intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:264

17
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Dược học "Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm thực vật của cây nho rừng; Nghiên cứu thành phần hóa học của cây nho rừng; Đánh giá được tác dụng chống viêm của cao chiết và các hợp chất stilbenoid và oligostilbenoid phân lập từ cây nho rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Dược học: Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ nho (Vitaceae)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU PHÙNG THANH LONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÂY NHO RỪNG (Vitis heyneana Roem. & Schult.), HỌ NHO (VITACEAE) LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI, 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN DƯỢC LIỆU PHÙNG THANH LONG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÂY NHO RỪNG (Vitis heyneana Roem. & Schult.), HỌ NHO (VITACEAE) LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN MÃ SỐ: 9720206 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Đỗ Thị Hà 2. TS. Hà Vân Oanh HÀ NỘI, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Thị Hà và TS. Hà Vân Oanh. Kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NCS. Phùng Thanh Long
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các Thầy Cô giáo, các Nhà khoa học từ nhiều đơn vị, cùng đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Thị Hà và TS. Hà Vân Oanh, hai người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thế Cường, TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế, TS. Trần Thị Hiền cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học công tác tại Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, Phòng Khoa học và Đào tạo, thư viện Viện Dược liệu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Luận án được hỗ trợ một phần kinh phí từ đề tài “Nghiên cứu cơ chế tác dụng chống viêm của một số hợp chất oligostilbenoid phân lập từ các loài Nho dại (Vitis sp.) thu hái ở miền bắc Việt Nam, mã số 106.YS.05-2014.26”, do đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đã tạo điều kiện để tôi thực hiện luận án này. Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên và chia sẻ giúp tôi đạt được kết quả ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! NCS. Phùng Thanh Long
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3 1.1. Tổng quan về chi Nho Vitis L. .................................................................................3 1.1.1. Thực vật .................................................................................................................3 1.1.2. Thành phần hóa học............................................................................................... 5 1.1.3. Tác dụng sinh học ................................................................................................ 27 1.2. Tổng quan về loài Nho rừng ...................................................................................36 1.2.1. Đặc điểm thực vật của Nho rừng .........................................................................36 1.2.2. Thành phần hóa học của Nho rừng......................................................................37 1.2.3. Tác dụng và công dụng của Nho rừng.................................................................39 1.3. Tổng quan về viêm ................................................................................................ 40 1.3.1. Khái niệm viêm ....................................................................................................40 1.3.2. Các chất trung gian trong phản ứng viêm ............................................................ 40 1.3.3. Một số mô hình đánh giá tác dụng chống viêm ...................................................45 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................49 2.1. Đối tượng nghiên cứu, hóa chất, thiết bị, dụng cụ .................................................49 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................49 2.1.2. Nguyên liệu..........................................................................................................49 2.1.3. Động vật thực nghiệm .........................................................................................49 2.1.4. Thuốc thử, hóa chất, dung môi ............................................................................49 2.1.5. Máy móc, thiết bị .................................................................................................50
  6. 2.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 51 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu thực vật..............................................................................51 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu hóa học ..............................................................................51 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu tác dụng sinh học .............................................................. 51 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................52 2.3.1. Thu thập, xử lý mẫu nghiên cứu ......................................................................52 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực vật học ................................................................ 52 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học .....................................................52 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu một số tác dụng sinh học ............................................52 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................59 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật ...................................................................59 3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học ...................................................59 3.1.2. Đặc điểm vi phẫu .................................................................................................61 3.1.3. Đặc điểm bột dược liệu........................................................................................63 3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học ................................................................ 65 3.2.1. Kết quả định tính .................................................................................................65 3.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất ...................66 3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng sinh học..................................................................100 3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm .........................................................100 3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng giảm đau .............................................................106 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .........................................................................................108 4.1. Về thực vật............................................................................................................108 4.2. Về hóa học ............................................................................................................109 4.2.1. Về định tính .......................................................................................................110 4.2.2. Về chiết xuất và phân lập ..................................................................................110 4.3. Về tác dụng chống viêm và giảm đau ..................................................................118 4.3.1. Tác dụng chống viêm in vitro ............................................................................118 4.3.2. Tác dụng chống viêm và giảm đau in vivo .......................................................122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................126 KẾT LUẬN ................................................................................................................126
  7. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .....................................................
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Giải thích AA Acid arachidonic Akt Proteinkinase B AMPK Adenosin monophosphat-activated protein kinase AP-1 Activator protein -1 ATF Activating transcription factor (yếu tố hoạt hóa phiên mã) Chuột SHR Spontaneously hypertensive rat (một dòng chuột được phát triển để nghiên cứu về bệnh cao huyết áp) COX Cyclooxygenase COSY Correlated Spectroscopy (Phổ tương quan) DCM Dichloromethan DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer ESI ElectroSpray Ionisation (kỹ thuật ion hóa phun mù điện) Glc β-ᴅ-glucopyranosyl GLUT 4 Glucose transporter type 4 HDL High density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng cao) HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation (Phổ tương quan dị nhân đa liên kết) 1 H-NMR Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton) HO-1 Heme oxygenase - 1 HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence (Phổ tương tác dị nhân lượng tử đơn) IKK IκB kinase IL Interleukin iNOS Inducible nitric oxide synthetase LDL Low density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng thấp) LPS Lipopolysaccharid
  9. MAPK Mitogen-activated protein kinase (Protein kinase hoạt hóa phân bào) MDA Malondialdehyd MMP Matrix metallopetidase MS Mass spectrometry (Phổ khối lượng) MTT [3-(4,5- dimethylthiazol-2-yl) 2,5- diphenyl-tetrazolium bromid] NF-κB Nuclear factor kappa B (yếu tố nhân kappa B) NrF2 Nuclear factor erythroid 2-related factor 2 NO Nitric oxid NOS Nitric oxid synthase PGE2 Prostaglandin E2 PGHS Prostaglandin endoperoxid H synthase PI3K Phosphatidylinositide-3-kinase RNA Acid ribonucleic RNS Reactive nitrogen species (Các chất hoạt động chứa nitơ) ROS Reactive oxygen species (Các chất hoạt động chứa oxy) RT-PCR Reverse transcription polymerase chain reaction SIRT Sirtuin SOD Superoxide dismutase STT Số thứ tự TGF Tumor growth factor (yếu tố tăng trưởng khối u) TLR-4 Toll-like receptor 4 TLTK Tài liệu tham khảo TNF Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử khối u)
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của các loài Nho ở Việt Nam ...............4 Bảng 1.2. Các monomer stilbenoid (1-13) phân lập từ các loài thuộc chi Nho ..............7 Bảng 1.3. Các dimer stilbenoid (14-52) đã phân lập từ các loài thuộc chi Nho .............8 Bảng 1.4. Các trimer stilbenoid (53-71) phân lập từ các loài thuộc chi Nho ................13 Bảng 1.5. Các tetramer stilbenoid (72-96) phân lập từ các loài thuộc chi Nho ............15 Bảng 1.6. Các pentamer, hexamer stilbenoid (97-100) phân lập từ các loài thuộc chi Nho .......................................................................................................................................18 Bảng 1.7. Một số hợp chất flavonoid (101-134) được tìm thấy trong chi Nho .............20 Bảng 1. 8. Một số hợp chất phenol (135-146) khác thuộc chi Nho .............................. 24 Bảng 1.9. Một số hợp chất không phenol khác (164-175) phân lập từ chi Nho ...........26 Bảng 1.10. Các hợp chất đã được phân lập từ loài Nho rừng V. heyneana...................37 Bảng 3.1. Kết quả định tính phần trên mặt đất của loài Nho rừng ................................ 65 Bảng 3.2. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH1 ........................................................... 70 Bảng 3.3. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH2 ........................................................... 71 Bảng 3.4. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH3 ........................................................... 72 Bảng 3.5. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH4 ........................................................... 74 Bảng 3.6. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH5 ........................................................... 76 Bảng 3.7. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH6 ........................................................... 78 Bảng 3.8. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH7 ........................................................... 79 Bảng 3.9. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất VH8 ........................................................... 83 Bảng 3.10. Dữ liệu phổ của hợp chất VH9 ...................................................................88 Bảng 3.11. Dữ liệu phổ của hợp chất VH10 .................................................................90 Bảng 3.12. Dữ liệu phổ của hợp chất VH11 .................................................................92 Bảng 3.13. Dữ liệu phổ của hợp chất VH12 .................................................................94 Bảng 3.14. Dữ liệu phổ của hợp chất VH13 .................................................................95 Bảng 3.15. Dữ liệu phổ của hợp chất VH15 .................................................................97 Bảng 3.16. Dữ liệu phổ của hợp chất VH16 .................................................................98
  11. Bảng 3.17. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế COX-2 của cao ethanol 96% và 3 cao phân đoạn phần trên mặt đất Nho rừng ................................................................................100 Bảng 3.18. Tác dụng chống viêm cấp của cao VHE trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan .........................................................................................................105 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của VHE lên khối lượng u hạt ...............................................106 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của cao VHE lên số cơn đau quặn .........................................106 Bảng 4.1. Các tác dụng sinh học của E-resveratrol .....................................................113
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc chung của các monomer stilbenoid phân lập từ chi Nho ..................6 Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các monomer stilbenoid 1-13 phân lập từ chi Nho.......6 Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các dimer stilbenoid 14-52 phân lập từ chi Nho.........12 Hình 1.4. Cấu trúc hóa học của các trimer stilbenoid 53-71 phân lập từ chi Nho ........14 Hình 1.5. Cấu trúc khung của một số tetramer stilbenoid phân lập từ chi Nho ............15 Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của một số tetramer stilbenoid 72-96 phân lập từ chi Nho .......................................................................................................................................18 Hình 1.7. Cấu trúc hóa học của các pentamer, hexamer stilbenoid 97-100 từ chi Nho 19 Hình 1.9. Cấu trúc hóa học của một số hợp chất phenol 135-146 khác ........................24 Hình 1.10. Cấu trúc hóa học của một số sterol 147-163 thuộc chi Nho .......................26 Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của một số hợp chất không phenol khác 164-175 thuộc chi Nho ................................................................................................................................ 27 Hình 1.12. Sơ đồ cơ chế viêm theo con đường NF-κB [201], [202], [203] .................44 Hình 3.1. Đặc điểm hình thái của loài Nho rừng........................................................... 60 Hình 3.2. Đặc điểm hoa của loài Nho rừng ...................................................................60 Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu thân loài Nho rừng ............................................................ 62 Hình 3.4. Cấu tạo giải phẫu lá loài Nho rừng ................................................................ 63 Hình 3.5. Đặc điểm bột thân loài Nho rừng ..................................................................64 Hình 3.6. Đặc điểm bột lá loài Nho rừng ......................................................................65 Hình 3.7. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH1 ............................................................. 70 Hình 3.8. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH2 ............................................................. 71 Hình 3.9. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH3 ....72 Hình 3.10. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH4 ..74 Hình 3.11. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH5 ..76 Hình 3.12. Cấu trúc hóa học và các tương tác COSY (─), HMBC chính (→) của hợp chất VH6........................................................................................................................78 Hình 3.13. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH7 ..79
  13. Hình 3.14. Cấu trúc hóa học và các tương tác COSY, HMBC chính của hợp chất VH8 .......................................................................................................................................82 Hình 3.15. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH9 ..88 Hình 3.16. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH10 90 Hình 3.17. Cấu trúc hóa học và các tương tác HMBC chính (→) của hợp chất VH11 92 Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH12 .........................................................94 Hình 3.19. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH13 .........................................................95 Hình 3.20. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH14 và VH15 ..........................................96 Hình 3.21. Cấu trúc hóa học của hợp chất VH16 .........................................................98 Hình 3.22. Ảnh hưởng của cao chiết ethanol 96% và 3 phân đoạn từ phần trên mặt đất Nho rừng lên mức độ biểu hiện COX-2 mRNA..........................................................100 Hình 3.23. Ảnh hưởng của các hợp chất tinh khiết phân lập từ Nho rừng lên mức độ biểu hiện COX-2 và sự sản sinh PGE2 trên đại thực bào RAW264.7 ................................102 Hình 3.24. Ảnh hưởng của VH6 lên mức độ biểu hiện COX-2, iNOS .......................104 Hình 4.1. Giả thuyết cơ chế chống viêm của hợp chất VH6 .......................................121
  14. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3. 1. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ phần trên mặt đất loài Nho rừng ..........66 Sơ đồ 3. 2. Sơ đồ phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn ethyl acetat của loài Nho rừng (V. heyneana) ........................................................................................................68 Sơ đồ 3. 3. Sơ đồ phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn n-hexan của loài Nho rừng (V. heyneana) .................................................................................................................69
  15. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước Việt Nam với 54 dân tộc cùng hàng ngàn năm lịch sử đã tích lũy được một kho tàng tri thức y học dân gian vô cùng phong phú. Nhiều cây thuốc đã được người dân địa phương sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nhưng lại rất ít phổ biến do chủ yếu được lưu truyền trong cộng đồng bằng hình thức truyền miệng. Ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, loài Nho rừng hay còn gọi Nho lông hay Nho năm góc, có tên khoa học là Vitis heyneana Roem. & Schult. từ lâu đã được người dân sử dụng như một vị thuốc [1], [2]. Cây phân bố ở một số quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia [1], [2], [3]. Ở nước ta, Nho rừng chủ yếu được tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai [1], [2]. Trong y học dân gian, toàn cây Nho rừng được sử dụng để chữa phong thấp, an thai, giải nhiệt. Ở Trung Quốc và Campuchia, người dân tại đây dùng rễ Nho rừng để trị sởi, đau nhức xương khớp, viêm phế quản, bệnh lậu, chữa kinh nguyệt không đều, làm thuốc lợi tiểu [2]. Mặc dù đã được sử dụng từ lâu trong y học dân gian để điều trị các chứng bệnh liên quan đến viêm (phong thấp, đau nhức xương khớp, viêm phế quản,…) tuy nhiên cho đến nay ở nước ta chưa có nghiên cứu nào về loài này, bao gồm cả nghiên cứu về thực vật, hóa học và tác dụng chống viêm. Trên thế giới, cũng có rất ít nghiên cứu về loài Vitis heyneana. Từ thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây Nho rừng (Vitis heyneana Roem. & Schult.), họ Nho (Vitaceae)” được thực hiện để tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng cũng như góp phần phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ loài này. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính: 1. Mô tả đặc điểm thực vật của cây Nho rừng. 2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Nho rừng. 3. Đánh giá được tác dụng chống viêm của cao chiết và các hợp chất stilbenoid và oligostilbenoid phân lập từ cây Nho rừng. Để thực hiện được 3 mục tiêu này, đề tài được tiến hành với những nội dung như sau: 1. Về thực vật: - Mô tả đặc điểm hình thái và khẳng định tên khoa học của mẫu nghiên cứu. - Xác định đặc điểm giải phẫu và đặc điểm vi học của thân và lá của cây Nho rừng. 1
  16. 2. Về hóa học: - Định tính một số nhóm chất chính trong cây Nho rừng. - Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất được phân lập từ cây Nho rừng. 3. Về tác dụng sinh học: - Đánh giá tác dụng chống viêm in vitro của cao chiết cồn, cao phân đoạn và một số hợp chất stilbenoid và oligostilbenoid được phân lập từ cây Nho rừng. - Đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau in vivo của phân đoạn tiềm năng sau khi sàng lọc. 2
  17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về chi Nho Vitis L. 1.1.1. Thực vật 1.1.1.1. Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại Takhtajan (2009) [4], chi Nho có vị trí phân loại như sau: Giới Thực vật (Plantae) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân Lớp Hoa hồng (Rosidae) Bộ Nho (Vitales) Họ Nho (Vitaceae) Chi Nho (Vitis L.) 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái Chi Nho có những đặc điểm chung như sau: Dây leo, thân thường hóa gỗ ở phần gốc; tua cuốn đối diện với lá, thường xẻ đôi ở đỉnh. Lá đơn, mọc cách, phiến lá nguyên hoặc có thùy, lá kèm sớm rụng. Cụm hoa dạng chùy, đối diện với lá. Hoa tạp tính, mẫu 5: dài hình chén, mép nguyên hoặc lượn sóng; cánh hoa 5, dính nhau ở đỉnh thành mũ; bầu 2 ô, mỗi ô 2 noãn, núm nhụy hơi phình to. Quả mọng hình cầu hoặc bầu dục. Hạt 2- 4, hình trứng ngược, gốc có mỏ ngắn, mặt lưng và bụng thường có gờ và hố nhỏ [1], [5], [6]. 1.1.1.3. Sinh thái và phân bố Trên thế giới, chi Nho có khoảng 60 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này có 6 loài, gồm 4 loài bản địa: V. balansana Planch., V. flexuosa Thunb., V. heyneana Roem. & Schult., V. retordii Roman du Caill. ex Planch. và 2 loài nhập trồng: V. larbusca L. và V. vinifera L. [1]. Đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của các loài Nho ở Việt Nam được trình bày tại bảng 1.1. 3
  18. Bảng 1.1. Đặc điểm sinh thái và vùng phân bố của các loài Nho ở Việt Nam [1] STT Tên khoa học Tên thường gọi Sinh thái Vùng phân bố Ra hoa tháng 4-6, quả chín tháng 6-8. Thích Nguồn gốc từ Trung Mỹ, được trồng khắp nơi trên đất 1 V. larbusca L. Nho chồn nghi ở vùng đất khô hạn, nắng nhiều. nước ta. Ra hoa từ tháng 2-4, quả chín tháng 6-8. V. heyneana Nho rừng, Nho ngũ Cao Bằng (Ngân Sơn), Lạng Sơn, Quảng Ninh (Hạ Long), 2 Mọc rải rác ven rừng, trên các trảng cây bụi Roem. & Schult. giác, Nho do Ninh Bình, Nghệ An (Pù Mát), Ninh Thuận (Cà Ròm). và vách đá trên đảo. V. retordii Ra hoa tháng 4-6, quả chín tháng 6-8. Mọc Cao Bằng (Nguyên Bình), Quảng Ninh (Hạ Long), Ninh 3 Roman du Caill. Nho dại rải rác ven rừng, trên các trảng cây bụi và Bình, Đắk Lắk (Krong Pắc). ex Planch. vách đá trên đảo. Nguồn gốc từ Tây Nam Á và Đông Nam Âu, được trồng ở Thường ra hoa tháng 4-6, thu hoạch quả 4 V. vinifera L. Nho khắp nơi trên nước ta, nhưng chủ yếu ở các tỉnh duyên hải tháng 8-10. Nam Trung Bộ. Phú Thọ (Thanh Sơn, Tx. Phú Thọ), Thái Nguyên, Vĩnh Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 7-9. Mọc Nho rừng, Nho đất, Phúc, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Ninh (VQG. Bái Tử Long), V. balansana rải rác ven rừng, ven đường đi, sông suối, 5 Nho tía, Nho Hải Phòng, Ninh Bình (Chợ Gềnh, Cúc Phương), Hà Tĩnh Planch. trên các trảng cây bụi, quanh làng bản và balansa (Kỳ Anh), Quảng Bình, Quảng Trị (Đông Hà), Thừa Thiên trên các đảo đá. Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa (Nha Trang). V. flexuosa Nho cong queo, Nho Ra hoa tháng 4-6, quả chín tháng 6-8. Mọc Sơn La (Mộc Châu), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Tây 6 Thunb. dịu, Nho dại rải rác ven rừng. Ninh (Cày Cổng). 4
  19. 1.1.1.4. Khóa phân loại các loài thuộc chi Nho ở Việt Nam 1A. Cành non, tua cuốn, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa phủ lông tơ dày dạng tơ nhện màu trắng, nâu hoặc vàng. 2A. Quả hình bầu dục. Cành non, tua cuốn, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa phủ lông tơ nhện màu trắng ........................................................ 1. V. labrusca. 2B. Quả hình cầu. Cành non, tua cuốn, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa phủ lông tơ nhện màu nâu hoặc vàng. 3A. Đường kính quả 1,3-1,5 cm. Vỏ hạt nhẵn, mặt bụng của hạt có 2 rãnh dọc. Thân và nhánh non có lông cứng và lông cứng dạng tơ nhện. Mép lá có 8-15 đôi răng cưa .............................................. 2. V. heyneana. 3B. Đường kính quả 0,8-1cm. Vỏ hạt có nhiều nếp nhăn, mặt bụng của hạt gờ hình móng ngựa. Thân và nhánh non không có lông cứng. Mép lá có 20-30 đôi răng cưa ................................................... 3. V. retordii. 1B. Cành non, tua cuốn, cuống và mặt dưới lá, cụm hoa nhẵn hoặc có rất ít lông. 4A. Đường kính quả 1,5-2cm. Phiến lá có 3-5 thùy, mép lá có răng cưa to, thô và không đều nhau ................................................................ 4. V. vinifera. 4B. Đường kính quả nhỏ hơn 1cm. Phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và đều nhau. 5A. Bao phấn hình bầu dục. Hạt hình trứng ngược. Phiến lá dày, gốc lá hình tim, mép lá có 15-20 đôi răng cưa ............................ 5. V. balansana. 5B. Bao phấn hình gần tròn. Hạt hình tim. Phiến lá mỏng, gốc lá cụt hoặc lõm, mép lá có 5-10 đôi răng cưa ........................... 6. V. flexuosa [1]. 1.1.2. Thành phần hóa học 1.1.2.1. Nhóm hợp chất phenol a. Các hợp chất stilbenoid Cho đến nay đã có gần 100 stilbenoid được phân lập và xác định cấu trúc từ các loài thuộc chi Nho. Các stilbenoid bao gồm monomer stilbenoid, dimer stilbenoid và oligomer stilbenoid. ❖ Các monomer stilbenoid Trong số gần 100 stilbenoid đã phân lập từ chi Nho, có 13 hợp chất là monomer stilbenoid 1-13. E-resveratrol (7) là chất phổ biến nhất được tìm thấy trong thành phần 5
  20. của 12 loài Nho. Các hợp chất còn lại chủ yếu là các dẫn xuất methoxy, dẫn xuất glycosid của resveratrol và piceatannol với 2 dạng đồng phân cis và trans. Các hợp chất 11 và 12 là các stilbenoid có sự xuất hiện của vòng γ-lactam trong cấu trúc. Trong 13 monomer stilbenoid đã phân lập, có 12 monomer stilbenoid được tìm thấy trong thành phần hóa học của loài V. vinifera. Tên và cấu trúc hóa học của các monomer stilbenoid đã phân lập từ các loài thuộc chi Nho được trình bày trong bảng 1.2 và hình 1.2. Hình 1.1. Cấu trúc chung của các monomer stilbenoid phân lập từ chi Nho R1 R2 R3 R4 1 H H Glc H 2 H H H H 9 H CH3 H H 3 6 10 CH3 H H H R Glc H R1 R2 R3 R4 4 H Glc H H 5 H CH3 H CH3 7 H H H H 8 Glc H H H 11 H H H 13 12 H H H Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các monomer stilbenoid 1-13 phân lập từ chi Nho 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2