Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, nhằm nâng cao thành tích của VĐV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng, công tác đào tạo VĐV cử tạ Việt Nam nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ ĐÌNH DU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ NAM LỨA TUỔI 15 – 16 ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐỖ ĐÌNH DU NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN CỬ TẠ NAM LỨA TUỔI 15 – 16 ĐỘI TUYỂN TRẺ QUỐC GIA Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt 2. TS. Ngô Ích Quân HÀ NỘI - 2020.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Đỗ Đình Du
- MỤC LỤC Trang bìa. Trang Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án Mở đầu 1 Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6 1.1. Cơ sở lý luận về sức mạnh trong Thể dục thể thao 6 1.1.1. Cơ sở sinh lý của sức mạnh 6 1.1.2. Phân loại sức mạnh 9 1.1.3. Khuynh hướng phương pháp huấn luyện sức mạnh 10 1.1.4. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi huấn luyện sức mạnh 11 1.1.5. Thời kì mẫn cảm phát triển sức mạnh 12 1.2. Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 13 1.2.1. Đặc điểm, xu hướng phát triển của môn cử tạ 13 1.2.2. Phương tiện huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao 17 1.2.3. Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 19 1.3. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 24 1.3.1. Sự phụ thuộc của thành tích vào trọng lượng của vận động viên 24
- 1.3.2. Lượng vận động trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên cử tạ 26 1.4. Phương pháp huấn luyện sức mạnh cho vận động viên cử tạ 29 1.4.1. Huấn luyện sức mạnh tối đa 30 1.4.2. Huấn luyện luyện sức mạnh tốc độ 37 1.4.3. Huấn luyện sức mạnh bền 39 1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 15 – 16 trong huấn luyện vận động viên cử tạ 39 1.5.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 15 - 16 39 1.5.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15 – 16 41 1.5.3. Tác động của lượng vận động lên quá trình phát triển thể chất của vận động viên cử tạ 43 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan 46 1.6.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 46 1.6.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 47 1.7. Nhận xét chương 1. 50 Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu 52 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 52 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu 52 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 52 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 53 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 54 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 54 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y sinh 60
- 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 61 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 62 2.3. Tổ chức nghiên cứu 64 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 64 2.3.2. Thời gian nghiên cứu 65 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 65 Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 66 3.1. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 66 3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 66 3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 71 3.1.3. Bàn luận về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 73 3.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 83 3.2.1. Đánh giá thực trạng sức mạnh và sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia. 83 3.2.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 86 3.2.3. Xây dựng kế hoạch huấn luyện phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 95 3.2.4. Bàn luận về lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia 107
- 3.3. Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 117 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 117 3.3.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. 118 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia 130 Kết luận – Kiến nghị 137 Kết luận 137 Kiến nghị 138 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTTL - Bài tập thể lực GDTC - Giáo dục thể chất HLTT - Huấn luyện thể thao HLV - Huấn luyện viên LVĐ - Lượng vận động TDTT - Thể dục thể thao TT - Thứ tự VĐV - Vận động viên XPC - Xuất phát cao DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN cm - Centimet kg - Kilôgam m - mét s - Giây
- DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể Số Nội dung Trang loại 1.1 Sự phụ thuộc của các thành tích cử giật vào trọng lượng của VĐV 25 1.2 Sự phụ thuộc của các thành tích cử đẩy vào trọng lượng của VĐV 26 1.3 Mối quan hệ giữa cường độ, số tổ, số lần với phát triển sức mạnh 30 1.4 Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp lặp lại 32 1.5 Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp cường độ 33 1.6 Đặc điểm sức chịu đựng của phương pháp cường độ tối đa 33 1.7 Đặc điểm sức chịu đựng của luyện tập sức mạnh tĩnh lực 36 1.8 Đặc điểm rèn luyện của phương pháp dùng lực cấp tốc 38 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho Biểu VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = bảng 31) Sau 67 3.2 Kết quả kiểm định hai lần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31) Sau 67 3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10) Sau 69 3.4 Kết quả kiểm định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10) 70 3.5 Kết quả kiểm định độ phân tán và tính đại diện của số trung bình các test đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 10) 71 3.6 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia Sau 72
- Thể Số Nội dung Trang loại 3.7 Bảng điểm đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia Sau 72 3.8 Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia 73 3.9 Thực trạng sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14) 84 3.10 Thực trạng phân loại sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 14) 85 3.11 Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 -16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 60) Sau 85 3.12 Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia (n = 31) Sau 91 3.13 Kế hoạch huấn luyện năm đội tuyển cử tạ trẻ quốc gia Sau 97 3.14 Khối lượng các bài tập huấn luyện sức mạnh Sau 97 3.15 Quan hệ giữa tỷ lệ cường độ bài tập và thành tích của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 Sau 97 3.16 Sắp xếp lượng vận động cho các chu kỳ huấn luyện Sau 97 Biểu 3.17 Phân phối lượng vận động tập luyện thể lực chung và bảng chuyên môn 98 3.18 Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chung 104 3.19 Nội dung huấn luyện thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 105 3.20 Nội dung huấn luyện thời kỳ thi đấu 106 3.21 Nội dung huấn luyện thời kỳ chuyển tiếp 107 3.22 So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 3 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) 119 3.23 So sánh kết quả kiểm tra sau 3 tháng và sau 6 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) 120 3.24 So sánh kết quả kiểm tra ban đầu và sau 6 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) Sau 120
- Thể Số Nội dung Trang loại 3.25 So sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và sau 9 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) 122 3.26 So sánh kết quả kiểm tra sau 9 tháng và sau 12 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) 123 3.27 So sánh kết quả kiểm tra sau 6 tháng và sau 12 tháng thực nghiệm (nA = nB = 10) 124 3.28 So sánh kết quả phân loại sức mạnh trước và sau thực nghiệm 126 3.29 Diễn biến cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10) 127 3.30 So sánh cấu trúc thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10) Sau 127 3.31 Đặc điểm sức mạnh cơ thể (body strength) của nam VĐV cử tạ theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm (n = 10) Sau 127 3.1 Diễn biến các chỉ số hình thái trong quá trình thực nghiệm 125 3.2 Diễn biến các chỉ số chức năng trong quá trình thực nghiệm Sau 125 3.3 Diễn biến các test thể lực chung trong quá trình thực nghiệm Sau 125 Biểu 3.4 Diễn biến các test cử giật và cử đẩy trong quá trình thực đồ nghiệm Sau 125 3.5 Diễn biến test giật cao trong quá trình thực nghiệm Sau 125 3.6 Diễn biến test mượn lực đẩy trong quá trình thực nghiệm Sau 125 3.7 Diễn biến test gánh trước trong quá trình thực nghiệm Sau 125 3.8 Diễn biến test kéo rộng trong quá trình thực nghiệm 126
- 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Huấn luyện thể thao (HLTT) là một quá trình sư phạm phức tạp, diễn ra trong thời gian dài liên tục, gồm nhiều giai đoạn mang tính kế thừa lẫn nhau. Nội dung của quá trình huấn luyện rất đa dạng, huấn luyện toàn diện cho VĐV nhưng chủ yếu tập trung các mặt như thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý... Trong các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau, vai trò của chúng lại khác nhau, luôn có sự biến đổi. Trong thể thao hiện đại việc không ngừng nâng cao thành tích, nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo ra những vận động viên (VĐV) có đủ phẩm chất của một VĐV tài năng được đặt lên hàng đầu, được Nhà nước và ngành Thể dục thể thao (TDTT) đầu tư mạnh mẽ về nhiều mặt… Việc các VĐV đạt thành tích cao, nhận được những tấm huy chương quốc tế khẳng định uy tín của các Trung tâm đào tạo nói chung và của các huấn luyện viên (HLV). Trong hoạt động đào tạo VĐV, việc xây dựng kế hoạch huấn luyện, lựa chọn bài tập, sắp xếp lượng vận động một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với đăc điểm đối tượng là yếu tố vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả huấn luyện với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV. Cử tạ là một trong những môn thể thao được thi đấu chính thức tại các kỳ đại hội Olympic. Liên đoàn cử tạ quốc thế giới được thành lập năm 1905, được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới như: Nga, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc... đối với các môn thể thao khác, bài tập cử tạ là phương tiện bổ trợ quan trọng được sử dụng nhiều trong quá trình huấn luyện thể lực. Ở Việt Nam cử tạ là môn thể thao mới được đưa vào tập luyện ở một số đơn vị như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, trải qua hơn 20 năm trưởng thành và phát triển đến nay đã có trên 20 đơn vị tham gia thi đấu, số lượng VĐV tăng theo
- 2 hàng năm. Những năm đầu tiên mỗi hạng cân thi đấu chỉ có 2 đến 3 VĐV, đến nay trung bình từ 8 đến 12 VĐV ở tất cả các hạng cân. Tuy là môn thể thao mới được đầu tư nhưng bước đầu khẳng định được sự đúng đắn thể hiện thông qua những thắng lợi rất vẻ vang tại các đấu trường quốc tế: Những tấm huy chương vàng tại các kỳ Sea Games của Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Thị Thiết, Nguyễn Phương Loan, Dương Thanh Trúc. Đặc biệt là tấm huy chương bạc Olympic 2008 tại Bắc Kinh Trung Quốc của VĐV Hoàng Anh Tuấn, là VĐV nằm trong chương trình Thể thao Quốc gia do Trung tâm đào tạo VĐV trường đại học TDTT Bắc Ninh trực tiếp tuyển chọn và đào tạo. Ngoài Hoàng Anh Tuấn, hiện nay còn có Trần Lê Quốc Toàn, Thạch Kim Tuấn là những vận động viên tài năng đang tiếp bước Hoàng Anh Tuấn. Đây là dấu hiệu khởi sắc cho sự phát triển môn cử tạ nói riêng và ngành thể thao nói chung. Từ những thắng lợi từ công tác tổ chức thành công SEA Games 2003 tại Việt Nam đến nay, ngành TDTT Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới đó là vươn mình ra đấu trường châu lục và thế giới. Thành tích của các VĐV cử tạ Việt Nam luôn khẳng định kết quả xuất sắc trong những năm qua. Chính vì vậy mà ngành TDTT đã quyết định đưa môn cử tạ là một trong trong 10 môn thể thao nhóm một (nhóm môn thể thao được đầu tư hàng đầu) [13]. Cử tạ là một trong những môn mà các VĐV Việt Nam có cơ hội giành huy chương Châu lục và Olympic cũng như vô địch thế giới. Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân, yếu tố quyết định thành tích của VĐV cử tạ là năng lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh, việc lựa chọn bài tập, xác định cường độ, khối lượng vận động có vai trò quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV trong tập luyện và thi đấu. Điều này đặt ra cho các nhà chuyên môn, các HLV và các nhà khoa học một nhiệm vụ quan trọng là phải nhanh chóng xác định được những
- 3 phương pháp, phương tiện tập luyện thích hợp và hiệu quả đối với VĐV cử tạ, các lứa tuổi và trình độ khác nhau. Hiện tại trong lĩnh vực hẹp của huấn luyện và tuyển chọn trong môn cử tạ đã có các công trình như: Đỗ Đình Du (2002), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tối đa cho VĐV cử tạ lứa tuổi 14-16 trong chương trình thể thao quốc gia tại trường Đại học TDTT I” [22]; Ngô Ích Quân (2010)“Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến thành tích của VĐV cử tạ nam giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”[52]; Đặng Thị Hồng Nhung (2012), “Tuyển chọn tài năng VĐV môn cử tạ” [41]; Ngô Ích Quân (2009), “Xác định Test kiểm tra trình độ tập luyện cho VĐV cử tạ giai đoạn chuyên môn hoá sâu” [51] ... Tuy nhiên, nghiên cứu về các tố chất thể lực cho VĐV môn cử tạ Việt Nam còn khá hạn chế. Trong các môn thể thao khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến huấn luyện thể lực của VĐV các môn thể thao như: Ngô Ích Quân (2007), “Nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV (lấy dẫn chứng ở môn Vật tự do)”[50]; Trần Tuấn Hiếu (2004), "Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh tốc độ của vận động viên karate-do lứa tuổi 12 – 15" [30] ... Là một trong những đơn vị thực hiện chương trình Thể thao Quốc gia môn cử tạ, trường Đại học TDTT I (nay là trường Đại học TDTT Bắc Ninh) đã bắt đầu tuyển chọn và huấn luyện từ năm 1998, từ năm 2005 tới nay trở thành địa điểm đào tạo VĐV đội tuyển trẻ quốc gia, tuy vậy qua thời gian nhà trường đã trực tiếp tuyển chọn và đào tạo một số những VĐV tài năng như: Hoàng Anh Tuấn, Ngô Thị Ngà, Đỗ Thị Thu Hoài, Ngô Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hải Yến... cùng rất nhiều những thành viên đội tuyển quốc gia đều trưởng thành từ trường Đại học TDTT Bắc Ninh như: Trần Lê Quốc Toàn, Đào Hồng Chiêm, Trần Thị Dung, Nguyễn Thị Vân...thành tích thi đấu của các VĐV đã được ghi nhận tại
- 4 những giải đấu quốc tế và trong nước cùng với những tấm huy chương và những kỷ lục quốc gia. Tuy nhiên, trong công tác huấn luyện VĐV cử tạ trẻ nói chung, lứa tuổi 15 – 16 nói riêng còn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo VĐV cử tạ như: việc xác định các phương tiện (bài tập) cũng như lượng vận động huấn luyện còn căn cứ nhiều vào kinh nghiệm huấn luyện; Việc đánh giá trình độ tập luyện chưa thực sự triệt để, thiếu những tiêu chuẩn đánh giá về trình độ thể lực nói chung về sức mạnh nói riêng của VĐV… Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia” Kết quả nghiên cứu của đề tài là thông qua việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh cũng như sắp xếp lượng vận động theo các chu kỳ trong các giai đoạn huấn luyện và kiểm nghiệm hiệu quả của hệ thống bài tập này trong thực tiễn huấn luyện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành lựa chọn và ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia, nhằm nâng cao thành tích của VĐV, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện môn cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia tại trường đại học TDTT Bắc Ninh nói riêng, công tác đào tạo VĐV cử tạ Việt Nam nói chung. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định thực hiện 3 mục tiêu sau:
- 5 Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh của VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Mục tiêu 3: Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Giả thuyết khoa học Giả thuyết rằng, công tác đào tạo VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia còn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết tiềm năng của VĐV do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là việc sử dụng các bài tập sức mạnh cũng như xác định lượng vận động chưa thực sự hợp lý, khoa học. Vì vậy, nếu lựa chọn được hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cũng như phân phối lượng vận động hợp lý trong quá trình đào tạo sẽ nâng cao thành tích của VĐV, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình đào tạo VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia.
- 6 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về sức mạnh trong TDTT Trong nhiều môn môn thể thao, đặc biệt là trong môn cử tạ, sức mạnh là yếu tố quyết định thành tích của VĐV. Sức mạnh là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài, hoặc đề kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp như: không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh), giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục), tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ). Trong chế độ hoạt động như vậy cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học, các trị số khác nhau, cho nên có thể coi chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các loại sức mạnh. Sức mạnh mà cơ phát ra phụ thuộc vào: [28], [42], [45] Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ. Chế độ co của đơn vị vận động (sợi cơ) đó. Chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Theo các tác giả Matveev, Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn thì: Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không khác biệt với các trị số lực phát huy trong điều kiện đẳng trường. Trong chế độ nhượng bộ, khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất, đôi khi gấp hai lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh. Trong các động tác nhanh, trị số lực giảm dần theo chiều tăng tốc độ. Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh (tốc độ) và khả năng sinh lực trong các động tác tĩnh tối đa không có tương quan với nhau [43], [62]. 1.1.1. Cơ sở sinh lý của sức mạnh Khi số lượng sợi cơ co là tối đa, các sợi cơ đều co theo chế độ co cứng và chiều dài ban đầu của sợi cơ là chiều dài tối ưu thì cơ sẽ co với lực tối đa. Lực đó, được gọi là sức mạnh tối đa, nó thường đạt được trong co cơ linh. Sức mạnh tối đa của một cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ và tiết diện ngang (độ dầy) của
- 7 các sợi cơ. Chúng cũng là các yếu tố quyết định độ dày của cơ, hay nói một cách khác, là tiết diện ngang của toàn bộ cơ. Sức mạnh tối đa tính trên tiết diện ngang của cơ được gọi là sức mạnh tương đối của cơ. Bình thường sức mạnh đó bằng 0.5 – 1kg/cm2 [28]. Trong thực tế, sức mạnh cơ của con người được đo khi co cơ tích cực, nghĩa là co cơ với sự tham gia của ý thức. Vì vậy, sức mạnh mà chúng ta xem xét thực tế chỉ là sức mạnh tích cực tối đa, nó khác với sức mạnh tối đa sinh lý của cơ mà ta cũng có thể ghi được bằng kích thích điện lên cơ. Sự khác biệt giữa các sức mạnh tối đa sinh lý và sức mạnh tích cực tối đa được gọi là thiếu hụt sức mạnh. Nó là đại lượng biểu thị tiềm năng về sức mạnh của cơ. Ở những người có tập luyện, thiếu hụt sức mạnh giảm đi. Sức mạnh tích cực tối đa (trong giáo dục thể chất thường gọi là sức mạnh tuyệt đối) của cơ chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố chính là: Các yếu tố trong cơ ở ngoại vi, nhóm này gồm có: [28] Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay đòn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bám trên xương; Chiều dài ban đầu của cơ; Độ dày (tiết diện ngang) của cơ; Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu) của các loại sợi cơ chứa trong cơ. Các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp giữa các sợi cơ và cơ. Điều kiện cơ học của sự co cơ và chiều dài ban đầu của cơ trước khi co đã được trình bày ở các chương trên. Đó là các yếu tố kỹ năng của hoạt động sức mạnh. Hoàn thiện kỹ thuật động tác chính là tạo ra điều kiện cơ học và chiều dài ban đầu tối ưu cho sự co cơ. Do sức mạnh của cơ phụ thuộc vào tiết diện ngang (độ dày), khi tiết diện ngang của cơ do tập luyện thể lực được gọi là phì đại cơ. Sợi cơ là một tế bào đặc biệt rất cao. Vì vậy sợi cơ có thể phân chia để tạo ra tế
- 8 bào mới. Sự phì đại cơ xảy ra chủ yếu là do các sợi cơ có sẵn dầy lên (tăng thể tích). Khi sợi cơ đã dầy lên đến một mức độ nhất đinh, theo một số tác giả, chúng có thể tách dọc ra để tạo thành những sợi con có cùng một đầu gân chung với sợi cơ mẹ. Sự tách sợi cơ đó có thể gặp khi tập luyện sức mạnh nặng và lâu dài [28]. Sự phì đại cơ xảy ra do số lượng và khối lượng các tơ cơ, tức là bộ máy co bóp của sợi cơ, đều tăng lên. Mật độ các tơ cơ trong sợi cơ vì vậy tăng lên đáng kể. Quá trình tổng hợp đạm trong sợi cơ tăng lên, trong khi sự phân huỷ chúng lại giảm đi. Hàm lượng ARN và AND trong cơ phì đại tăng cao hơn so với cơ bình thường. Hàm lượng creatin cao trong cơ khi hoạt động có khả năng kích thích sự tổng hợp actin và myozin, và như vậy thúc đẩy sự phì đại cơ. Sự phì đại cơ còn chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh dục nam – androgen sinh ra ở tuyến sinh dục nam và vỏ thượng thận. Sự phì đại cơ nêu trên được gọi là phì đại tơ cơ, khác với một loại phì đại cơ khác là phì đại cơ tương. Phì đại cơ tương là một loại phì đại cơ chủ yếu do tăng thể tích cơ tương, tức là bộ phận không co bóp của sợi cơ. Sự phì đại này phát sinh do hàm lượng các chất dữ trữ năng lượng trong sợi cơ như glycogen, CP, myoglôbin tăng lên; số lượng mao mạch tăng lên cũng làm phì đại cơ kiểu này. Phì đại cơ tương là phì đại cơ thường gặp trong tập luyện sức bên, nó ít ảnh hưởng đến sức mạnh của cơ. Đặc điểm cấu tạo các loại sợi cơ chứa trong cơ là tỷ lệ các loại sợi chậm (nhóm I) và nhóm nhanh (nhóm II – A và II – B) chứa trong cơ. Các sợi nhanh, nhất là sợi nhóm II – B, có khả năng phát lực lớn hơn các sợi chậm. Vì vậy cơ có tỷ lệ các sợi nhanh càng cao thì có sức mạnh càng lớn. Tập luyện sức mạnh, cũng như các hình thức tập luyện khác, không làm thay đổi được tỷ lệ các loại sợi trong cơ. Tuy nhiên, tập luyện sức mạnh có thể làm tăng tỷ lệ sợi cơ nhanh gluco phân nhóm II – B, giảm tỷ lệ sợi cơ nhanh ôxy hoá nhóm II – A và làm tăng sự phì đại của các sợi cơ nhanh [28].
- 9 Các yếu tố thần kinh trung ương điều kiển sự co cơ và phối hợp hoạt động giữa các cơ trước tiên là khả năng chức năng của nơron thần kinh vận động, tức là mức độ phát xung động với tần số cao. Như đã biết, sức mạnh tối đa phụ thuộc vào số lượng đơn vị vận động tham gia vào hoạt động. Vì vậy để phát lực lớn, hệ thần kinh cần phải gây hưng phấn ở rất nhiều nơron vận động. Sự hưng phấn đó phải không quá lan rộng để không gây hưng phấn các cơ đối kháng, tức là phải tạo ra sự phối hợp tương ứng giữa các nhóm cơ, tạo điều kiện cho các cơ chủ yếu phát huy hết sức mạnh. Trong quá trình tập luyện sức mạnh, các yếu tố thần kinh trung ương được hoàn chỉnh dần, nhất là khả năng điều khiển sự phối hợp giữa các nhóm cơ của thần kinh trung ương. Các yếu tố này làm tăng cường sức mạnh chủ động tối đa đáng kể. 1.1.2. Phân loại sức mạnh Có nhiều cách phân loại sức mạnh, nếu căn cứ vào chế độ hoạt động của cơ thì sức mạnh chia làm hai loại: Sức mạnh động lực và sức mạnh tĩnh lực (đẳng trương và đẳng trường). Sức mạnh động lực lại được chia thành sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền [18], [42], [46], [63]. Để so sánh sức mạnh của những người có trọng lượng khác nhau, người ta thường sử dụng khái niệm sức mạnh tương đối, tức là sức mạnh của một kilôgam trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tương đối = Sức mạnh tuyệt đối/Trọng lượng cơ thể. Sức mạnh tuyệt đối có thể đo bằng lực kế hoặc trọng lượng tạ tối đa mà VĐV khắc phục được. Ở những người có trình độ tập luyện tương đương nhưng trọng lượng cơ thể khác nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng hơn theo trọng lượng, còn sức mạnh tương đối lại giảm đi. Có thể dễ dàng thấy rằng ở một số môn thể thao như cử tạ hạng nặng thì sức mạnh tuyệt đối có ý nghĩa quyết định thành tích. Trong các môn chạy, bơi hoặc các môn thi đấu theo hạng cân thì sức mạnh tương đối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng [18], [36], [46], [63].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 271 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 198 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 34 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn