intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dược học: Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

100
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận án trình bày quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và các chỉ số sử dụng thuốc, các yếu tố ảnh hưởng để sử dụng thuốc; thực trạng kê đơn và chăm sóc người bệnh trên thế giới và Việt Nam; đánh giá kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN PHỤC HƯNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI-2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN PHỤC HƯNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ BẢO HIỂM Y TẾ Ở MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2016-2018 Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC Mã số: 9 72 02 12 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH CHÍNH HÀ NỘI-2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi theo sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả NCS. Nguyễn Phục Hưng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi tới Thầy PGS.TS. Nguyễn Minh Chính, nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm đào tạo – nghiên cứu Dược - Học viện Quân y, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Tôi xin chân thành cám ơn Thầy PGS.TS. Trịnh Nam Trung, Viện trưởng Viện đào tạo Dược - Học viện Quân Y, Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm đào tạo – nghiên cứu Dược - Học viện Quân y đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án tiến sĩ. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Hệ Sau đại học, các Thầy Cô trong Viện đào tạo Dược và Học viện Quân Y đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, Khoa Khám ngoại trú và Khoa Dược của 11 cơ sở y tế công lập tại Thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình lấy số liệu để hoàn thành luận án. Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tác giả NCS. Nguyễn Phục Hưng
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và các chỉ số sử dụng thuốc, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc 3 1.1.1. Qui định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ............................... 3 1.1.2. Chỉ số sử dụng thuốc....................................................................... 4 1.1.3. Hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện ................................... 10 1.2. Thực trạng kê đơn và chăm sóc người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................................................... 20 1.2.1. Thực trạng kê đơn và chăm sóc người bệnh trên thế giới ............ 20 1.2.2. Thực trạng kê đơn và chăm sóc người bệnh tại Việt Nam ........... 28 1.2.3. Vài nét về cơ sở y tế tại thành phố Cần Thơ ................................ 31 1.2.4. Tóm lược một số nghiên cứu về kê đơn và chăm sóc người bệnh trên thế giới và tại Việt Nam ....................................................... 33 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 37 2.1.1. Các đối tượng .............................................................................. 37 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................. 37 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 37
  6. 2.1.4. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 38 2.1.5. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 38 2.1.6. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 39 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.2. Cỡ mẫu chọn ............................................................................... 40 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................. 42 2.2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................... 44 2.2.5. Xác định biến số nghiên cứu....................................................... 51 2.2.6. Các kỹ thuật thực hiện ................................................................ 56 2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai số ...................................................... 57 2.2.8. Xử lý số liệu ............................................................................... 57 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 61 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả đánh giá thực trạng kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ............................................................................................ 62 3.1.1. Kết quả đánh giá thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ........................................................... 62 3.1.2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 ................................... 83 3.2. Kết quả đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ...................................................... 86
  7. 3.2.1. Kết quả phân tích thực trạng chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ............................................ 86 3.2.2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chăm sóc người bệnh điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 .............................. 97 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Về thực trạng kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018 ................ 104 4.1.1. Về thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ............................................................................... 104 4.1.2. Về hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 ............................... 123 4.2. Về thực trạng chăm sóc người bệnh và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018.................................................................................. 128 4.2.1. Về thực trạng chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2017 ........................................................ 128 4.2.2. Về hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chăm sóc người bệnh điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2017-2018 .......................... 134 KẾT LUẬN ................................................................................................... 144 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 146
  8. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 BHYT : Bảo hiểm y tế 2 BVĐK : Bệnh viện đa khoa 3 BYT : Bộ Y tế 4 CBYT : Cán bộ y tế 5 CSYT : Cơ sở y tế 6 DMTCY : Danh mục thuốc chủ yếu 7 DMTTY : Danh mục thuốc thiết yếu 8 ĐHYD : Đại học Y Dược 9 KS : Kháng sinh 10 SCT : Sau can thiệp 11 TB : Trung bình 12 TCT : Trước can thiệp 13 TCY : Thuốc chủ yếu 14 TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới 15 TP : Thành phố 16 TTT : Tương tác thuốc 17 TTY : Thuốc thiết yếu 18 TTYT : Trung tâm y tế 19 TW : Trung ương
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tóm tắt các nghiên cứu về chỉ số kê đơn trên thế giới 20 1.2. Tóm tắt các nghiên cứu về chỉ số chăm sóc người bệnh 23 trên thế giới 2.1. Bảng thống kê số lượt khám ngoại trú có bảo hiểm y tế 41 trung bình 1 ngày của 11 cơ sở y tế tại thành phố Cần Thơ năm 2015 2.2. Số lượng mẫu cần lấy phân chia theo 11 cơ sở y tế 42 2.3. Số lượng mẫu cần lấy phân chia sau can thiệp 43 2.4. Các mức độ tương tác thuốc 45 2.5. Các biến số sự hiểu biết của người bệnh về dùng thuốc 51 và đợt điều trị 2.6. Các biến số sự hài lòng về dịch vụ ngoại trú của các cơ 52 sở y tế 2.7. Các biến số về yếu tố thời gian và các yếu tố số lượng 54 2.8. Các biến số về các nội dung khảo sát 55 3.1. Tỷ lệ tuân thủ các quy định thủ tục hành chính tại 11 cơ 62 sở y tế 3.2. Tỷ lệ tuân thủ các quy định về nội dung đơn thuốc tại 11 63 cơ sở y tế 3.3. Số thuốc kê trung bình trong một đơn tại 11 cơ sở y tế 64 3.4. Tỷ lệ thuốc được kê theo tên generic và tên chung quốc 65 tế 3.5. Tỷ lệ đơn có kháng sinh tại 11 cơ sở y tế 66 3.6. Tỷ lệ sử dụng kết hợp kháng sinh tại 11 cơ sở y tế 67
  11. Bảng Tên bảng Trang 3.7. Các nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất tại 11 cơ 68 sở y tế 3.8. Tỷ lệ đơn có thuốc tiêm tại 11 cơ sở y tế 69 3.9. Một số loại thuốc tiêm được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở 70 y tế 3.10. Tỷ lệ đơn có vitamin tại 11 cơ sở y tế 70 3.11. Một số loại vitamin được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở y tế 71 3.12. Tỷ lệ đơn có corticoid tại 11 cơ sở y tế 72 3.13. Một số loại corticoid được sử dụng nhiều tại 11 cơ sở y 72 tế 3.14. Tỷ lệ các thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc 73 thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu tại 11 cơ sở y tế 3.15. Tỷ lệ tương tác thuốc tại 11 cơ sở y tế 74 3.16. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 1 cao nhất tại 11 75 cơ sở y tế 3.17. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 2 cao nhất tại 11 76 cơ sở y tế 3.18. Tỷ lệ các tương tác thuốc bất lợi mức 3 cao nhất tại 11 77 cơ sở y tế 3.19. Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn tại 11 cơ sở y 78 tế 3.20. Chi phí thuốc và tỷ lệ chi phí thuốc trung bình dành cho 79 kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, corticoid tại 11 cơ sở y tế 3.21. Tỷ lệ đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị tại 11 cơ sở y 80 tế
  12. Bảng Tên bảng Trang 3.22. Tỷ lệ thực hiện thông tin hợp lý cho người bệnh tại 11 82 cơ sở y tế 3.23. Tỷ lệ tuân thủ quy chế kê đơn sau can thiệp 83 3.24. Số thuốc kê trung bình trong một đơn sau can thiệp 84 3.25. Tỷ lệ tương tác thuốc sau can thiệp 85 3.26. Thời gian khám bệnh trung bình tại 11 cơ sở y tế 86 3.27. Thời gian cấp phát thuốc trung bình tại 11 cơ sở y tế 87 3.28. Tỷ lệ các thuốc được phân phát thực tế tại 11 cơ sở y tế 88 3.29. Tỷ lệ đơn được dán nhãn đầy đủ tại 11 cơ sở y tế 89 3.30. Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh về liều lượng dùng thuốc 90 và đợt điều trị tại 11 cơ sở y tế 3.31. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về kết quả cung 91 cấp dịch vụ y tế tại 11 cơ sở y tế 3.32. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về khả năng tiếp 92 cận tại 11 cơ sở y tế 3.33. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về sự minh bạch 93 thông tin và thủ tục tại 11 cơ sở y tế 3.34. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về cơ sở vật chất 94 và phương tiện tại 11 cơ sở y tế 3.35. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về thái độ, năng 96 lực chuyên môn nhân viên tại 11 cơ sở y tế 3.36. Thời gian khám bệnh trung bình sau can thiệp 97 3.37. Thời gian cấp phát thuốc trung bình sau can thiệp 98 3.38. Tỷ lệ đơn có thuốc được dán nhãn đầy đủ sau can thiệp 98 3.39. Tỷ lệ hiểu biết của người bệnh về dùng thuốc và đợt 99 điều trị sau can thiệp
  13. Bảng Tên bảng Trang 3.40. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về kết quả 100 cung cấp dịch vụ y tế sau can thiệp 3.41. Tỷ lệ mức hài lòng cao của người bệnh về khả năng tiếp 100 cận sau can thiệp 3.42. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về sự minh 101 bạch thông tin và thủ tục sau can thiệp 3.43. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về cơ sở vật 102 chất và phương tiện sau can thiệp 3.44. Tỷ lệ mức hài lòng mức cao của người bệnh về thái độ, 103 năng lực chuyên môn nhân viên sau can thiệp
  14. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1. Chu trình sử dụng thuốc trong bệnh viện 11 1.2. Quy trình cấp phát thuốc theo Trung tâm khoa học quản lý y tế 12 Mỹ 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc theo Tổ chức y tế thế 14 giới 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc theo Trung tâm khoa 15 học quản lý y tế Mỹ 1.5. Các biện pháp cải thiện sử dụng thuốc 18 2.1. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu chung 38 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu can thiệp 39
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như kéo dài thời gian điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong của người bệnh, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng quen thuốc nói chung và kháng kháng sinh nói riêng. Theo thống kê, trên thế giới có hơn 50% thuốc được sử dụng không hợp lý. Xuất phát từ thực trạng đó, năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đã tổ chức một hội nghị lớn ở Nairobi – Kenya về sử dụng thuốc hợp lý. Tại hội nghị, các thành viên của mạng lưới quốc tế về sử dụng thuốc hợp lý và chương trình hành động vì thuốc đã xây dựng nên các chỉ số sử dụng thuốc. Các chỉ số sử dụng thuốc có thể mô tả tình trạng sử dụng thuốc ở một quốc gia, khu vực, từng cơ sở y tế cụ thể hay có thể dùng để so sánh giữa các cơ sở y tế với nhau, để từ thực tiễn đó xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe hoàn thiện hơn [1]. Tại Việt Nam, tổng số lượt khám bệnh qua các năm đều tăng cao, năm 2015 là 213.267.600 lượt, tăng 8,5% so với năm 2011 là 196.456.600 lượt [2] nên Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định hoạt động sử dụng thuốc nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc. Tuy nhiên, thực trạng kê đơn cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các nước đang phát triển, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú vẫn còn nhiều tồn tại: kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất; nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh cũng còn sai sót; hay hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng, thông tin người bệnh chưa đầy đủ [3]. Ngoài ra, trong thời gian qua một số cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức đến các điều kiện phục vụ người bệnh và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, còn có các ý kiến
  16. 2 của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất lượng dịch vụ y tế chưa tương xứng với chi phí [4]. Những bất cập này đã và đang tồn tại và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế. Đặc biệt cần chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngoại trú có bảo hiểm y tế khi mà tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hiện nay đã trên 80% dân số, phấn đấu tỉ lệ này đến năm 2025 là 95% dân số [5]. Cần Thơ là thành phố phát triển nhất về y tế tại Đồng bằng sông Cửu Long vì thế mỗi ngày các cơ sở y tế phải tiếp nhận một số lượng khá lớn người bệnh tại 13 tỉnh, thành phố trong khu vực. Theo thống kê năm 2015 tại các cơ sở y tế công lập tiếp nhận khám chữa bệnh đa khoa, trung bình một ngày có 6.351 lượt người bệnh đến khám ngoại trú, trong đó có khoảng 97% trường hợp là có bảo hiểm y tế. Vì vậy, công tác kê đơn khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế tại Cần Thơ cần được giám sát chặt chẽ hơn. Từ các thực tiễn trên, đề tài: “Đánh giá thực trạng kê đơn và chăm sóc bệnh nhân điều trị ngoại trú bảo hiểm y tế ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018” được thực hiện với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng kê đơn và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018. 2. Đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp trong chăm sóc người bệnh bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú ở một số cơ sở y tế công lập tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2018.
  17. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Qui định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, chỉ số sử dụng thuốc, hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện 1.1.1. Qui định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú * Theo điều 6 thông tư số 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế (BYT), yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc: + Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh. + Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn. + Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ của trẻ. + Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. + Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. + Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa. + Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10). + Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa. + Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (đóng dấu) họ tên [6].
  18. 4 * Trong khoảng thời gian nghiên cứu, thông tư số 52/2017/TT-BYT của BYT qui định về việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú được ban hành, thông tư này có hiệu lực từ 1-3-2018 [7]. Thời gian kết thúc lấy mẫu của nghiên cứu vào tháng 4-2019, tuy nhiên theo điều 6, thông tư này, yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc, khi so sánh với điều 6, thông tư số 05/2016/TT-BYT có cùng nội dung mà luận án thực hiện đánh giá, có 8/9 nội dung khảo sát trong qui chế thực hiện không thay đổi giữa thông tư số 05/2016/TT-BYT và thông tư 2017, nội dung 3 chỉ khác là trẻ được đi khám cùng người giám hộ và ghi thêm số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Bên cạnh, trong thời gian thực hiện luận án, thông tư số 18/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 52/2017/TT-BYT, hiệu lực từ 15-10-2018, trong đó có sửa đổi khoản 3 điều 6 của thông tư này thành “Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.” [8]. So với thông tư số 05/2016/TT-BYT, chỉ bổ sung thêm cân nặng của trẻ và tên của người đưa trẻ đi khám bệnh. * Như vậy, nội dung khảo sát theo thông tư số 05/2016/TT-BYT không thay đổi nhiều về điều 6 – yêu cầu chung của nội dung đơn thuốc so với thông tư 52/2017/TT-BYT và thông tư 18/2018/TT-BYT nên nghiên cứu của chúng tôi vẫn đảm bảo tính mới và cập nhật so với các văn bản hiện hành của BYT. 1.1.2. Chỉ số sử dụng thuốc 1.1.2.1. Mục tiêu Các nghiên cứu để đánh giá việc sử dụng thuốc sẽ rất khác nhau ở các nơi. Bản chất và thiết kế của các nghiên cứu như vậy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu thông tin đặc thù của các nhà quản lý y tế, loại hình hệ thống lưu trữ hồ sơ đang có tại cơ sở, người cung cấp dịch vụ với những thói quen được mô tả, các nguồn lực để thực hiện nghiên cứu. Nói chung, các
  19. 5 nghiên cứu về sử dụng thuốc căn cứ vào các chỉ số thuộc vào bốn nhóm lớn dưới đây: * Mô tả thực hành kê đơn: nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện đánh giá riêng biệt về thực hành điều trị của các nhóm cơ sở y tế (CSYT) và người bệnh. * So sánh việc thực hiện các chỉ số sử dụng thuốc giữa các CSYT hoặc người kê đơn hoặc giữa các nhóm CSYT với nhau. * Giám sát và theo dõi theo từng khoảng thời gian cụ thể trong năm về thói quen sử dụng thuốc. * Đánh giá hiệu quả can thiệp: các chỉ số cụ thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của mỗi can thiệp nhằm thay đổi việc thực hành kê đơn [1]. 1.1.2.2. Phân loại Dựa trên các chỉ số sử dụng thuốc Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã xây dựng, BYT đã ban hành các chỉ số sử dụng thuốc cho các CSYT, gồm 5 chỉ số: chỉ số kê đơn, chỉ số chăm sóc người bệnh, chỉ số cơ sở, chỉ số sử dụng thuốc toàn diện và chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện. Trong nội dung của luận án, do đối tượng nghiên cứu là người bệnh khám ngoại trú có bảo hiểm y tế (BHYT) nên phạm vi luận án chỉ khảo sát 3 chỉ số là chỉ số kê đơn, chỉ số chăm sóc người bệnh và chỉ số sử dụng thuốc toàn diện [9]. 1.1.2.3. Nội dung các chỉ số sử dụng thuốc * Các chỉ số về kê đơn và các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện: + Số thuốc kê trung bình (TB) trong một đơn:  Mục đích: đo lường số lượng thuốc trong một đơn thuốc (các thuốc đa thành phần được tính là một, không liên quan đến thực tế người bệnh có dùng thuốc hay không).  Cách tính: được tính bằng cách chia tổng số lượng thuốc trong số các đơn thuốc cho số đơn thuốc được khảo sát.
  20. 6 + Chi phí TB của mỗi đơn:  Mục đích: để đo lường chi phí cho việc điều trị bằng thuốc.  Cách tính: được tính bằng cách chia toàn bộ chi phí tiền của tất cả các thuốc đã kê đơn cho số đơn đã khảo sát. + Tỷ lệ các thuốc được kê theo tên generic hoặc tên chung quốc tế (ngoại trừ các thuốc nhiều thành phần có thể kê theo tên thương mại theo qui định của BYT):  Mục đích: tìm xu thế kê đơn thuốc theo tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN).  Cách tính: tỷ lệ % này được tính bằng cách chia số các thuốc được kê theo tên generic cho tổng số các thuốc được kê, nhân với 100. + Tỷ lệ đơn kê có kháng sinh (KS) và tỷ lệ chi phí thuốc dành cho KS:  Mục đích: đo lường mức độ sử dụng loại thuốc quan trọng nhưng đắt tiền và thường bị lạm dụng trong điều trị.  Cách tính: tỷ lệ đơn kê có KS được tính bằng cách chia số các lần khám bệnh có kê KS cho số lần khám bệnh được khảo sát, nhân với 100 và tỷ lệ chi phí thuốc dành cho KS được tính bằng cách chia toàn bộ tiền của toàn bộ KS cho toàn bộ giá trị tiền của các đơn thuốc. + Tỷ lệ đơn kê có thuốc tiêm và tỷ lệ chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm:  Mục đích: đo lường mức độ sử dụng thuốc tiêm.  Cách tính: tỷ lệ các đơn kê có thuốc tiêm được tính bằng cách chia số các đơn có kê thuốc tiêm cho số đơn được khảo sát, nhân với 100 và tỷ lệ chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm được tính bằng cách chia giá trị tiền của toàn bộ thuốc tiêm cho toàn bộ giá trị tiền của các đơn thuốc. + Tỷ lệ các đơn kê có vitamin và tỷ lệ chi phí thuốc dành cho vitamin:  Mục đích: đo lường mức độ sử dụng thuốc thường bị lạm dụng để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0