intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển" được nghiên cứu với mục tiêu: Xem xét ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT-nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TRÚC HƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương 2. TS. Lại Tiến Dĩnh Phản biện 1: …………………………………………………………………………………………………………… ……………………… Phản biện 2:
  2. 2 …………………………………………………………………………………………………………… ……………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ………………………………………………… ………………………………………………………………… Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ………………………… ………………………………………………………………... DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ A. BÀI BÁO KHOA HỌC 1. Tram, T. X. H., Lai, T. D., & Nguyen, T. T. H. (2021). Constructing a composite financial inclusion index for developing economies. Quarterly Review of Economics and Finance (Scopus -Q2). 2. Nguyen, T. T. H. (2020). Measuring financial inclusion: a composite FI index for the developing countries. Journal of Economics and Development, Vol. 23 (1), 77-99. 3. Nguyen, T. T. H. (2019). The interest rate sensitivity of output and prices with different levels of financial inclusion. Evidence from developing economies. Journal of Economics and Development, Vol. 21 (2), 114- 130. 4. Trầm Thị Xuân Hương và Nguyễn Thị Trúc Hương. (2019). Kiểm tra tác động của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ - Nghiên cứu trường hợp tại các nước Đông Nam Á. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 260, 34-47. 5. Nguyen, T. T. H. (2018). The Impact of Financial Inclusion on Monetary Policy: A Case Study in Vietnam. Journal of Economics and Development, Vol.20 (2), 5-22. B. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 1. Nguyễn Thị Trúc Hương, Trầm Thị Xuân Hương & Lại Tiến Dĩnh. (2020). Developing a composite financial inclusion index for emerging and developing economies. SOBC2020-Contemporary Issues in Banking and Finance: Sustainability, Fintech, and Uncertainties, University of Economics Ho Chi Minh City, VN, July 30th, 2020. 2. Trầm Thị Xuân Hương & Nguyễn Thị Trúc Hương. (2019). The impact of financial inclusion on monetary
  3. 3 policy through interest rate tool. Evidence from developing economies. ICBF 2019-International Conference on Business and Finance, University of Economics Ho Chi Minh City, VN, August 23th, 2019, 754-777. C. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Nguyen Thi Truc Huong. (2020). University research projects (Phase 1/2019). Measuring financial inclusion: A multidimensional FI index for the developing countries. University of Economics Ho Chi Minh City, Vietnam. 2. Nguyễn Thị Trúc Hương. (2019). Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường (Đợt 1/2018). Kiểm tra tác động của tài chính toàn diện đến chính sách tiền tệ thông qua mục tiêu ổn định giá cả - Nghiên cứu trường hợp tại các nước Đông Nam Á. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do thực hiện đề tài 1.1.1 Bối cảnh lý thuyết Chủ đề về tài chính toàn diện đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng học thuật, và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu về những tác động của nó đối với CSTT còn chưa phát triển. Trong khi đây được xem là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết như thế và những khoảng trống nghiên cứu hiện có (như về khía cạnh, không gian nghiên cứu, và phương pháp đo lường) mà luận án này được thực hiện. 1.1.2 Bối cảnh thực tiễn Với đặc điểm là khu vực trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nên sự ổn định của hệ thống tài chính tại các quốc gia đang phát triển dễ bị tác động từ các cú sốc bên ngoài. Khi đó, để ổn định nền kinh tế, cách thức mà các NHTW thực hiện CSTT là phải dựa vào sự tiếp cận của người dân đối với hệ thống tài chính. Vì thế, để làm rõ tầm quan trọng của tài chính toàn diện trong thực hiện CSTT, luận án nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: xem xét ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT-nghiên cứu trường hợp tại các nước đang phát triển. - Mục tiêu cụ thể: (i) Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ nhạy cảm của lãi suất thị trường đối với lãi suất chính sách ở các nước đang phát triển. (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất ở các nước đang phát triển. (iii) Nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến phản ứng của lạm phát đối với những biến động của lãi suất chính sách ở
  5. 5 các nước đang phát triển. - Câu hỏi nghiên cứu: (1) Mức độ của tài chính toàn diện có ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của lãi suất thị trường đối với lãi suất chính sách ở các nước đang phát triển không? Nếu có, các nước có mức độ tài chính toàn diện cao hơn thì độ nhạy cảm của lãi suất thị trường đối với lãi suất chính sách là mạnh hơn hay yếu hơn so với các nước có mức độ tài chính toàn diện thấp hơn? (2) Mức độ của tài chính toàn diện có ảnh hưởng đến độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất ở các nước đang phát triển hay không? Nếu có, các nước có mức độ tài chính toàn diện cao hơn thì độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất là mạnh hơn hay yếu hơn so với các nước có mức độ tài chính toàn diện thấp hơn? (3) Mức độ của tài chính toàn diện có ảnh hưởng đến phản ứng của lạm phát đối với những biến động của lãi suất chính sách hay không? Nếu có, các nước có mức độ tài chính toàn diện cao hơn thì phản ứng của lạm phát đối với những biến động từ lãi suất chính sách là mạnh hơn hay yếu hơn so với các nước có mức độ tài chính toàn diện thấp hơn? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển. - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến CSTT giới hạn ở khía cạnh: hai giai đoạn của cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất. + Thời gian: dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ Q1/2008- Q4/2018. + Không gian: kiểm tra ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng ước lượng mô hình PVAR để kiểm tra ảnh hưởng của
  6. 6 các cú sốc về lãi suất chính sách đối với biến động trong lãi suất cho vay, sản lượng và lạm phát ở hai nhóm nền kinh tế có mức độ tài chính toàn diện cao và thấp. Ngoài ra, luận án còn thực hiện phương pháp PCA để xây dựng bộ FI index đo lường tài chính toàn diện. 1.5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình NCKH mang tính kế thừa và có bổ sung các điểm mới, vì thế kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo có tính khoa học cao. Nghiên cứu góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong đo lường tài chính toàn diện và nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện trong việc cải thiện hiệu quả kênh lãi suất, góp phần cải thiện việc truyền dẫn lãi suất của CSTT và phát triển kinh tế bền vững. 1.6. Cấu trúc của luận án Kết cấu của luận án gồm 5 chương: Chương 1 Giới thiệu; Chương 2 là cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước; Chương 3 là phương pháp nghiên cứu; Chương 4 trình bày kết quả và thảo luận; và Chương 5 là kết luận. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1Tài chính toàn diện 2.2.1 Giới thiệu khái quát 2.2.1.1 Khái niệm Tài chính toàn diện là khái niệm đa chiều. Một cách tổng quát, loại trừ tài chính là việc một nhóm người trong xã hội không có khả năng tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Ngược lại, tài chính toàn diện nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có quyền tiếp cận các DVTC với giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu của họ và được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. 2.2.1.2 Giới thiệu về dịch vụ tiền di động Bên cạnh các loại hình DVTC cơ bản, tiền di động được xem là dịch
  7. 7 vụ có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Là một dịch vụ trong đó điện thoại di động được sử dụng để tiếp cận các DVTC. 2.2.1.3 Một số lý thuyết liên quan Theo Buckland (2012), các lý thuyết chính thường được dùng để phân tích loại trừ tài chính hay tài chính toàn diện gồm: các lý thuyết về kinh tế (như lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, lý thuyết trường phái Keynes mới) và lý thuyết liên ngành bao gồm quy trình (cốt lõi là lý thuyết tài chính trung gian, với ba lý thuyết chính được sử dụng để giải thích quá trình trung gian: lý thuyết bất cân xứng thông tin, chi phí giao dịch, quy định) và khía cạnh thể chế (quy trình và cấu trúc thể chế). 2.1.2 Vai trò của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội như: giúp đạt được các mục tiêu vĩ mô (giảm nghèo, giảm bất bình đẳng thu nhập, tăng phúc lợi xã hội và hướng đến phát triển bền vững); góp phần tích cực vào ổn định tài chính và cải thiện hiệu quả CSTT; hỗ trợ Chính phủ đổi từ chuyển tiền mặt sang chuyển tiền điện tử (hạn chế lãng phí và các nguy cơ về tham nhũng). 2.2.3 Đo lường về tài chính toàn diện 2.2.3.1 Chỉ số riêng lẻ (individual indicator) Beck và cộng sự (2007) là một trong những nỗ lực đầu tiên thực hiện đo lường dựa trên các chỉ số riêng lẻ. Tuy nhiên, mức độ tài chính toàn diện phụ thuộc vào việc tiếp cận và sử dụng các DVTC của người dân trên nhiều khía cạnh. Do vậy, không thể phản ánh chính xác chỉ bằng các chỉ số đơn lẻ. 2.2.3.2 Bộ chỉ số đo lường tổng hợp (FI index) - Phương pháp không có tham số hay phi tham số (non-parametric): xây dựng bộ FI index tương tự như cách tính chỉ HDI của chương tình phát triển Liên hiệp quốc. Cùng cách tiếp cận này, nhưng thay vì sử
  8. 8 dụng trọng số là số trung bình của các khía cạnh như trên, Sarma (2016) và nhiều nghiên cứu khác chọn trọng số dựa vào phán đoán của các tác giả. - Phương pháp tham số (parametric): Hai kỹ thuật phân tích thường được sử dụng: PCA (Camara và Tuesta, 2014; 2018) và FA (Mialou và cộng sự, 2017). Điểm mạnh của phương pháp này là các trọng số được xác định độc lập với đánh giá của nhà nghiên cứu. Theo quan điểm thực nghiệm, PCA được ưa thích hơn FA. Tuy nhiên, việc xác định khía cạnh và chỉ số nào để đo lường vẫn chưa có sự thống nhất. Vì thế, việc phát triển một thước đo mới vẫn còn tiếp tục được đề xuất và tranh luận. 2.2 Chính sách tiền tệ (CSTT) 2.2.1 Khái niệm: CSTT được thể hiện dưới nhiều khía cạnh, có thể khái quát đó là quá trình mà NHTW thông qua hệ thống công cụ để tác động đến cung tiền hay lãi suất nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể. 2.2.2 Một số lý thuyết về CSTT Phần này đề cập đến một số lý thuyết góp phần giải thích sự thay đổi trong cung và cầu tiền sẽ tác động đến lãi suất danh nghĩa trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến tổng cầu, sản lượng, lạm phát: Lý thuyết số lượng tiền tệ của Fisher; Lý thuyết Keynes về CSTT; Mô hình IS- LM truyền thống của trường phái Keynes; Lý thuyết trọng tiền. 2.2.3 Mục tiêu và công cụ của CSTT Mục tiêu CSTT thường gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, và mục tiêu cuối cùng. Trong đó, mục tiêu cuối cùng của CSTT chủ yếu là: ổn định giá, kinh tế tăng trưởng, tối ưu về việc làm, ổn định thị trường tài chính, ổn định lãi suất và thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, để thiết lập và đạt được những mục tiêu trên, NHTW phải có các công cụ chính sách tương ứng. Theo đó, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách lãi suất, và dự trữ bắt buộc là ba công cụ chính được các NHTW sử dụng phổ biến trong điều hành, thực thi CSTT.
  9. 9 2.2.4 Cơ chế truyền dẫn CSTT và kênh truyền dẫn lãi suất CSTT có thể tác động đến nền kinh tế thông qua bốn kênh truyền dẫn chính: kênh lãi suất, kênh giá tài sản (kênh tỷ giá hối đoái, thuyết Tobin Q, hiệu ứng của cải), kênh tín dụng (kênh cho vay ngân hàng, bảng cân đối kế toán, dòng tiền…), và kênh kỳ vọng. Trong đó, cơ chế truyền dẫn qua kênh lãi suất là cơ chế truyền ảnh hưởng của CSTT tới nền kinh tế thông qua những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của lãi suất đến hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế như đầu tư hay chi tiêu, làm ảnh hưởng đến tổng cầu, sản lượng và lạm phát. 2.2.5 Chỉ tiêu đo lường CSTT Các nghiên cứu cho thấy, CSTT có thể được đo lường bởi nhiều yếu tố như: biến công cụ gồm lãi suất chính sách; cung tiền và các biến trung gian khác (lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi, tỷ giá hối đoái; và nhóm biến đại diện cho mục tiêu CSTT: tỷ lệ lạm phát hay tăng trưởng GDP. 2.3 Cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện đến CSTT 2.3.1 Các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan 2.3.1.1 Lý thuyết cân bằng chung và mô hình DSGE Đây là lý thuyết kinh tế vĩ mô giải thích hành vi của cung, cầu và giá cả trong toàn bộ nền kinh tế với một số hoặc nhiều thị trường tương tác, bằng cách chứng minh rằng sự tương tác của cung và cầu sẽ dẫn đến trạng thái cân bằng chung. Dựa vào đây, một số nghiên cứu khác (như Gali và cộng sự, 2004; Bilbiie 2008) đã tìm thấy những phát hiện quan trọng về mối quan hệ giữa tỷ trọng người tiêu dùng bị loại trừ tài chính trong nền kinh tế và độ co giãn tổng cầu với lãi suất. 2.3.1.2 Các nghiên cứu có sự tham gia của người bị hạn chế tiếp cận DVTC Phát hiện từ nghiên cứu lý thuyết của Gali và cộng sự (2004); Bibiie (2008); Bilbiie và Straub (2012) là cơ sở lý thuyết nền tảng để giải
  10. 10 thích rõ những ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện trong nền kinh tế đến CSTT thông qua độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất và đến hiệu quả của công cụ lãi suất của CSTT. Theo đó, khi tỷ trọng người bị loại trừ tài chính càng giảm, thì CSTT càng hiệu quả vì mối quan hệ giữa tổng cầu và lãi suất trở nên mạnh mẽ hơn. 2.3.2 Khung phân tích nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết, luận án xác định khung phân tích của nghiên cứu: mức độ tài chính toàn diện có thể ảnh hưởng đến hai giai đoạn của cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất: (1) ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ nhạy cảm của lãi suất thị trường đối với lãi suất chính sách; và (2) ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến phản ứng của tổng cầu và lạm phát đối với lãi suất. 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan 2.4.1 Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT thông qua lạm phát Ngoại trừ nghiên cứu của Evans (2016) cho kết quả tài chính toàn diện không phải là động lực quan trọng cho CSTT, phát hiện của các nghiên cứu khác (như, Mbutor và Uba, 2013; Lapukeni, 2015; Lenka và Bairwa, 2016; Evans, 2016; Elsherif, 2019; Akanbi và cộng sự, 2020; Arshad và cộng sự, 2021) đều chỉ ra rằng, tài chính toàn diện có tác động đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, biến đại diện cho sự ổn định giá – mục tiêu của CSTT. Theo đó, tài chính toàn diện gia tăng sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát, từ đó giúp NHTW kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, thực hiện thành công CSTT. Tuy nhiên, điểm yếu của phần lớn nghiên cứu theo khía cạnh này là không đề cập hoặc đề cập chưa bao quát về khung lý thuyết nền để giải thích rõ sự tương tác của tài chính toàn diện và CSTT. 2.4.2 Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến cơ chế truyền dẫn lãi suất của CSTT Mehrotra và Nadhanael (2016) và Nguyễn Thị Trúc Hương (2019)
  11. 11 quan tâm đến sự nhạy cảm về lãi suất của sản lượng và giá cả ở các nền kinh tế có mức độ tài chính toàn diện khác nhau. Phát hiện từ nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ nhạy cảm về lãi suất của sản lượng và giá cả sẽ mạnh hơn ở nhóm mẫu có mức độ tài chính toàn diện cao hơn. Nói cách khác, mức độ tài chính toàn diện ảnh hưởng đến cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất. Trong khi đó, Brownbridge và cộng sự (2017) sử dụng phương pháp VECM dữ liệu bảng để xem xét mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái và lãi suất chính sách của các quốc gia châu Phi, nhằm kiểm tra giả thuyết: tài chính toàn diện nâng cao hiệu quả kênh lãi suất. Tuy nhiên, không giống như nghiên cứu trên về chọn biến đại diện cho tài chính toàn diện (FI index), nghiên cứu này chỉ dùng chỉ số đơn lẻ là số lượng tài khoản tiền gửi. Kết quả cho thấy các nền kinh tế có mức độ tài chính toàn diện cao hơn thể hiện các phản ứng đẩy mạnh mẽ hơn. 2.5 Khoảng trống nghiên cứu - Về đo lường tài chính toàn diện, vẫn chưa có phương pháp thống nhất chung để đo lường. - Các nghiên cứu xem xét về ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến hiệu quả CSTT phần lớn trung vào phân tích những tác động trực tiếp của tài chính toàn diện đến tỷ lệ lạm phát, trong khi cơ sở nền tảng mối quan hệ giữa hai yếu tố trên là gián tiếp. - Phần lớn nghiên cứu chưa xem xét ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến cả hai giai đoạn của cơ chế truyền dẫn CSTT qua kênh lãi suất. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình và giả thuyết nghiên cứu 3.1.1 Quy trình nghiên cứu Gồm 5 bước: bước 1: lược khảo tài liệu, xác định khung phân tích và khoảng trống nghiên cứu; bước 2: đề xuất giả thuyết, mô hình nghiên cứu, biến, dữ liệu, phương pháp ước lượng; bước 3: xây dựng FI
  12. 12 index; bước 4: kiểm định giả thuyết và xác định ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT; bước 5: kiểm tra tính vững, thảo luận kết quả; bước 6: kết luận và đề xuất các hàm ý chính sách. 3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án đề xuất ba giả thuyết nghiên cứu: - Giả thuyết nghiên cứu H1: mức độ tài chính toàn diện ảnh hưởng cùng chiều với độ nhạy cảm của lãi suất thị trường đối với lãi suất chính. - Giả thuyết nghiên cứu H2: mức độ tài chính toàn diện ảnh hưởng cùng chiều với độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất. - Giả thuyết nghiên cứu H3: mức độ tài chính toàn diện ảnh hưởng cùng chiều với mức độ phản ứng của lạm phát đối với những biến động của lãi suất chính sách. 3.2. Mô hình nghiên cứu Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến CSTT tại các nước đang phát triển như sau: (3.1) Trong đó: i (i = 1,2,…, N) biểu thị quốc gia; t (t=1,2,…, T) biểu thị thời gian. Yit đại diện một vectơ của K biến nội sinh cho mỗi quốc gia, Y it được đặt là [MPRit, IRit, GDPit, INFit, LERit] lần lượt gồm lãi suất chính sách; lãi suất cho vay; mức tăng trưởng sản lượng; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá hối đoái ở dạng logarit. nắm bắt các thành phần xác định. là số liệu trễ của các biến nội sinh. : vectơ sai số ngẫu nhiên. Dưới dạng PVAR dạng rút gọn, mô hình được biểu thị: (3.2)
  13. 13 Trong đó, là một véc tơ 5 biến [MPRit, IRit, GDPit, INFit, LERit]; là ma trận (5 x 5) hệ số hồi quy; p là độ trễ; kiểm soát các hiệu ứng cố định không thể quan sát được theo thời gian cụ thể cho từng quốc gia; nắm bắt các biến giả thời gian cụ thể theo quốc gia, đại diện cho cú sốc vĩ mô cụ thể của từng quốc gia; là sai số ngẫu nhiên được giả định là độc lập và có phân phối giống nhau. Thêm biến kiểm soát là biến giả về khủng hoảng kinh tế (????): (3.3) 3.3 Đo lường các biến trong mô hình 3.3.1 Biến đại diện cho tài chính toàn diện Từ những nghiên cứu cho thấy, các chỉ số riêng lẻ thực tế không phản ánh chính xác được tính bao trùm của tài chính toàn diện. Do đó, để đo lường mức độ tài chính toàn diện, nghiên cứu này xây dựng FI index trên cơ sở kết hợp ba khía cạnh khác nhau (mức độ tiếp cận, sự sẵn có, và mức độ sử dụng DVTC) và sử dụng phương pháp PCA hai giai đoạn ước tính các trọng số. FI index được tính toán tại mục 3.4.1 3.3.2 Biến đại diện cho CSTT và 3.3.3 Biến kiểm soát và các biến khác được mô tả trong bảng: Biến Ký Đo lường hiệu Lãi suất chính sách MPR Lãi suất được các NHTW sử dụng để điều hành CSTT Lãi suất cho vay IR Lãi suất cho vay tại NHTM (% năm) Sản lượng (tổng cầu) GDP % thay đổi GDP thực so cùng kỳ năm trước Tỷ lệ lạm phát INF % thay đổi giá tiêu dùng so cùng kỳ năm trước Tỷ giá hối đoái ER Tỷ giá hối đoái cuối kỳ (so với USD) Lượng cung tiền M2 % thay đổi cung tiền M2 so cùng kỳ Biến giả về khủng CRIS Có giá trị bằng 1 nếu thỏa: GDP
  14. 14 FI index được xây dựng là một hàm tuyến tính có dạng: (3.4) Trong đó, là FI index của quốc gia i; trọng số tương ứng của mỗi khía cạnh (tiếp cận; sẵn có; và sử dụng); : sai số thống kê; : lần lượt là các khía cạnh tiếp cận; sẵn có; và sử dụng, là các hàm số của các biến giải thích sau: = (3.5) = (3.6) = (3.7) Trong đó, DPaccounts; MBaccounts: số tài khoản tiền gửi và tiền di động /1000 người trưởng thành; Branches; ATMs; MBagents: số chi nhánh TCTC, ATM, số đại lý tiền di động/ 100.000 người trưởng thành; Deposits; Loans; MBGDP: % số dư tiền gửi, dư nợ tín dụng, giá trị giao dịch tiền di động/ GDP. Việc tính toán FI index dựa vào phương pháp PCA 2 giai đoạn. - Giai đoạn đầu tiên của PCA: nghiên cứu thực hiện ước tính ba chỉ số phụ (tức ba khía cạnh: tiếp cận, sẵn có, sử dụng) và các tham số (β, Ɵ và γ). Đây là ba biến nội sinh không quan sát được trong hệ phương trình (3.5), (3.6) và (3.7). - Giai đoạn thứ hai của PCA: thực hiện ước tính trọng số cho từng khía cạnh và FI index tổng thể bằng cách thay thế đã được ước tính trong giai đoạn đầu tiên vào phương trình (3.4). 3.4.2 Phương pháp ước lượng Dựa vào đặc điểm bộ dữ liệu và mô hình nghiên cứu này bao gồm các chuỗi số liệu thu thập trong thời gian dài và đo lường phản ứng của các biến số thực đối với các cú sốc về CSTT. Ngoài ra, các biến trong mô hình nghiên cứu có thể tác động nhân quả hai chiều lẫn nhau, nên đòi hỏi một phương pháp ước lượng để giải quyết vấn đề nội sinh. Do đó, với chuỗi dừng và mô hình ổn định thì ước lượng PVAR được xem là phương pháp ước lượng phù hợp cho nghiên cứu này. Đây là
  15. 15 phương pháp cho phép vừa giải quyết được vấn đề nội sinh giữa các biến vừa có thể xác định ảnh hưởng của một cú sốc tại một thời điểm đến các biến khác, trong khi giữ các cú sốc khác không đổi. Như vậy, phương trình (3.3) tại mục 3.2 được viết lại dưới dạng mô hình PVAR cụ thể cho từng biến như sau: (3.8) (3.9) (3.10) (3.11) (3.12) Trước khi thực hiện PVAR để ước lượng các mô hình (3.8) đến (3.12) trên, luận án tiến hành phân chia mẫu nghiên cứu thành hai nhóm: nếu nền kinh tế có mức trung bình của FI index > 0,5 thì xếp vào nhóm mẫu có mức độ tài chính toàn diện cao và ngược lại thì xếp vào nhóm mẫu có mức độ tài chính toàn diện thấp. Quá trình thực hiện ước lượng PVAR gồm 5 bước: (1) kiểm định nghiệm đơn vị; (2) xác định mô hình, chọn độ trễ; (3) ước lượng PVAR và kiểm định quan hệ nhân quả Granger; (4) kiểm định tính ổn định của mô hình; và (5) ứng dụng hàm IRF và phân tích FEVD. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp thay thế biến và ước lượng 3SLS để kiểm tra tính vững của mô hình. 3.5 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được trình bày tóm tắt tại Bảng 3.4. Bảng 3.3 Nguồn dữ liệu Nội dung Nguồn - Dữ liệu về tài chính toàn diện FAS (IMF) - Dữ liệu về lãi suất, các biến vĩ mô. IFS (IMF) - Dữ liệu để kiểm tra, so sánh FI index. Global Findex (WB); IFI (Park và Mercado, 2018b); Sarma (2016).
  16. 16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1Kết quả tính toán FI index 4.1.1 Mô tả dữ liệu Mẫu nghiên cứu của luận án trong cả hai giai đoạn (2008-2012) và (2013-2018) bao gồm 39 nước đang phát triển. Kết quả thống kê thể hiện số chi nhánh các TCTC/ 100.000 dân số trưởng thành trung bình của các nền kinh tế (Branches) trong mẫu nghiên cứu giai đoạn (2013- 2018) là 13,01; là 11,25 ở giai đoạn trước. Điều đó cho thấy các năm gần đây chỉ số trung bình này ở các quốc gia tăng lên. Tương tự, trung bình các chỉ số ATMs (số lượng máy ATM/ 100.000 dân số trưởng thành); DBaccounts (số tài khoản tiền gửi/1.000 dân số trưởng thành); Deposits (% số dư tiền gửi/GDP) và Loans (% số dư nợ tín dụng/GDP) đối với giai đoạn 2013-2018 lần lượt là 23,80; 797,46; 44,7 và 34,4 đều cao hơn so với giai đoạn 2008-2012 (số liệu tương ứng của giai đoạn này lần lượt là 16,33; 552,17; 38,35 và 29,41). Ở giai đoạn 2013-2018, các chỉ số MBagents (số lượng đại lý tiền di động/ 100.000 dân số trưởng thành); MBaccounts (số lượng tài khoản tiền di động/ 1.000 dân số trưởng thành) và MBGDP (% giá trị giao dịch của tiền di động/ GDP) được bổ sung vào biến quan sát để đưa vào các khía cạnh tính toán FI index. Theo đó, giá trị trung bình của chúng lần lượt là: 220,31 (MBagents); 418,46 (MBaccounts) và 9,28 (MBGDP). Ngoài ra, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các biến quan sát trong hai giai đoạn tương đối khác nhau. Các số liệu thống kê mô tả giai đoạn từ năm 2013-2018 đều cao hơn so với giai đoạn từ năm 2008-2012. Điều đó cho thấy mức độ tiếp cận và sử dụng DVTC của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có xu hướng tăng lên theo thời gian. 4.1.2 Kết quả ước tính FI index thông qua phương pháp PCA Thông qua phương pháp PCA, luận án đã tính toán được bộ FI index đo lường tài chính toàn diện cho các nước trong mẫu nghiên cứu. Qua
  17. 17 đó cho thấy, có sự tăng trưởng khá rõ nét về mức độ tài chính toàn diện của các nước này khi so sánh hai giai đoạn nghiên cứu với nhau. Bên cạnh sự tăng trưởng của các chỉ số chỉ mức độ tiếp cận và sử dụng các DVTC truyền thống, trong các năm gần đây còn có sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm và DVTC hết sức phong phú và đa dạng như internet banking, mobile banking, ví tiền di động, tiền di động…, đặc biệt sự góp mặt của tài khoản tiền di động đã tạo điều kiện cho những người bị loại trừ tài chính trước đây được tiếp cận và tham gia vào thị trường tài chính. 4.1.3 So sánh FI index và các chỉ số đo lường từ các nghiên cứu trước Qua so sánh bộ FI index do luận án này xây dựng với các chỉ số đo lường khác (như account, saving từ cơ sở dữ liệu Global Findex hay bộ chỉ số đo lường tài chính toàn diện của Sarma), có thể kết luận FI index mà nghiên cứu này đề xuất phù hợp và đủ mạnh để mang lại kết quả đo lường tài chính toàn diện tương đối chính xác, khách quan hơn. Đây là bộ chỉ số tổng hợp, không bị chồng chéo giữa các khía cạnh, có thể so sánh theo thời gian giữa các nước, cũng như khu vực với nhau, đặc biệt là dễ tính toán. 4.2 Kết quả nghiên cứu 4.2.1 Thống kê mô tả dữ liệu Dữ liệu thống kê giai đoạn nghiên cứu từ Q1/2008 - Q4/2018 có lượng quan sát trong mẫu là 1.716, không có dữ liệu khuyết. Giá trị trung bình các biến đều nằm trong khoảng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chúng, điều đó cho thấy có sự nhất quán cao trong chuỗi dữ liệu. Ngoại trừ biến đại diện tài chính toàn diện thì sản lượng; lãi suất chính sách và tỷ giá hối đoái là các biến ít biến động hơn so với các biến còn lại (với độ lệch chuẩn lần lượt là 4,49; 4,48; và 1,01) trong khi cung tiền là biến có biến động nhiều nhất với 10,48 độ lệch chuẩn. Tổng hợp thống kê mô tả các biến phân theo hai nhóm (FI index cao và
  18. 18 thấp) cho thấy, hầu hết các biến ở nhóm mẫu có FI index thấp đều có hệ số biến thiên cao hơn so với nhóm còn lại. Điều đó chỉ ra rằng dữ liệu ở các nền kinh tế có FI index thấp biến động và phân tán nhiều hơn. Về phân tích mối quan hệ các biến cũng cho thấy, có quan hệ tuyến tính chặt chẽ và mối tương quan thuận tương đối mạnh giữa lãi suất cho vay và lãi suất chính sách. Điều này phù hợp với nguyên lý về cấu trúc thời hạn. Tương tự, tồn tại mối tương quan thuận chặt chẽ giữa giữa lạm phát với lãi suất chính sách và với lãi suất cho vay; trong khi mức độ liên kết của GDP và các biến khác khá thấp. Đối với biến lượng cung tiền (được đưa vào để kiểm định tính vững của mô hình) có mối quan hệ tương quan thuận với lãi suất chính sách, phù hợp cho việc chọn để thay thế biến. 4.2.2 Kết quả nghiên cứu 4.2.2.1 Kiểm tra các điều kiện của mô hình lựa chọn Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy, giả thuyết về nghiệm đơn vị bị bác bỏ, điều này có nghĩa các biến đều dừng ở chuỗi gốc. Đối với lựa chọ độ trễ tối ưu cho mô hình, dựa trên ba tiêu chí lựa chọn mô hình của Andrew và Lu (2001), mô hình PVAR cơ bản được ước tính có độ trễ (lag) tối ưu là bằng 2 đối với cả hai nhóm mẫu. Ngoài ra, qua kiểm định tính ổn định của mô hình cũng chỉ ra mô hình của nghiên cứu đáp ứng được các điều kiện về tính ổn định, phù hợp và có giá trị cho các phân tích tiếp theo của PVAR. 4.2.2.2 Kết quả ước tính hệ số của mô hình và phân tích mối quan hệ giữa các biến Từ kết quả ước tính các hệ số hồi quy của PVAR và kiểm định nhân quả Granger đối với cả hai nhóm mẫu có thể thấy sự thay đổi của lãi suất chính sách là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của lãi suất cho vay, tổng cầu (sản lượng), và tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế, mối quan hệ giữa các biến theo chiều này có ý nghĩa thống kê khá cao. Đặc biệt, khi so sánh hai nhóm mẫu có mức độ tài chính toàn diện cao
  19. 19 và thấp, giá trị tuyệt đối của hệ số riêng biểu thị ảnh hưởng của biến lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay là cao hơn ở nhóm mẫu có FI index cao (-0,281 so với -0,160), điều này cũng tương tự đối với hệ số riêng biểu thị ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến sản lượng; ảnh hưởng của lãi suất đến lạm phát (-0,341 so với -0,257; -0,840 so với -0,295). 4.2.2.3 Phân tích hàm phản ứng đẩy (IRF) Các biểu đồ phân tích từ các hàm phản ứng đẩy (IRF) biểu thị phản ứng của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách; độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất; và phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất chính sách ở hai nhóm mẫu có FI index cao và FI index thấp. Kết quả phân tích từ IRF chỉ ra rằng mức độ tài chính toàn diện trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến: (i) độ nhạy cảm của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách; (ii) độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất; và dẫn đến (iii) phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất chính sách cũng phụ thuộc vào mức độ tài chính toàn diện. Và những ảnh hưởng này là lớn hơn, rõ rệt hơn ở nhóm các nước có mức độ tài chính toàn diện cao hơn. 4.2.2.4 Kết quả phân rã phương sai (FEVD) Nếu như các hàm phản ứng đẩy (IRF) đo lường các hiệu ứng dao động cận biên của từng cú sốc đối với các biến theo thời gian, thì phân tích phân rã phương sai (FEVD) kiểm tra mức độ quan trọng của từng cú sốc như là một thành phần của phương sai tổng thể đối với từng biến theo thời gian. Các phân tích FEVD về ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến độ nhạy cảm của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách; đến độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất; và đến phản ứng của lạm phát trước sự biến đổi của lãi suất chính sách chỉ ra rằng, độ nhạy cảm của lãi suất cho vay đối với lãi suất chính sách; độ co giãn của tổng cầu đối với lãi suất; và sự phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất chính sách đều tùy thuộc vào mức độ của tài chính
  20. 20 toàn diện trong nền kinh tế. Theo đó, các mức độ phản ứng này sẽ cao hơn ở các nền kinh tế có mức độ tài chính toàn diện cao hơn. Cụ thể, tại mức độ trễ tối ưu là 2, với nhóm nền kinh tế có FI index cao, ảnh hưởng từ cú sốc lãi suất chính sách giải thích 14,4% sự biến thiên của lãi suất cho vay; trong khi, tỷ lệ này ở nhóm còn lại chỉ là 1%. Tương tự, biến lãi suất cho vay giải thích 2% sự biến thiên của sản lượng ở nhóm có FI index cao, số liệu này ở nhóm mẫu có FI index thấp chỉ là 0,8%. Kết quả phân tích ảnh hưởng của mức độ tài chính toàn diện đến phản ứng của lạm phát trước sự biến đổi của lãi suất chính sách cũng cho kết quả tương tự. Theo đó, ở nhóm mẫu có FI index thấp, sự biến thiên của lạm phát lần lượt được giải thích bởi tỷ lệ lãi suất chính sách và sản lượng lần lượt là 18,2% và 0,4% cho các giai đoạn đầu (2 quý đầu tiên); trong khi ở nhóm mẫu nghiên cứu có FI index cao, các tỷ lệ này tương ứng là 18,9% và 0,8% cho giai đoạn 2 quý đầu. Tổng hợp các kết quả tại các mục 4.2.2.2; mục 4.2.2.3; và mục 4.2.2.4 cho thấy, các giả định H1, H2 và H3 đã được kiểm định và chấp nhận. Trên cơ đó luận án trả lời được ba câu hỏi nghiên cứu. 4.2.3 Kiểm tra tính vững của mô hình (robustness check) Nghiên cứu sử dụng phương pháp thay thế biến khác vào mô hình (M2 thay thế cho MPR) để ước lượng lại mô hình; đồng thời, sử dụng phương pháp ước lượng khác (3SLS) để kiểm tra lại kết quả nghiên cứu. Kết quả kiểm tra tính vững cho thấy, các ước lượng cho kết quả tương đồng và phù hợp với ước lượng mô hình chính (PVAR). Như vậy, kết quả nghiên cứu này đảm bảo tính vững và đáng tin cậy. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5 6 5.1 Tổng hợp câu hỏi nghiên cứu và những phát hiện của luận án
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
53=>2