Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculaceae)’
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu thuộc loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep.), họ Mao lương (Ranunculaceae), mô tả được các đặc điểm hình thái thực vật và hình thái vi học của loài này. Xác định được về thành phần hóa học của loài Phong quỳ sa pa: định tính các nhóm chất, phân lập được các hợp chất chính và xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất. Đánh giá được một số tác dụng sinh học trên mô hình in vitro của các hợp chất phân lập từ loài Phong quỳ sa pa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculaceae)’
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƢỢC LIỆU HÀ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA LOÀI PHONG QUỲ SA PA (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculaceae LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƢỢC LIỆU HÀ THỊ THANH HƢƠNG NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA LOÀI PHONG QUỲ SA PA (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculaceae) LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: Dược liệu - Dược học cổ truyền MÃ SỐ: 9720206 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phƣơng Thiện Thƣơng 2. PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phương Thiện Thương và PGS.TSKH. Nguyễn Minh Khởi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu của mình. Tác giả Hà Thị Thanh Hương
- LỜI CẢM ƠN Luận án tiến sĩ này được thực hiện tại Viện Dược liệu dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phương Thiện Thương và PGS. TSKH. Nguyễn Minh Khởi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các thầy hướng dẫn đã định hướng nghiên cứu, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các tác giả của những công trình khoa học đã trích dẫn trong luận án vì đã cung cấp nguồn tư liệu quý báu, những kiến thức liên quan trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, Khoa Hóa Phân tích-Tiêu chuẩn, Phòng Quản lý Khoa học & Đào tạo và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu, tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Hóa học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Khoa Sinh học (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội) đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Em xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Phạm Thanh Kỳ, GS.TS. Nguyễn Hải Nam, PGS. TS. Nguyễn Văn Tập, PGS.TS. Lê Quang Huấn, GS.TS. Trương Việt Dũng, GS.TS. Lê Ngọc Thành và các thầy cô đã có những ý kiến góp ý quý báu giúp em định hướng đúng và hoàn thiện công trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp tại Khoa Y Dược (Đại học Quốc gia Hà Nội) nơi tôi công tác, đã luôn tạo điều kiện thuận lợi và động viên tinh thần tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Con cũng xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, cảm ơn bố mẹ hai bên nội, ngoại đã luôn yêu thương, khích lệ con; cảm ơn anh Đoàn Thu Hà, cảm ơn con gái Đoàn Thị Tâm Quyên, con trai Đoàn Trọng Đăng, các anh, chị,
- các em và các cháu; cảm ơn những bạn bè thân thiết đã dành cho tôi những lời động viên, những tình cảm chân thành và sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, công trình này con xin được tưởng nhớ và tri ân người mẹ yêu thương, tần tảo đã khuất của con. Nghiên cứu sinh Hà Thị Thanh Hương
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ..i Mục lục ………………………………………….………………………………i Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... iii Danh mục các bảng…………………………………………………………….v Danh mục các hình ...…………………………………………………………vii ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………..1 Chương 1: TỔNG QUAN .……………………………………………………..3 1.1. Tổng quan về thực vật học chi Anemone ..................................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của chi Anemone .............. 3 1.1.2. Thành phần hóa học của chi Anemone ....................................................... 7 1.1.3. Công dụng của một số loài thuộc chi Anemone trong y học cổ truyền .... 16 1.1.4. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Anemone ................................. 20 1.2. Tổng quan về loài Phong quỳ sa pa ........................................................... 27 1.2.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật, phân bố và sinh thái của loài Phong quỳ sa pa Anemone chapaensis Gagnep. ................................................................... 27 1.2.2. Thành phần hóa học của loài Phong quỳ sa pa ........................................ 29 1.2.3. Một số công dụng và tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa .......... 29 Chương 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 30 2.1. Nguyên, vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 30 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ............................................................................. 30 2.1.2. Thuốc thử, hóa chất, dung môi.................................................................. 30 2.2. Máy móc, trang thiết bị ............................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 33 2.3.1. Nghiên cứu về thực vật học ....................................................................... 33 2.3.2. Nghiên cứu về hóa học .............................................................................. 33 2.3.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học ................................................................... 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 41 3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật .................................................................. 41 3.1.1. Thẩm định tên khoa học ............................................................................ 41 3.1.2. Đặc điểm hình thái thực vật ...................................................................... 41 3.1.3. Đặc điểm vi phẫu....................................................................................... 45 3.1.4. Đặc điểm bột dược liệu ............................................................................. 48 3.2. Kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học .............................................. 50 3.2.1. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ ........................................................ 50 3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất......................................................... 51 i
- 3.2.3. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ loài Phong quỳ sa pa …. ................................................................................................................... 56 3.3. Tác dụng sinh học ....................................................................................... 95 3.3.1. Đánh giá tác dụng chống viêm.................................................................. 95 3.3.1.1. Tác dụng ức chế sự sản sinh NO trên đại thực bào RAW264.7............. 95 3.3.1.2. Tác dụng ức chế sự biểu hiện của protein COX-2 ................................. 97 3.3.2. Tác dụng gây độc tế bào ung thư .............................................................. 97 Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 99 4.1. Về thực vật học ............................................................................................ 99 4.2. Về hóa học ................................................................................................... 99 4.2.1. Kết quả định tính ..................................................................................... 100 4.2.2. Kết quả phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất ....................... 100 4.3. Về tác dụng sinh học ................................................................................. 113 4.3.1. Về tác dụng ức chế sự sản sinh NO......................................................... 113 4.3.2. Về tác dụng ức chế sự biểu hiện của protein COX-2 .............................. 115 4.3.3. Về tác dụng gây độc với các tế bào ung thư ........................................... 116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................119 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 119 1. Về thực vật học ............................................................................................. 119 2. Về hóa học .................................................................................................... 119 3. Về tác dụng sinh học .................................................................................... 119 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………..121 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến Luận án ....................132 ii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải A-549 Lung adenocarcinoma Tế bào ung thư phổi epithelial cell APG Angiosperm phylogeny Hệ thống phân loại thực vật có group system hoa, hiện đại 13 C-NMR Carbon-13 nuclear magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân carbon resonance 13 COSY Correlation spectroscopy Phổ tương quan giữa proton- proton CC Column chromatography Sắc kí cột 1 H-NMR Proton nuclear magnetic Cộng hưởng từ hạt nhân proton resonance DEPT Distortionless enhancement Phổ DEPT by polarisation transfer DMEM Dulbecco’s modified Eagle Dung dịch đệm DMEM medium DMSO Dimethyl sulfoxide ESI electrospray ionization GC Gas chromatography Sắc ký khí HeLa Human henrietta lack cell Tế bào ung thư cổ tử cung người HepG2 Human hepatocellular Tế bào ung thư gan người carcinoma cell HMBC Heteronuclear mutiple bond Tương tác dị hạt nhân qua nhiều connectivity liên kết HSQC Heteronuclear single- Tương tác dị hạt nhân qua 1 liên quantum coherence kết HR-ESI- High-resolution electrospray Phổ khối lượng cao phun mù MS ionization mass spectrometry điện IC50 Inhibitory concentration at Nồng độ ức chế 50% đối tượng 50% thử nghiệm LC Liquid chromatography Sắ kí lỏng LPS Lipopolysaccharide MS Mass spectrometry Phổ khối lượng MTT 3-(4,5-Dimethylthiazol-2-yl)- Phương pháp đánh giá hoạt tính 2,5-Diphenyltetrazolium diệt tế bào ung thư, sử dụng bromide MTT iii
- NSAIDs Nonsteroidal anti- Thuốc chống viêm không steroid inflammatory drugs NO nitric oxide [α]D Optical rotation Độ quay cực riêng NOESY Nuclear overhauser effect Phổ hiệu ứng hạt nhân spectroscopy Overhauser (cho thông tin về tương quan về không gian giữa proton-proton) OD Optical density Mật độ quang học OVCAR-3 Ovarian carcinoma cell Tế bào ung thư buồng trứng PQSP Phong quỳ sa pa RP-18 Reserve phase C-18 Chất hấp phụ pha đảo C-18 SRB Sulforhodamine B Sulforhodamin B TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng TMS Tetramethylsilane VAST Vietnam academy of science Viện Hàn lâm Khoa học và Công and technology nghệ Việt Nam WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới YHCT Y học cổ truyền iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Anemone và nơi ghi nhận về phân bố ở Việt Nam5 Bảng 1.2. Các hợp chất triterpenoid đã phân lập từ chi Anemone .................... 7 Bảng 1.3. Các nhóm hợp chất khác đã phân lập từ chi Anemone .................... 11 Bảng 1.4. Công dụng của một số loài thuộc chi Anemone ............................... 17 Bảng 1.5. Công dụng chữa bệnh của các loài thuộc chi Anemone ở Việt Nam 20 Bảng 1.6. Tổng hợp tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Anemone .... 21 Bảng 1.7. Các điểm khác biệt về hình thái của loài A. howellii và A. chapaensis ........................................................................................................................... 28 Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính của loài Phong quỳ sa pa .. 50 Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR của các hợp chất ACL1 và hợp chất tham khảo. 57 Bảng 3.3. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL2 và hợp chất tham khảo ....... 62 Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL3 và hợp chất tham khảo ....... 67 Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL4 và hợp chất tham khảo ....... 70 Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL5 và hợp chất tham khảo ....... 74 Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL6 và hợp chất tham khảo ....... 75 Bảng 3.8. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL7 và hợp chất tham khảo ...... 76 Bảng 3.9. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL8 và hợp chất tham khảo ....... 78 Bảng 3.10. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL9 và hợp chất tham khảo ..... 80 Bảng 3.11. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL10 và hợp chất tham khảo .. 82 Bảng 3.12. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACL11 và hợp chất tham khảo ... 84 Bảng 3.13. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACR1 và hợp chất tham khảo ..... 85 Bảng 3.14. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACR2 và hợp chất tham khảo ..... 88 Bảng 3.15. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACR3 và hợp chất tham khảo ..... 91 Bảng 3.16. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất ACR4 và hợp chất tham khảo ..... 94 v
- Bảng 3.17. Độc tính trên dòng tế bào RAW264.7 và tác dụng ức chế sự sản sinh NO của các hợp chất ......................................................................................... 95 Bảng 3.18. Tác dụng ức chế sự sản sinh NO của các chất phân lập................ 96 Bảng 3.19. Tác dụng gây độc trên tế bào ung thư của các hợp chất ............... 98 Bảng 4.1. Dữ liệu phổ NMR của các saponin ACL1-ACL4 và ACR1-ACR3 104 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của các triterpenoid phân lập từ chi Anemone ...... 9 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học chính của các sapogenin từ chi Anemone ............ 10 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các coumarin, flavonoid, lacton, lignan, steroid và các dẫn chất acid phenolic đã phân lập từ chi Anemone ............................ 15 Hình 3.1. Hình ảnh đặc điểm hình thái thực vật loài Phong quỳ sa pa............ 44 Hình 3.2. Vi phẫu rễ nhỏ loài Phong quỳ sa pa ............................................... 45 Hình 3.3. Vi phẫu thân rễ loài Phong quỳ sa pa.............................................. 46 Hình 3.4. Vi phẫu lá loài Phong quỳ sa pa ....................................................... 47 Hình 3.5. Đặc điểm bột phần trên mặt đất Phong quỳ sa pa ........................... 48 Hình 3.6. Đặc điểm bột phần dưới mặt đất Phong quỳ sa pa .......................... 49 Hình 3.7. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phần trên mặt đất loài Phong quỳ sa pa ....................................................................................................................... 53 Hình 3.8. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phần dưới mặt đất loài Phong quỳ sa pa ....................................................................................................................... 55 Hình 3.9. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL1 và hợp chất tham khảo ....... 56 Hình 3.10. Các tương tác chính HMBC, COSY (A) và NOESY (B) của ACL159 Hình 3.11. Sắc ký đồ GC của các dẫn xuất TMS của đường thủy phân từ ACL1 ........................................................................................................................... 61 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL2 ........................................... 63 Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của ACL3 ........ 65 Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của ACL4 ........ 69 Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL5 ........................................... 73 Hình 3.16. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL6 ........................................... 74 Hình 3.17. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL7 ........................................... 76 Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL8 ........................................... 77 vii
- Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL9 ........................................... 79 Hình 3.20. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL10 ......................................... 81 Hình 3.21. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACL11 .......................................... 84 Hình 3.22. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của ACR1 ........ 85 Hình 3.23. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của ACR2 ......... 87 Hình 3.24. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính của ACR3 ........ 90 Hình 3.25. Cấu trúc hóa học của hợp chất ACR4 ........................................... 94 Hình 3.26. Ảnh hưởng của hợp chất ACR2 đến sự biểu hiện của protein COX-2 ........................................................................................................................... 97 Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất từ phần trên mặt đất ............. 102 Hình 4.2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất từ phần dưới mặt đất ............ 103 viii
- ĐẶT VẤN ĐỀ Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep. Ranunculaceae) được coi là một loài thực vật đặc hữu của vùng núi Sa pa do nhà thực vật học Françoise Gagnepain xác định từ năm 1929. Theo tác giả Françoise Gagnepain thì Phong quỳ sa pa có nhiều đặc điểm hình thái giống với loài A. howellii Jeffrey & W. W. Smith, nhưng có khác nhau một số điểm quan trọng nên là một loài riêng và đến nay vẫn được coi là loài đặc hữu của vùng Sapa. Quan điểm này được Ziman ủng hộ [125]. Thân rễ của loài Phong quỳ sa pa được người dân ở vùng Sa Pa (tỉnh Lào Cai) sử dụng làm thuốc chữa viêm họng, viêm túi mật, đau dạ dày, xương khớp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng dược lý của cây thuốc này để cung cấp cơ sở khoa học cho giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của nhân dân, các đặc điểm về hình thái thực vật cũng mới chỉ được mô tả sơ lược. Với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn một loài thực vật đặc hữu của Việt Nam, đóng góp các dữ liệu khoa học cho công tác nghiên cứu và đào tạo, cũng như góp phần bảo tồn, sử dụng và phát triển hợp lý loài này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đối tượng này làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ Dược học: “Nghiên cứu thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep., Ranunculaceae)’’. Đề tài được thực hiện, nhằm hướng tới 3 mục tiêu chính sau: 1. Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu thuộc loài Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep.), họ Mao lương (Ranunculaceae), mô tả được các đặc điểm hình thái thực vật và hình thái vi học của loài này. 2. Xác định được về thành phần hóa học của loài Phong quỳ sa pa: định tính các nhóm chất, phân lập được các hợp chất chính và xác định được cấu trúc hóa học của các hợp chất. 1
- 3. Đánh giá được một số tác dụng sinh học trên mô hình in vitro của các hợp chất phân lập từ loài Phong quỳ sa pa. Để đạt được 3 mục tiêu trên, cần thực hiện một số nội dung nghiên cứu chính sau: 1. Nghiên cứu về thực vật: - Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu thu thập tại khu vực Sa Pa, tỉnh Lào Cai (Anemone chapaensis Gagnep., thuộc họ Mao lương Ranunculaceae). - Phân tích, mô tả đầy đủ các đặc điểm hình thái thực vật. - Nghiên cứu, môt tả các đặc điểm hình thái vi phẫu và bột các bộ phận. 2. Nghiên cứu về hóa học: - Định tính các nhóm chất chính có trong phần trên mặt đất và phần dưới mặt đất loài Phong quỳ sa pa. - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất loài Phong quỳ sa pa. 3. Nghiên cứu một số tác dụng sinh học: - Đánh giá tác dụng chống viêm của một số hợp chất phân lập được từ Phong quỳ sa pa: ức chế sự hình thành NO và mức độ biểu hiện của của protein COX-2 trên tế bào trên đại thực bào RAW264.7 bị kích thích bởi LPS. - Đánh giá tác dụng gây độc một số dòng tế bào ung thư người của các hợp chất phân lập được từ Phong quỳ sa pa. 2
- Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về thực vật học chi Anemone 1.1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật và phân bố của chi Anemone 1.1.1.1. Vị trí phân loại Trên thế giới, họ Ranunculaceae được nhà Thực vật học người Pháp – Antoine Laurent de Jussieu xác lập từ năm 1789 và ngay từ thời đó, ông đã xếp họ thực vật này (Ranunculaceae) ở trong bộ Ranunculales. Song cho đến gần đây, vẫn có tác giả xếp họ Ranunculaceae vào bộ Berberidales – đại diện cho quan điểm này là nhà thực vật học Mỹ Thorne, R. F. (1992) [99]. Tuy nhiên, nhiều nhà Thực vật học khác trên thế giới, như Williams, D.M. (2000) [114], Takhtajan, A. (2009) [95], cũng như nhóm tác giả Angiosperm Phylogeny trong hệ thống phân loại APG (Angiosperm Phylogeny Group) [98] đều có quan điểm giống với Jussieu, A. L. (1789), xếp họ Ranunculaceae trong bộ Ranunculales. Theo một số công trình đã công bố trên thế giới, Ranunculaceae là họ thực vật lớn, với tổng số loài có thể tới 2.500 loài thuộc trên dưới 60 chi [10]. Do sự phong phú và đa dạng về số loài và chi, nên việc phân loại các bậc taxonomy trong họ thực vật này cũng có vài quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, hầu hết các tác giả đều thống nhất phân chia các đại diện trong họ Ranunculaceae thành 2 Phân họ (Subfamily) và 5 Tông (Section) theo hệ thống phân loại APG. Chi Anemone nằm trong Phân họ Ranunculoideae và trong Tông Anemoneae. Như vậy, vị trí của họ Ranunculaceae và chi Anemone nằm trong hệ thống phân loại thực vật có hoa, cụ thể như sau: Giới Thực vật - Plantae Ngành Ngọc lan – Magnoliophyta / hay là Ngành Hạt kín - Angiospermae Lớp Ngọc lan – Magnoliopsida / hay là Lớp Hai lá mầm - Dicotyledone Bộ Mao lương - Ranunculales 3
- Họ Mao lương – Ranunculaceae Phân họ Mao lương – Ranunculoideae Tông Phong quỳ - Anemoneae Chi Phong quỳ - Anemone Chi Anemone lần đầu tiên được công bố vào năm 1753 bởi tác giả Linnaeus C trong cuốn sách “Species plantarum”, trong tài liệu này, tác giả mô tả 8 loài thuộc chi Anemone bao gồm A. coronaria L., A. canadensis L., A. narcissiflora L., A. patens L., A. pratensis L., A. pulsatilla L., A. quinquefolia L., và A. virginiana L. [60]. Sau đó, có nhiều thống kê về các loài thuộc chi Anemone đã được báo cáo. Theo tác giả Tamura M. chi Anemone trên thế giới có khoảng 150 loài [22]. Các nghiên cứu của Ziman S. và Hoot S. lần lượt báo khoảng 118 và 200 loài thuộc chi Anemone [39, 125]. Tra cứu tại trang chuyên khảo về thực vật “The plant list” (2018), có 222 tên loài được chấp nhận thuộc chi Anemone. Theo các Tác giả trong Thực vật chí Trung Quốc thì tổng số loài thuộc chi Anemone (họ Ranunculaceae) đã biết trên thế giới hiện vào khoảng 150 loài [109]. Như vậy có thể thấy, chi Anemone là một chi thực vật với số lượng loài tương đối lớn trên thế giới [9]. 1.1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Anemone Chi Anemone (họ Ranunculaceae) được Linnaeus C. xác lập từ năm 1753. Kể từ đó đên nay, “Danh pháp” của chi thực vật này không có gì thay đổi, nhưng về số loài, theo thời gian, ngày càng được bổ sung nhiều hơn. Đặc điểm hình thái thực vật của chi Anemone tóm tắt như sau: Cây cỏ lâu năm, có thân rễ. Lá mọc từ gốc, đơn, chân vịt, 3 lá chét, hoặc kép lông chim, đôi khi tiêu giảm thành dạng vảy lá. Trục cụm hoa mọc thẳng, hoặc mọc xiên sau đó hướng lên; cụm hoa xim, đôi khi tán. Lá bắc (2-) 3 hoặc nhiều 4
- hơn, họp thành tổng bao lá bắc. Hoa đều (đối xứng tỏa tia). Đài (4-) 5 hoặc nhiều hơn, dạng cánh hoa, màu trắng, vàng, xanh da trời hoặc tím. Tràng không có. Nhị thường nhiều. Bộ nhụy có vài hoặc nhiều lá noãn rời; bầu có 1 noãn, đính noãn treo (đỉnh noãn đỉnh); vòi nhụy có hoặc không; núm nhụy có hoặc không. Quả bế hình trứng hoặc gần cầu, hiếm khi dẹt ở hai phía [109]. 1.1.1.3. Các loài thuộc chi Anemone trên thế giới và phân bố Như trên đã đề cập, số loài thuộc chi Anemone trên thế giới thay đổi theo thời gian. Khi mới thành lập chi thực vật này (1753), Linnaeus, C. mới đề cập có 8 loài [60]. Theo tác giả Tamura, M. (1995) chi Anemone trên thế giới có khoảng 150 loài [22]. Các nghiên cứu của Ziman, S.N. et al. (2007) và Hoot, S. (2012) lần lượt báo khoảng 118 và 200 loài thuộc chi Anemone [39, 125]. Theo trang chuyên khảo về thực vật “The plant list” (2018), có 222 loài được chấp nhận tên [9]. Các loài thuộc chi Anemone phân bố rộng rãi khắp các châu lục, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng ôn đới ấm, vùng nhiệt đới ít loài hơn và thường cũng chỉ thấy ở khu vực núi cao. Ở Trung Quốc được biết có 53 loài, trong đó 22 loài được coi là đặc hữu [109]. 1.1.1.4. Các loài thuộc chi Anemone ở Việt Nam và phân bố Trong hầu hết các tài liệu đã được công bố ở Việt Nam chi Anemone được gọi là “chi Phong quỳ” [1, 7]. Người đầu tiên mô tả về chi Phong quỳ (Anemone), họ Mao lương (Ranunculaceae) là nhà thực vật học người Pháp Françoise Gagnepain Năm 1929, trên “Bulletin de la Socie̓te̕ Botanique de France 76”, ông công bố 2 loài mới thuộc chi Anemone ở Việt Nam là: Anemone chapaensis Gagnep. và A. poilanei Gagnep. [23]. Bảng 1.1. Các loài thuộc chi Anemone và nơi ghi nhận về phân bố ở Việt Nam 5
- STT Tên khoa học Tên thường Nơi phân bố TLTK gọi 1 A. chapaensis Phong quỳ sa Lào Cai (Sa Pa) [4] Gagnep. pa 2 A. japonica Sieb. et Phong quỳ nhật Lai Châu [4, 7] Zucc. (= Syn. A. vitifolia var. japonica (Sieb. & Zucc.) Fin. & Gagnep.) 3 A. poilanei Gagnep. Phong quỳ Lào Cai, Đà [4] poilane Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum (độ cao 1200- 1800 m) 4 A. rivularis Buch.– Phong quỳ suối Quảng Trị, Phú [1, 4, Ham. Yên, Khánh 7] Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng 5 A. sumatrana De Phong quỳ Lào Cai, Hà [7] Vriese sumatra Giang 6 A. vitifolia Buch.- Dã miên hoa Hà Giang, Lai [7] Ham. ex DC. Châu Sau một thời gian rất dài, đến năm 1999, nhà thực vật học Phạm Hoàng Hộ mới cho biết thêm ở nước ta có 5 loài thuộc chi Anemone trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” [4]. Thông tin này cũng được tác giả Nguyễn Tiến Bân, 2003 ghi nhận lại trong bộ “Danh lục các loài Thực vật Việt nam”, T.II [1], gồm các loài: Phong quỳ sa pa (Anemone chapaensis Gagnep.), Phong quỳ nhật (A. japonica Sieb. et 6
- Zucc.), Phong quỳ suối (A. rivularis Buch.–Ham.), Phong quỳ poilane (A. poilanei Gagnep.) và Phong quỳ sumatra (A. sumatrana De Vriese). Trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” năm 2012, tác giả Võ Văn Chi đề cập 2 loài được dùng làm thuốc có ở nước ta là Phong quỳ nhật (A. Japonica Sieb. et Zucc.). và Phong quỳ suối (A. rivularis Buch.–Ham.) [8]. Trong bộ “Danh lục cây thuốc Việt Nam” xuất bản năm 2016, ngoài 2 loài cây thuốc đã được Võ Văn Chi ghi nhận trên [8], các tác giả ở Viện Dược liệu bổ sung thêm 1 loài nữa cũng được dùng làm thuốc ở Việt nam là Dã miên hoa (Anemone vitifolia Buch.-Ham. ex DC.) [7]. Như vậy, theo các tài liệu cho đến nay, số loài thuộc chi Phong quỳ (Anemone) đã biết ở Việt Nam tổng số là 6 loài như tổng hợp ở Bảng 1.1. Theo tổng quan các tài liệu nghiên cứu có thể nhận thấy các loài thuộc chi Anemone ở Việt Nam tập trung phân bố chủ yếu ở các vùng rừng núi. Trong đó có 4 loài (A. chapaensis, A. japonica, A. sumatrana và A. vitifolia) được phát hiện ở các tỉnh thuộc vùng núi cao phía Bắc và 2 loài (A. poilanei và A. rivularis) thuộc các tỉnh ở phía Nam (từ Quảng Trị vào đến Lâm Đồng). 1.1.2. Thành phần hóa học của chi Anemone Các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc chi Anemone chủ yếu được công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc. Cho đến nay, hơn 300 hợp chất đã được phân lập từ các loài thuộc chi Anemone. Các hợp chất phân lập chủ yếu thuộc các nhóm triterpenoid, saponin, ngoài ra có một số nhóm chất khác như flavonoid, coumarin, lignan, steroid, các dẫn chất acid phenolic và tinh dầu. 1.1.2.1. Các hợp chất triterpenoid Bảng 1.2. Các hợp chất triterpenoid đã phân lập từ chi Anemone TT Tên hợp chất Loài Tài liệu A. anhuiensis, A. [112] 1 Acid oleanolic (1) flaccida, A. narcissiflora, [96] 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây học
330 p | 278 | 61
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ
219 p | 200 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Bào chế hệ tiểu phân nano artemisinin và đánh giá tác động diệt ký sinh trùng sốt rét trên chuột
243 p | 146 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Triển khai can thiệp dược lâm sàng vào việc sử dụng hợp lý imipenem và meropenem tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
325 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
237 p | 16 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây tầm bóp (Physalis angulata L.), họ cà (Solanaceae)
168 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng ung thư của thân lá cây củ dòm (Stephania dielsiana Y.C. Wu)
359 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây ban Hooker (Hypericum hookerianum Wight. and Arn., Họ Ban - Hypericaceae)
181 p | 20 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W. W. Smith)
295 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Thiết kế và tổng hợp các acid hydroxamic mang khung quinazolin hướng tác dụng kháng tế bào ung thư
365 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học, độc tính và một số tác dụng sinh học hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng của lá cây Xăng xê (Sanchezia nobilis Hook.F.)
173 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin
229 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và xác định sinh khả dụng viên nén quetiapin 200 mg giải phóng kéo dài
182 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu tác dụng kháng u thực nghiệm của rễ củ Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen, Araliaceae) trồng ở Việt Nam trước và sau chế biến
216 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Khảo sát tính đa hình và ảnh hưởng của CYP3A5, CYP2C9 trên bệnh nhân bệnh động kinh Việt Nam
177 p | 26 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Tu hùng tai (Pogostemon auricularius (L.) Hassk.), họ Hoa môi (Lamiaceae)
269 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế pellet mesalamin giải phóng tại đại tràng
293 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá độc tính và một số tác dụng sinh học của cao khô hành đen
247 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn