
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Địa lý học "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái miệt vườn; Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HIỆU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN HIỆU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU 2. PGS.TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả công bố trong luận án. Nghiên cứu sinh Lê Văn Hiệu
- ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) CNTT Công nghệ thông tin CSHT Cơ sở hạ tầng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DL Du lịch DLCĐ Du lịch cộng đồng DLST Du lịch sinh thái DLSTMV Du lịch sinh thái miệt vườn GAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System GTVT Giao thông vận tải ITTC Hội nghị đào tạo công nghệ thông tin (Trung tâm Chuyển giao công nghệ quốc tế - International Technology Transfer Center) IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources KBT Khu bảo tồn KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTXH Kinh tế xã hội MICE Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). NCKH Nghiên cứu khoa học NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định
- iii SWOT Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) TNDL Tài nguyên du lịch TTLL Thông tin liên lạc UBND Ủy ban nhân dân UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme) VNAT Tổng cục Du lịch (Vietnam National Administration of Tourism) VQG Vườn quốc gia VAC Vườn – Ao – Chuồng VACB Vườn – Ao – Chuồng - Biogas VACR Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng WWF Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (Worldwide Fund For Nature
- iv MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................ ii Mục lục ...................................................................................................................... iv Danh mục bảng ........................................................................................................ vii Danh mục hình .......................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN ........22 1.1. Du lịch sinh thái .................................................................................................22 1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái .........................................................................22 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái .................................................25 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái ..............................27 1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái........................................................................29 1.2. Du lịch nông nghiệp ...........................................................................................33 1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................33 1.2.1. Đặc điểm của du lịch nông nghiệp .............................................................36 1.2.3. Vai trò du lịch nông nghiệp ........................................................................37 1.3. Du lịch sinh thái miệt vườn ................................................................................39 1.3.1. Khái quát chung về miệt vườn ....................................................................39 1.3.2. Du lịch miệt vườn .......................................................................................47 1.3.3. Du lịch sinh thái miệt vườn ........................................................................48 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái miệt vườn .....................49 1.4.1. Vị trí và khả năng tiếp cận ..........................................................................49 1.4.2. Tài nguyên DLSTMV .................................................................................50 1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng .........................................................................51 1.4.4. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du lịch..................................52 1.4.5. Cơ chế chính sách phát triển du lịch ...........................................................53 1.4.6. Sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch .................................................53 1.4.7. Thị trường khách du lịch.............................................................................54
- v 1.5. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các điểm du lịch sinh thái miệt vườn .........55 1.5.1. Xác định tiêu chí đánh giá ..........................................................................55 1.5.2. Xác định trọng số đánh giá .........................................................................64 1.5.3. Thang đánh giá............................................................................................68 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG................71 2.1. Khái quát về tỉnh Tiền Giang .............................................................................71 2.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................71 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................72 2.1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội ..............................................................................73 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang .........................................................................................................................75 2.2.1. Vị trí và khả năng tiếp cận ..........................................................................75 2.2.2. Tài nguyên DLSTMV .................................................................................76 2.2.3. Sự tham gia của cộng đồng .........................................................................99 2.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sinh thái miệt vườn .......................100 2.2.5. Cơ chế chính sách phát triển du lịch .........................................................105 2.2.6. Sự tham gia của doanh nghiệp du lịch ......................................................106 2.2.7. Thị trường khách du lịch...........................................................................106 2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang .................107 2.3.1. Khái quát chung về du lịch Tiền Giang ....................................................107 2.3.2. Tình hình phát triển DLSTMT Tiền Giang ..............................................116 2.3.3. Kết quả khảo sát tình hình phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang ............130 2.3.4. Đánh giá chung tình hình phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang. ..............................................................................................154 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG ..............................................156 3.1. Cơ sở xây dựng định hướng .............................................................................156 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam .....................................156
- vi 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long ....157 3.1.3. Chiến lược phát triển du lịch Tiền Giang .................................................158 3.1.4. Phân tích SWOT đối với phát triển DLSTMV Tiền Giang ......................160 3.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang ................163 3.2.1. Định hướng về địa bàn trọng điểm phát triển DLST MV ........................163 3.2.3. Định hướng về sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch ................................165 3.2.4. Định hướng thị trường khách du lịch........................................................165 3.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang ...................167 3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch ......................................................................................167 3.3.2. Giải pháp liên kết phát triển DLSTMV ....................................................168 3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực........................................................169 3.3.4. Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch..................................171 3.3.5. Các giải pháp về quảng bá, xúc tiến du lịch .............................................173 3.3.6. Các giải pháp khác ....................................................................................175 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................176 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................179 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................181 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí thế mạnh về tài nguyên DLSTMV ..........................................56 Bảng 1.2. Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận ..................................................58 Bảng 1.3. Tiêu chí về thời gian hoạt động DL.......................................................59 Bảng 1.4. Tiêu chí về khả năng quản lý.................................................................59 Bảng 1.5. Tiêu chí về CSVCKT ............................................................................60 Bảng 1.6. Tiêu chí về sức chứa ..............................................................................62 Bảng 1.7. Tiêu chí về sự tham gia của cộng đồng địa phương ..............................62 Bảng 1.8. Sự hài lòng của du khách.......................................................................64 Bảng 1.9. So sánh cặp các tiêu chí .........................................................................66 Bảng 1.10. Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp ..................................................66 Bảng 1.11. Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá DLSTMV .....................67 Bảng 1.12. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI ..............................................................67 Bảng 1.13. Thang đánh giá thành phần điểm du lịch sinh thái miệt vườn ..............68 Bảng 1.14. Xác định tổng hợp và phân hạng điểm du lịch sinh thái miệt vườn ......70 Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2022 ................................72 Bảng 2.2. Tổng hợp tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái tại miệt vườn tỉnh Tiền Giang ......................................................................................93 Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2022 .........108 Bảng 2.4. Khách du lịch quốc tế phân theo thị trường ........................................110 Bảng 2.5. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016 – 2021 .......................................111 Bảng 2.6. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phương tiện vận chuyển khách .......................................................................................112 Bảng 2.7. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2022 ............................................................................................113 Bảng 2.8. Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên .......114 Bảng 2.9. Số lượng các điểm DLSTMV phân theo địa phương được khảo sát ..118 Bảng 2.10. Đánh giá tổng hợp điểm DLSTMV ở Tiền Giang (chưa có trọng số) ...............................................................................................120
- viii Bảng 2.11. Đánh giá tổng hợp điểm DLSTMV ở tiền Giang (đã nhân có trọng số) ...............................................................................................121 Bảng 2.12. Đánh giá, phân loại điểm DL phân theo địa phương tỉnh ...................125 Bảng 2.13. Đánh giá chung của khách DL về các điểm DLSTMV đã tham quan ............................................................................................127 Bảng 2.14. Đặc điểm nguồn khách tham gia DLSTMV tại Tiền Giang ...............131 Bảng 2.15. Nguồn tiếp nhận thông tin về DLSTMV Tiền Giang..........................133 Bảng 2.16. Số lần khách du lịch tham quan trải nghiệm DLSTMV tại Tiền Giang ...........................................................................................134 Bảng 2.17. Mục đích đi du lịch của du khách........................................................135 Bảng 2.18. Phương tiện di chuyển của khách du lịch ............................................135 Bảng 2.19. Yếu tố thu hút khách du lịch tại Tiền Giang. ......................................136 Bảng 2.20. Các hoạt động trải nghiệm của khách tại Tiền Giang .........................137 Bảng 2.21. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................139 Bảng 2.22. Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận điểm DLSTMV ............140 Bảng 2.23. Đánh giá của khách du lịch về tiềm năng phát triển DLSTMV ..........141 Bảng 2.24. Đánh giá của khách du lịch về sự tham gia phục vụ DLSTMV của người dân địa phương. .........................................................................142 Bảng 2.25. Đánh giá của khách về cơ sở hạ tầng ..................................................143 Bảng 2.26. Đánh giá của khách du lịch về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch ..................................................................................................144 Bảng 2.27. Đánh giá của du khách về an ninh trật tự ............................................145 Bảng 2.28. Nguồn thu nhập của người dân............................................................147 Bảng 2.29. Đánh giá của người dân về tiềm năng du lịch .....................................147 Bảng 2.30. Số lượng thành viên trong gia đình tham gia DLSTMV .....................148 Bảng 2.31. Hoạt động chính của khách tại các điểm DLSTMV ...........................149 Bảng 2.32. Những khó khăn của các hộ làm du lịch .............................................151 Bảng 2.33. Đánh giá của người dân về tác động của hoạt động DLSTMV ..........152 Bảng 3.1. Ma trận SWOT phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang ........................160
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tương quan giữa nông nghiệp và du lịch nông nghiệp ...................35 Hình 1.2. Địa bàn phân bố của miệt vườn ĐBSCL (Scitic, 1997) ............................40 Hình 1. 3. Sơ đồ căn cứ xây dựng khái niệm “Du lịch sinh thái miệt vườn” ...........49 Hình 2.1.Cơ cấu khách du lịch Tiền Giang giai đoạn 2018-2022 ..........................109 Hình 2.2. Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại I ........................................122 Hình 2.3. Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại II ......................................123 Hình 2.4. Đánh giá tổng hợp các điểm DLSTMV loại III .....................................124 Hình 2.5. Biểu đồ điểm đánh giá của khách du lịch về hoạt động DLSTMV ........146 Hình 2.6. Biểu đồ tỷ lệ đánh giá chung về DLSTMV Tiền Giang .........................154
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển tất yếu khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia. Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, trong hai thập kỷ qua ngành du lịch Việt Nam đã được khai thác và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh so với các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến rất quan trọng cả về lượng khách du lịch lẫn doanh thu. Năm 2019, Việt Nam đón 18.008.591 lượt khách quốc tế, 85 triệu lượt khách nội địa, doanh thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp trực tiếp 9,2% vào GDP. Tuy nhiên, sau năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình phát triển du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, số lượt khách quốc tế năm 2020 là 3.7 triệu lượt, 2021 la 3.500 lượt, doanh thu chỉ đạt 180 nghì tỷ đồng. Bằng sự nổ lực của Nhà Nước, các doanh nghiệp và người dân đã kiểm soát được dịch bệnh và có chiến lược phát triển du lịch phù hợp. Nghị quyết 128 của Chính phủ về "Ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Nghị quyết 11/NQ-CP về phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là Quyết định của Chính phủ mở cửa toàn diện ngành Du lịch từ ngày 15/3/2022 với nhiều quy định thông thoáng đã mở đường cho ngành Du lịch sớm phục hồi và phát triển. Du lịch sinh thái là loại hình có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua tổng quan nghiên cứu có thể thấy được DLST được đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau như: xây dựng cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng, phát triển sản phẩm, cơ chế quản lý... Tùy vào đặc thù riêng của từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà hoạt động DLST được triển khai cho phù hợp. Vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng là không gian văn hóa sông nước, vườn cây ăn trái nên từ lâu nơi đây đã khai thác thế mạnh này trong phát triển du lịch, tạo nên thương hiệu, định vị rõ một trong những loại hình sản phẩm du
- 2 lịch đặc trưng của vùng, đó là loại hình du lịch sinh thái miệt vườn. Năm 2008, Cần Thơ đã đăng cai năm du lịch quốc gia với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long” cơ bản thành công, điều đó càng khẳng định vị thế của loại hình này trong cơ cấu du lịch ở đồng bằng châu thổ. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định: Sản phẩm đặc trưng của vùng ĐBSCL là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, du lịch MICE (Tổng cục Du lịch, 2012). Tiền Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm trải dài bên bờ Bắc sông Tiền nên được thừa hưởng nguồn phù sa màu mỡ cùng với khí hậu hài hòa… từ lâu nơi đây đã hình thành những vườn trái cây trĩu quả xanh tươi rộng lớn và được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”. Trên cơ sở đó, Tiền Giang đã hình thành và phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn đặc sắc này. Tuy nhiên, trong những năm qua, du lịch sinh thái miệt vườn ở Tiền Giang vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có của mình. Sự trùng lặp về ý tưởng, manh mún trong công tác tổ chức khiến cho du lịch miệt vườn ở đây chưa thể phát triển hết lợi thế, tiềm năng vốn có của mình. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch miệt vườn nơi đây cũng còn rất nhiều hạn chế, vướng mắc chưa được tháo gỡ. Mặc dù, ngành du lịch Tiền Giang bước đầu đã có những biện pháp liên kết phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhưng thật sự tình hình vẫn chưa được cải thiện. Vì vậy, vấn đề khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn của tỉnh là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài: "Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang". 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST và DLSTMV, luận án tập trung phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLSTMV ở Tiền Giang. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển DLSTMV nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường.
- 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lí luận về du lịch sinh thái và DLSTMV để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu - Thu thập thông tin tư liệu thứ cấp và điều tra dữ liệu sơ cấp làm cơ sở phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển DLSTMV ở tỉnh Tiền Giang - Trên cơ sở đó xây dựng các định hướng, giải pháp phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau đây: Đánh giá tiềm năng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Phân tích hiện trạng phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang; Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang. - Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu DLSTMV tại các miệt vườn tỉnh Tiền Giang, trong đó tập trung vào các địa phương nằm ven sông Tiền – nơi tập trung nhiều lợi thế để phát triển DLSTMV như: Mỹ Tho, Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo, Tân Phú Đông... - Về thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích hiện trạng phát triển du lịch và DLST miệt Tiền Giang từ nguồn số liệu trong khoảng thời gian 2005 - 2018. Định hướng và giải pháp cho DLST miệt vườn Tiền Giang trong tương lai được tính toán đến năm 2030. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dựa trên những quan điểm sau: 4.1.1. Quan điểm hệ thống Đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí kinh tế xã hội là hệ thống lãnh thổ bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, xã hội,...) có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Do đó, bất kì một sự thay đổi nào dù lớn hay nhỏ của một thành phần sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong toàn bộ hệ thống. Đối với đề
- 4 tài DLST miệt vườn, chúng ta phải đặt nó trong tổng thể hoạt động du lịch, đồng thời quan tâm tới các chỉnh thể hợp thành DLST miệt vườn để thấy được mối quan hệ của các đối tượng, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu, giúp việc giải quyết vấn đề phát triển du lịch được đồng bộ và đúng đắn. 4.1.2. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý. Trong thực tế các sự vật, hiện tượng địa lý luôn có sự phân hoá trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Chính sự phân hóa lãnh thổ đó đã hình thành nên những điều kiện kinh tế xã hội, những nguồn lực về tự nhiên và nhân văn mang nét đặc thù riêng cho từng vùng lãnh thổ. Sự khác biệt đó còn gọi là “sự sai biệt lãnh thổ”. Quán triệt quan điểm “lãnh thổ”, khi nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang” cần chú ý đến những nét đặc trưng về vị trí địa lí, tài nguyên du lịch, và các vấn đề kinh tế xã hội khác để có cơ sở đưa ra hướng phát triển và quy hoạch DLST miệt vườn phù hợp. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các sự vật, hiện tượng mà địa lý nghiên cứu là những hiện tượng có tính lịch sử, tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian. Như vậy, quán triệt quan điểm lịch sử khi nghiên cứu đề tài này cần tìm đến nguồn gốc lịch sử của văn hóa bản địa của cư dân miệt vườn... Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hiện tại, thấy được bản chất của sự vật hiện tượng; Mặt khác nó còn giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn “động”, tránh xem xét các sự vật hiện tượng một cách “tĩnh” lại. Song song với quan điểm lịch sử là quan điểm viễn cảnh, Mendeleev đã viết: “Mọi khoa học đều nhằm hai mục đích: thấy trước và có lợi”. Quan điểm viễn cảnh chính là nhằm vào mục đích “thấy trước” của khoa học. Nó đảm bảo tính dự kiến (hay dự báo) cho tương lai. Quán triệt quan điểm viễn cảnh, trong luận án này cần phải căn cứ vào xu hướng vận động của hoạt động DLST miệt vườn tỉnh Tiền Giang để lập các dự báo
- 5 có căn cứ khoa học cho tương lai. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Thực tế cho thấy, trong phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội đều không tách khỏi việc chúng ta tác động vào các hệ sinh thái. Để duy trì sự cân bằng của các hệ sinh thái, đáp ứng tốt cho các mục đích kinh tế của con người chúng ta cần đề cao quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Quan điểm này ra đời trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng cho tương lai của nhân loại. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này đòi hỏi phải luôn quán triệt quan điểm phát triển bền vững. Trong đề tài này, sinh thái và phát triển bền vững vừa được coi là quan điểm nghiên cứu, vừa là mục tiêu nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và kết quả mong đợi của đề tài, các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý tùy theo từng nhóm đối tượng và vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng cho đề tài này bao gồm: 4.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp Các nguồn dữ liệu thứ cấp như báo cáo thống kê, bài viết trên báo chí, thông tin trên mạng Internet, bản đồ, hình ảnh,…. được thu thập, tổng hợp, hệ thống hóa và phân tích nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học - Điều tra bằng bảng hỏi (Questionnaire) Đề tài sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn cá thể để điều tra dữ liệu sơ cấp đối với các đối tượng chính liên quan đến du lịch STMV là khách du lịch và người dân địa phương. Cỡ mẫu nghiên cứu, theo kinh nghiệm, Hoyle (1995), Gursoy, Dogan (2014) đề nghị cỡ mẫu cho một nghiên cứu tối thiểu từ 100 đến 200. Dựa trên tình hình thực tế ở địa bàn, luận án dự kiến cỡ mẫu cho các đối tượng như sau: Đối với khách du lịch thực hiện khảo sát 320 mẫu, trong đó khách
- 6 du lịch nội địa 250 mẫu; khách du lịch quốc tế 70 mẫu. Đối với các hộ dân thực hiện khảo sát 70 mẫu (40 mẫu là các hộ kinh doanh du lịch, 30 mẫu là người dân địa phương. Sau khi khảo sát, qua sàng lọc số mẫu đủ điều kiện đưa vào xử lý là 305 mẫu đối với khách du lịch (trong đó 235 mẫu khách nội địa và 70 mẫu khách quốc tế) và 65 mẫu hộ dân (35 mẫu hộ kinh doanh và 30 mẫu hộ dân địa phương). Về tiêu chí chọn mẫu, đối với các hộ dân sẽ áp dụng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng; đối với khách du lịch sẽ áp dụng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện vì dựa vào tính dễ tiếp xúc, cơ hội thuận tiện nhất để tiếp cận với đáp viên. Từ đó, tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian. Thực hiện điều tra được tiến hành qua các bước sau: Bước 1 – Xây dựng phiếu điều tra: Qua tham khảo các nghiên cứu trước đó và thực tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan; Bước 2 - Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội dung của bảng hỏi. Trên cơ sở đó, kết hợp với ý kiến chuyên gia, hệ thống câu hỏi sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp; Bước 3 - Lựa chọn địa bàn điều tra: Luận án tập trung điều tra bằng bảng hỏi tại 26 điểm DLSTMV (phụ lục 5), trong đó số mẫu khảo sát tập trung nhiều tại các địa phương phát triển mạnh loại hình DLSTMV như: Tại TP.Mỹ Tho (KDL Cù lao Thái Sơn; KDL Tân Long); huyện Châu Thành (HTX vú sữa Lò Rèn, Vườn trái cây Vĩnh Kim HTX); huyện Cái Bè (KDL sinh thái Cái Bè; Quán ăn Miệt vườn); TX. Cai Lậy (Vườn trái cây Chín Thương, Vườn sầu riêng Ngũ Hiệp)... Bước 4 - Chọn thời gian điều tra: Việc điều tra được tập trung tiến hành trong năm 2023 vào các thời điểm khác nhau (tháng 2, tháng 4, tháng 6). Đây là thời điểm chín của nhiều loại trái cây và thời gian có số lượt khách du lịch tham quan nhiều,... Việc điều tra qua các mốc thời gian khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng, khách quan về DLSTMV; Bước 5- Phân tích kết quả điều tra: Từ dữ liệu khảo sát khách du lịch (305 phiếu – 235 khách nội địa và 70 khách quốc tế) và người dân địa phương (65
- 7 phiếu). Tác giả tiến hành xử lý bằng các công cụ phân tích thống kê mô tả của SPSS 22. Hai nhóm lệnh được sử dụng để xử lý số liệu là: Analyze/ Descriptive Statistics/ Frequencies… và Analyze/ Descriptive Statistics/ Descriptives…Ngoài ra, để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả sử dụng lệnh Analyze/Scale/Reliability Analysis để xác định hệ số Cronbach`s Alpha và hệ số biến tương quan tổng Item – Total Correlation của các biến quan sát. - Phương pháp chuyên gia Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đề tham vấn chuyên gia, lãnh đạo, quản lý địa phương và doanh nghiệp du lịch. Số đối tượng phỏng vấn là 2 0 người (trong đó có 8 người trả lời nội dung AHP). Nội dung trao đổi (KIP checklist) nhằm thu thập những thông tin có ý nghĩa phục vụ đề tài nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được vận dụng trong luận án nhằm đánh giá một cách khoa học các nội dung liên quan đến phát triển DLSTMV ở Tiền Giang. Ý kiến của các chuyên gia tập trung vào việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá DLSTMV Tiền Giang, thông qua AHP nhằm tìm ra mức độ ưu tiên của các tiêu chí. 4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Để nắm thông tin về thực trạng phát triển DLSTMV, tác giả thực 5 chuyến thực tế tới khu vực diễn ra các hoạt động du lịch này. Nội dung khảo sát gồm quan sát, thu thập thông tin, quay phim, chụp hình và phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các nhà quản lý, nhân viên du lịch và du khách tại các điểm du lịch. 4.2.4. Phương pháp thang điểm tổng hợp Phương pháp thang điểm tổng hợp được sử dụng trong nghiên cứu nhằm lượng hóa các đối tượng điểm DLSTMV. Trên cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá thành phần ở các điểm DL, luận án tổng hợp và phân hạng các điểm DLSTMV theo các cấp độ khác nhau. Cụ thể, phương pháp này được thực hiện qua các bước sau: + Bước 1 – Xác định nguyên tắc lựa chọn điểm DLSTMV, số lượng điểm DLSTMV đánh giá. Các điểm được lựa chọn phải thỏa mãn các yêu cầu như: Được
- 8 phát triển từ tài nguyên DLSTMV điển hình; Các điểm DLSTMV đang được khai thác và có ý nghĩa đối với phát triển du lịch Tiền Giang; Số lượng điểm DL đưa vào xác định dựa trên giá trị tài nguyên, hiện trạng phát triển và khả năng khai thác trong trong tương lai; Các điểm DLSTMV được lựa chọn đánh giá đều nằm trong báo cáo, định hướng, quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch của Tiền Giang; Bước 2 – Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá thành phần. Trong luận án đề xuất 8 tiêu chí đánh giá, bao gồm: (1) Thế mạnh về tài nguyên; (2) Vị trí và khả năng tiếp cận; (3) Thời gian khai thác du lịch; (4) Quản lý du lịch; (5) Dịch vụ du lịch; (6) Sức chứa du lịch; (7) Mức độ tham gia của cộng đồng; (8) Mức độ hài lòng của khách du lịch; Bước 3 – Xây dựng hệ số (trọng số) và thang đo cho từng cấp đánh giá. Trong luận án, các tiêu chí đánh giá được chia theo thang đo likert 5 bậc. Trên cơ sở kết hợp với kết quả của phương pháp AHP, luận án xây dựng các trọng số tương ứng cho các tiêu chí; Bước 4 – Đánh giá các chỉ tiêu thành phần trên cơ sở kết hợp kết quả điều tra thực địa. Các chỉ tiêu sẽ được nhân với trọng số để có được giá trị tương ứng ở mỗi cấp; Bước 5 – Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu thành phần và phân hạng đánh giá. Sau khi thực hiện đánh giá các tiêu chí thành phần, luận án thực hiện tổng hợp và phân hạng các điểm DLSTMV thành 5 hạng. 2.4.5. Phương pháp thống kê Phương pháp này được sử dụng với mục đích lượng hóa tác động của các nhân tố đến việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang. Tác giả sử dụng phương pháp Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) và Hồi quy đa biến (Multiple Linear Regression Analysis - MLRA) như sau: - Xác định mẫu và nhóm nhân tố: Về số mẫu cần đảm bảo số lượng về mặt thống kê, theo Hair và cộng sự (Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng tỷ lệ quan sát/biến đo lường phải là 5:1, nghĩa là một biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát.
- 9 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cũng cho rằng cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến. Số biến quan sát trong nghiên cứu là 46, vậy số lượng mẫu tối thiểu cần có là 230, số mẫu thu thập được là 320, hợp lệ là 305, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và đảm bảo về mặt ý nghĩa thống kê. (Chi tiết tại phụ lục 4) - Phân tích EFA: Điều kiện để một biến quan sát được giữ lại nếu hệ số tương quan biến tổng Item – Total Correlation của biến quan sát đó phải lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha không nhỏ hơn 0,6 vì Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,6 đến gần 0,8 là sử dụng được (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008). Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thấy: hệ số Cronbach’s Alpha chung và Cronbach’s Alpha của từng thành phần >0.6 (Chi tiết tại phụ lục 4), đáp ứng yêu cầu phân tích EFA ; KMO = 0,809 0.5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Giá trị Eigenvalue = 1.00 = 1 (phụ lục 4). Tổng phương sai trích = 63.609 ≥ 50% (phụ lục 4) cho thấy mô hình EFA là phù hợp và đủ điều kiện thực hiện MLRA (Gerbing & Anderson, 1988). - Phân tích hồi quy MLRA: Trên cơ sở thực hiện MLRA, kết quả tác động của các nhóm nhân tố được thể hiện trong bảng Coefficientsa - giá trị hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients Beta) (phụ lục 4). Các kết quả MLRA nhằm lượng hóa tác động của một số nhân tố tác động đến PTDL và liên kết DL dựa trên các hệ số hồi quy. 2.4.6. Phương pháp SWOT Phân tích SWOT là đưa các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của tổ chức trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của tổ chức. Bảng 1. Mô hình phân tích ma trận SWOT S (Strengths) W (Weaknesses) O (Opportunities) SO WO T (Threats) ST WT Các bước lập ma trận SWOT bao gồm: (1) xác định các yếu tố và (2) xây dựng chiến lược.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p |
442 |
66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p |
232 |
41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p |
151 |
25
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p |
114 |
21
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p |
162 |
20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p |
143 |
17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p |
143 |
11
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p |
33 |
11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p |
32 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p |
24 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p |
29 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p |
46 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p |
16 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p |
11 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p |
23 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng
24 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng trong liên kết với vùng phụ cận
27 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
