intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lí: Cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc điểm đặc trưng và sự phân hoá có tính quy luật của các hợp phần tự nhiên và CQ huyện Kỳ Anh. Xác lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí và CQ phục vụ định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lí: Cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----o0o---- NGUYỄN QUANG TUẤN CƠ SỞ ĐỊA LÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội, 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----o0o---- NGUYỄN QUANG TUẤN CƠ SỞ ĐỊA LÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 62.44.70.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Trương Quang Hải 2. PGS.TS. Phạm Quang Tuấn Hà Nội, 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm khắc, tận tình và chu đáo của GS.TS. Trương Quang Hải và PGS.TS. Phạm Quang Tuấn - Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã thường xuyên dạy bảo, khuyến khích, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý báu của các thầy cô, các nhà khoa học: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, GS.TS. Đào Đình Bắc, TS. Phạm Quang Anh, PGS.TS. Hoàng Đức Triêm, PGS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Trần Văn Ý, PGS.TS. Nguyễn Cẩm Vân, PGS.TS. Nguyễn Thị Hải, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương, PGS.TS. Lê Văn Thăng, PGS.TS. Đặng Văn Bào, nhà cảnh quan Nguyễn Thành Long, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch, PGS.TS. Nhữ Thị Xuân, PGS.TS. Hà Văn Hành, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, PGS.TS. Trần Văn Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS.TS. Trần Anh Tuấn, TS. Mẫn Quang Huy, TS. Đinh Thị Bảo Hoa, TS. Vũ Kim Chi, TS. Nguyễn An Thịnh, TS. Nguyễn Đình Kỳ, TS. Lại Huy Anh, TS. Uông Đình Khanh, TS. Nguyễn Văn Toàn, TS. Đỗ Văn Thanh, TS. Trần Thanh Hà. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo, đồng nghiệp Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Trung tâm Đào tạo Quốc tế - Đại học Huế, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các anh chị và cán bộ UBND huyện Kỳ Anh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, Ban Quản lý khu Kinh tế Vũng Áng và các cơ quan khác tại địa phương - khu vực nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo và đồng nghiệp trong Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý, Bộ môn Sinh thái Cảnh quan và Môi trường, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Quang Tuấn
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ................................................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ.................................................................................................. vi 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ ................................................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................................... 3 5. Những điểm mới của luận án ..................................................................................................... 4 6. Luận điểm bảo vệ........................................................................................................................ 4 7. Cơ sở tài liệu................................................................................................................................ 4 8. Cấu trúc luận án .......................................................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................... 6 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......................... 6 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về cơ sở địa lí cho sử dụng hợp lý TN và BVMT ....6 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Kỳ Anh ............................10 1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT ................... 10 1.2.1. Quan niệm về sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT ........................................10 1.2.2. Mối quan hệ giữa phân tích, đánh giá cảnh quan và địa lí học với nghiên cứu sử dụng hợp lý TNTN.....................................................................................12 1.2.3. Hướng tiếp cận địa lí trên cơ sở cảnh quan học trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ................................................................ 14 1.2.4. Cơ sở lý luận, nguyên tắc nghiên cứu và đánh giá cảnh quan ....................16 1.2.5. Nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng trong sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ cấp huyện ...................................................19 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ..................... 26 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu.................................................................................26 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................29 1.3.3. Các bước nghiên cứu ...................................................................................32 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................................... 36 -i-
  6. Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN VÀ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 37 2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN .................................................... 37 2.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................37 2.1.2. Địa chất và địa mạo .....................................................................................38 2.1.3. Khí hậu và thuỷ văn .....................................................................................42 2.1.4. Thổ nhưỡng và sinh vật ...............................................................................51 2.1.5. Hoạt động nhân sinh ....................................................................................66 2.2. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN ................................. 79 2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu ....................................80 2.2.2. Chỉ tiêu các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan khu vực ....................82 2.2.3. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan ...................................................................88 2.2.4. Phân vùng cảnh quan và tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ nghiên cứu .......94 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................................... 98 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ KHÔNG GIAN BỐ TRÍ ĐIỂM DÂN CƯ HUYỆN KỲ ANH............................................... 99 3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO CÁC MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN .................... 99 3.1.1. Nhu cầu sinh thái một số loại cây trồng chính và NTTS ............................99 3.1.2. Tiêu chí xác định không gian ưu tiên cho bố trí các điểm dân cư .............101 3.1.3. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan ................103 3.1.4. Hiện trạng phân bố và mức độ thích nghi sinh thái...................................121 3.2. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN VÀ BVMT................. 125 3.2.1. Xu thế tổ chức không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh ..................................125 3.2.2. Phân tích kết quả đánh giá CQ ..................................................................129 3.2.3. Tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT .............................129 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................................... 132 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 139 PHỤ LỤC 1: Đặc tính lý hóa của một số phẫu diện đất đặc trưng .............................................. i PHỤ LỤC 2: Đặc điểm các đơn vị cảnh quan ........................................................................... xiii PHỤ LỤC 3: Tiềm năng tài nguyên đất và thảm thực vật theo các tiểu vùng cảnh quan ....... xv PHỤ LỤC 4: Kết quả đánh giá riêng cho từng mục đích sử dụng ........................................... xvi PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh khảo sát thực địa ..................................................................... xviii - ii -
  7. DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp CQ : Cảnh quan ĐKTN : Điều kiện tự nhiên ĐGTN : Đánh giá thích nghi GIS : Hệ thông tin địa lí HTSDĐ : Hiện trạng sử dụng đất KĐG : Không đánh giá KKT : Khu kinh tế KT - XH : Kinh tế - Xã hội MT : Môi trường NC : Nghiên cứu NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTBV : Phát triển bền vững PTKT : Phát triển kinh tế PHTN : Phân hạng thích nghi QH : Quy hoạch SDTN : Sử dụng tài nguyên SDĐ : Sử dụng đất TCLT : Tổ chức lãnh thổ TN : Tài nguyên TNTN : Tài nguyên thiên nhiên XH : Xã hội - iii -
  8. DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo các kiểu địa hình .................................................................. 41 Bảng 2.2: Thống kê diện tích theo các cấp độ dốc địa hình ....................................................... 42 Bảng 2.3: Một số đặc trưng về khí hậu huyện Kỳ Anh .............................................................. 43 Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm (1963 - 2011) ở các trạm thuộc khu vực nghiên cứu và lân cận ................................................................................................................... 44 Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình tháng trong nhiều năm (1963 - 2011) ở các trạm khu vực nghiên cứu và lân cận ................................................................................................................... 45 Bảng 2.6: Số ngày mưa trung bình các tháng trong nhiều năm trạm Kỳ Anh.......................... 46 Bảng 2.7: Độ ẩm tương đối các tháng trong năm trạm Kỳ Anh ................................................ 46 Bảng 2.8: Lượng bốc hơi nước các tháng trong năm trạm Kỳ Anh .......................................... 47 Bảng 2.9: Tốc độ gió trung bình hàng tháng trong năm trạm Kỳ Anh...................................... 48 Bảng 2.10: Đặc điểm một số sông chính ở huyện Kỳ Anh ........................................................ 49 Bảng 2.11: Diện tích và tỷ lệ phần trăm các loại đất huyện Kỳ Anh......................................... 51 Bảng 2.12: Diện tích, cơ cấu các kiểu thảm thực vật khu vực nghiên cứu ............................... 57 Bảng 2.13: Dân số và lao động huyện Kỳ Anh 2000 - 2010 ..................................................... 66 Bảng 2.14: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế .................................................... 67 Bảng 2.15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Kỳ Anh ............................................................. 69 Bảng 2.16: Cơ cấu HTSDĐ năm 2010 huyện Kỳ Anh .............................................................. 72 Bảng 2.17: Biến động SDĐ huyện Kỳ Anh thời kỳ 2000 - 2010.............................................. 74 Bảng 2.18: Chất lượng môi trường không khí ............................................................................ 75 Bảng 2.19: Chất lượng MT nước mặt.......................................................................................... 76 Bảng 2.20: Chất lượng môi trường nước ngầm .......................................................................... 76 Bảng 2.21: Chất lượng môi trường đất ........................................................................................ 77 Bảng 2.22: Hệ thống đơn vị phân loại CQ huyện Kỳ Anh ........................................................ 82 Bảng 3.1: Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá chung về độ phì của đất....................................... 108 Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu ĐGTN cho phát triển nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu. 110 Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá dạng cảnh quan đối với phát triển nông lâm nghiệp ở huyện Kỳ Anh ........................................................................................................................... 111 - iv -
  9. Bảng 3.4: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá phục vụ định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư ở lãnh thổ nghiên cứu ..................................................................................................... 114 Bảng 3.5: Chỉ tiêu đánh giá các dạng cảnh quan đối với định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư huyện Kỳ Anh................................................................................................ 115 Bảng 3.6: Tổng hợp diện tích theo mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh quan đối với cây chuyên canh và NTTS khu vực huyện Kỳ Anh................................................................. 117 Bảng 3.7: Nhu cầu QH SDĐ giai đoạn 2010 - 2020 ................................................................ 120 Bảng 3.8: Tổng hợp diện tích theo mức độ thuận lợi của các dạng cảnh quan đối với định hướng không gian ưu tiên cho bố trí các điểm dân cư ............................................................. 120 Bảng 3.9: Hiện trạng phân bố các đối tượng đánh giá trên các dạng CQ và mức độ thích nghi sinh thái huyện Kỳ Anh .............................................................................................................. 122 Bảng 3.10: Đề xuất hướng khai thác và sử dụng hợp lý lãnh thổ ............................................ 132 -v-
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ Quy trình đánh giá, PHTN sinh thái của các dạng CQ đối với Sơ đồ 1.1 : nông lâm nghiệp ở lãnh thổ nghiên cứu.................................... 18 Sơ đồ 1.2 : Tuyến khảo sát thực địa huyện Kỳ Anh.................................... 30 Sơ đồ 1.3 : Lát cắt cảnh quan huyện Kỳ Anh.............................................. 30 Sơ đồ 1.4 : Quy trình nghiên cứu................................................................. 35 Bản đồ 2.1 : Hành chính huyện Kỳ Anh........................................................ 37 Bản đồ 2.2 : Địa chất huyện Kỳ Anh............................................................. 38 Bản đồ 2.3 : Địa hình huyện Kỳ Anh............................................................. 40 Bản đồ 2.4 : Mô hình số độ cao huyện Kỳ Anh............................................. 40 Bản đồ 2.5 : Độ dốc địa hình huyện Kỳ Anh................................................. 40 Bản đồ 2.6 : Mức độ chia cắt sâu huyện Kỳ Anh.......................................... 40 Bản đồ 2.7 : Địa mạo huyện Kỳ Anh............................................................. 40 Bản đồ 2.8 : Phân kiểu sinh khí hậu huyện Kỳ Anh...................................... 42 Bản đồ 2.9 : Mạng lưới thủy văn và tài nguyên nước mặt huyện Kỳ Anh.... 49 Bản đồ 2.10 : Thổ nhưỡng huyện Kỳ Anh....................................................... 51 Bản đồ 2.11 : Thảm thực vật huyện Kỳ Anh................................................... 56 Bản đồ 2.12 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Kỳ Anh..................... 72 Bản đồ 2.13 : Dự báo nguy cơ trượt lở huyện Kỳ Anh.................................... 78 Bản đồ 2.14 : Cảnh quan huyện Kỳ Anh......................................................... 81 Bản đồ 2.15 : Phân vùng cảnh quan huyện Kỳ Anh........................................ 94 Bản đồ 3.1 : Phân hạng thích nghi cây Chè huyện Kỳ Anh........................... 118 Bản đồ 3.2 : Phân hạng thích nghi cây Cao su huyện Kỳ Anh...................... 118 Bản đồ 3.3 : Phân hạng thích nghi cây Lạc huyện Kỳ Anh........................... 119 Bản đồ 3.4 : Phân hạng thích nghi cây Sắn huyện Kỳ Anh........................... 119 Bản đồ 3.5 : Phân hạng thích nghi nuôi trồng thủy sản huyện Kỳ Anh........ 119 Phân hạng mức độ thuận lợi không gian ưu tiên bố trí các Bản đồ 3.6 : điểm dân cư huyện Kỳ Anh....................................................... 120 Bản đồ 3.7 : Định hướng sử dụng không gian lãnh thổ huyện Kỳ Anh......... 129 - vi -
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Hoạt động PTKT của con người luôn gắn liền với khai thác, sử dụng TNTN dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Phần lớn các hoạt động này chỉ chú trọng đến nhu cầu, lợi ích của việc khai thác mà ít quan tâm đến tính bền vững của lãnh thổ. Hậu quả của quá trình này là sự suy giảm TN và đa dạng sinh học, sự biến đổi của các ĐKTN và MT gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Để giải quyết những bất cập đó, cần phải có những nghiên cứu mang tính tổng hợp nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Tiếp cận CQ học và đánh giá tổng hợp CQ là một hướng nghiên cứu địa lí tổng hợp, kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ quy luật phân hóa lãnh thổ và là cơ sở khoa học cho việc định hướng tổ chức không gian phát triển KT - XH và BVMT sinh thái bền vững theo từng đơn vị lãnh thổ, là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Kỳ Anh là một huyện đồi núi ven biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh, đa dạng về ĐKTN và giàu tiềm năng TNTN, có điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế đa ngành về cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, quá trình khai thác và sử dụng TN hiện tại còn thiếu cơ sở khoa học, mang tính tự phát, chưa dựa trên tiềm năng tự nhiên vốn có của vùng là những nguyên nhân chính dẫn đến sự trì trệ trong PTKT, gây mất cân bằng hệ sinh thái, làm xu thế suy thoái TN và ô nhiễm MT ngày một gia tăng. Đặc biệt, trong những năm gần đây các dự án PTKT, QH khu đô thị và các khu công nghiệp đã tác động ngày càng lớn đến MT tự nhiên và TNTN huyện Kỳ Anh. Do đó, đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển KT - XH bền vững gắn với việc sử dụng hợp lý TN và BVMT được xem là yêu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với lòng mong muốn được góp phần vào sự PTBV của huyện đồi núi ven biển miền Trung, luận án đã được thực hiện theo hướng tổng hợp với tên đề tài là: “Cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TN thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”. -1-
  12. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ * Mục tiêu: Nghiên cứu làm sáng tỏ các đặc điểm đặc trưng và sự phân hoá có tính quy luật của các hợp phần tự nhiên và CQ huyện Kỳ Anh. Xác lập cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí và CQ phục vụ định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án cần phải giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lí phục vụ cho định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. - Phân tích tính chất đặc thù và sự phân hoá về điều kiện địa lí và MT, phân loại CQ và thành lập bản đồ CQ. - Phân tích thực trạng khai thác một số dạng TN (đất, rừng, TN thủy hải sản) thông qua các hoạt động kinh tế và những vấn đề MT khu vực nghiên cứu. - Đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lí theo đơn vị CQ phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững và định hướng không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư. - Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phục vụ cho phát triển nông, lâm nghiệp và bố trí các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. 3. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi lãnh thổ: Phần lục địa: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của luận án là toàn bộ phần đất liền huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh, giới hạn toạ độ từ 17o57’10’’ đến 18o10’19’’ vĩ Bắc và 106o11’34’’ đến 106o28’33’’ kinh Đông. Phần biển: Căn cứ vào công ước quốc tế Ramsar về: “bảo tồn, sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng -2-
  13. sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng”. Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu khái quát phần biển đến ranh giới 6 m nước nhằm phục vụ định hướng cho PTKT vùng ven biển. Đồng thời, luận án tiến hành đề cập đến các hoạt động PTKT gắn với biển và các nhiệm vụ sử dụng TN, BVMT biển. * Phạm vi khoa học: Luận án dự kiến tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau: - Tổng quan có chọn lọc và đúc rút cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, áp dụng cho nghiên cứu huyện Kỳ Anh; - Nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ, thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ tỷ lệ 1:50.000; - Đánh giá tổng hợp CQ cho phát triển các cây ưu thế như: chè, cao su, lạc, sắn và NTTS; - Đánh giá mức độ thuận lợi của các dạng CQ phục vụ xác định không gian ưu tiên cho các điểm dân cư đô thị và nông thôn; - Trên cơ sở phân tích và đánh giá CQ, đề xuất định hướng tổ chức không gian lãnh thổ sử dụng hợp lý TNTN và BVMT phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và không gian ưu tiên bố trí các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ thêm quy luật phân hoá lãnh thổ và hình thành nên các đơn vị CQ ở một huyện có ĐKTN phân hoá khá phức tạp như huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. Đồng thời, luận án góp phần phát triển cơ sở lý luận tiếp cận địa lí trong đánh giá tổng hợp ĐKTN, làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của CQ ứng dụng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý TNTN, BVMT và bố trí không gian ưu tiên cho các điểm dân cư ở quy mô lãnh thổ cấp huyện. * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cùng hệ thống cơ sở dữ liệu số đồng bộ của luận án sẽ là nguồn tài liệu tổng hợp cần thiết và đáng tin cậy trong công tác QH và quản lý TNTN và BVMT huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh theo hướng bền vững. -3-
  14. 5. Những điểm mới của luận án - Nghiên cứu đặc điểm phân hoá lãnh thổ, phân tích cấu trúc CQ, thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000. - Đánh giá CQ làm cơ sở đề xuất định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý các tiểu vùng CQ và BVMT phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và bố trí không gian các điểm dân cư ở huyện đồi núi ven biển Kỳ Anh. 6. Luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: Huyện Kỳ Anh nằm ở Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có ĐKTN đa dạng, có các hợp phần tự nhiên và CQ mang đặc thù của một huyện đồi núi ven biển. Lãnh thổ Kỳ Anh phân hoá thành 4 lớp CQ, 5 phụ lớp CQ, 1 kiểu CQ, 5 phụ kiểu CQ, 15 hạng CQ, 51 loại CQ và 71 dạng CQ. Các dạng CQ là đơn vị cơ sở để đánh giá phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý lãnh thổ đối với phát triển nông lâm nghiệp và bố trí các điểm dân cư huyện Kỳ Anh. Luận điểm 2: Đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN, xác định mức độ thích nghi của các dạng CQ cho mục đích phát triển các cây ưu thế (chè, cao su, lạc, sắn), NTTS và bố trí các điểm dân cư là cơ sở khoa học phục vụ định hướng khai thác sử dụng hợp lý TNTN và BVMT huyện Kỳ Anh. 7. Cơ sở tài liệu Ngoài những kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn trong và ngoài nước, luận án đã được thực hiện dựa vào việc sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tư liệu ảnh viễn thám: ảnh vệ tinh Landsat TM năm 1993, 2009, SPOT năm 2007, 2008, ALOS 2010 khu vực huyện Kỳ Anh. Đây là những nguồn tư liệu quan trọng cho nghiên cứu thảm thực vật và HTSDĐ lãnh thổ nghiên cứu. - Các phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực bản đồ, viễn thám và GIS như: MapInfo, Microstation, ArcGIS, Envi,... đã được chính tác giả sử dụng để xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung, chỉnh hợp và biên tập các bản đồ chuyên đề và bản đồ tổng hợp. - Kết quả điều tra nghiên cứu thực địa: nghiên cứu đặc điểm và sự phân hoá các yếu tố thành tạo CQ, thực trạng TCLT huyện Kỳ Anh. Kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Ứng dụng GIS vào việc nghiên cứu và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ cho phát triển đa mục tiêu ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” do chính tác giả luận án làm chủ trì. -4-
  15. - Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề, gồm: Bản đồ địa hình huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:25.000, 1:50.000; Sơ đồ địa chất huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ hiện trạng rừng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ QH ba loại rừng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ thổ nhưỡng huyện Kỳ Anh tỷ lệ 1:50.000; Bản đồ HTSDĐ năm 2010 tỷ lệ 1:50.000 - Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra ĐKTN, TN và MT huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan và sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu Chương 3: Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và không gian bố trí điểm dân cư huyện Kỳ Anh -5-
  16. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về cơ sở địa lí cho sử dụng hợp lý TN và BVMT 1.1.1.1. Trên thế giới Trong những năm gần đây, CQ học với tư cách là khoa học địa lí TN tổng hợp liên ngành đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức không gian và định hướng sử dụng hợp lý TNMT. Kể từ khi lý luận khoa học về CQ học được phát triển vào giữa thế kỷ XVIII, nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực này đã được hình thành trên nền tảng các nghiên cứu ở nhiều quy mô lãnh thổ khác nhau. Là một hướng nghiên cứu quan trọng trong hệ thống các khoa học địa lí, CQ học đã trải qua lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với sự phát triển của nhiều khoa học liên quan cũng như phát triển tư duy TCLT. Điều này đưa tới sự phân dị về các quan điểm khoa học, sự hình thành các định hướng khác nhau trên thế giới. Các nhà khoa học Liên Xô cũ, Đông Âu và Việt Nam nghiên cứu cảnh quan theo hướng tiếp cận địa lí tự nhiên, tổ chức lãnh thổ chủ yếu dựa trên cơ sở ĐKTN. Các học giả Bắc Mỹ và châu Âu, với phương pháp tiếp cận liên ngành gắn nghiên cứu CQ với KT - XH và địa lí nhân văn với việc ứng dụng trong QH phục vụ PTBV. Một hướng tiếp cận phổ biến hiện nay là “tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu CQ học” [7,38,56,79,85,87,100,118,119,121,133,145,151]. Sự phát triển của CQ học được chia theo nhiều giai đoạn khác nhau gắn liền với các mục đích khai thác sử dụng TN. Giai đoạn đầu tiên được đặc trưng bởi quá trình điều tra và khai thác lãnh thổ, phát triển mạnh ở các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Các nghiên cứu CQ học giai đoạn này được phân chia riêng rẽ thành hai hướng: (i) hướng chú trọng tới cấu trúc CQ, mô tả và lập bản đồ các yếu tố thành tạo CQ, phát triển ở Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu; (ii) hướng chú trọng nghiên cứu các quần xã sinh vật, phát triển phổ biến ở nhiều quốc gia Tây và Trung Âu [132,133,138,140,145,151]. Giai đoạn phát triển thứ hai được đánh dấu bằng quan điểm của nhà địa lí học Đức là Carl Troll (1939) về sinh thái cảnh quan. Ban đầu, khoa học này được phát triển chủ yếu tại các nước nói tiếng Đức và tiếng Hà Lan, sau đó được phát triển mở rộng ở các nước nói tiếng Anh và trên phạm vi toàn thế giới. Từ những -6-
  17. năm 1980, CQ học đạt được nhiều mốc quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, trong đó hướng sinh thái hóa CQ học được nhấn mạnh. Giai đoạn này gắn liền với những vấn đề cấp bách về những thay đổi MT, sự PTKT nhanh chóng cũng như các tiến bộ khoa học công nghệ. Có thể kể tên các sự kiện nổi bật nhất trong tiến trình phát triển của sinh thái CQ hiện nay: sự ra đời của Hiệp hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế (IALE) vào năm 1982; sự thành lập của nhiều chi hội Sinh thái Cảnh quan Quốc tế tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ La tinh, châu Á, châu Phi và châu Đại dương; sự ra đời của hai tạp chí quốc tế của uy tín nhất về sinh thái CQ là “Tạp chí Sinh thái Cảnh quan” (Journal of Landscape Ecology) và “Tạp chí Cảnh quan và QH Đô thị” (Journal of Landscape and Urban Planning). Sinh thái CQ Bắc Mỹ tập trung vào nghiên cứu các đặc trưng sinh thái của CQ. Trong khi đó, sinh thái CQ châu Âu tập trung vào hướng nghiên cứu ứng dụng trong phân vùng lãnh thổ, đánh giá và QH SDĐ đai trong đó coi nhân tố con người là yếu tố thống nhất trong CQ. Sự phát triển về phương pháp nghiên cứu gắn liền với công nghệ vũ trụ và công nghệ máy tính đã thúc đẩy sự chuyển biến từ các nghiên cứu thuần túy mô tả định tính chuyển sang phân tích định lượng và mô hình hóa. Đóng góp lớn vào sự phát triển về phương pháp đó là khả năng tiếp cận các dữ liệu và thông tin không gian nhờ công nghệ viễn thám. GIS cũng là tác nhân quan trọng trong trắc lượng cấu trúc, chức năng CQ dựa trên xây dựng các mô hình thống kê và mô hình hóa không gian. Trong những năm gần đây, từ quan điểm ứng dụng, nghiên cứu CQ theo hướng sinh thái đã đóng vai trò rất quan trọng với tư cách là cơ sở khoa học cho quản lý TN và PTBV [87,105,138,144]. Tại bán đảo Scandinavia và các nước Baltic, các nhà địa lí là những người tiên phong trong phát triển sinh thái CQ (Brandt 1997). Riêng tại Đan Mạch, hiệp hội CQ quốc gia đã quy tụ được rất nhiều nhà địa lí, sinh thái và QH khác nhau. Có hai xu thế phát triển chung về nghiên cứu CQ trên thế giới: - Xu hướng liên ngành: Trong xu hướng nghiên cứu hiện đại, hầu hết CQ được coi như một hệ thống sinh thái - xã hội phức tạp (Anderies và nnk., 2004), đòi hỏi có hướng tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ (hoặc đa quy mô) [129]. Sự kết hợp giữa khoa học CQ và sinh thái đã làm xuất hiện thuật ngữ liên ngành (interdisciplinarity) và xuyên ngành (transdisciplinarity), được Tress và cộng sự sử dụng khi mô tả phương pháp Wageningen nhằm kết nối khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các tổ chức, cá nhân có cùng chung lợi ích [150]. -7-
  18. - Xu hướng địa lí tự nhiên: Có thể thấy rõ xu hướng nghiên cứu liên ngành không diễn ra đồng thời ở hai trường phái nghiên cứu CQ. Trong giai đoạn phát triển ban đầu của CQ học, các nhà khoa học Đông và Trung Âu chiếm ưu thế. Khoa học CQ ở Liên Xô cũ và Đông Âu được xem như một phần của địa lí tự nhiên, nhánh địa lí chiếm ưu thế thời kỳ đó, do mục tiêu khai thác TN và công nghiệp hóa của chính quyền Xô Viết (Ixatsenko, 1976) [59]. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Trong những thập kỷ vừa qua, khoa học CQ ở Việt Nam chủ yếu được dựa trên các nền tảng lý luận của các nhà CQ học Liên Xô cũ, tùy từng giai đoạn phát triển mà nghiên cứu CQ phục vụ cho các mục đích khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tới là “Về sự cần thiết nghiên cứu tổng hợp đất nước bằng phương pháp cảnh quan” (Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, 1970), “Địa lí tự nhiên Việt Nam” (Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập, 1970); “Thiên nhiên Việt Nam” (Lê Bá Thảo, 1977), “Việt Nam - lãnh thổ các vùng kinh tế” (Lê Bá Thảo, 2000); “Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt Nam” (Trương Quang Hải, 1991);“Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các t lệ trên lãnh thổ Việt Nam” (Nguyễn Thành Long và cộng sự, 1993); “Cơ sở cảnh quan học của sử dụng hợp lý TN thiên nhiên và bảo vệ MT lãnh thổ Việt Nam” (Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh, 1997); “Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái” “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian PTKT và sử dụng hợp lý TN, bảo vệ MT cấp tỉnh, huyện (Nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)” (Nguyễn Cao Huần, 2004); “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan ứng dụng định hướng tổ chức du lịch xanh ở Việt Nam” (Phạm Quang Anh, 1996); “Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam, phương pháp luận và một số kết quả thực tiễn nghiên cứu” (Phạm Hoàng Hải, 2006); Đặc biệt, Vũ Tự Lập (1976) với công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam”đã nghiên cứu CQ theo quan niệm CQ là đơn vị cá thể trong hệ thống các đơn vị phân vùng địa lí. Trương Quang Hải (1991) với công trình “Landscape typology in Southeast Vietnam”đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan miền Nam Việt Nam t lệ 1:1000.000. . Gần đây có một số tác giả đi sâu nghiên cứu đặc điểm CQ cho một vùng lãnh thổ cụ thể như Lê Văn Thăng (1995), Nguyễn Trọng Tiến (1996), Nguyễn Văn Vinh (1996), Hà Văn Hành (2002), Phạm Quang Tuấn (2003), Nguyễn An Thịnh (2008). Hướng nghiên cứu "sinh thái hoá cảnh quan" cũng được thể hiện ở một số công -8-
  19. trình của Phạm Quang Anh (1996)... Những công trình ứng dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu các hợp phần của CQ có thể kể đến như nghiên cứu về rừng (Lại Huy Phương 1995, 1997), địa mạo (Phạm Văn Cự, 1996), SDĐ (Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2001), xói mòn (Vũ Anh Tuân, 2004),... Bên cạnh đó, các hệ thống phân loại CQ khác nhau cũng được xây dựng cho phù hợp với quy mô lãnh thổ và tỷ lệ bản đồ. Một số hệ thống phân loại được kể đến như: Vũ Tự Lập (1976) với hệ thống phân loại CQ địa lí miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp; hệ thống phân loại CQ Việt Nam của tập thể tác giả phòng Địa lí tự nhiên thuộc trung tâm Địa lí và TNTN gồm 10 cấp. Hệ thống phân loại này được ứng dụng để nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ một số vùng như dải ven biển Việt Nam (1 : 250.000), Tây Nguyên (1 : 250.000) và các vùng khác. Nghiên cứu CQ học ứng dụng là hướng mới được khai thác trong nghiên cứu CQ học truyền thống. Việc nghiên cứu CQ học ứng dụng đều phải bắt đầu từ nghiên cứu CQ cơ bản và coi CQ là một tổng hợp thể địa lí, nói cách khác nghiên cứu CQ học ứng dụng trước tiên phải thông qua nghiên cứu CQ cơ bản. Cảnh quan học đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu QH lãnh thổ. Cống hiến lớn lao về phát triển lý luận và ứng dụng các tri thức địa lí trong lĩnh vực tổ chức lãnh thổ của GS. Lê Bá Thảo thể hiện trong báo cáo tổng kết các đề tài cấp Nhà nước do GS làm chủ nhiệm: "Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm" (1992 - 1994), "Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam" (1994 - 1996). Nghiên cứu CQ trong QH lãnh thổ của Vũ Tự Lập (1982) với công trình “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN và QH lãnh thổ”. Đề tài cấp Nhà nước “TCLT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" do Lưu Đức Hồng làm chủ nhiệm; Công trình "Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở Việt Nam" của Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Văn Phú (1998). Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào, Phạm Quang Anh và nnk đã có những nghiên cứu điển hình trong lồng ghép vấn đề TN và MT trong hoạch định không gian PTKT và bảo vệ MT lãnh thổ cấp huyện, tỉnh và liên tỉnh. Ngoài ra, nhiều luận án và các công trình nghiên cứu khác cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề này. Như vậy, thực chất QH lãnh thổ là sự nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN và nhân văn nhằm tổ chức không gian PTKT cho từng vùng, lãnh thổ phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của vùng đó. Cơ sở khoa học của nghiên cứu QH lãnh thổ cũng chính là nghiên cứu, đánh giá CQ cho từng vùng, từng lãnh thổ cụ thể với các cấp phân vị phù hợp. -9-
  20. 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyện Kỳ Anh Các công trình nghiên cứu khoa học về lãnh thổ huyện Kỳ Anh có liên quan đến đề tài luận án rất hạn chế, chủ yếu là các công trình nghiên cứu cho phạm vi toàn tỉnh Hà Tĩnh. Các báo cáo QH và thuyết minh dự án của huyện Kỳ Anh gồm có: Báo cáo QH SDĐ đến năm 2020, kế hoạch SDĐ thời kỳ đầu (2011 - 2015) huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; Báo cáo QH tổng thể phát triển KT - XH huyện Kỳ Anh giai đoạn 2000 - 2010; Một số báo cáo thuyết minh riêng cho cảng Vũng Áng như: Thuyết minh tổng hợp Dự án đầu tư liên hợp gang thép FORMOSA Hà Tĩnh; Dự án đầu tư nhà máy thủy điện Vũng Áng I; Thuyết minh QH chung xây dựng KKT Vũng Áng,... chủ yếu đề cập đến nội dung kinh tế - kỹ thuật mà hầu như ít quan tâm đến khía cạnh TN và MT huyện Kỳ Anh. Một số các kết quả nghiên cứu về đất, 3 loại rừng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho xây dựng các bản đồ thổ nhưỡng và thảm thực vật trong luận án. Các báo cáo QH tổng thể và chuyên ngành của tỉnh Hà Tĩnh là tài liệu hữu ích có thể khai thác thông tin về huyện Kỳ Anh như: QH tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2010; Bổ sung điều chỉnh QH tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh, 2008; Báo cáo “Điều chỉnh QH, SDĐ đến năm 2010, kế hoạch SDĐ kỳ cuối (2006 - 2010). UBND tỉnh Hà Tĩnh, 8/2008; Báo cáo “QH các khu xử lý chất thải rắn cho các đô thị của tỉnh Hà Tĩnh đến 2015 và định hướng đến 2020”. Sở TN và MT Hà Tĩnh, 9/2008; QH phát triển công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. UBND Hà Tĩnh, 2007. Viện QH Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây Dựng, 2007. Tổng công ty lắp máy Việt Nam, 2006; Báo cáo hiện trạng MT Hà Tĩnh năm 2010 (Sở TN và MT tỉnh Hà Tĩnh, 6/2010); Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích MT tỉnh Hà Tĩnh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 (Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật MT, Sở TN&MT Hà Tĩnh). 1.2. CƠ SỞ ĐỊA LÍ HỌC TRONG SỬ DỤNG HỢP LÝ TN VÀ BVMT 1.2.1. Quan niệm về sử dụng hợp lý TN và bảo vệ MT 1.2.1.1. Môi trường địa lí và tài nguyên thiên nhiên a) Môi trường địa lí Môi trường được hiểu theo nhiều cách tùy theo vấn đề và các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Theo X.V. Kalexnik, MT được hiểu và định nghĩa theo khía cạnh MT địa lí hay MT sống: "MT địa lí là bộ phận tự nhiên của Trái Đất bao - 10 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2