intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:247

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc; nhằm phát triển thể chất, đồng thời hình thành kỹ năng tổ chức, hướng dẫn trò chơi vận động dân gian và TTDT cho học sinh phổ thông và ở địa phương, góp phần bảo tồn và phát triển các trò chơi vận động dân gian và TTDT vùng Tây Bắc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO DƯƠNG XUÂN LƯỢNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN VÀ THỂ THAO DÂN TỘC CHO SINH VIÊN KHỐI SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO DƯƠNG XUÂN LƯỢNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG DÂN GIAN VÀ THỂ THAO DÂN TỘC CHO SINH VIÊN KHỐI SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Lê Anh Thơ 2. PGS. TS. Vũ Đức Thu HÀ NỘI, NĂM 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Dương Xuân Lượng
  4. MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Một số khái niệm có liên quan 5 1.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trong 10 thời kỳ đổi mới 1.3. Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục thể chất 13 và thể thao trường học 1.4. Vị trí, nhiệm vụ, nội dung giáo dục thể chất trường đại học 16 1.4.1. Vị trí của giáo dục thể chất ở trường đại học 16 1.4.2. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trường đại học 17 1.4.3. Nội dung chương trình giáo dục thể chất trường đại học 18 1.5. Đặc điểm của giáo dục thể chất và thể thao trường học 20 1.5.1. Giáo dục thể chất nội khóa 20 1.5.2. Hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa 21 1.6. Ý nghĩa của trò chơi 23 1.6.1. Ý nghĩa của trò chơi đối với đời sống 23 1.6.2. Ý nghĩa giáo dục của trò chơi 25 1.6.3. Mục đích và lợi ích giáo dục của trò chơi 26 1.7. Trò chơi dân gian và thể thao dân tộc là một phương tiện giáo 27 dục thể chất 1.8. Đặc điểm sinh lý, tâm lí độ tuổi sinh viên 30 1.8.1. Đặc điểm sinh lý 30 1.8.2. Đặc điểm tâm lý 31 1.8.3. Đặc trưng tâm lý sinh viên các dân tộc thiểu số 33 1.9. Khái quát về Trường Đại học Tây Bắc 35 1.10. Những công trình nghiên cứu liên quan 37 1.10.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 37 1.10.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 38 Tóm tắt chương 1 42 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 44 NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 44 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 44
  5. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu 45 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 45 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 46 2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học 47 2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm 47 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 48 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 51 2.27. Phương pháp toán thống kê 52 2.3. Tổ chức nghiên cứu 54 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu 54 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu 54 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 54 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 53 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên khối sư 53 phạm của trường Đại học Tây Bắc 3.1.1. Xác định các yếu tố đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể 53 chất và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc 3.1.2. Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với công 57 tác GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc 3.1.3. Thực trạng Chương trình GDTC nội khoá và kế hoạch thể thao 58 ngoại khóa của Trường Đại học Tây Bắc 3.1.4. Thực trạng kết quả học lực môn học Giáo dục thể chất (Tín chỉ 59 1) và thực trạng kết quả hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc 3.1.5. Thực trạng thể lực sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây 61 Bắc so với Chuẩn thể lực QĐ 53/2008/BGDĐT 3.1.6. Kết quả khảo sát động cơ, nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh 62 viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc 3.1.7. Kết quả khảo sát hứng thú và nhận thức rèn luyện thể chất của 63 sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc 3.1.8. Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT Trường Đại học Tây Bắc 64 3.1.9. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục thể chất và thể 65 thao Trường Đại học Tây Bắc 3.1.10. Bàn luận mục tiêu 1 67 3.2. Lựa chọn các trò chơi vận động dân gian và các môn thể thao 76 dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc làm phương tiện GDTC cho sinh khối sư phạm của Trường Đại học Tây Bắc. 3.2.1. Khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc 76 3.2.2. Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian vùng Tây Bắc 77
  6. 3.2.3. Lựa chọn trò chơi dân gian làm trò chơi vận động phát triển thể 78 chất 3.2.4. Lựa chọn trò chơi vận động dân gian biến thể thành môn thể 80 thao dân tộc 3.2.5. Xây dựng nội dung bồi dưỡng kiến thức trò chơi vận động dân 81 gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc 3.2.6. Xây dựng nội dung thực nghiệm trò chơi vận động dân gian và 82 thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc 3.2.7. Bàn luận mục tiêu 2 83 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động dân 94 gian và thể thao dân tộc đối với sinh viên khối sư phạm (K57) Trường Đại học Tây Bắc 3.3.1. Cơ sở pháp lý 94 3.3.2. Cơ sở thực tiễn 95 3.3.3. Tổ chức thực nghiệm trò chơi vận động dân gian và thể thao 100 dân tộc cho sinh viên khối sư phạm (K57) Trường Đại học Tây Bắc 3.3.4. Phương pháp tổ chức trò chơi vận động dân gian và thể thao 102 dân tộc trong nội dung bồi dưỡng kiến thức 3.3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ứng dụng trò chơi vận động dân 112 gian và thể thao dân tộc cho sinh viên K57, Trường Đại học Tây Bắc 3.3.6. Bàn luận mục tiêu 3 123 Kết luận chương 3 131 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 134 KẾT LUẬN 134 KIẾN NGHỊ 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ CLB Câu lạc bộ CNXH Chủ nghĩa xã hội CNH Công nghiệp hóa CTV Cộng tác viên ĐT Đào tạo GD Giáo dục GDTC Giáo dục thể chất HDV Hướng dẫn viên HSSV Học sinh, sinh viên HLV Huấn luyện viên RLTT Rèn luyện thân thể STN Sau thực nghiệm SV Sinh viên TCDG Trò chơi dân gian TCVĐDG Trò chơi vận động dân gian TDTT Thể dục thể thao TTDT Thể thao dân tộc TTN Trước thực nghiệm cm Centímet g Gam kg Kilogram m Mét s Giây P Phút
  8. DANH MỤC BẢNG Số Trang Tên bảng bảng 2.1 Cơ cấu khách thể sinh viên khối sư phạm Trường Đại 44 học Tây Bắc 3.1 Kết quả lựa chọn yếu tố đánh giá thực trạng công tác Sau giáo dục thể chất và thể thao trường học cho sinh viên trang 55 khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc (n=23) 3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy các yếu tố đánh giá thực Sau trạng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 55 cho sinh viên khối sư phạm của Trường Đại học Tây Bắc (n=23) 3.3 Kết quả khảo sát sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường Sau và hệ thống chính trị đối với công tác GDTC và thể thao trang 57 của Trường Đại học Tây Bắc (n=23) 3.4 Phân phối chương trình môn học giáo dục thể chất của trang 58 Trường Đại học Tây Bắc 3.5 Kế hoạch hoạt động thể thao của Trường Đại học Tây trang 59 Bắc 3.6 Kết quả khảo sát kết quả học môn học Giáo dục thể chất Sau của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc (n Trang 59 = 338) 3.7 Thực trạng thể lực sinh viên khối sư phạm Trường Đại Sau học Tây Bắc so với Chuẩn thể lực QĐ53/2008/BGDĐT Trang 60 (n=338 ) 3.8 Thực trạng phân loại thể lực sinh viên Khối sư phạm Sau Trường Đại học Tây Bắc theo Chuẩn thể lực Trang 60 QĐ53/2008/BGDĐT (n=338 ) 3.9 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động thể dục thể thao Sau ngoại khóa của sinh viên Khối sư phạm Trường Đại trang 61 học Tây Bắc (n=279 ) 3.10 Động cơ rèn luyện thể chất của sinh viên Khối sư phạm Sau Trường Đại học Tây Bắc (n=279 ) trang 62 3.11 Nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên Khối sư phạm Sau Trường Đại học Tây Bắc (n=279) trang 62
  9. 3.12 Khảo sát hứng thú và nhận thức rèn luyện thể chất của Sau sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc (n= Trang 63 279) 3.13 Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT của Trường Đại Sau học Tây Bắc trang 64 3.14 Thống kê thực trạng cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục thể Sau chất và thể thao Trường Đại học Tây Bắc trang 65 3.15 Kết quả khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Sau Bắc Trang 76 3.16 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các trò chơi dân Sau gian và TTDT vùng Tây Bắc (n =352) trang 77 3.17 Tiêu chí lựa chọn các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc Sau làm trò chơi vận động phát triển thể chất trang 78 3.18 Kết quả lựa chọn các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc Sau làm làm trò chơi vận động phát triển thể chất trang 78 3.19 Tiêu chí lựa chọn các trò vận động dân gian vùng Tây Sau Bắc biến thể thành các môn thể thao dân tộc trang 80 3.20 Kết quả lựa chọn các trò chơi vận động dân gian vùng Sau Tây Bắc biến thể thành các môn thể thao dân tộc trang 80 3.21 Cấu trúc nội dung bồi dưỡng kiến thức trò chơi vận động Sau dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trang 81 Trường Đại học Tây Bắc (15 tiết - 1 học trình cơ bản) 3.22 Kiểm định nội dung bồi dưỡng kiến thức TCVĐDG và Sau TTDT cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây trang 81 Bắc 3.23 Nội dung thực nghiệm trò chơi vận động dân gian và thể Sau thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm (K57) Trường trang 82 Đại học Tây Bắc 3.24 Kiểm định nội dung thực nghiệm trò chơi vận động dân Sau gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trang 82 (K57) Trường Đại học Tây Bắc (N=23) 3.25 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi vận động trang 95 dân gian và thể thao dân tộc vùng Tây Bắc (N=352) 3.26 Kết quả khảo sát nhận thức về trò chơi vận động dân gian Sau và thể thao dân tộc của sinh viên khối sư phạm Trường trang 96 Đại học Tây Bắc (N=279) 3.27 Kết qủa khảo sát động cơ tham gia trò chơi vận động dân Sau gian và thể thao dân tộc của sinh viên khối sư phạm trang 98 Trường Đại học Tây Bắc (N=279)
  10. 3.28 Kết quả khảo sát mục đích tham gia trò chơi vận động Sau dân gian và thể thao dân tộc của sinh viên khối sư phạm trang 98 Trường Đại học Tây Bắc (n=279) 3.29 Kết quả khảo sát các điều kiện tổ chức thực nghiệm trò Sau chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên trang 99 khối sư phạm (K57) - Trường Đại học Tây Bắc 3.30 So sánh sự phát triển thể lực theo từng chỉ số của sinh Sau viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khối sư trang 112 phạm Trường Đại học Tây Bắc – Trước thực nghiệm 3.31 So sánh sự phát triển thể lực theo từng chỉ số của sinh Sau viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng khối sư trang 112 phạm Trường Đại học Tây Bắc –Sau thực nghiệm 3.32 Nhịp tăng trưởng theo các chỉ số thể lực của sinh viên Sau khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc - Nhóm thực trang 113 nghiệm 3.33 Nhịp tăng trưởng theo các chỉ số thể lực của sinh viên Sau nhóm đối chứng khối sư phạm – Trường Đại học Tây trang 113 Bắc 3.34 So sánh kết quả phân loại thể lực của sinh viên nhóm Sau thực nghiệm và nhóm đối chứng khối sư phạm Trường trang 114 Đại học Tây Bắc so với Chuẩn thể lực - Trước thực nghiệm 3.35 Sự phát triển thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và Sau nhóm đối chứng khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc trang 114 so với Chuẩn thể lực - sau thực nghiệm 3.36 Cảm nhận của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Sau Tây Bắc sau khi trải nghiệm trò chơi vận động dân gian trang 116 và thể thao dân tộc (n=169 ) 3.37 Ý kiến của giảng viên về ứng dụng TCVĐDG và thể thao Sau dân tộc cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Trang 116 Bắc (n=23) 3.38 Nhận xét của cơ sở thực tập về kỹ năng tổ chức trò chơi Sau vận động dân gian và thể thao dân tộc đối với sinh viên trang 120 khối sư phạm (n= 30)
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số Tên biểu đồ Trang 3.1 Thực trạng kết quả học môn học Giáo dục thể chất của Sau sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc trang 59 3.2 Thực trạng phân loại thể lực toàn diện sinh viên khối sư Sau phạm Trường Đại học Tây Bắc theo Chuẩn thể lực QĐ trang 60 53/2008/BGDĐT 3.3 Nhịp tăng trưởng theo các chỉ số thể lực của sinh viên Sau khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc - Nhóm thực trang 113 nghiệm 3.4 Nhịp tăng trưởng theo các chỉ số thể lực của sinh viên Sau khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc - Nhóm thực trang 113 nghiệm 3.5 Sự phát triển thể lực toàn diện của sinh viên nhóm thực Sau nghiệm và nhóm đối chứng khối sư phạm Trường Đại học trang 114 Tây Bắc so với Chuẩn thể lực - Trước thực nghiệm 3.6 Sự phát triển thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và Sau nhóm đối chứng khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc trang 114 so với Chuẩn thể lực - sau thực nghiệm 3.7 Cảm nhận của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Sau Tây Bắc sau khi trải nghiệm trò chơi vận động dân gian trang 116 và thể thao dân tộc 3.8 Ý kiến của giảng viên về ứng dụng trò chơi vận động dân Sau gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trang 116 Trường Đại học Tây Bắc
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trò chơi vận động và thể thao dân tộc, bắt nguồn từ trò chơi dân gian là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam nói chung và cũng là một bộ phận của nền TDTT nói riêng. Trò chơi dân gian đã được phản ánh một phần về các mặt đời sống xã hội của người Việt Nam trong mọi thời đại. Đồng thời, thông qua sự hoạt động của trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng về vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, phát triển thể chất và chuẩn bị cho lao động sản xuất, chiến đấu của người Việt Nam [14]; [36]; [37]. Trên thực tế các môn thể thao hiện đại được nhiều người trên thế giới tham gia tập luyện, vốn đều xuất phát từ phần lớn các môn thể thao truyền thống ra đời ở một số nước châu Âu thời cổ [78]; [84]; [85]. Đến nay, càng ngày sự có mặt của các trò chơi truyền thống của các nước thuộc khu vực khác được tăng lên trong các cuộc thi đấu quốc tế, đặc biệt là thể thao của các nước châu Á. Việc nghiên cứu các môn thể thao dân tộc ở Việt Nam giúp chúng ta hiểu biết hơn về những trò chơi truyền thống, từ đó cải tiến nâng lên thành những môn thể thao quốc gia đầy đủ tính khoa học và tính thực tiễn [36]; [52]; [83]. Trên thực tế các môn thể thao dân tộc như vật dân tộc, đẩy gậy, bắn nỏ, đua ghe ngo…đã được chính thức đưa vào chương trình của nhiều hội khỏe và đặc biệt là Hội khỏe phù đổng, Đại hội TDTT các cấp. Đây thực sự là sân chơi không chỉ dành cho đồng bào trong đó có thanh thiếu niên các dân tộc thiếu số mà cần được phát triển rộng khắp toàn quốc. Đó chính là sự góp phần làm phong phú thêm hoạt động thể thao dân tộc, góp phần vào kho tang văn hóa chung của nhân loại; thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Việc nghiên cứu các môn thể thao dân tộc ở Việt Nam giúp chúng ta hiểu biết hơn về những trò chơi truyền thống, từ đó cải tiến nâng lên thành những môn thể thao quốc gia đầy đủ tính khoa học và tính thực tiễn. Trên thực tế các môn thể thao dân tộc như vật dân tộc, đẩy gậy, bắn nỏ, đua ghe ngo…đã được chính
  13. 2 thức đưa vào chương trình của nhiều hội khỏe và đặc biệt là Hội khỏe phù đổng, Đại hội TDTT các cấp. Đây thực sự là sân chơi không chỉ dành cho đồng bào trong đó có thanh thiếu niên các dân tộc thiếu số mà cần được phát triển rộng khắp toàn quốc. Đó chính là sự góp phần làm phong phú thêm hoạt động thể thao dân tộc, góp phần vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại; thiết thực thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc [2]; [3]; [63]; [64]. Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, khẳng định: phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Nghị quyết này cho thấy quan điểm của Ðảng ta luôn xác định việc đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước [4], [63]. Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa X, xác định mục tiêu của đổi mới giáo dục lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân; Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [3]. Theo xu hướng chung, Trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng, qua đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế. Vì để đáp ứng mục tiêu đào tạo hiện nay của nhà trường, đòi hỏi sinh viên, trước hết là sinh viên khối sư phạm phải có hiểu biết và được rèn luyện thường xuyên bằng thể dục thể thao để nâng cao
  14. 3 sức khỏe, thể lực và kỹ năng sư phạm, trong đó ưu tiên phát triển các TCVĐDG và các môn TTDT. Từ cơ sở tiếp cận, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc”. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển TCVĐDG và TTDT cho sinh viên khối sư phạm trường Đại học Tây Bắc; nhằm phát triển thể chất, đồng thời hình thành kỹ năng tổ chức, hướng dẫn TCVĐDG và TTDT cho học sinh phổ thông và ở địa phương, góp phần bảo tồn và phát triển các TCVĐDG và TTDT vùng Tây Bắc. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết được mục đích đề ra, đề tài sẽ giải quyết những mục tiêu như sau : Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc: Thực trạng sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường đối với công tác GDTC và thể thao của Trường Đại học Tây Bắc; Thực trạng Chương trình GDTC nội khoá và kế hoạch thể thao ngoại khóa của Trường Đại học Tây Bắc; Thực trạng kết quả học lực môn học Giáo dục thể chất và thực trạng kết quả hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc; Thực trạng thể lực sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc so với Chuẩn thể lực QĐ 53/2008/BGDĐT; Khảo sát động cơ, nhu cầu rèn luyện thể chất của sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc; Thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT Trường Đại học Tây Bắc; Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ Giáo dục thể chất và thể thao Trường Đại học Tây Bắc. Mục tiêu 2: Lựa chọn các trò chơi vận động dân gian và các môn thể thao dân tộc đặc trưng của vùng Tây Bắc làm phương tiện GDTC cho sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc: Khảo sát sưu tập các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc, Thực trạng sử dụng các trò chơi dân gian vùng Tây Bắc; Lựa chọn trò
  15. 4 chơi dân gian làm trò chơi vận động phát triển thể chất; Lựa chọn TCVĐDG biến thể thành môn thể thao dân tộc; Cấu trúc và kiểm định nội dung bồi dưỡng kiến thức TCVĐDG và TTDT cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc; Cấu trúc và kiểm định nội dung thực nghiệm trò chơi TCVĐDG và TTDT cho sinh viên khối sư phạm Trường Đại học Tây Bắc. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc đối với sinh viên khối sư phạm của trường Đại học Tây Bắc: Cơ sở pháp lý; Cơ sở thực tiễn; Tổ chức thực nghiệm trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên khối sư phạm (K57) Trường Đại học Tây Bắc; Phương pháp tổ chức TCVĐDG và TTDT trong nội dung bồi dưỡng kiến thức; Đánh giá kết quả thực nghiệm ứng dụng trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc cho sinh viên K57, Trường Đại học Tây Bắc. Giả thuyết khoa học của đề tài: TCVĐDG và TTDT là một trong các phương tiện GDTC, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra. Nếu lựa chọn những TCVĐDG và môn TTDT phù hợp; làm phương tiện tập luyện, sẽ phát triển thể lực và kỹ năng tổ chức sau này ở trường phổ thông, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Tây Bắc.
  16. 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm có liên quan Thể chất: Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh di truyền và điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục, rèn luyện). Thể chất bao gồm thể hình, năng lực thể chất và năng lực thích ứng” . Thể hình liên quan đến hình thái, cấu trúc của thân thể, bao gồm trình độ phát triển của cơ thể, những chỉ số tuyệt đối và tương đối của toàn thân hoặc từng bộ phận và tư thế thân thể. Năng lực thể chất thể hiện khả năng chức năng của các hệ thống, cơ quan trong cơ thể qua hoạt động cơ bắp là chính. Nó bao gồm các tố chất vận động (Sức nhanh, sức mạnh, độ dẻo và khả năng phối hợp vận động...). Năng lực thích ứng thể hiện khả năng thích ứng của cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Không chỉ là sự thích ứng đơn giản mà còn là đề kháng với bệnh tật [56]. Phát triển thể chất: Phát triển thể chất của con người là quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cả cuộc sống cá nhân của nó. Sự phát triển thể chất biểu hiện như sự thay đổi về chiều cao, cân nặng thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi năng lực hoạt động các hệ cơ quan trong cơ thể (của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh, tâm lý và ý chí…) và được biểu hiện phát triển các các tố chất thể lực của con người bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp động tác (khéo léo). Tuy vậy sự phát triển thể chất của con người còn chịu sự chi phối của môi trường xã hội như: điều kiện sống vật chất, điều kiện vệ sinh, điều kiện lao động, học tập, nghỉ ngơi. Phát triển thể chất là một quá trình hình thành và thay đổi hình thái và chức năng sinh vật học cơ thể con người; quá trình đó xảy ra dưới sự ảnh hưởng của điều kiện sống,
  17. 6 mà đặc biệt là giáo dục. Sự phát triển thể chất phụ thuộc vào những quy luật khách quan của tự nhiên: quy luật thống nhất giữa cơ thể và môi trường sống, quy luật tác dụng qua lại giữa sự thay đổi chức năng và cấu trúc của cơ thể, quy luật thay đổi dần dần về số lượng và chất lượng trong cơ thể [26], [79], [81]. Giáo dục thể chất: GDTC là một quá trình sư phạm hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái và về mặt chức năng, hình thành các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng với những hiểu biết liên quan đến các kỹ năng, kỹ xảo đó, phát triển các phẩm chất và các khả năng về thể lực của con người, hình thành lối sống lành mạnh, mở rộng giới hạn của những năm tháng hoạt động sáng tạo của con người, chuẩn bị cho con người thực hiện tốt nghĩa vụ lao động và bảo vệ tổ quốc. GDTC là một chức năng vĩnh hằng của xã hội, ngay từ khi mới có xã hội loài người và sẽ tồn tại mãi mãi, với tư cách là một điều kiện tất yếu của sản xuất xã hội và đời sống con người [34], [56], [80]. Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất và chức năng của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó. Theo nhiều tác giả, GDTC là một quá trình giải quyết những nhiệm vụ giáo dục-giáo dưỡng nhất định mà đặc điểm của quá trình này là có tất cả các dấu hiệu chung của quá trình sư phạm vai trò chỉ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động tương ứng với các nguyên tắc sư phạm [54], [58], [76]. GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học động tác, giáo dục các tố chất thể lực, lĩnh hội các tri thức chuyên môn về TDTT và hình thành nhu cầu tập luyện tự giác ở con người. GDTC cũng như các hình thức giáo dục khác, bản chất là một quá trình sư phạm với đầy đủ những đặc trưng cơ bản của nó. Sự khác biệt chủ yếu của GDTC với các hình thức giáo
  18. 7 dục khác ở chỗ là quá trình hướng đến việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể lực, hoàn thiện về hình thái và chức năng của cơ thể, qua đó trang bị kiến thức và mối quan hệ giữa chúng. Như vậy có thể thấy, GDTC như một hình thức độc lập tương đối của quá trình giáo dục toàn diện, có quan hệ khách quan với các hình thức giáo dục khác như: Giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và lao động [33], [82], [96]. GDTC được thực hiện chủ yếu bằng phương tiện hoạt động vận động, giáo dục toàn diện và kỷ luật chặt chẽ, nhằm giúp học sinh có được những kiến thức, thái độ, niềm tin và cách cư xử nhằm đạt được một phong cách sống khỏe mạnh, năng động lâu dài. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự hợp tác của nhà trường, gia đình và cộng đồng cùng chia sẻ trách nhiệm cải thiện sức khỏe cho học sinh. Trò chơi: Theo Từ điển tiếng Việt, chữ “trò” được hiểu là một hình thức mua vui bày ra trước mặt mọi người. Chữ “chơi” là một từ chung để chỉ các hoạt động lúc nhàn rỗi, ngoài giờ làm việc nhằm mục đích giải trí là chính. Từ đó, trò chơi được hiểu là những hoạt động làm thỏa mãn những nhu cầu của con người, trước hết là vui chơi, giải trí [32], [35], [94]. Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện và phát triển. Trẻ em do được chơi nên phát triển. Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em. Trò chơi thể hiện những khát vọng xã hội của con người, đó là sự bình đẳng, dân chủ và tự do. Khi vào trò chơi là con người đã bước vào không gian mới, nơi đó các bên tham gia chơi hoàn toàn bình đẳng, không có sự phân biệt về đẳng cấp xã hội, trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, tôn giáo tín ngưỡng...
  19. 8 Tính dân chủ được phát huy, con người tự do phát huy những năng lực, thể chất, tinh thần. Những phẩm chất như thông minh, khéo léo, sức mạnh, cao thượng được đề cao. Chỉ có trong trò chơi con người mới thoát khỏi những ràng buộc, trách nhiệm của các quan hệ xã hội. Trong không gian trò chơi con người được hoàn toàn tự do [42], [95]. Trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người. Các trò chơi là sản phẩm văn hoá, thể hiện trí thông minh và sự sáng tạo của con người Lịch sử trò chơi gắn liền với lịch sử sáng tạo, thể hiện trình độ phát triển trí thông minh của con người theo thời gian [51], [88]. Từ những trò chơi dân gian đơn giản, có tính cơ học đến những trò chơi có sự tham gia của khoa học - công nghệ là một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử. Hàng trăm loại hình thể thao có khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của con người nhưng con người vẫn sẽ còn tiếp tục sáng tạo ra những môn thể thao mới. TCDG phản ánh nét văn hoá cộng đồng của dân tộc, khu vực hoặc vùng miền vì thế việc tổ chức các TCDG là một trong những cách thức giáo dục, hình thành nét nhân cách mang bản sắc văn hoá dân tộc cho thế hệ trẻ hiện nay [42], [43]. Phát triển trò chơi vận động dân gian và thể thao dân tộc: Theo Tự điển tiếng Việt [69]: Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá
  20. 9 trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn. Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. Mỗi mâu thuẫn bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bàn: Sự phát triển mang tính khách quan; Sự phát triển mang tính phổ biến; Sự phát triển có tính đa dạng, phong phú; Sự phát triển có tính kế thừa. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng là sự vận động đi lên cái mới, cái mới ra đời và thay thế cái cũ, nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của sự phát triển, một quan điểm khoa học trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Nội dung cơ bản của quan điểm phát triển như sau: Sự vận động, biến đổi ấy là cái vốn có của thế giới. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển và phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa chúng hiện thực. Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng diễn ra đa dạng, phong phú và theo những khuynh hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, trong đó phát triển vẫn là xu hướng chính, có vai trò chi phối các xu hướng khác. Quá trình nhận thức của con người phải phát hiện ra xu hướng chính để thúc đẩy sự vật phát triển. Vậy phát triển trò chơi trong nội hàm đề tài được hiểu là quá trình tìm ra các trò chơi phù hợp để chơi, nhằm làm thay đổi cảm xúc của người chơi, tăng vận động về thể chất và tinh thần, dần dần biến đổi cơ thể theo hướng thỏa mãn nhu cầu vận động và giải trí của người chơi [82], [87].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2