intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet lansoprazol bao tan ở ruột

Chia sẻ: Trần Văn Nan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:152

64
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Bào chế được viên nang chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột đáp ứng tiêu chuẩn của Dược điển Mỹ về độ hòa tan ở quy mô phòng thí nghiệm. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định viên nang chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột. Đánh giá được sinh khả dụng của viên nang chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột so với viên đối chiếu trên động vật thực nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang chứa pellet lansoprazol bao tan ở ruột

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  BỘ QUỐC PHÒNG   HỌC VIỆN QUÂN Y LƯƠNG QUANG ANH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ  SINH KHẢ DỤNG VIÊN NANG CHỨA PELLET  LANSOPRAZOL BAO TAN Ở RUỘT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC                                                   
  2. 2 HÀ NỘI ­ 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y LƯƠNG QUANG ANH NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ  SINH KHẢ DỤNG VIÊN NANG CHỨA PELLET  LANSOPRAZOL BAO TAN Ở RUỘT Chuyên ngành :   Công nghệ Dược phẩm và Bào chế thuốc                                   Mã số :   9720202 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC                                             NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chiến 2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa
  3. 3 HÀ NỘI ­ 2019    ĐẶT VẤN ĐỀ  Loét dạ  dày tá tràng là một bệnh lý phổ  biến trên thế  giới và Việt   Nam với tỷ  lệ  bệnh nhân mắc tương đối cao (từ  5 ­ 10 % dân số). Theo  những thống kê gần đây, khoảng 5,6 % dân số miền Bắc Việt Nam có triệu   chứng của bệnh. Bệnh thường gặp  ở tuổi thanh niên và trung niên [1]. Các  nguyên nhân chính gây bệnh là yếu tố  tâm lý, rối loạn vận động cơ  quan   tiêu hoá, sử  dụng một số  thuốc cũng như  thuốc lá, rượu bia và vi khuẩn   Helicobacter pylori.  Nhóm thuốc  ức chế bơm proton được sử  dụng phổ  biến để  điều trị  loét dạ  dày tá tràng, trong đó lansoprazol thường được kết hợp với các  thuốc khác trong phác đồ  điều trị  loét dạ  dày tá tràng mang lại hiệu quả  cao. Thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại sinh dược học, lansoprazol là  dược chất ít tan nên khi dùng theo đường uống thì sinh khả  dụng bị   ảnh  hưởng   bởi   tốc   độ   và   độ   hoà   tan   dược   chất   từ   dạng   thuốc.   Hơn   nữa,   lansoprazol rất nhạy cảm với nhiệt độ, độ   ẩm, ánh sáng, dễ  bị  phân hủy  trong môi trường acid dịch vị  và kém bền nhất trong nhóm thuốc  ức chế  bơm proton nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình bào chế  cũng như  đảm bảo độ   ổn định của chế  phẩm [2]. Các nghiên cứu trên thế  giới vẫn   đang được tiến hành  để  tiếp tục nâng cao  độ   ổn định, độ  hòa tan của  lansoprazol trong các dạng bào chế  bằng nhiều phương pháp khác nhau,   đồng thời ứng dụng đa dạng các loại tá dược nhằm tối ưu mục tiêu trên.  Để  nâng cao sinh khả  dụng của thuốc thì các biệt dược lansoprazol   chủ yếu được bào chế dưới dạng nang cứng chứa pellet bao tan  ở ruột với  
  4. 4 nhiều ưu điểm. Sau khi uống, nang cứng sẽ hoà tan vỏ và giải phóng ra các   pellet ở dạ dày. Pellet là những hạt nhỏ hình cầu nên chúng dễ dàng đi qua  môn vị  để  xuống ruột non khá đều đặn, tại đó pellet bao tan  ở  ruột giải  phóng dược chất để  phát huy tác dụng điều trị. Do pellet có diện tích tiếp  xúc với bề mặt hấp thu lớn nên đảm bảo cho thuốc có sinh khả  dụng cao   và  ổn định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa sản xuất   được và phải nhập khẩu pellet lansoprazol đã bao tan ở ruột để đóng nang   cứng. Điều này cho thấy việc sản xuất chế phẩm này phụ thuộc hoàn toàn  vào nhà sản xuất pellet lansoprazol  ở  nước ngoài.  Ở  Việt Nam, cho đến  nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về  bào chế  và đánh  giá sinh khả dụng của viên nang chứa pellet lansoprazol bao tan ở ruột được  công bố.  Hiện nay, Dược điển Mỹ đã có chuyên luận về viên nang chứa pellet   lansoprazol 30 mg bao tan  ở ruột. Trong khi đó, yêu cầu chủ động về công  nghệ  bào chế  và sản xuất được chế  phẩm này  ở  nước ta là cần thiết để  góp phần phát triển nền công nghiệp dược trong nước. Vì  vậy  đề  tài:   “Nghiên cứu bào chế  và đánh giá sinh khả  dụng viên nang chứa pellet   lansoprazol bao tan ở ruột” được tiến hành với các mục tiêu như sau: 1. Bào chế  được viên nang chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan  ở   ruột đáp ứng tiêu chuẩn của Dược điển Mỹ về độ hòa tan ở quy mô phòng   thí nghiệm. 2. Đề xuất được tiêu chuẩn cơ  sở  và đánh giá độ  ổn định viên nang   chứa pellet lansoprazol 30 mg bao tan ở ruột. 3.   Đánh   giá   được   sinh   khả   dụng   của   viên   nang   chứa   pellet   lansoprazol 30 mg bao tan  ở ruột so với viên đối chiếu trên động vật thực   nghiệm.
  5. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ LANSOPRAZOL 1.1.1. Công thức và tính chất Lansoprazol (LPZ) là một thuốc điều trị  loét dạ  dày ­ tá tràng thuộc  nhóm  ức chế  bơm proton, về  bản chất là dẫn xuất benzimidazol có tên  khoa học:  2­[[[3­methyl­4­(2,2,2­trifluoroethoxy)­2­pyridyl]methyl]sulfinyl]­ 1H­benzimidazol. Công thức phân tử  là C16H14F3N3O2S, khối lượng 369,36  [3].                           Hình 1.1. Công thức cấu tạo của LPZ * Nguồn: theo Jain K.S. (2007) [4]  LPZ  ở  dạng bột kết tinh trắng đến trắng hơi nâu, không mùi. Thực  tế   không   tan   trong   nước,   khó   tan   trong   n­hexan,   ether,   ethyl   acetat, 
  6. 6 acetonitril,   dicloromethan,   dễ   tan   trong   dimethylformamid,   tan   trong   methanol, hơi tan trong ethanol. Độ tan của LPZ trong một số dung môi hữu  cơ như aceton, isopropyl alcol, n­propanol, isobutyl acetat, n­butanol tăng lên  khi nhiệt độ  tăng [5]. Nhiệt độ  nóng chảy từ  178 ­ 182ºC [6]. LPZ là một  chất lưỡng tính với pKa=  4,15 (do nguyên tố  N của nhân pyridin), 8,84 và  1,33 (do nhóm N­H của nhân benzimidazol) [7]. Bảng 1.1. Độ tan của LPZ trong nước và trong đệm phosphat pH 6,8 (n=3) Môi trường Độ tan (μg/ml) (%) ± SD Nước (250C ) 34,478 ± 0,413 (18 giờ)  33,571 ± 5,46 (24 giờ) pH 6,8 (370C) 44,162 ± 8,259 (24 giờ)  43,892 ± 1,46 (32 giờ) * Nguồn: theo Pasic M. (2008) [8] Theo   Kristi   A.   và   Vrecer   F.   thì   độ   tan   của   LPZ   tăng   khi   pH   môi  trường tăng. LPZ bị  phân ly  ở  pH 9,0 và không bị  phân ly  ở  các pH trung  tính dưới 9,0 [9].  Thử  nghiệm của Wu C. và cộng sự  cũng cho kết luận  tương tự về độ tan của LPZ liên quan đến pH môi trường, độ  tan của LPZ   cao nhất ở pH 9,0 là 1291,5 µg/ml, thấp nhất ở pH 3,0 và tăng dần khi thử ở  pH 5,0; 7,0; 9,0. Tuy nhiên,  ở  pH 11,0 thì độ  tan LPZ lại giảm đi chỉ  còn   33,5 µg/ml [10]. 1.1.2. Độ ổn định của lansoprazol Các   thuốc   ức   chế   bơm   proton   (bao   gồm   cả   LPZ)   có   cấu   trúc   benzimidazol vừa có tính acid (do hiệu ứng của nhóm sulfonyl), vừa có tính  base (do nitơ trong nhân pyridin). Cấu trúc phân tử có chứa nhân pyridin và   nhóm sulfoxyd làm cho các thuốc trong nhóm dễ bị oxy hóa, đặc biệt khi ở  pH thấp như  môi trường acid dạ  dày và cũng chịu  ảnh hưởng dưới tác   động của ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cao.
  7. 7 LPZ rất không bền dưới tác động của độ  ẩm, nhiệt độ  và ánh sáng.  Vì vậy Dược điển My 35 quy đ ̃ ịnh bảo quản LPZ trong bao bì kín, tránh  ánh sáng và nhiệt độ cao. Đồng thời cho phép hàm ẩm đối với nguyên liệu  rất thấp, dưới 0,1 % và quy định tổng tỷ lệ các tạp chất so với dược chất  không quá 0,6 % [11]. Do đặc tính không ổn định với nhiệt và  ẩm ­ đây là   hai yếu tố  thường xuyên tác động trong quá trình bào chế  các dạng thuốc   rắn nên việc bào chế  pellet LPZ rất khó đảm bảo độ   ổn định của dược   chất ngay trong quá trình bào chế. Trong nhóm thuốc  ức chế  bơm proton, LPZ là chất có tính  ổn định  rất thấp [2]. Dạng hỗn dịch  ở  220C, OPZ  ổn định trong 14 ngày trong khi  LPZ chỉ   ổn định được 8 giờ.  Ở  nhiệt độ  40C thì LPZ cũng  ổn định được  trong 14 ngày trong khi của OPZ là 45 ngày [12].  Trong môi trường nước ở 370C thì OPZ mặc dù có thời gian bán hủy  ở pH dưới 4,0 rất thấp (10 phút) nhưng ở pH 6,0 ­ 8,0 thì thời gian bán hủy  tăng lên là 18 giờ,  ở pH 11,0 thời gian bán hủy lên tới 300 ngày  [13]. Thời  gian bán hủy của PPZ là 2,8 giờ ở pH 5,0 và 220 giờ ở pH 7,8. Khảo sát độ  ổn định của OPZ, LPZ, PPZ trong các dung dịch muối  ở pH 4,0, 5,0 và 6,0  nhận   thấy   độ   ổn   định   của   các   chất   này   được   xếp   theo   thứ   tự:   đệm  phosphat  
  8. 8 Môi trường  Lansoprazol Omeprazol Pantoprazol nước pH 2,0 85 giây 105 giây 195 giây pH 7,0 13 giờ 23 giờ 39 giờ * Nguồn: theo Pilbrant Å. (1993) [15] Trong dung dịch methanol ­ đệm phosphat (5:95) pH 3,0 thì thời gian  phân hủy của LPZ là 4 phút.  Ở  nhiệt độ  250C thì thời gian phân hủy của  LPZ  ở  pH 5,0 là 30 phút, tăng lên là 18 giờ   ở  pH 7,0. Trong môi trường   nước thì trên 80 % LPZ bị phân hủy sau 72 giờ nếu có ánh sáng nhưng nếu  để trong bóng tối thì lượng LPZ bị phân hủy giảm xuống còn 40 %, nếu ở  môi trường kiềm pH 7,0 và 9,0 trong bóng tối thì LPZ  ổn định sau 72 giờ  [8]. Ở điều kiện pH 4,0 trong bóng tối thì LPZ bị phân huỷ tới 50 % [16]. Radi A. sử dụng phương pháp điện phân để đánh giá độ ổn định của  LPZ trong môi trường có pH thay đổi từ  2,0 đến 8,0. Kết quả  nghiên cứu  nhận thấy  ở  pH 2,0 thì LPZ phân hủy chỉ  sau 15 phút. Thời gian này tăng   lên là 24 phút ở pH 3,0; 86 phút ở  pH 4,0; 18 giờ  ở pH 6,0 và 34 giờ  ở  pH   8,0 [17].  Theo Tabata T. và cộng sự, LPZ không ổn định ở nhiệt độ  và độ  ẩm  cao khi ở trạng thái rắn. Sự biến đổi được mô tả như sau: Ở thời điểm ban   đầu thì LPZ có màu trắng hơi vàng với hàm lượng là 100 %, sau 4 phút  ở  nhiệt độ  400C  ở  điều kiện độ   ẩm thông thường và độ   ẩm 75 % thì LPZ  chuyển màu nâu vàng nhạt tới nâu nhạt với hàm lượng chỉ  còn lần lượt là   99,1 % và 94,7 %, sau 3 phút  ở  300C thì hàm lượng chỉ  còn 95,2 % (LPZ   chuyển màu nâu vàng), thử nghiệm tiếp tục  ở nhiệt độ  600C sau 3 phút thì  dược chất ngả  màu nâu đen sẫm với hàm lượng sụt giảm rất mạnh (chỉ  còn 65,5 %) [18].
  9. 9 Các phản  ứng phân hủy dược chất (như  LPZ) thường được xúc tác  bởi ánh sáng. Khi tiếp xúc với bức xạ điện từ, dược chất sẽ hấp thụ bước   sóng đặc trưng và làm cho tốc độ  phân hủy tăng lên. Sự  phân hủy bởi ánh  sáng phụ  thuộc vào độ  dài và cường độ  của sóng ánh sáng cùng với phản   ứng oxy hóa khử làm biến đổi màu sắc của dược chất (là biểu hiện rõ rệt   của sự phân hủy). Để  tăng độ   ổn định của LPZ, bảo vệ  dược chất tránh bị  phân hủy   bởi các tác nhân (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, acid dịch vị) và đảm bảo hiệu   quả  điều trị, các chế phẩm của LPZ thường được bào chế  dưới dạng hạt  hoặc pellet được bao kháng dịch vị rồi tiến hành đóng nang cứng hoặc dập   viên. Trong công thức bào chế nên sử dụng dược chất có độ tinh khiết cao,   các tá dược tương hợp với dược chất trong đó đáng chú ý là vai trò của tá  dược kiềm giúp LPZ  ổn định hơn khi tiếp xúc với môi trường acid, dung  môi bào chế  cũng cần tương hợp với dược chất nếu được sử  dụng theo   từng phương pháp bào chế  cụ  thể  (ví dụ: Phương pháp bồi dần, phương   pháp phun sấy...). Phương pháp và quy trình bào chế  hạt hoặc pellet LPZ   cần hạn chế  sự  tiếp xúc giữa dược chất với nhiệt độ, độ   ẩm cao và môi  trường acid. Bên cạnh đó, cần phải sử dụng các màng bao bảo vệ cũng như  màng bao tan  ở ruột để hạn chế sự  tiếp xúc của LPZ với các tác nhân gây  mất ổn định. Việc đóng nang hay sử dụng những vật liệu bao gói phù hợp   (như nang cứng ép vỉ nhôm ­ nhôm) cũng cần thiết để tăng độ ổn định của  dạng bào chế chứa LPZ. 1.1.3. Dược động học LPZ hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trung bình đạt được trong khoảng   1,2 ­ 2,1 giờ sau khi uống, sinh khả dụng tuyệt đối trên 80 % [19], [20]. Cả  nồng   độ   thuốc   tối   đa   và   diện   tích   dưới   đường   cong   (AUC)   đều   giảm 
  10. 10 khoảng 50 % nếu dùng thuốc sau khi ăn 30 phút nhưng không bị ảnh hưởng  nếu dùng thuốc trước khi ăn [3], [21]. Bảng 1.3. Dược động học của các thuốc trong nhóm ức chế bơm proton  dùng theo đường uống Thông số Esome Lanso Ome Panto Rabe prazol prazol prazol prazol prazol Sinh khả dụng  50 ­ 80 80 ­ 90 25 ­ 40 77 52 tuyệt đối (%) Thời gian đạt Cmax (giờ) 1 ­ 3,5 1,2 ­ 2,1 1 ­ 6 2 ­ 4 3 ­ 5 T1/2 (giờ) 0,8 ­ 1,3 0,9 ­ 2,1 0,5 ­ 1,2 0,8 ­ 2 0,6 ­ 1,4 Liên kết protein (%) 95 97 95 98 96 Chuyển hóa qua gan Có Có Có Có Có Thải trừ qua nước tiểu Không  Không  Không  Không  Không  đáng kể đáng kể đáng kể đáng kể đáng kể * Nguồn: theo Shi S. (2008) [20] LPZ   liên   kết   với   protein   huyết   tương   khoảng   97   %.   LPZ   được  chuyển hóa nhiều  ở  gan nhờ  hệ  enzym CYP (CYP3A4 và CYP2C19) để  thành 2 chất chuyển hóa chính là sulfon LPZ và hydroxy LPZ [3], [22]. Các  chất chuyển hóa không có hoặc có rất ít tác dụng chống tiết acid. Khoảng  20 % thuốc được bài tiết qua mật và nước tiểu. Thời gian bán thải của thuốc là 1,5 (± 1,0) giờ. Thải trừ LPZ bị kéo  dài ở người suy gan nặng nhưng không thay đổi ở người bị suy thận nặng.   Do đó phải giảm liều đối với người bị bệnh gan nặng [3]. 1.1.4. Tác dụng dược lý và một số dạng bào chế 1.1.4.1. Tác dụng dược lý ­   Cơ   chế   tác   dụng:   LPZ   liên   kết   không   thuận   nghịch   với   H+/K+  ATPase trên bề mặt tế bào thành dạ dày, do đó ức chế sự vận chuyển cuối 
  11. 11 cùng các ion hydrogen vào trong dạ dày. LPZ ức chế bài tiết acid dạ dày do   bất kì nguyên nhân nào [3].  ­ Liều lượng và chỉ định: + Điều trị cấp viêm thực quản có trợt loét ở người bị  trào ngược dạ  dày ­ thực quản: người lớn dùng 30 mg/lần/ngày trong 4 ­ 8 tuần, có thể  thêm 8 tuần nữa nếu chưa khỏi. Điều trị duy trì để giảm tái phát: người lớn   15 mg/ngày. + Điều trị  loét dạ  dày tá tràng cấp: 15 ­ 30 mg/lần/ngày trong 4 ­ 8   tuần hoặc đến khi khỏi. Dùng phối hợp với amoxicilin và clarithromycin  trong điều trị  nhiễm  Helicobater pylori  ở  người loét dạ  dày tá tràng thể  hoạt động [3], [23]. Có thể sử  dụng LPZ để  dự  phòng loét dạ  dày tá tràng  do các thuốc chống viêm không steroid gây ra [24], [25]. Theo Liu M.K. và   cộng sự, tác dụng diệt trừ  Helicobacter pylori của LPZ tương đương với  RPZ trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có nhiễm vi khuẩn này [26]. + Điều trị các chứng tăng tiết acid bệnh lý như hội chứng Zollinger ­  Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống:  người lớn bắt đầu từ  60 mg/lần/ngày, uống vào buổi sáng trước ăn, sau điều chỉnh liều cho phù   hợp mức độ  hấp thu và cần thiết để  đạt hiệu quả  lâm sàng. Các lần sau   cần khoảng 30 ­ 180 mg hàng ngày, liều trên 120 mg thì nên chia làm 2 lần.   Cần giảm liều cho bệnh nhân mắc bệnh gan nặng, thường không quá 30  mg/ngày [3]. Alarcon T. và cộng sự  so sánh tác dụng kháng   Helicobacter pylori  được phân lập từ  các mẫu sinh thiết lâm sàng của một số  thuốc điều trị  loét dạ  dày tá tràng nhận thấy LPZ là chất có tác dụng mạnh nhất trong  nhóm nghiên cứu bao gồm OPZ, ranitidin, ebrotidin và bismuth citrat [27].
  12. 12 Florent Ch. đánh giá tác dụng điều trị  trên lâm sàng của LPZ so với   một số thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng khác nhận thấy hiệu quả liền vết   loét của LPZ 30 mg nhanh và hiệu quả hơn OPZ 20 mg. Chỉ với liều 15 mg   thì LPZ có tác dụng giảm tiết acid dịch vị cũng mạnh so với OPZ 20 mg. So  sánh chỉ  số  pH dạ  dày sau điều trị  cho thấy tác dụng làm tăng pH dạ  dày  của LPZ 30 mg cao hơn so với OPZ 30 mg và PPZ 40 mg. Thử nghiệm liều   cao LPZ để điều trị hội chứng Zollinger ­ Ellison cho kết quả tốt [28]. Theo Houcke Ph. và cộng sự  sử  dụng LPZ với liều 15 mg và 30 mg  để phòng ngừa sự tái phát bệnh trào ngược dạ dày ­ thực quản cho kết quả  điều trị tương đương [29]. LPZ có mặt trong hai trên sáu phác đồ  điều trị  nhiễm  Helicobacter  pylori  được FDA chấp thuận [30].  LPZ khi dùng đường uống dạng viên  nang có thể  nâng giá trị  pH trên 4,0 trong vòng 130 phút [31]. LPZ không  bền trong môi trường acid vì vậy nên uống trước khi ăn và không cắn vỡ  hoặc nhai viên [3]. Agnihotri N. và cộng sự cũng nhận thấy LPZ còn có tác  dụng bảo vệ gan và chống stress oxy hóa do làm giảm nồng độ  MDA, làm   tăng hoạt độ  SOD, catalase, GSH, GST và glutathion reductase  ở niêm mạc   dạ dày và gan của chuột cống trắng [32]. Một nghiên cứu mới của Azzarito   T. và cộng sự  đã chứng minh LPZ làm tăng tác dụng của paclitaxel trên tế  bào ung thư có khả năng di căn [33]. ­ Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp nhất là ở đường  tiêu hóa như   ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra còn có thể  gặp đau đầu, chóng  mặt, phát ban (ADR > 1/100). Các triệu chứng ít gặp như  mệt mỏi, tăng  mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và  protein niệu (1/1000 
  13. 13 ­ Chống chỉ  định: Quá mẫn cảm với LPZ hoặc các thành phần khác  của thuốc, phụ  nữ  có thai trong 3 tháng đầu. Thận trọng đối với phụ  nữ  mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, theo thông báo lâm sàng của Mayer A.  và cộng sự thì LPZ được sử  dụng để điều trị hội chứng Zollinger ­ Ellison   trong quá trình mang thai có thể cho hiệu quả tốt và an toàn [34]. ­ Tương tác thuốc: Do  ức chế  enzym CYP   nên LPZ làm giảm tác  dụng   của   ketoconazol,   itraconazol   và   các   thuốc   khác   hấp   thu   cần   môi  trường acid. Sucralfat làm chậm và làm giảm hấp thu LPZ khoảng 30 % [3].   Không có tương tác dược động học giữa LPZ với phenytoin (kích thích   enzym CYP3A4) và ciprofloxacin (ức chế  enzym CYP3A4) [35]. LPZ hầu  như   không   ảnh   hưởng   đến   AUC   của   một   số   thuốc   như   diazepam,  prednison…[36]. 1.1.4.2. Một số dạng bào chế trên thị trường LPZ có ở nhiều dạng bào chế được sử dụng trên thị trường như viên  nang, viên nén, túi hỗn dịch, dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch [37], [38],   [39], [40]. Trong đó, phổ  biến nhất vẫn là dạng viên nang hoặc viên nén  bao tan ở ruột. ­ Dạng viên nang 30 mg chứa pellet bao tan  ở ruột có các dạng biệt  dược như Prevacid, Gastevin, Mylan, Lenzotic, IntasLan… ­   Dạng   viên   nén   30   mg   bao   tan   ở   ruột   có   các   biệt   dược   như  Daewoong Lanfra, Lanvido... ­ Một số  dạng bào chế  khác như  viên rã nhanh [41], [42], [43], viên  tác dụng kéo dài [44], [45], [46], viên nén rắn lỏng [47], vi cầu [48], [49],  [50], niosome [51], tiểu phân nano [52], viên giải phóng theo nhịp [53],  [54] ... đang được nghiên cứu và phát triển. Gần đây trên thế  giới có chế  phẩm viên nang chứa dexlansoprazol 30 mg và 60 mg dạng hạt bao tan  ở 
  14. 14 ruột, dexlansoprazol là đồng phân R của LPZ có tác dụng tốt trong điều trị  trào ngược dạ dày ­ thực quản [55], [56], [57]. 1.1.5. Các phương pháp định lượng lansoprazol 1.1.5.1. Định lượng lansoprazol trong các dạng bào chế Để  định lượng LPZ trong nguyên liệu cũng như  trong các dạng bào  chế  thì Dược điển Mỹ  quy định sử  dụng phương pháp sắc kí lỏng hiệu  năng cao (HPLC) [11]. Phương pháp HPLC là phương pháp phổ biến được  sử  dụng để  định lượng LPZ trong các dạng bào chế  [58], [59], [60], [61],  [62]. Một số tác giả cũng sử dụng phương pháp HPLC để định lượng LPZ  và các chất phân hủy của LPZ. Luo Y. và cộng sự  sử  dụng cột Diamonsil  C18 (250 mm x 4,6 mm; 5  µm), pha động là hỗn hợp dung dịch  đệm :  acetonitril (65:35). Dung dịch đệm có chứa nước và triethylamin với tỷ  lệ  60:1, điều chỉnh pH 6,2 bằng acid phosphoric. Kết quả cho thấy  ở nồng độ  định lượng lansoprazol là 1 mg/ml thì giới hạn phát hiện của các chất phân  hủy khi sử  dụng các test lão hóa từ  0,005 đến 0,009 µg/ml. Giới hạn định  lượng của các chất phân hủy từ 0,015 đến 0,03 µg/ml [63]. Zeinab A.E.S. và cộng sự nghiên cứu định lượng LPZ ở điều kiện có  chất phân huỷ  trong môi trường acid của LPZ. Các tác giả  sử  dụng cột  Nova Pak C18  60A (150 mm x 3,9 mm, 4 µm), pha động là hỗn hợp kali   dihydrophosphat 0,05 M : methanol : acetonitril (5:3:2), điều chỉnh pH 7,0  bằng dung dịch kali hydroxyd. Giới hạn định lượng của phương pháp là  0,55 µg/ml. Phương pháp này có thể áp dụng được cho cả OPZ và PPZ [64]. Người ta còn định lượng LPZ bằng phương pháp quang phổ  UV ­  VIS [65], [66], [67], sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) [68], [69], có   tác giả còn sử  dụng phương pháp điện di mao quản (CE) [70], [71]. Trong 
  15. 15 đó, phương pháp quang phổ  UV ­ VIS là phương pháp đơn giản nhưng có  độ  chính xác tương đôi cao nên có th ́ ể  sử  dụng phương pháp này để  định  lượng LPZ. 1.1.5.2. Định lượng lansoprazol trong dịch sinh học Phương pháp HPLC là phương pháp định lượng LPZ trong dịch sinh   học được áp dụng trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế  giới cho kết  quả có độ chính xác cao.   Bảng 1.4. Một số nghiên cứu về định lượng LPZ trong dịch sinh học STT Tác giả Điều kiện sắc kí ­ Cột: RP TSK gel ODS ­ 120T (250 mm x 4,6 mm, 5   µm). ­ Detector: UV ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 1 ml/phút. Aoki I. ­ Thể tích tiêm: 100 µl. 1 [72] ­   Pha   động:   Acetonitril:n­octylamin   (620:380:1),   điều  chỉnh pH 7,0 bằng acid phosphoric 85 %. Chuẩn nội là   isobutyl p­hydroxybenzoat/dicloromethan 25 µg/ml.  ­ Chiết lỏng­lỏng bằng diethyl ether:dicloromethan (7:3). ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 5 ng/ml.  ­ Cột: C18 Spherisorb (250 mm x 4,5 mm, 5 µm).  ­ Detector: 230 nm. ­ Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút. Avgerinos A.  ­ Thể tích tiêm: 100 µl. 2 [73] ­ Pha động: Acetonitril:muối acetat 0,1 M (40:60) được  điều chỉnh pH 3,3 bằng acid acetic băng. Chuẩn nội là   dung dịch acid niflumic/methanol (400 ng/ml). ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml. 3 Borner K. ­ Cột: Nucleosil 100 5C18 (250 mm x 4 mm, 5 µm). [74] ­ Detector: UV ở 283 nm. ­ Tốc độ dòng: 0,9 ml/phút. ­ Thể tích tiêm: 40 µl. ­   Pha   động:   Acetonitril:nước:n­octylamin   (400:600:1), 
  16. 16 điều chỉnh pha động tới pH 7,0 bằng acid phosphoric.   Chuẩn   nội   là   dung   dịch   p­hydroxy   benzoic   acid   n­ butylester. ­ Chiết lỏng­lỏng bằng tert­butylmethylether.  ­ Giới hạn  định lượng dưới trong huyết tương: 0,042   mg/l. ­ Cột: Dupont SB­CN. ­ Detector: Mảng diod ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút. ­ Thể tích tiêm: 10 µl. ­ Pha động: Acetonitril:đệm kali dihydrophosphat pH 4,5  Dugger H.A.  4 (46:54), Chuẩn nội là megesterol acetat.  [75] ­ Chiết lỏng­lỏng bằng tert­butylmethylether. ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml. STT Tác giả Điều kiện sắc kí ­ Cột: C18, 150 hoặc 250 mm x 4,6 mm, 5 µm. ­ Detector: UV ở 285 nm. ­   Tốc   độ   dòng:   1,0   ml/phút   trong   15   phút   đầu   và   2,5  ml/phút trong thời gian còn lại. ­ Thể tích tiêm: 100 µl. Karol M.D. 5 ­   Pha   động:   Acetonitril:nước   (35:65)   có   1   ml/l   của   n­ [76] octylamin và N­acetohydroxamic acid, điều chỉnh pH về  7,0 bằng acid phosphoric 85 %. Chuẩn nội là OPZ. ­   Chiết   lỏng­lỏng   bằng   diethyl   ether­methylen   clorid   (7:3, tt/tt). ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 10 ng/ml. 6 Masa K. ­ Cột: Lichrospher 100 RP­18 (250 mm x 4mm, 5 µm). [77] ­ Detector: UV ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 1 ml/phút. ­ Thể tích tiêm: 80 µl. ­ Pha động: Acetonitril:nước (34:66) được điều chỉnh về  pH 7,0 bằng acid phosphoric, sau đó thêm vào 0,1 % n­ octylamin. Chuẩn nội là isobutyl p­hydroxybenzoat. ­   Chiết   lỏng­lỏng   bằng   hỗn   hợp   diethyl   ether   :   dicloromethal (7:3, tt/tt). ­   Giới   hạn   định   lượng   dưới   trong   huyết   tương:  
  17. 17 µg/ml. ­ Cột: Chiral CD­Ph (100 mm x 4 mm, 5 µm). ­ Detector: UV ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút. Miura M. ­ Thể tích tiêm: 50 µl. 7 [78] ­   Pha   động:   NaClO4  0,5   M:acetonitril:methanol  (6:3:1).  Chuẩn nội là (S)­OPZ. ­ Chiết pha rắn.  ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 10 ng/ml. ­ Cột: C18, 250 mm x 4,6 mm; 5 µm.  ­ Detector: UV ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 1 ml/phút. ­ Thể tích tiêm: 50 µl. ­ Pha động: đệm kali dihydrophosphat 10 mM:acetonitril  Noubarani M.  8 (53:47) điều chỉnh pH đến 7,3 bằng triethylamin. Chuẩn  [79] nội là PPZ.  ­ Chiết lỏng­lỏng bằng tert­butyl methyl ether. ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 20 ng/ml. STT Tác giả Điều kiện sắc kí ­ Cột: Zorbax SB­C18 (200 mm x 4,6 mm, 5µm). ­ Detector: Mảng diod ở 285nm. ­ Tốc độ  dòng:   1,0 ml/phút trong 15 phút đầu và 2,5  ml/phút trong thời gian còn lại. ­ Thể tích tiêm: 40 µl. Qiao H.L. 9 ­ Pha động acetonitril:nước (32:68) được điều chỉnh pH  [80] 7,5   bằng   acid   phosphoric.   Chuẩn   nội   là   ethyl   p­ hydroxybenzoat. ­  Chiết lỏng ­ lỏng  bằng  diethyl ether:methylen clorid  (6:4).  ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 25 µg/l. 10 Uno T. ­ Cột: C18 STR ODS­II (150 mm x 4,6 mm, 5 µm). [81] ­ Detector: UV ở 285 nm. ­ Tốc độ dòng: 1,2 ml/phút. ­ Thể tích tiêm: 80 µl. ­   Pha   động:   Dung   dịch   đệm   phosphat   (0,02   M,   pH  4,6):acetonitril:methanol   (55:40:5,   tt/tt).   Chuẩn   nội  là  OPZ. 
  18. 18 ­   Chiết   lỏng­lỏng   bằng  diethyl   ether­dicloromethan  (70:30, tt/tt).  ­ Giới hạn định lượng dưới trong huyết tương: 3 ng/ml. Ở  trong nước, tác giả  Vũ Ngọc Thắng và Nguyễn Ngọc Chiến đã  xây dựng phương pháp định lượng LPZ trong huyết tương chó bằng chiết  lỏng ­ lỏng bằng tert­ butyl methyl ether, sử dụng chuẩn nội là PPZ với các  điều kiện sau: Cột sắc ký RP18 150 mm x 4,6 mm, 5 µm; pha động là hỗn  hợp dung dịch kali dihydrophosphat 0,01 M (điều chỉnh pH đến 8,0 bằng  triethylamin) ­ ACN (65:35, tt/tt); tốc độ dòng 1 ml/phút; thể tích tiêm 50 µl;  detector UV ở bước sóng 285 nm. Phương pháp này dễ thực hiện, đảm bảo  hiệu suất chiết cao, cần dùng ít dung môi hữu cơ  để  chiết và cần một   lượng huyết tương nhỏ nên tiết kiệm được chi phí tiến hành và ít gây hại  với môi trường. Phương pháp đã được thẩm định, đáp  ứng được yêu cầu  của phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học theo hướng dẫn của  FDA và DĐVN IV. Đây là một trong những phương pháp đáng tin cậy để  định lượng LPZ trong nghiên cứu sinh khả  dụng của thuốc trên động vật  thực nghiệm [82]. Trong các nghiên cứu trên, cột sắc ký HPLC pha đảo thường được sử  dụng để tách LPZ trong dịch sinh học. Pha động khá đa dạng với các tỷ lệ  phối hợp khác nhau, đáng chú ý là pH pha động hầu hết được các tác giả  đưa về giá trị trung tính hoặc kiềm. Về phương pháp chiết LPZ trong dịch   sinh học, đa số  các tác giả  đều sử  dụng phương pháp chiết lỏng ­ lỏng là  phương pháp dễ thực hiện và có chi phí thấp.  Bên cạnh phương pháp HPLC, phương pháp sắc kí lỏng khối phổ  (LCMS)  [83], [84], [85], [86]  và HPTLC [87] cũng được sử  dụng để  định  lượng LPZ trong dịch sinh học. 1.2. PELLET VÀ PELLET BAO TAN Ở RUỘT
  19. 19 1.2.1. Pellet và các thành phần của pellet ̀ ưng “hat thuôc nho” co dang hinh câu hoăc gân nh Pellet la nh ̃ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̀ ư  hình  câu, th ̀ ương co đ ̀ ́ ường kinh t ́ ừ 0,25 đên 1,5 mm, đ ́ ược hinh thanh do qua ̀ ̀ ́  ́ ̉ ́ ̉ trinh liên kêt cua cac tiêu phân d ̀ ược chât v ́ ới cac ta d ́ ́ ược khac nhau [ ́ 88],  [89], [90], [91]. Bên cạnh  đó,  micropellet  còn  để  chỉ  những hạt nhỏ  có  đường kính chỉ  từ  500 đến 700 µm [92].  Pellet  la nh ̀ ững chế  phẩm trung  gian được đóng vào nang cứng hoặc dập thành viên nén, trong đó đáng chú  ý là dạng thuốc chứa đa đơn vị  liều là dạng bào chế  hiện đại nhằm kiểm   soát giải phóng dược chất hoặc dùng để che vị [93].  Pellet có nhiều ưu điểm để ứng dụng đưa vào sản xuất các dạng bào  chế hiện đại vì pellet dê dang đi qua môn vi xuông ruôt non, có b ̃ ̀ ̣ ́ ̣ ề mặt tiếp  xúc lớn và dễ  phân bố  đồng đều trong đường tiêu hoá nên lam tăng sinh ̀   khả dụng cua thuôc ̉ ́ . Việc bao mang cho pellet thuân l ̀ ̣ ợi hơn so vơi viên nen ́ ́  ̣ hay hat, dê dang thu đ ̃ ̀ ược chế phẩm có độ đồng đều về khối lượng và hàm  lượng dược chất, thuận lợi cho việc tao ra cac chê phâm thuôc  ̣ ́ ́ ̉ ́ kiểm soát  giải phóng từ pellet [88]. Tuy nhiên việc bào chế pellet cũng có một số hạn  chế vì quá trình bào chế thường kéo dài và chi phí cao, đòi hỏi trang thiết bị  chuyên dụng hiện đại [94].  Pellet có thành phần cơ bản tương tự như viên nén về  dược chất và  các loại tá dược. Cac loai ta d ́ ̣ ́ ược thương đ ̀ ược dung trong bao chê pellet ̀ ̀ ́   ̀ Tá dược độn, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược chống dính, tá  bao gôm:  dược rã, tá dược điều hoà sự  chảy. Bên cạnh đó, thành phần của pellet có  thể có thêm một số nhóm tá dược khác như: Tá dược tạo cầu, tá dược điều  chỉnh pH, các chất diện hoạt, tá dược điều khiển giải phóng dược chất ...  [88]. 1.2.2. Các phương pháp bào chế pellet
  20. 20 Co nhiêu ph ́ ̀ ương phap đ ́ ể  bào chế  pellet, sử  dụng  thiêt bi chuyên ́ ̣   ̣ ̀ ́ ̣ dung riêng va co hiêu suât khac nhau. Ph ́ ́ ương phap bao chê khac nhau cho ́ ̀ ́ ́   ́ ̣ ́ pellet co đăc tinh khac nhau  ́ ̣ ̀ về đô đông đêu vê kich th ̀ ̀ ́ ươc, tinh chât bê măt, ́ ́ ́ ̀ ̣   ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ứng. Các phương pháp bào chế pellet gồm có:  đô xôp, ty trong, đô c 1.2.2.1. Phương pháp đùn ­ tạo cầu Là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất do ưu thế về năng suất   và chất lượng pellet thu được, có thể  đưa vào dạng bào chế  những dược   chất có hàm lượng cao [95]. Phương pháp này gồm các bước như sau: Tạo  hỗn hợp bột kép đồng nhất giữa dược chất và tá dược, tạo khối bột  ẩm,  ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ , chuyển các đoạn sợi đùn hình trụ thành các  đun khôi bôt qua sang, căt đoan pellet bằng máy tạo cầu. Làm khô pellet bằng phương pháp thích hợp và  lựa chọn pellet có kích thước xác định.  1.2.2.2. Phương pháp bồi dần Là phương pháp được thực hiện bằng sự  bồi, bám dần của nhiều  lớp dược chất và tá dược liên tiếp lên bề mặt của các nhân có sẵn cho tới   khi thu được pellet có kích thước mong muốn. Có 2 phương pháp bồi dần  sau: ­ Bồi dần từ  dung dịch hoặc hỗn dịch: Dược chất và tá dược được  hoà tan hoặc phân tán trong dung môi thích hợp có sẵn tá dược dính đã hoà  tan. Sau đó phun dịch bồi này lên bề mặt các nhân có sẵn. Khi dung môi bay  hơi thì các chất tan sẽ kết tinh lại và bám dính trên bề  mặt của nhân. Quá   trình này lặp lại nhiều lần cho đến khi thu được pellet có kích thước mong   muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0