khái quát những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ 1997 đến 2015. - Phương pháp phân tích, tổng hợp chủ yếu để phân tích, tổng kết những quan điểm, chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - Phương pháp thống kê trong luận án được dùng để thống kê số liệu, kết quả các hoạt động, các phong trào của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. - Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm nhằm làm rõ sự phát triển về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh qua các giai đoạn, trên cơ sở đó tổng kết và đúc rút những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. 4.3. Nguồn tư liệu Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau: - Hệ thống các văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Trung ương Đảng, các văn bản của Nhà nước về công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ; các văn bản của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
  11. 7 - Các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo chuyên đề, đề án, chương trình hành động… của Tỉnh ủy Bắc Ninh; các báo cáo tổng kết quý, năm, sơ kết, tổng kết các giai đoạn, nhiệm kỳ của Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Bắc Ninh. - Các công trình khoa học, kết quả điều tra thực tế, bài nghiên cứu liên quan đến công tác phụ nữ và việc lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ. - Các tư liệu điền dã được nghiên cứu sinh thu thập tại các địa phương như: thành phố Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, huyện Gia Bình, huyện Lương Tài, huyện Quế Võ, huyện Yên Phong…; các sở, ban, ngành như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh… - Các bài báo, tạp chí, bài hội thảo khoa học có liên quan đến công tác phụ nữ và Đảng lãnh đạo công tác Hội Liên hiệp Phụ nữ được đăng tải trên các tạp chí, báo in, báo điện tử của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, ban, ngành, đoàn thể… 5. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần hệ thống hoá, làm rõ chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 như: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh... - Đánh giá khách quan những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ, trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ.
  12. 8 - Cung cấp thêm tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tình hình mới. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với việc lãnh đạo công tác phụ nữ của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và phụ lục. Luận án kết cấu gồm 4 chương, 8 tiết.
  13. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Phong trào phụ nữ, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ nói chung và với tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ nói riêng là một trong những vấn đề được sự quan tâm của các nhà khoa học. Nghiên cứu về vấn đề này, các nhà khoa học đã tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học như: sử học, xã hội học, chính trị học, nhân học, các nghiên cứu về giới,... Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách, các bài báo trên tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ… Có thể khái quát thành những nhóm công trình chủ yếu sau: 1.1.1. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về phụ nữ, vai trò của phụ nữ nói chung và bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, phụ nữ và vai trò của phụ nữ được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau dưới nhiều lăng kính của các ngành khoa học như: Chính trị học, Triết học, Xã hội học, Hồ Chí Minh học, Lịch sử... Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò, vị thế và những đóng góp to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Đề cập tới những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phụ nữ và vai trò của phụ nữ, tiêu biểu có các công trình như: Tác phẩm: Vai trò và nhiệm vụ của Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, xuất bản năm 1974, của tác giả Lê Duẩn [10] đánh giá cao về vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
  14. 10 cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm cũng nêu ra những nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể đối với phong trào phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới. Nội dung cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975-1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [92] đã làm rõ chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ sau khi đất nước thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội cho đến những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có những đóng góp của không nhỏ của phụ nữ Việt Nam với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tác giả Lê Chân Phương trong cuốn Hồi ký Những chặng đường đã qua [166] đã tái hiện lại những kỷ niệm sâu sắc nhất về những chặng đường hoạt động cách mạng của mình, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng; trong đó vai trò và những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam được khắc hoạ khá rõ nét. Công trình Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [96] đã giới thiệu những hoạt động, vai trò và truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình lịch sử phát triển đất nước. Công trình đánh giá toàn diện hoạt động của phụ nữ Việt Nam từ khi có Đảng, trong sự nghiệp mười lăm năm đổi mới đất nước và sự trưởng thành trên tất cả các mặt của đời sống xã hội góp phần khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đề tài Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị của Ban Tổ chức Trung ương [3] nghiên cứu một cách có hệ thống về đội ngũ cán bộ nữ; khẳng định phụ nữ Việt Nam không chỉ dạn dày, tháo vát trong công việc gia đình mà họ còn tích cực, trách nhiệm, đem hết sức mình khi được tổ chức phân công, đảm nhiệm tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ; đồng thời, đề
  15. 11 xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực và sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị. Đăng trên Tạp chí Tuyên giáo, tác giả Lê Lục có bài viết về Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức [123]. Bài viết đã phân tích và khẳng định vai trò lãnh đạo, tuyên truyền quan trọng của Đảng đối với công tác phụ nữ trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về vai trò của phụ nữ trong xã hội, đây là một trong những giải pháp then chốt nhằm nâng cao vai trò, vị thế người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước. Với cuốn sách Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, tác giả Lê Thi [178] đã đưa ra những chuẩn mực người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại, qua đó đánh giá về vai trò của phụ nữ và của gia đình trong các vấn đề dân số, văn hoá và môi trường. Vị trí của gia đình Việt Nam và phụ nữ Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển. Tác giả Dương Thị Minh đã phân tích những nhân tố cơ bản tác động, từ đó dự báo sự thay đổi trong nhận thức về vai trò của phụ nữ trong cuốn sách Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay [138]. Qua đó, tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng gia đình Việt Nam để phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong công trình Nghiên cứu gia đình, thế giới thời kỳ đổi mới của các tác giả Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh [139] đã đề cập đến một số bài viết nghiên cứu về những vấn đề gia đình và giới, phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình và trẻ em trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ Việt Nam vào công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Cuốn sách Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên [145] đã hệ thống hoá những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của
  16. 12 người phụ nữ Việt Nam. Tác giả cũng dẫn giải bằng những thống kê cụ thể về việc phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Trên cơ sở đó đã khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Những bài viết chuyên đề mang tính chuyên sâu được đăng trên các tạp chí, tham luận trong kỷ yếu của các hội thảo khoa học về phụ nữ và phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới như: Tham luận của tác giả Nguyễn Thị Bình về Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước [6], tại Hội thảo khoa học vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã khái quát thực trạng vai trò của phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị và bài viết cũng đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trong bài Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000, tác giả Trương Mỹ Hoa [72] đã khẳng định vai trò, khả năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao vai trò trong hệ thống chính trị, thích ứng và hội nhập trong xu thế phát triển của trong nước và thế giới; để phát huy vai trò đó, đòi hỏi phụ nữ phải nỗ lực nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách… Các bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ của tác giả Nguyễn Thị Mão [126]; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ của Hoàng Thị Nữ [161]; Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung [11] đã khẳng định quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ và xác định vai trò, vị trí, những đóng góp to lớn của
  17. 13 phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ nữ. Qua đó, các tác giả đưa ra những đề xuất nhằm thực hiện tốt công tác cán bộ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoà với nhiều bài viết đã làm nổi bật và khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới không ngừng phát huy sức mạnh, sự chủ động, sáng tạo trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội trong thời kỳ mới: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [74]; Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa [75]; Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước [79]… Bài viết Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay của Phạm Hạnh Sâm [170] đăng trên Tạp chí Cộng sản đã đề cập đến sự tham chính của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, người phụ nữ trong thời đại mới có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực và trí tuệ, đóng góp to lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới và hội nhập. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng có bài viết mang tính tổng kết Năm năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [113]. Bài viết đã tổng kết những kết quả đã đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời chỉ rõ những phương hướng nhằm tiếp tục thực hiện tốt nội dung của Nghị quyết 11 trong tình hình mới. Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học của Võ Thị Mai về Vai trò của nữ cán bộ quản lý Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (trường hợp tỉnh Quảng Ngãi) [125] đã làm rõ thực trạng và xu hướng biến đổi vai trò nữ cán bộ quản lí nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
  18. 14 hoá. Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò nữ cán bộ quản lí nhà nước phù hợp yêu cầu đẩy mạnh các quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Một số công trình nghiên cứu cán bộ nữ, chính sách đối với phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam: Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam tới năm 2010 của Nhà xuất bản Phụ nữ [150]; tác giả Đặng Thu Nga với bài viết Cán bộ nữ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa [141]; Phụ nữ Việt Nam tăng cường đoàn kết cùng toàn dân hăng hái phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tác giả Đỗ Mười [140] đăng trên Báo Phụ nữ Việt Nam; Bài báo Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa của tác giả Hoàng Bá Thịnh [179]; tác giả Vương Thị Hanh: Công tác cán bộ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [71]… Những công trình trên đã khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội; trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển. Các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ: Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ của Nhà xuất bản Phụ nữ [149] đã trình bày những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với vấn đề giải phóng phụ nữ: Tình cảnh phụ nữ dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và yêu cầu tất yếu phải giải phóng phụ nữ; đường lối chính trị của cách mạng vô sản về vai trò, địa vị và nhiệm vụ của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ và xây dựng chủ nghĩa xã hội; những điều kiện căn bản và biện pháp cụ thể hoàn toàn giải phóng phụ nữ; vai trò, khả năng của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng và trong lao động sản xuất. Công trình Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ của Nhà xuất bản Phụ nữ [148] đã tập hợp một số bài trích từ “Lênin toàn tập” và trích trong “Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ” về quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác -
  19. 15 Lênin đối với vấn đề đấu tranh giải phóng phụ nữ và sự cần thiết đưa phụ nữ tham gia vào các mặt hoạt động xã hội. Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ của tác giả Trần Dương [12] đã tập hợp những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ đề giải phóng phụ nữ. Những mẩu chuyện, hồi kí, bài viết thể hiện lòng kính trọng, yêu quý và biết ơn sâu sắc của phụ nữ Việt Nam và phụ nữ quốc tế với Người. Cuốn sách Bác Hồ với sự tiến bộ của phụ nữ của nhóm tác giả Như Quỳnh, Lê Minh Cầm và Minh Hiền [169] đã trình bày những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ và sự tiến bộ của phụ nữ. Các tác giả đã phân tích vai trò của phụ nữ đối với sự phát triển của đất nước; trình bày những câu chuyện về tình thương yêu, sự quan tâm dạy bảo của Bác với chị em phụ nữ và những kỷ niệm sâu đậm, những tình cảm tha thiết của phụ nữ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm cơ bản về Vấn đề giải phóng phụ nữ của Đảng Lao động Việt Nam [66] đã nêu lên đặc điểm, hoàn cảnh bị áp bức của phụ nữ Việt nam dưới chế độ phong kiến. Những quan điểm cơ bản của Đảng Lao động Việt Nam về vấn đề giải phóng phụ nữ. Vấn đề giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, tư tưởng, văn hoá. Phương châm, phương pháp công tác vận động phụ nữ. Một số bài viết như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ của tác giả Đặng Thị Lương [124]; Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ, tác giả Thái Sơn [173] đã trình bày những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ trong xã hội và khẳng định con đường giải phóng dân tộc cũng là con đường giải phóng phụ nữ. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào chính sự cố gắng, phấn đấu của bản thân phụ nữ. Các tác giả Lê Ngọc Hùng, Trần Thị Vân Anh trong cuốn sách Phụ nữ, giới và phát triển [114] đã làm rõ những khái niệm cơ bản của phụ nữ học về
  20. 16 các vấn đề phụ nữ, giới và phát triển; vị trí, vai trò của phụ nữ trong đổi mới kinh tế xã hội. Các luận cứ khoa học giúp nâng cao chính sách xã hội đối với phụ nữ ngang tầm đổi mới kinh tế trên cơ sở thực tiễn phong trào phụ nữ Việt Nam. Tác phẩm Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [105] đã chỉ rõ những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản của công tác hội và trở thành cẩm nang cho cán bộ Hội các cấp sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ tham gia đóng góp, xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [80] với các bài viết khái quát về thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng, từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách, những giải pháp khả thi giúp Đảng và Nhà nước tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Tác giả Dương Thị Xuân trong cuốn sách Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước [192] đã trình bày những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với sự tiến bộ của phụ nữ. Chỉ rõ những kết quả hoạt động của phụ nữ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tác giả cũng khẳng định vị trí, vai trò, vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong nước và trên trường quốc tế. Lê Viết Trực trong Sổ tay công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ: Dùng cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp cơ sở [188] đã trình bày một số văn bản chính sách và pháp luật về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ: Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27- 4-2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; Luật bình đẳng giới...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2