Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila(Lam.) K.Larsen]
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila(Lam.) K.Larsen]" trình bày các nội dung: Xác định đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột của thân và lá của cây Muồng lùn; Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp từ cây Muồng lùn; Đánh giá một số tác dụng sinh học của phần trên mặt đất Muồng lùn (tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao chiết toàn phần và các cao phân đoạn từ Muồng lùn; tác dụng chống viêm in vitro, ức chế enzym α-glucosidase và α-amylase của các hợp chất phân lập được).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila(Lam.) K.Larsen]
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THANH BÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA LOÀI MUỒNG LÙN [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen] LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI, 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THANH BÌNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA LOÀI MUỒNG LÙN [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen] LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 62720406 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển 2. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương HÀ NỘI, 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển và PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương. Kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NCS. Vũ Thanh Bình
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học từ nhiều đơn vị, cùng đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển và PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương, hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phương Thảo, TS. Bùi Thị Thúy Luyện, TS. Hà Vân Oanh cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học công tác tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Dược liệu-Dược học cổ truyền, Khoa Dược lý-Dược lâm sàng, Phòng Quản lý Đào tạo, và Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên và chia sẻ giúp tôi đạt được kết quả ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! NCS. Vũ Thanh Bình
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3 1.1. Tổng quan về chi Chamaecrista Moench .................................................................3 1.1.1. Thực vật ....................................................................................................... 3 1.1.2. Thành phần hóa học .................................................................................... 6 1.1.3. Tác dụng sinh học, độc tính, công dụng và sử dụng ................................. 24 1.2. Tổng quan về loài Muồng lùn ................................................................................32 1.2.1. Đặc điểm thực vật của loài Muồng lùn ..................................................... 32 1.2.2. Thành phần hóa học của Muồng lùn ........................................................ 33 1.2.3. Tác dụng và công dụng của Muồng lùn .................................................... 34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................35 2.1. Đối tượng nghiên cứu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ .................................................35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 35 2.1.2. Động vật thực nghiệm ............................................................................... 35 2.1.3. Thuốc thử, hóa chất, dung môi.................................................................. 35 2.1.4. Máy móc, thiết bị ....................................................................................... 37 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................38 2.2.1. Thu thập, xử lý mẫu nghiên cứu ................................................................ 38 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ..................................................... 38 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ......................................... 39 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu một số tác dụng sinh học ................................. 40 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 53 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................54 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật ...................................................................54 3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái thực vật và giám định tên khoa học cây Muồng lùn 54 3.1.2. Đặc điểm vi học và cấu tạo giải phẫu ....................................................... 57 3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học ................................................................62 3.2.1. Hợp chất TB5.5 ......................................................................................... 65 3.2.2. Hợp chất TB6.4 ......................................................................................... 68 3.2.3. Hợp chất TB3.10 ....................................................................................... 71
- 3.2.4. Hợp chất TB3.1 ......................................................................................... 72 3.2.5. Hợp chất TB3.5 ......................................................................................... 74 3.2.6. Hợp chất TB11.5 ....................................................................................... 75 3.2.7. Hợp chất TB11.8 ....................................................................................... 77 3.2.8. Hợp chất TB12.10 ..................................................................................... 80 3.2.9. Hợp chất TB12.8 ....................................................................................... 82 3.2.10. Hợp chất TB8.13 ..................................................................................... 84 3.2.11. Hợp chất TB9.7 ....................................................................................... 86 3.2.12. Hợp chất TB14.3 ..................................................................................... 88 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học....................................................................93 3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa in vitro ............................... 93 3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa in vivo............. 95 3.3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm ............................................... 100 3.3.4. Các tác dụng khác ................................................................................... 106 4.1. Về thực vật ............................................................................................................111 4.2. Về hóa học ............................................................................................................111 4.3. Về tác dụng sinh học ............................................................................................115 4.3.1. Tác dụng chống oxy hóa in vitro ............................................................. 115 4.3.2. Tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa in vivo .......................................... 117 4.3.3. Tác dụng chống viêm............................................................................... 121 4.3.4. Các tác dụng khác ................................................................................... 124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................................126 KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................129
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Giải thích COSY Correlated Spectroscopy (Phổ tương quan) DCM Dicloromethan DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer ESI ElectroSpray Ionisation (kỹ thuật ion hóa phun mù điện) EtOAc Ethyl acetat EtOH Cồn ethanol FBS Fetal bovine serum (Huyết thanh bào thai bò) Glc β-ᴅ-glucopyranosyl HDL High density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng cao) HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation (Phổ tương quan dị nhân đa liên kết) 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton) HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence (Phổ tương tác dị nhân lượng tử đơn) LDL Low density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng thấp) LPS Lipopolysaccharid, chất kích thích gây viêm MDA Malondialdehyd MET Cao phân đoạn ethyl acetat Muồng lùn MMP Matrix metallopetidase mRNA Acid ribonucleic thông tin MS Mass spectrometry (Phổ khối lượng) MTP Cao toàn phần Muồng lùn MTT [3-(4,5- dimethylthiazol-2-yl) 2,5- diphenyl-tetrazolium bromid] n Số lần lặp lại thí nghiệm NF-κB Nuclear factor kappa B (yếu tố nhân kappa B) NO Nitric oxid STT Số thứ tự
- TLTK Tài liệu tham khảo TNF Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử khối u)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các hợp chất anthraquinon được tìm thấy từ các loài thuộc chi Chamaecrista .........................................................................................................................................7 Bảng 2.2. Các hợp chất flavonoid được tìm thấy từ một số loài thuộc chi Chamaecrista .......................................................................................................................................13 Bảng 2.3. Các hợp chất khác được tìm thấy từ một số loài thuộc chi Chamaecrista ...16 Bảng 3.1. Số liệu phổ hợp chất TB5.5...........................................................................67 Bảng 3.2. Số liệu phổ hợp chất TB6.4...........................................................................69 Bảng 3.3. Số liệu phổ hợp chất TB3.10.........................................................................71 Bảng 3.4. Số liệu phổ hợp chất TB3.1...........................................................................73 Bảng 3.5. Số liệu phổ hợp chất TB3.5...........................................................................75 Bảng 3.6. Số liệu phổ hợp chất TB11.5.........................................................................76 Bảng 3.7. Số liệu phổ hợp chất TB11.8.........................................................................78 Bảng 3.8. Số liệu phổ hợp chất TB12.10.......................................................................81 Bảng 3.9. Số liệu phổ hợp chất TB12.8.........................................................................84 Bảng 3.10. Số liệu phổ hợp chất TB8.13.......................................................................85 Bảng 3.11. Số liệu phổ hợp chất TB9.7.........................................................................87 Bảng 3.12. Số liệu phổ hợp chất TB14.3.......................................................................90 Bảng 3.13. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do DPDH của mẫu thử Muồng lùn ...............93 Bảng 3.14. Kết quả tác dụng dọn gốc tự do SOD của mẫu thử Muồng lùn ................94 Bảng 3.15. Tác dụng của các cao Muồng lùn đến hoạt độ ALAT, ASAT huyết thanh chuột bị gây độc gan bằng paracetamol ........................................................................96 Bảng 3.16. Kết quả sàng lọc hoạt tính ức chế sản sinh NO trên tế bào RAW264.7 của cao Muồng lùn .............................................................................................................100 Bảng 3.17. Kết quả thử sàng lọc hoạt tính ức chế sự sản sinh nitric oxide (•NO) của các mẫu trên dòng tế bào RAW264.7 ................................................................................102 Bảng 3.18. Giá trị IC50 ức chế sản sinh NO của 08 mẫu ............................................103 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của cao toàn phần Muồng lùn lên mức độ phù chân chuột theo thời gian .......................................................................................................................104 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của cao toàn phần Muồng lùn lên khối lượng u hạt...............106
- Bảng 3.21. Kết quả hoạt tính ức chế enzyme α-amylase của các hợp chất phân lập được từ phân đoạn ethyl acetat .............................................................................................108 Bảng 3.22. Kết quả hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của các hợp chất phân lập dược từ phân đoạn ethyl acetat ....................................................................................109
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Công thức cấu tạo các hợp chất anthraquinon được tìm thấy từ một số loài thuộc chi Chamaecrista .................................................................................................11 Hình 2.2. Công thức cấu tạo các hợp chất flavonoid được tìm thấy từ một số loài thuộc chi Chamaecrista ...........................................................................................................14 Hình 2.3. Công thức cấu tạo các hợp chất khác được tìm thấy từ một số loài thuộc chi Chamaecrista .................................................................................................................19 Hình 3.1. Cơ quan sinh dưỡng của cây Muồng lùn - Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen ........................................................................................................................55 Hình 3.2. Cơ quan sinh sản của cây Muồng lùn - Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen .......................................................................................................................................56 Hình 3.3. Tiêu bản cây muồng lùn – Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen ..............57 Hình 3.4. Vi phẫu thân cây Muồng lùn .........................................................................58 Hình 3.5. Vi phẫu lá.......................................................................................................59 Hình 3.6. Bột thân..........................................................................................................60 Hình 3.7. Bột lá..............................................................................................................61 Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất TB5.5 và các tương tác HMBC, NOESY chính .......................................................................................................................................67 Hình 3.9. Cấu trúc hợp chất TB6.4................................................................................70 Hình 3.10. Cấu trúc hơp chất TB3.10............................................................................72 Hình 3.11. Cấu trúc hợp chất TB3.1..............................................................................73 Hình 3.12. Cấu trúc hợp chất TB3.5..............................................................................74 Hình 3.13. Cấu trúc hợp chất TB11.5............................................................................77 Hình 3.14. Cấu trúc hợp chất TB11.8............................................................................80 Hình 3.15. Cấu trúc hợp chất TB12.10..........................................................................82 Hình 3.16. Cấu trúc hợp chất TB12.8............................................................................83 Hình 3.17. Cấu trúc hợp chất TB8.13............................................................................86 Hình 3.18. Cấu trúc hợp chất TB9.7..............................................................................88 Hình 3.19. Cấu trúc hợp chất TB14.3............................................................................91 Hình 3.20. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ phân đoạn ethyl acetat phần trên mặt đất loài Muồng lùn..................................................................................92
- Hình 3.21. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hàm lượng MDA trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol ......................................................................................97 Hình 3.22. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hàm lượng GSH trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol ......................................................................................98 Hình 3.23. Ảnh hưởng của các cao muồng lùn đến hoạt độ SOD trong gan chuột bị gây độc gan bằng paracetamol .............................................................................................99 Hình 3.24. Tác dụng chống viêm cấp của cao toàn phần Muồng lùn trên mô hình gây phù bàn chân ................................................................................................................105
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ phần trên mặt đất loài Muồng lùn .........63 Sơ đồ 3.2. Sơ đồ phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn ethyl acetat của loài Muồng lùn ..................................................................................................................................64
- ĐẶT VẤN ĐỀ Muồng lùn (hay là Me đất) có tên khoa học là Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen (tên đồng danh là Cassia pumila Lam., Cassia prostrata Roxb. hay Senna prostrata Roxb.), họ Đậu (Fabaceae) [1, 2, 143]. Cây mọc hoang nhiều nơi như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai…[2]. Trên thế giới, các nghiên cứu đã chứng minh cây Muồng lùn có các hợp chất thuộc nhóm anthranoid, flavonoid bao gồm chrysophanol (1), emodin (2), physcion (3), rhein-8-O-glucosid (10), sennosid A (35), sennosid B (36), sennosid C (37), sennosid D (38) [112], [39]; kaempferol (41), quercetin (43), kaempferol-7-O-glucosid (42) [38]; 8-hydroxy-7-(3-hydroxypropyl)-2′- methoxyflavon (45), 8-hydroxy-7-(2-hydroxyethyl)-2'-methoxyflavon (46) [73]. Theo kinh nghiệm dân gian, phần trên mặt đất của cây Muồng lùn thường được đun nước uống giúp mát gan, giải độc trong một số bệnh như xơ gan, viêm gan và được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh về gan (ở Hòa Bình), bệnh đau cơ xương khớp (ở Quảng Ninh). Trên thế giới, các nghiên cứu đã chứng minh cây Muồng lùn có tác dụng kháng khuẩn ) [95]. Theo Võ Văn Chi, hạt của cây Muồng lùn gây xổ như nhiều loài khác thuộc chi này [2]. Ở Ấn Độ, lá cây Muồng lùn dùng kèm sữa để chữa đau mắt [89]. Trên thế giới một số loài trong chi Chamaecrista đã được nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Tuy nhiên đối với loài Chamaecrista pumila, cho đến nay hầu như mới có rất ít các nghiên cứu được báo cáo. Từ thực tế trên, để góp phần làm rõ hơn giá trị làm thuốc của loài Muồng lùn, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm từ loài cây này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học loài Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]”. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính: 1
- 1. Giám định tên khoa học, mô tả đặc điểm thực vật, đặc điểm vi học cây Muồng lùn [Chamaecrista pumila (Lam.) K.Larsen]. 2. Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ phần tên mặt đất của cây Muồng lùn. 3. Đánh giá một số tác dụng sinh học của phần trên mặt đất mẫu nghiên cứu. Để thực hiện được 3 mục tiêu này, đề tài được tiến hành với những nội dung như sau: 1. Về thực vật: - Mô tả đặc điểm hình thái và khẳng định tên khoa học của mẫu nghiên cứu. - Xác định đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột của thân và lá của cây Muồng lùn. 2. Về hóa học: Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp từ cây Muồng lùn. 3. Về tác dụng sinh học: Đánh giá một số tác dụng sinh học của phần trên mặt đất Muồng lùn (tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao chiết toàn phần và các cao phân đoạn từ Muồng lùn; tác dụng chống viêm in vitro, ức chế enzym α-glucosidase và α-amylase của các hợp chất phân lập được). 2
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Chamaecrista Moench 1.1.1. Thực vật 1.1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại thực vật của A. Takhtajan 2009, chi Chamaecrista Moench, trong tông Cassieae, thuộc phân họ Vang (Caesalpinioideae), họ Đậu (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), liên bộ Đậu (Fabanae), phân lớp Hoa hồng (Rosidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [119]. Một số nhà thực vật Việt Nam như Phạm Hoàng Hộ [4], Võ Văn Chi [2] cũng xếp chi Chamaecrista Moench thuộc họ Đậu (Fabaceae) tương đồng với hệ thống quan điểm này. Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) Liên bộ Đậu (Fabanae) Bộ: Đậu (Fabales) Họ: Đậu (Fabaceae) Phân họ: Vang (Caesalpinioideae) Tông: Cassieae Chi: Chamaecrista Moench Một số loài trong chi Chamaecrista Moench Theo một số hệ thống phân loại, hiện nay, chi Chamaecrista có những loài như sau: Theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam của tác giả Nguyễn Tiến Bân [1] và “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của tác giả Võ Văn Chi [2], chi Chamaecrista có 04 loài bao gồm: 3
- - Chamaecrista absus (L.) H.S.Irwin & Barneby (Tên đồng danh: Cassia absus L. , Senna absus (L.) Roxb., Senna exigua Roxb., Cassia thonningii DC., Cassia viscida Zoll.; Tên thường gọi: Muồng trĩn, Muồng dính). - Chamaecrista leschenaultiana (DC.) Degener (Tên đồng danh: Cassia auricoma Steyaert, Cassia wallichiana DC., Cassia mimosoides L. var. wallichiana (DC.) Baker; Tên thường gọi: Muồng cô binh, Muồng lá ngắn). - Chamaecrista mimosoides (L.) Greene (Tên đồng danh: Cassia mimosoides L., Cassia angustissima Lam., Cassia sensitiva Roxb.; Tên thường gọi: Muồng trinh nữ, Trà tiên, Mắc cỡ đất, Sơn biển đậu, Muồng đậu, Hàm tu thảo quyết minh). - Chamaecrista pumila (Lamk.) K.Larsen (Tên đồng danh: Cassia pumila Lam. , Senna prostrata Roxb., Cassia prostrata Roxb.; Tên thường gọi: Muồng lùn, Me đất). Theo phân loại của Thực vật chí Trung Quốc [144], chi Chamaecrista gồm có 03 loài sau: - Chamaecrista leschenaultiana (Candolle) O. Degener - Chamaecrista mimosoides (Linnaeus) Greene - Chamaecrista pumila (Lamarck) V. Singh Theo phân loại của Thực vật chí Đài Loan [57], chi Chamaecrista có 05 loài sau: - Chamaecrista garambiensis (Hosok.) Ohashi - Chamaecrista leschenaultiana (DC.) Degener - Chamaecrista mimosoides (L.) Green - Chamaecrista nictitans subsp. patellaria (Vagel) Irwin & Barneby - Chamaecrista nomame (Sieb.) Ohashi Theo phân loại của Thực vật chí Missouri [145], chi Chamaecrista có 02 loài sau: - Chamaecrista nictitans (L.) Moench 4
- - Chamaecrista fasciculata (Michx.) Greene 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái Cây thảo hoặc cây bụi thấp, hiếm khi là cây gỗ nhỏ. Lá hình lông chim rời, các lá chét mọc đối diện, trên lá thường có các nốt hình đĩa hoặc tròn, hiếm khi lá trơn; lá chét hình trứng, mọc ngược trở lại. Hoa màu vàng hoặc đỏ, cánh hoa 5, xẻ không đều; nhị hoa 5-10, sợi thẳng, hạt phấn bao toàn bộ nhị, Cây thuộc họ đậu, quả tự mở theo hình xoắn ép. Hạt có vỏ nhẵn hoặc có lỗ rỗ, thường có vỏ ngoài [144]. Theo thực vật chí Trung Quốc [144], khóa phân loại chi Chamaecrista Moench như sau: 1a. Tuyến cuống lá có chân rõ rệt……………………………………….C. pumila 1b. Tuyến cuống lá không có chân, hình đĩa, nhô cao hoặc hơi phẳng. 2a. Cuống lá không có rãnh; lá chét 20–50 đôi, 3–4 mm; bầu nhụy có lông ngắn, cứng, ép chặt; cây họ đậu có lông rải rác, ép chặt………C. mimosoides 2b. Cuống lá có nhiều rãnh dọc; lá chét 10–25 đôi, 8–13 mm; bầu nhụy có lông tơ dài và ngắn, mỏng; cây họ đậu có lông dài và ngắn, không ép chặt……………………………………………………… C. leschenaultiana 1.1.1.3. Sự phân bố của chi Chamaecrista Moench Chi Chamaecrista hiện có khoảng hơn 300 loài, được phân bố nhiều nơi trong các vùng nhiệt đới, chủ yếu ở và khu vực Nam Mỹ, châu Á, châu Phi. Trong đó, có hơn 200 loài ở khu vực Nam Mỹ, khoảng 30 loài ở vùng nhiệt đới châu Á [143, 144]. Ở châu Á, các loài thuộc chi Chamaecrista Moench hầu hết sống ở các vùng có khí hậu nhiệt đới như Ấn độ, Trung Quốc, Indonexia, Malaixia, Thái 5
- Lan, Lào, Campuchia. Ở Việt Nam các loài thuộc chi Chamaecrista Moench là cây bụi hoặc cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang ở nhiều nơi như bãi cát, bìa rừng, trong các rừng cây rậm... trên khắp cả nước như Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Huế, Gia Lai, Kom Tum, Bình Dương… [1]. 1.1.2. Thành phần hóa học 1.1.2.1. Nhóm hợp chất anthraquinon Anthraquinon trong chi Chamaecrista là các dẫn chất 9, 10- anthracendion. Tính đến hiện tại, đã có hơn 30 dẫn chất anthraquinon được phân lập và báo cáo từ các bộ phận khác nhau của các loài Chamaecrista khác nhau. Tổng hợp các hợp chất anthraquinon có trong chi Chamaecrista được thể biện ở bảng 2.1 và hình 2.1. 6
- Bảng 2.1. Các hợp chất anthraquinon được tìm thấy từ các loài thuộc chi Chamaecrista ST Tên hợp chất Công thức Nguồn gốc Bộ phận dùng TLTK T phân tử 1. Chrysophanol C15H10O4 C. absus Rễ [117] C. mimosoides Phần trên mặt đất [99] C. gregii Rễ và vỏ cây [27] C. nomame Hạt, phần trên mặt [67] đất 2. Aloe-emodin C15H10O5 C. absus Rễ [117] 3. Emodin C15H10O5 C. mimosoides Lá [115] C. mimosoides Hạt [116] C. nigricans Lá, Toàn cây [46, C. nomame Phần trên mặt đất 103, 120] [67] 4. Emodic acid C15H8O7 C. nigricans Lá [46] C. mimosoides Hạt [116] 5. C16H12O5 C. mimosoides Hạt [116] C. nigricans Lá [120] C. gregii Rễ và vỏ cây [27] Physcion C. nomame Hạt, phần trên mặt [67] đất 6. 1,8-dihydroxy-6- C16H12O5 C. mimosoides Phần trên mặt đất [99] methoxy-2-methyl anthraquinon 7. 1,8-dihydroxy-6- C16H12O5 C. mimosoides Phần trên mặt đất [99] methoxy-3-methyl anthraquinon 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây học
330 p | 279 | 61
-
Luận án tiến sĩ dược học: Nghiên cứu xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ
219 p | 202 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Triển khai can thiệp dược lâm sàng vào việc sử dụng hợp lý imipenem và meropenem tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
325 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng kháng ung thư của thân lá cây củ dòm (Stephania dielsiana Y.C. Wu)
359 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây tầm bóp (Physalis angulata L.), họ cà (Solanaceae)
168 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
237 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Chùa dù (Elsholtzia penduliflora W. W. Smith)
295 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá sinh khả dụng, độc tính và tác dụng bảo vệ tế bào gan của phytosome silybin
229 p | 16 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Triển khai can thiệp dược lâm sàng vào việc sử dụng hợp lý imipenem và meropenem tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
27 p | 17 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu hoá học, chiết xuất, bào chế và kiểm nghiệm một số hợp chất polyphenol trong nguyên liệu và thành phẩm từ lá Actisô Đà Lạt (Folium cynarae Scolymi)
27 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Khảo sát tính đa hình và ảnh hưởng của CYP3A5, CYP2C9 trên bệnh nhân bệnh động kinh Việt Nam
177 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu can thiệp việc sử dụng olanzapin trong điều trị tâm thần phân liệt nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
27 p | 17 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây tầm bóp (Physalis angulata L.), họ Cà (Solanaceae)
26 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Tiêu chuẩn hóa dược liệu, cao alkaloid và cao flavonoid từ Khổ sâm bắc (Sophora flavescens Ait.) trồng tại Đắk Nông
189 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu bào chế, đánh giá độc tính và một số tác dụng sinh học của cao khô hành đen
247 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Thiết kế, tổng hợp và đánh giá tác động ức chế acetylcholinesterase và beta amyloid của một số dẫn chất tương đồng curcumin và flavonoid
28 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Giảo cổ lam quả dẹt (Gynostemma compressum X.X. Chen & D.R. Liang)
29 p | 19 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Dược học: Thiết kế và tổng hợp các acid hydroxamic mang khung quinazolin hướng tác dụng kháng tế bào ung thư
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn