intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

175
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ điều kiện tự nhiên (ĐKTN), TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn) và điều kiện SKH; xác định mức độ thuận lợi của chúng cho PTDL; đề xuất được những định hướng các giải pháp khai thác hợp lý nguồn TNDL trên quan điểm phát triển du lịch bền vững (DLBV) khu vực QN - HP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- Nguyễn Đăng Tiến NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Địa lí Tài nguyên và Môi trường Mã số : 62 44 02 19 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đặng Duy Lợi 2. PGS. TS Nguyễn Khanh Vân Phản biện 1: ............................................................. Phản biện 2: ............................................................. Phản biện 3: ............................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi: .... giờ ....’ ngày ...... tháng .... năm 2016 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Con người luôn tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác các điều kiện môi trường xung quanh để phát triển các ngành kinh tế. Du lịch là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên. Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch (TNDL) là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên. Quảng Ninh - Hải Phòng (QN - HP), ngoài vị trí, vị thế quan trọng đối với an ninh quốc phòng, còn có tiềm năng rất lớn để phát triển KT-XH, đặc biệt phát triển du lịch (PTDL). Trong Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đã xác định, QN - HP là một trong 5 trung tâm du lịch lớn của cả nước bởi đây là nơi có những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có nhiều điểm du lịch đã nổi danh từ lâu như vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới), Cát Bà, Đồ Sơn…Trên thực tế, những năm gần đây, du lịch QN- HP đã gặt hái được nhiều thành công, xứng tầm với vị thế và tiềm năng vốn có của mình. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên phục vụ PTDL của khu vực còn nhiều hạn chế: việc đánh giá và khai thác TNDL còn chưa hợp lý, đặc biệt việc kết nối các tuyến điểm du lịch một cách đồng bộ dựa trên những căn cứ khoa học địa lý về không gian lãnh thổ chưa được xem xét đầy đủ; một số công trình đánh giá không còn phù hợp, chưa cụ thể; môi trường tự nhiên, nhân văn có một số biểu hiện suy thoái…đã làm hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng du lịch, làm giảm sức hấp dẫn khách du lịch đến với khu vực. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững (PTBV) của ngành du lịch Việt Nam nói chung và QN- HP nói riêng. Mặc khác, đặc điểm khí hậu khu vực QN-HP phân hóa sâu sắc theo không gian và thời gian. Do vậy phải nghiên cứu cụ thể điều kiện SKH nhằm xác định các khu vực, thời gian thuận lợi cho triển khai các hoạt động du lịch nói chung và từng LHDL nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh tài nguyên phục vụ tổ chức các loại hình du lịch (LHDL) ở khu vực QN - HP không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, góp phần tích cực vào sự PTDL và KT-XH đất nước. Với những lý do trên, NCS lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ
  4. 2 - Mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ điều kiện tự nhiên (ĐKTN), TNDL (TNDL tự nhiên, TNDL nhân văn) và điều kiện SKH; xác định mức độ thuận lợi của chúng cho PTDL; đề xuất được những định hướng các giải pháp khai thác hợp lý nguồn TNDL trên quan điểm phát triển du lịch bền vững (DLBV) khu vực QN - HP. - Nhiệm vụ: Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu, đánh giá TNDL, điều kiện sinh khí hậu (SKH), phát triển DLBV; Phân vùng địa lý tự nhiên (ĐLTN) và phân loại SKH khu vực QN-HP ở tỷ lệ 1/100.000 để xác định tiềm năng, nét đặc thù TNDL để làm cơ sở đánh giá cho các loại hình và điểm du lịch; Tiến hành đánh giá mức độ thuận lợi của TNDL, điều kiện SKH cho phát triển một số LHDL và điểm du lịch; Đề xuất các định hướng và các giải pháp khai thác hợp lý TNDL, điều kiện SKH phục vụ phát triển DLBV, xây dựng sơ đồ tổ chức không gian phát triển. 3. Phạm vị nghiên cứu - Phạm vi không gian: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là khu vực lãnh thổ hai tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng bao gồm phần đất liền và khu vực biển-đảo ven bờ. - Phạm vị khoa học: Luận án kết hợp giữa phân vùng ĐLTN và phân loại SKH (tỷ lệ 1/100.000) trong phân tích đặc điểm tự nhiên, SKH phục vụ đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho các LHDL, điểm du lịch trên quan điểm phát triển DLBV; Định hướng khai thác tài nguyên và tổ chức không gian lãnh thổ hợp lý trên cơ sở kết quả đánh giá TNDL và điều kiện SKH; Phát triển DLBV là phạm trù rất rộng, tuy nhiên trong phạm vi luận án chỉ giới hạn ở nội dung khai thác hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ. 4. Các luận điểm bảo vệ Luận điểm 1: ĐKTN, SKH khu vực QN-HP phân hóa đa dạng, được xác định bởi sự phân hóa thành các thể tổng hợp ĐLTN, các loại SKH và đặc điểm nhân văn tạo nên những nét đặc thù - là tiềm năng và những lợi thế so sánh trong PTDL trong hiện tại cũng như trong tương lai. Luận điểm 2: Khu vực QN - HP thuận lợi khai thác nhiều LHDL và khả năng phát triển nhiều điểm du lịch dựa trên sự đa dạng, tính đặc trưng, mức độ tập trung của TNDL và mức độ thuận lợi của điều kiện SKH. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các LHDL, điểm du lịch là
  5. 3 cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các định hướng và giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên nhằm phát triển DLBV. 5. Những điểm mới của đề tài - Phân vùng ĐLTN và phân loại SKH khu vực QN - HP, kết quả thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN và bản đồ phân loại SKH khu vực QN - HP ở tỷ lệ 1/100.000. Đây là cơ sở khoa học cho đánh giá TNDL và điều kiện SKH cho PTDL. - Xác định các mức độ thuận lợi đối với từng LHDL và điểm du lịch dựa trên hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá TNDL và điều kiện SKH. Kết quả đánh giá là cơ sở đưa ra những định hướng và đề xuất các số giải pháp, mô hình (tổ chức không gian du lịch) phát triển phù hợp nhất với các ĐKTN, SKH, môi trường sinh thái và các điều kiện KT - XH của khu vực nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ những mặt thuận lợi và hạn chế của điền kiện tự nhiên, nhân văn và điều kiện SKH cho việc triển khai các hoạt động du lịch và từng LHDL phục vụ PTDL trên quan điểm PTBV. Đồng thời, những vấn đề lý luận, thực tiễn nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của việc đánh giá ĐKTN, nhân văn và SKH phục vụ mục đích của con người trong đó có hoạt động du lịch. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chiến lược và thiết kế tổ chức không gian PTDL trong tổng thể phát triển KT - XH chung của khu vực QN - HP. Đồng thời kết quả này là tài liệu chỉ dẫn cho các cấp chính quyền địa phương cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức hoạt động du lịch, thực thi các giải pháp cho PTDL bền vững tại địa phương. 7. Cơ sở tài liệu - Tài liệu thực địa liên quan đến đề tài được thu thập từ 2009 đến 2014. - Tài liệu, số liệu thuộc đề tài NAFOSTED (2012-2014) do PGS.TS Nguyễn Khanh Vân chủ trì, NCS là thành viên. - Tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo du lịch và số liệu thống kê của các trạm khí tượng và thủy văn trong khu vực nghiên cứu.
  6. 4 - Tài liệu bản đồ gồm: Bản đồ Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000; Bản đồ địa mạo đáy biển và dọc đường bờ vùng biển QN - HP tỷ lệ 1/100.000; Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000; Bản đồ thảm thực vật khu vực Quảng Ninh tỷ lệ 1/100.000 và Bản đồ thảm thực vật thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000. - Kết quả điều tra xã hội học trong khuôn khổ luận án. 8. Cấu trúc luận án Luận án được trình bày trong 150 trang, gồm 17 bản đồ, 37 bảng biểu, 7 hình sơ đồ, 172 tài liệu tham khảo và 13 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chúng được kết cấu thành 4 chương. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TNDL VÀ ĐIỀU KIỆN SKH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Đánh giá tổng hợp tài nguyên cho PTDL đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện ở các quy mô khác nhau. Điển hình có các công trình nghiên cứu của một số tác giả Liên Xô cũ: I.A Vedenhin, N.N Misônhitsenko (1969), Mukhina (1973), I.I Pirôjnhic (1985), Kadanxkaia (1972), A.G Ixatsenko (1985). Đối với đánh giá điều kiện SKH cho PTDL, một số tác giả tiêu biểu như: E.E Phêđerôp; Mieczkowski (1985); A. Matzarakis, C. R. de Freitas v.v…Gần đây, Tổ chức Du lịch Thế giới cũng đã nghiên cứu điều kiện khí hậu, sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) với du lịch và vấn đề phát triển DLBV. 1.1.2. Ở Việt Nam Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho KT-XH trong đó có du lịch, tiêu biển có các công trình phân vùng, đánh giá cảnh quan và các ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên. Một số tác giả tiêu biểu như: Vũ Tự Lập (1946), Đặng Duy Lợi (1999), Nguyên Văn Nhưng, Nguyễn Văn Vinh (1998), Lê Đức An (1993,1995, 1998)…Trong đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ PTDL có nhiều công trình được thực hiện với quy mô khác nhau của các tác giả: Vũ Tuấn Cảnh (1991); Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi (2000); Nguyễn Minh Tuệ (1997); Đặng Duy Lợi (1992); Vũ Thị Hạnh (2012); Đỗ Trọng
  7. 5 Dũng (2009); Nguyễn Hữu Xuân (2009) và các công trình của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2012) v.v…Theo hướng nghiên cứu khí hậu ứng dụng, có nghiên cứu SKH thảm thực vật của Lâm Công Định (1992), SKH người phục vụ dân sinh, nghỉ ngơi của Đào Ngọc Phong, Trịnh Bỉnh Di (1972 ,1979, 1984, 1987), Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1980,1988), SKH người trong kiến trúc của Trần Việt Liễn (1990, 1993), Phạm Đức Nguyên (2006,2011). Nghiên cứu SKH người phục vụ PTDL, một số tác giả đi sâu vào nghiêu cứu như Vũ Bội Kiếm (1990), Trần Việt Liễn (1993), Nguyễn Khanh Vân (2006,2000,1992,2001,2008,2007,2008). Vấn đề phát triển DLBV, tiêu biểu có công trình của Phạm Trung Lương (2002). 1.1.3. Các nghiên cứu trên lãnh thổ QN-HP Đầu tiên phải điểm đến các công trình của Viện NCPT du lịch Việt Nam và của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương. Ngoài ra, một số công trình là các luận án tiến sĩ nghiên cứu trên lãnh thổ của Quảng Ninh và Hải Phòng đã được thực hiện: Phạm Văn Luân (2006); Lê Văn Minh (2008); Nguyễn Văn Thái (2009); Vũ Thị Hạnh (2012) v.v… 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số khái niệm về du lịch Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoã mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. LHDL được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chúng theo một mức giá bán nào đó.
  8. 6 1.2.2. Tài nguyên du lịch TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. TNDL được chia làm: TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn. 1.2.3. Điều kiện và tài nguyên Sinh khí hậu Sinh khí hậu là những điều kiện khí hậu, thời tiết - các yếu tố sinh thái cảnh tác động lên tất cả thế giới sinh vật và cả con người. Nghiên cứu SKH người cho mục đích du lịch là việc nghiên cứu điều kiện khí hậu, thời tiết tác động đến sức khỏe con người, việc tổ chức, triển khai các hoạt động du lịch và cần chỉ ra những thời kỳ thuận lợi của điều kiện SKH cho sức khỏe con người, cho từng LHDL trên từng lãnh thổ nhất định. 1.2.4. Vai trò của TNDL và SKH trong phát triển du lịch TNDL là nhân tố quyết định đối với sự PTDL bởi TNDL là cơ sở, yếu tố cơ bản để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch và là bộ phận cấu thành trong tổ chức không gian du lịch 1.2.5. Phát triển du lịch bền vững Phát triển DLBV là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Để đánh giá và nhận biết phát triển DLBV cần dựa trên các nguyên tắc và những dấu hiệu, những tiêu chí đánh giá nhất định. 1.2.6. Phân vùng địa lí tự nhiên với phát triển du lịch bền vững Kết quả phân vùng là tư liệu, cơ sở khoa học nền tảng; Phân vùng ĐLTN tìm ra mức độ đa dạng và đặc trưng của tài nguyên du lịch; Đơn vị phân vùng là các đơn vị cơ sở cho đánh giá TNDL và là sơ sở xác lập những quy hoạch, định hướng mang tính chiến lược trong PTDL. 1.2.7. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu: Quan điểm hệ thống- tổng hợp; Quan điểm lãnh thổ; Quan điểm lịch sử; Quan điểm phát triển bền vững. Trong đó, quan điểm hệ thống-tổng hợp giữ vai trò chủ đạo.
  9. 7 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp thu thập, phân tích và xử lí số liệu; Phương pháp bản đồ và GIS; Phương pháp thực địa; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp SWOT. 1.3.2. Phương pháp đánh giá TNDL và điều kiện SKH - Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái: sử dụng để xác định mức độ thích nghi sinh thái của TNDL và điều kiện SKH theo các tiểu vùng cho các LHDL và điểm du lịch. Phương pháp được thực hiện theo 3 bước: Xây dựng thang đánh giá gồm xác định các tiêu chí và bậc đánh giá. Các tiêu chí được lựa chọn dựa vào đặc điểm, yêu cầu của từng LHDL. Mỗi tiêu chí xác định 4 mức đánh giá: Rất thuận lợi (RTL), Thuận lợi (TL), Tương đối thuận lợi (TĐTL) và ít thuận lợi (ITL) tương ứng với điểm số từ 4 đến 1; Tiến hành đánh giá: nhằm xác định được điểm đánh giá bằng điểm trung bình cộng (Công thức CT1) ; Đánh giá kết quả: phân cấp các mức độ đánh giá từ rất thuận lợi đến ít thuận lợi (Công thức CT2) 1 n X  X min X   k i X i (CT1) X  max (CT2) n i 1 m (X: Điểm trung bình cộng đánh giá; ki : Trọng số của tiêu chí thứ i; Xi : Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i; i: Tiêu chí đánh giá, i = 1,2,3…n; m: Số cấp đánh giá) - Phương pháp phân loại khí hậu và sinh khi hậu Đánh giá phân loại SKH cho PTDL là việc xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu của lãnh thổ với điều kiện sinh lý người và các điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch. Dựa trên đặc điểm khí hậu khu vực QN-HP và các chỉ tiêu đã nghiên cứu, NCS đã lựa chọn một số tiêu chí và xác định các chỉ tiêu để phân loại và thành lập bản đồ SKH. Việc phân loại SKH để xác định các đơn vị SKH là cơ sở cho đánh giá tài nguyên, điều kiện SKH cho PTDL. 1.3.3.Phương pháp luận phân vùng địa lí tự nhiên: Dựa trên cơ sở lý luận phân vùng ĐLTN và đặc điểm phân hóa về ĐKTN khu vực. Các phương pháp áp dụng trong phân vùng ĐLTN khu vực QN-HP được sử dụng gồm: Phương pháp thực địa; phân tích yếu tố trội; phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên; phân tích, so sánh các bản đồ bộ phận. Các nguyên tắc gồm: Nguyên tắc phát sinh; tổng hợp; toàn vẹn lãnh thổ; yếu
  10. 8 tố trội và nguyên tắc đồng nhất tương đối. Hệ thống phân vị phân vùng gồm 3 cấp: Vùng ↔ Á vùng ↔ Tiểu vùng 1.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu luận án Trong thực hiện luận án, NCS thực hiện theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị; nghiên cứu lãnh thổ, đánh giá; kết quả đánh giá. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ SINH KHÍ HẬU KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG 2.1. Điều kiện tự nhiên và TNDL tự nhiên khu vực QN-HP 2.1.1. Điều kiệu tự nhiên và TNDL tự nhiên - Vị trí địa lý - tài nguyên vị thế của khu vực: Vị trí cửa ngõ trong giao lưu kinh tế các nước trên thế giới, nơi hội tụ đầy đủ những lợi thế về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và chính trị. Với vị trí địa lí đặc biệt này QN - HP có nhiều thuận lợi trong PTDL. - Đặc điểm địa chất: Khu vực có mặt các thành tạo địa chất có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi. Thành phần chủ yếu là các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên cacbonat và cacbonat. Cấu trúc cơ bản của vùng thuộc miền núi uốn nếp Kaledonit Katazia rìa nam địa khối cổ Hoa Nam được chia làm 2 khu vực: khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng - Đặc điểm địa hình, địa mạo: Nổi bật là dãy núi cánh cung Đông Triều được phát triển trên vùng nâng kiến tạo. Dải đồi thấp lượn sóng, sườn thoải ở phía đông và đồng bằng ở phía nam phát triển trên vùng bình ổn tân kiến tạo. Khu vực bờ và bãi biển bị chia cắt khá mạnh bởi các nhánh núi, đồi ăn sát ra biển, và các vịnh đảo, cửa sông. - Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phía bắc các sông thường nhỏ, hẹn, độ dốc lớn và ít chịu ảnh hưởng của biển. Phía nam sông thường lớn, độ uốn khúc mạnh và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Hồ trong khu vực chủ yếu là hộ nhân tạo như hồ Yên Trung, Yên Lập, Khe Chè, Đoan Tinh, Tràng Vinh. Một số điểm nước khoáng đã được khai thác như Quang Hanh, Khe Lạc, Đồng Long, Tiên Lãng, Thuồng Luồng. - Hải văn: Thủy triều khu vực có chế độ nhật triều thuần nhất, độ lớn trung bình 3-4m lúc triều cường. Nhiệt độ nước biển trung bình tầng mặt 27,30C, tăng dần ra ngoài khơi và xuống phía nam. Nhiệt độ cao vào
  11. 9 mùa hè và thấp vào mùa đông. Độ mặn cao vào các tháng mùa khô, giảm dần vào các tháng mùa mưa, tăng dần từ ven bờ ra ngoài khơi. Hoàn lưu và sóng biển không lớn do có sự che chắn của hệ thống các đảo. - Sinh vật: Các HST điển hình như: HST rừng thường xanh nhiệt đới; HST vùng triều và rừng ngập mặn; HST đáy cứng rạn san hô; HST đáy mềm cỏ biển. HST hang động và tùng áng; HST nông nghiệp v.v...Khu vực có các VQG Bái Tử Long, Cát Bà, các KBTTN Đông Sơn- Kỳ Thượng, Yên Tử, KBTB đảo Trần, Cô Tô, Cát Bà-Long Châu, Bạch Long Vĩ …Đây cũng chính là các địa điểm có thể tổ chức tham quan du lịch trên cơ sở TNDL sinh vật. 2.1.2. Điều kiện khí hậu và tài nguyên SKH Khí hậu có sự phân hóa theo không gian và thời gian thể hiện ở các yếu tố khí hậu. Tổng số giờ nắng dao động từ 1650-1850 giờ/năm. Nắng nhiều đầu mùa hè đến đầu thu (tháng 5-10) và ít nắng vào mùa đông (tháng 2-3), Nhiệt trung bình năm dao động từ 22,7-23,90C, cao vào các tháng mùa hè (>280C), thấp vào các tháng mùa đông (
  12. 10 đó, giá trị tăng thêm ngành nông-lâm-thủy sản tăng 4,8%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 5,7% và ngành dịch vụ tăng 9,8%. Hải Phòng, mức tăng trưởng tương ứng là 7,51%; 4,32%; 5,95%; 9,11% (2013). 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, nơi lưu giữ nhiều những di tích lịch sử - văn hóa với các lễ hội đặc trưng trong đó có nhiều di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt và quốc gia như Yên Tử, Khu di tích nhà Trần, khu di tích nhà Mạc, đền Nguyễn Bỉnh Khiêm...và nhiều lễ hội lớn như lễ Yên Tử, lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Chọi Trâu....Nghề và làng nghề truyền thống nổi tiếng như gốm sứ Đông Triều, Hạ Long, đánh bắt hải sản Cửa Vạn, mây tre đan Chính Mỹ, tạc tượng Đồng Minh, mộc Bảo Hà …Ngoài ra, yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất ...của cư dân địa phương, các hoạt động, sự kiện văn hóa thể thao cũng TNDL quý giá. 2.3. Phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN-HP phục vụ phát triển du lịch bền vững 2.3.1. Thành lập bản đồ phân vùng ĐLTN khu vực QN - HP - Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ - Chỉ tiêu phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN-HP: Vùng: Dựa vào nhân tố kiến tạo - địa mạo, sự phân hóa giữa biển và đất liền - là những khu vực có sự tương đồng về cấu trúc hình thái sơn văn có cùng nguồn gốc phát sinh (vùng núi, đồi, đồng bằng), nét đặc trưng về đặc điểm thủy văn, sự khác biệt giữa biển và lục địa; Á vùng: Dựa vào sự tương đồng về hướng sơn văn, theo đó tương đồng về điều kiện khí hậu dưới tác động tương hỗ của địa hình; Tiểu vùng: Dựa vào sự thống nhất của một kiểu địa hình (khối núi, khu vực đồi, dạng đồng bằng) trên một nền nham thạch tương đồng về tuổi. Đối với các đảo, sự phân chia được dựa trên tiêu chí chính là vật chất hình thành nên các đảo và vị trí phân bố của các đảo. Ngoài ra cấu trúc của các quần hệ sinh vật (các kiểu thảm, HST chính) cũng được xét. 2.3.2. Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP Kết quả đã phân chia lãnh thổ QN-HP thành 3 vùng, trong đó có 2 á vùng và 14 tiểu vùng (Bảng 2.2, Bản đồ 7)
  13. 11 Bảng 2.2: Hệ thống các đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên khu vực QN - HP Vùng Á vùng Tiểu vùng KH I. Vùng núi A.. Á vùng Đông 1. Tiều vùng núi thấp Tiên Yên - Bình Liêu - IA.1 thấp và đồi Quảng Hà - Móng Cái phía Bắc 2. Tiểu vùng đồi Tiên Yên - Quảng Hà - Móng Cái IA.2 3. Tiểu vùng đồng bằng ven biển Tiên Yên - Hà Cối IA.3 B. Á vùng Tây 1. Tiểu vùng núi thấp Hoành Bồ - Ba Chẽ IB.1 2. Tiểu vùng núi thấp Đông Triều - Uông Bí IB.2 3. Tiểu vùng đồi Hạ Long - Cẩm Phả IB.3 4. Tiểu vùng đồng bằng ven vịnh Cửa Lục IB.4 II. Vùng đồng 1. Tiểu vùng đồng bằng châu thổ cửa sông hình II.1 bằng châu thổ phễu Bặch Đằng hiện đại phía 2. Tiểu vùng đồng bằng châu thổ bồi tụ sông II.2 Nam Thái Bình III. Vùng biển- 1. Tiểu vùng biển - đảo Cái Bầu - Cái Chiên - III.1 đảo phía Đông Vĩnh Thực 2. Tiểu vùng biển - đảo Bái Tử Long III.2 3. Tiểu vùng biển - đảo Cô Tô-Lô Chúc San III.3 4. Tiểu vùng biển - đảo Hạ Long - Cát Bà III.4 5. Tiểu vùng biển - đảo Bạch Long Vĩ III.5 2.4. Phân loại SKH khu vực QN-HP phục vụ phát triển du lịch bền vững 2.4.1. Thành lập bản đồ phân loại SKH khu vực QN - HP - Nguyên tắc và phương pháp thành lập bản đồ phân loại SKH - Chỉ tiêu phân loại SKH khu vực QN-HP: Dựa trên mục đích nghiên cứu và đặc điểm phân hóa khí hậu, các tiêu chí và chỉ tiêu phân loại SKH khu vực QN-HP được xác lập (Bảng 2.3) Bảng 2.3: Các tiêu chí, chỉ tiêu phân loại SKH khu vực QN-HP Tiêu chí đánh giá Chỉ tiêu đánh giá Mức đánh giá Kí hiệu T0 ≥ 220C Hơi nóng I 220C > T0 ≥ 200C Ấm II Nhiệt độ trung bình năm (T0C) 200C > T0 ≥ 180C Mát III T0 < 180C Hơi lạnh IV < 3 tháng Mùa lạnh ngắn 1 Số tháng lạnh/năm (N) 4 - 5 tháng Mùa lạnh trung bình 2 > 6 tháng Mùa lạnh dài 3 Rn ≥ 2500 mm Mưa rất nhiều A 2500 >Rn ≥ 2000mm Mưa nhiều B Lượng mưa năm (Rn: mm) 2000 >Rn ≥ 1500mm Mưa vừa C Rn < 1500 mm Mưa ít D ≤ 2 tháng Mùa khô ngắn a Số tháng khô/năm (n) 3 - 4 tháng Mùa khô trung bình b ≥ 5 tháng Mùa khô dài c
  14. 12 2.4.2. Kết quả phân loại SKH khu vực QN-HP Kết quả, trên lãnh thổ khu vực QN-HP có tất cả 13 loại SKH (Bản đồ 8). Cụ thể các loại SKH: IA1a: Loại SKH nóng, mưa rất nhiều có mùa lạnh ngắn và mùa khô ngắn; IB1b: Loại SKH nóng, mưa nhiều, mùa lạnh ngắn và có độ dài mùa khô trung bình; IC1c: Loại SKH nóng, mưa vừa và có mùa lạnh ngắn, mùa khô hơi dài; ID1c: Loại SKH nóng, mưa ít và có độ dài mùa khô dài, mùa lạnh ngắn; IIA1a: Loại SKH ấm, mưa rất nhiều, mùa lạnh và mùa khô ngắn; IIB1b: Loại SKH ấm, mưa nhiều và có mùa lạnh ngắn, mùa khô trung bình; IIC1c: Loại SKH ấm, mưa vừa và mùa lạnh ngắn, mùa khô hơi dài; IIIA2a: Loại SKH mát, mưa rất nhiều, mùa lạnh trung bình và mùa khô ngắn; IIIB2b: Loại SKH mát, mưa nhiều, mùa lạnh trung bình và mùa khô trung bình; IIIC2c: Kiểu SKH mát, mưa vừa, mùa lạnh trung bình và mùa khô dài; IVA3a: Loại SKH lạnh, mưa rất nhiều, mùa lạnh hơi dài và mùa khô ngắn; IVB3b: Loại SKH lạnh, mưa nhiều có mùa lạnh hơi dài và mùa khô trung bình; IVC3c: Loại SKH lạnh, mưa vừa có mùa lạnh hơi dài và mùa khô dài. 2.5. Sự phân hóa của tự nhiên, điều kiện SKH và TNDL theo các tiểu vùng Kết quả phân tích đặc điểm tự nhiên, điều kiện SKH và TNDL của tiểu vùng dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp các tài liệu, kết quả thực địa và kết quả tích hợp, chồng xếp các bản đồ thành phần. Kết quả phân tích là cơ sở cho việc đánh giá và xây dựng định hướng khai thác lãnh thổ cho PTDL. 2.6. Cơ sở đánh giá TNDL và điều kiện SKH khu vực QN-HP 2.6.1. Tính hấp dẫn của TNDL và điều kiện SKH khu vực QN-HP: QN-HP có nhiều khu tập trung TNDL tư nhiên như khu vực biển-đảo, khu vực đồi-núi trong đó có nhiều dạng TNDL đặc sắc và độc đáo như: Hạ Long, Cát Bà, VQG Bái Tử Long v.v…TNDL nhăn văn đa dạng và phong phú với 472 di tích được xếp hạng, trong đó 171 di tich xếp hạng quốc gia. Nhiều lễ truyền thống với nội dung độc đáo mang đặc trưng riêng. 2.6.2. QN-HP có sự thuận lợi để kết hợp các loại TNDL Sự phong phú về các dạng TNDL, đặc điểm phân bố của chúng trong không gian và thời gian đã tạo nên sự thuận lợi trong kết hợp theo không gian và thời gian trong việc khai thác tài nguyên. 2.6.3. Những vấn đề phát triển du lịch bền vững khu vực QN-HP Trên cơ sở phân tích hiện trạng PTDL và đối chiếu với dấu hiệu nhận biết phát triển DLBV cho thấy: hoạt động du lịch khu vực QN-HP tương đối bền vững ở nội dung về kinh tế, tuy nhiên nội dung trong sử dụng tài nguyên và môi trường; văn hóa - xã hội còn ẩn chứa nhiều mặt
  15. 13 chưa bền vững: khai thác chưa hợp lý tài nguyên, tập trung khai thác ở một số điểm, tính thời vụ tương đối rõ rằng, tính liên ngành chưa cao nên môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm và suy thoái cục bộ. Chương 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG 3.1. Mục đích đánh giá: Xác định mức độ mức độ thuận lợi của TNDL và điêu kiện SKH đối với từng LHDL, điểm du lịch theo các tiểu vùng dựa trên các nôi dung và nguyên tắc của phát triển DLBV; Đề xuất những định hướng, giải pháp khai thác hợp lý các TNDL, điều kiện SKH một cách bền vững trong khu vực nghiên cứu. Áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái để xác định mức độ thuận lợi của từng LHDL và điểm du lịch. 3.2. Đánh giá cho một số loại hình du lịch 3.2.1. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch: Tiềm năng về TNDL và điều kiện SKH thuận lợi; Hiện trạng khai thác TNDL và các LHDL; Định hướng PTDL của địa phương; Nhu cầu và xu hướng PTDL trong tương lai. Những LHDL đánh giá gồm: 1) Tham quan tự nhiên; 2) Nghỉ dưỡng: 3) Sinh thái; 4) Tắm biển và 5) Du lịch văn hóa. 3.2.2. Xây dựng thang đánh giá - Đánh giá cho LHDL tham quan: Các tiêu chí được lựa chọn bao gồm: thắng cảnh tự nhiên, địa hình, sinh vật và điều kiện SKH. + Thắng cảnh tự nhiên: RTL: Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa các DTLS-VH có ý nghĩa quốc gia đặc biệt. Sức chứa Trên 5000 người/ngày; TL: Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có chứa các DTLS-VH cấp quốc gia. Sức chứa trên 3000 người/ngày; TĐTL: Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, mức độ tập trung ít, có giá trị cấp tỉnh. Có các di tích cấp tỉnh. Sức chứa trên 1000 người/ngày; ITL: Dưới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phương. Sức chứa dưới 1000 người/ngày. + Địa hình: RTL: Có kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, Karst, địa hình đảo) với nhiều dạng có giá trị cho PTDL và độ dốc trung bình dưới 40
  16. 14 (trừ địa hình Karst); TL: Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng có giá trị cho PTDL và độ dốc từ 4-80; TĐTL: Kiểu địa hình đồi, có dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL và độ dốc từ 8-150; ITL: Kiểu địa hình núi thấp, có dưới 3 dạng có giá trị cho PTDL và độ dốc trên 150. + Sinh vật: RTL: Có thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, nơi chứa các VQG hoặc trên 2 khu bảo tồn, có trên 5 sự hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm; TL: Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, có chứa 1-2 khu bảo tồn, có trên 3 sự hiện diện; TĐTL: Các kiểu thảm là trảng cây cây bụi, trảng cỏ, rừng hỗn giao, rừng thông…, có từ 1-3 sự hiện diện; ITL: Các kiểu thảm là thảm thực vật nông nghiệp và không có sự hiện diện. + Điều kiện SKH: RTL: Các loại SKH ID1c, IC1c, IIC1c, IIIC2c chiếm trên 50% diện tích và có trên 200 ngày triển khai tốt hoạt động du lịch; TL: Các loại SKH IIB1b, IB1b, IIIB2b, IVC3c chiếm trên 50% diện tích và có từ 150-200 ngày; TĐTL: Các loại SKH IIA1a, IVB3b, IA1a, IIIA2a chiếm trên 50% diện tích và có từ 100-150 ngày; ITL: Loại SKH IVA3a chiếm trên 50% diện tích và có dưới 100 ngày. - Đánh giá cho LHDL nghỉ dưỡng: Các tiêu chí được lựa chọn trong đánh giá bao gồm: điều kiện SKH, địa hình và thắng cảnh. Bên cạnh đó, các yếu tố như điểm nước khoáng, khu vực có dược liệu quý cũng được bổ sung trong quá trình phân tích, đánh giá. + Điều kiện SKH: RTL: Các loại SKH IC1c, ID1c , IIB1b, IIC1c, IIIC2c chiếm trên 50% diện tích. Trong năm có ít nhất 6 tháng có điều kiện SKH TL, trong đó có từ 4-5 tháng RTL. Tổng số có trên 260 ngày SKH tốt và rất tốt; TL: Các loại SKH IB1b, IIA1a, IIIB2b chiếm trên 50% diện tích. Có ít nhất 6 tháng TL, trong đó có 3 tháng liên tục có khí hậu RTL. Tổng số có trên 240 ngày SKH tốt và rất tốt; TĐTL: Các loại SKH IA1a, IIIA2a, IVC3c chiếm trên 50% diện tích. Có từ 4-5 tháng có khí hậu TL, trong đó có 3 tháng không liên tục RTL. Tổng số có từ 200 - 240 ngày có SKH tốt và rất tốt; ITL: Các loại SKH IVB3b, IVA3a chiếm trên 50% diện tích. Có dưới 4 tháng có khí hậu TL, trong đó có dưới 3 tháng RTL. Tổng số có dưới 200 ngày có SKH tốt và rất tốt. - Đánh giá cho LHDL sinh thái: Các tiêu chí được lựa chọn bao gồm: sinh vật, điều kiện SKH và địa hình. Theo ý kiến chuyên gia, các
  17. 15 chỉ tiêu, mức đánh giá và điểm số có thể sử dụng kết quả trong đánh giá cho LHDL tham quan. - Đánh giá cho LHDL tắm biển: đây là LHDL đặc thù phụ thuộc chặt chẽ vào một số ĐKTN. Các tiêu chí đánh giá cho LHDL tắm biển được xác định như sau: bãi tắm, điều kiện SKH và chế độ hải văn. + Tiêu chí bãi tắm: Dựa vào cấu tạo và tổng sức chứa trung bình các bãi tắm theo các tiểu vùng, 4 mức đánh giá được xác định: RTL: Có thành phần cát, sức chứa it nhất 2000 người/ngày; TL: Có thành phần cát bùn, sức chứa ít nhất 1000 người/ngày; TĐTL: Có thành phần sạn, cát bùn lẫn sạn, sức chứa ít nhất 500 người/ngày; ITL: Có thành phần cát bùn, sức chứa ít hơn 500 người/ngày. + Điều kiện SKH: Do khu vực ven biển QN-HP chủ yếu thuộc các loại SKH thuận lợi nên cần dựa vào số tháng và số giờ nắng trong năm. Chỉ tiêu 4 mức đánh giá theo các tiểu vùng như sau: RTL: Trong năm có 6 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25-290C, trong đó 6 tháng có số giờ nắng trung bình trên 180 giờ. Tổng số giờ nắng trên 1800 giờ/năm; TL: Có 6 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25-290C, trong đó ít nhất 3 tháng có số giờ nắng trung bình trên 180 giờ. Tổng số giờ nắng từ 1600 - 1800 giờ/năm; TĐTL: Có 5 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25-290C, số giờ nắng trung bình tháng trên 160 giờ. Tổng số giờ nắng từ 1500 - 1600 giờ/năm; ITL: Có dưới 5 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25-290C. Tổng số giờ nắng dưới 1500 giờ/năm. + Hải văn: Dựa vào độ mặn và cấp sóng biển trung bình tháng theo các tiểu vùng. Chỉ tiêu 4 mức đánh giá được xác định như sau: RTL: Độ mặn trung binh tháng trên 30‰, sóng biển cấp 2-3; TL: Độ mặn trung bình tháng từ 20-30‰, cấp sóng biển từ 1-2; TĐTL: Độ mặn trung bình tháng từ 10-20‰, cấp sóng biển từ 3-4; ITL: Độ mặn trung bình tháng dưới 10‰, cấp sóng biển trên 4. - Đánh giá cho LHDL văn hóa: Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc, chính vì vậy các di sản văn hóa (DSVH) là tiền đề, cơ sở hình thành LHDL này. Các chỉ tiêu lựa chọn đánh giá gồm: DSVH vật thể, DSVH phi vật thể; điều kiện SKH.
  18. 16 + DSVH vật thể: Chỉ tiêu xác định dựa vào mật độ và số di tích được xếp hạng. Cụ thể 4 mức đánh giá theo các tiêu vùng như sau: RTL: Mật độ DTLS-VH dày đặc, có ít nhất 20 di tích xếp hạng quốc gia hoặc 1-2 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; TL: Mật độ DTLS-VH trung bình, có ít nhất 3 di tích xếp hạng quốc gia và phân bố tập trung; TĐTL: Mật độ DTLS-VH thưa, có dưới 3 di tích được xếp hạng quốc gia; ITL: Mật độ DTLS-VH rất thưa và không có di tích được xếp hạng quốc gia. + DSVH phi vật thể: Xác định chỉ tiêu dựa trên sự đa dạng, tính độc đáo và ý nghĩa của các loại hình di sản phi vật thể. Cụ thể 4 mức đánh giá theo các tiểu vùng được xác định như sau: RTL: DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình được xếp hạng quốc gia hoặc gắn với di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt; TL: DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo, đa dạng về loại hình và mang ý nghĩa liên vùng; TĐTL: Đa dạng về loại hình DSVH phi vật thể và mang ý nghĩa vùng; ITL: Chỉ có các loại hình DSVH có ý nghĩa địa phương.. 3.2.3. Tiến hành và kết quả đánh giá tổng hợp Mỗi LHDL đánh giá và cho điểm của từng tiêu chí theo các mức và chỉ tiêu đã xác định. Điểm tổng hợp được xác định theo công thức (CT1) và phân cấp theo 4 mức đánh giá theo công thức (CT2), kết quả (Bảng *). Bảng *: Tổng hợp kết quả đánh giá 5 LHDL được lựa chọn LHDL Tiểu vùng Tham quan Nghỉ dưỡng Sinh thái Tắm biển Văn hóa IA.1 ITL ITL ITL - TĐTL IA.2 ITL ITL ITL - ITL IA.3 TĐTL ITL ITL TL TL IB.1 ITL ITL TĐTL - TĐTL IB.2 TL TL TL - RTL IB.3 TĐTL TL ITL - TL IB.4 - - ITL ITL ITL II.1 TL TL TĐTL ITL RTL II.2 TĐTL TĐTL TĐTL ITL RTL III.1 TL TL TĐTL TĐTL ITL III.2 RTL RTL RTL RTL TL III.3 TĐTL ITL TL RTL TĐTL III.4 RTL RTL RTL TĐTL TL III.5 TL TĐTL TL ITL ITL Bảng * là kết quả tổng hợp từ các bảng 3.7, 3.11, 3.12, 3.16, 3.19 trong luận án
  19. 17 3.2.4. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 5 LHDL theo từng tiểu vùng Từ các kết quả mức độ thuận lợi của từng LHDL tiến hành cho điểm và tính % số điểm so với tổng điểm tối đa của các LHDL ở từng tiểu vùng. Dựa vào % số điểm đạt được và số LHDL có thể triển khai để đánh giá tổng hợp 5 LHDL ở các tiểu vùng theo các chỉ tiêu (Bảng 3.21). Bảng 3.21: Chỉ tiêu đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi 5 LHDL Mức đánh giá Tiêu chí RTL TL TĐTL ITL LHDL 5 5 4 5 4 3 4 3 1-2 % số điểm >75 51-75 >75 ≤50 51-75 >75 ≤50 ≤75 Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi 5 LHDL như sau (Bản đồ 16): RTL: gồm tiểu vùng III.2, III.4; TL: các tiểu vùng IB.2, II.1, II.2, III.1, III.3; TĐTL: gồm các tiểu vùng IA.3, IB.3, III.5; ITL: gồm các tiểu vùng IA.1, IA.2, IB.4. 3.3. Đánh giá tổng hợp theo các điểm du lịch 3.3.1. Cơ sở lựa chọn các điểm du lịch: Tiềm năng và mức độ tập trung TNDL, điều kiện SKH thuận lợi và kết quả đánh giá TNDL và SKH cho các LHDL; Hiện trạng khai thác tài nguyên tại các điểm du lịch; Định hướng phát triển, khả năng khai thác và kết hợp giữa các loại TNDL. Các điểm du lịch được lựa chọn đánh giá bao gồm: Móng Cái - Trà Cổ, Vân Đồn, Cô Tô, Tp. Hạ Long, Hoành Bồ, Đông Triều - Uông Bí, Yên Hưng-Thủy Nguyên, trung tâm Tp. Hải Phòng, Cát Bà, Đồ Sơn, Vĩnh Bảo - Tiên Lãng, Bạch Long Vĩ. 3.3.2. Xây dựng thang đánh giá Kế thừa các nghiên cứu trước và sự phù hợp với đặc điểm lãnh thổ, các tiêu chí đánh giá các điểm du lịch bao gồm: Sức hấp dẫn; Vị trí điểm du lịch; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT-CSVCKT) phục vụ du lịch; Thời gian hoạt động; Độ bền vững của điểm. Sức hấp dẫn (S): Rất hấp dẫn: Trên 6 phong cảnh tự nhiên đẹp, đa dạng, SKH thuận lợi, các DSVH vật thể và phi vật thể đa dạng về loại hình, phong phú và đặc sắc về nội dung. TNDL có giá trị cấp quốc tế, quốc gia đặc biệt, đáp ứng trên 6 LHDL; Hấp dẫn: Từ 3-6 phong cảnh đẹp, đa dạng, SKH thuận lợi, DSVH vật thể, phi vật thể đa dạng, phong phú về loại hình. TNDL có giá trị cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, đáp ứng được 4-6 LHDL; Tương đối hấp dẫn: Từ 1 -2 phong cảnh đẹp,
  20. 18 DSVH vật thể, phi vật thể đa dạng và có giá trị cấp tỉnh hoặc tương đương, đáp ứng từ 2-3 LHDL; Ít hấp dẫn: phong cảnh đơn điệu, DSVH vật thể, phi vật thể mang giá trị địa phương và chỉ phát triển 1LHDL. Vị trí điểm du lịch (V): Rất gần: khoảng cách 10 - 100km, thời gian tiếp cận dưới 3 giờ, có thể đi bằng 2-3 loại phương tiện; Gần: khoảng cách 100-200km, thời gian tiếp cận dưới 5 giờ, có thể đi bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng; Tương đối gần: khoảng cách trên 200km, dưới 500km, thời gian tiếp cận dưới 12 giờ, có thể đến bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng; Xa: khoảng cách trên 500km, thời gian tiếp cận trên 24h và đi bằng 1-2 loại phương tiện thông dụng. CSHT-CSVCKT phục vụ du lịch (C): Rất tốt: CSHT-CSVCKT du lịch đồng bộ, đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế; Tốt: CSHT - CSVCKT du lịch tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia; Tương đối tốt: CSHT - CSVCKT du lịch nhưng chưa đồng bộ, chưa đầy đủ tiện nghi; Kém: CSHT - CSVCKT du lịch còn thiếu, nếu đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời. Thời gian hoạt động (T): Rất dài: Có trên 200 ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên 80 ngày có điều kiện SKH thích hợp nhất đối với sức khỏe; Dài: Có 150 - 200 ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch và 70-80 ngày có điều kiện SKH thích hợp nhất đối với sức khỏe; Tương đối dài: Có 100-150 ngày triển khai tốt hoạt động du lịch và 60- 70 ngày có điều kiện SKH thích hợp nhất đối với sức khỏe; Ngắn: Có dưới 100 ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 60 ngày có điều kiện SKH thích hợp nhất đối với sức khỏe. Độ bền vững của điểm du lịch (B): Rất bền vững: Không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bị phá hủy, hoặc phá hủy không đánh kể, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái nhanh; giá trị DSVH được bảo tồn tốt, không bị phá hủy bởi môi trường tự nhiên và con người, ít nhất 50% điểm tài nguyên của điểm được đầu tư, bảo vệ hay có quy hoạch; Bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy ở mức độ nhẹ, khả năng tự phục hồi tương đối nhanh, giá trị DSVH có bị phá hủy, khả năng tôn tạo và phục hồi nhanh, có trên 40% điểm tài nguyên được bảo vệ, tôn tạo hay quy hoạch phát triển; Tương đối bền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2