Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xác định nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
lượt xem 4
download
Mục đích cơ bản của luận án này là đánh giá thực trạng công tác dạy học chuyên ngành bóng bàn ngành giáo dục thể chất, nhằm mục đích xác định nhóm phương pháp dạy học phù hợp, để từng bước đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Giáo dục học: Xác định nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên ngành giáo dục thể chất trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LÊ VƯƠNG ANH XÁC ĐỊNH NHÓM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH- 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LÊ VƯƠNG ANH XÁC ĐỊNH NHÓM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.PGS.TS. ĐỒNG VĂN TRIỆU 2.PGS.TS. PHẠM ĐÌNH BẨM BẮC NINH- 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Lê Vương Anh
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU,CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin GDTC : Giáo dục thể chất HLV : Huấn luyện viên HLTT : Huấn luyện thể thao K49 : Khóa 49 K50 : Khóa 50 K51 : Khóa 51 NTN : Nhóm thực nghiệm NĐC : Nhóm đối chứng PPDH : Phương pháp dạy học TDTT : Thể dục thể thao
- DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Thể TT Nội dung Trang loại 1.1 Tổng hợp về sự phân loại các phương pháp dạy học 15 1.2 Lựa chọn các phương pháp dạy học 28 1.3 Khả năng của các phương pháp dạy học trong việc thực hiện các mục tiêu 29 (theo phân loại của Bloom ) 3.1 Phân phối chương trình môn học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn 58 ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 3.2 Thống kê cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy học môn bóng bàn ở 60 Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh 3.3 Thống kê giáo viên giảng dạy môn học bóng bàn ở Trường Đại học Thể 61 dục thể thao Bắc Ninh 3.4 Kết quả phỏng vấn quan điểm nhận thức của giáo viên về mục tiêu và vai Sau trò người thầy trong giảng dạy môn bóng bàn ở Trường Đại họcThể dục Bảng Tr.63 Thể thao Bắc Ninh 3.5 Kết quả phỏng vấn sử dụng các phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Sau Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Tr.63 3.6 Kết quả quan sát dạy học môn bóng bàn thông qua dự giờ( lí thuyết) Sau Tr.64 3.7 Kết quả quan sát dạy học môn bóng bàn thông qua dự giờ( thực hành) Sau Tr.64 3.8 Kết quả đánh giá khả năng vận dụng các phương pháp dạy học môn bóng Sau bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Tr.64 3.9 Kết quả đánh giá tính hiệu quả các phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Sau Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh Tr.65 3.10 Mục đích học môn bóng bàn 67
- 3.11 Kết quả đánh giá nhận thức vai trò của hoạt động tự học đối với sinh viên 67 Bóng bàn 3.12 Mức độ hứng thú-tính tích cực học tập môn bóng bàn 68 3.13 Biểu hiện tính tích cực học tập môn bóng bàn 69 3.14 Điều kiện để sinh viên hứng thú, tích cực học tập môn bóng bàn 70 3.15 Các hình thức tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 70 3.16 Thời gian dành cho tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 71 3.17 Các địa điểm tự học của sinh viên chuyên ngành bóng bàn 72 3.18 Kết quả ý kiến phản hồi của sinh viên về giảng dạy môn học bóng bàn Sau Tr.73 3.19 Kết quả phỏng vấn đánh giá mức độ gây hứng thú của các phương pháp Sau dạy học môn bóng bàn Tr.73 3.20 Kết quả phỏng vấn những cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy học môn 86 bóng bàn 3.21 Kết quả phỏng vấn những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp 102 dạy học môn bóng bàn 3.22 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nhóm phương pháp dạy học môn bóng bàn Sau Tr.104 3.23 Kết quả phỏng vấn mức độ phù hợp các nhóm phương pháp dạy học môn 105 bóng bàn đã lựa chọn 3.24 Kết quả phỏng vấn mức độ hợp lí của phương án ứng dụng nhóm phương Sau pháp dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn Trường Đại học Thể Tr.120 dục Thể thao Bắc 3.25 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 132 Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất( Test 1) 3.26 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 132 Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất( Test 2)
- 3.27 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Sinh 133 viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 3.28 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 134 Sinh viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 3.29 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh 135 viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.30 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh 136 viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.31 So sánh kết quả kiểm tra lý thuyết khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và 137 đối chứng 3.32 So sánh kết quả kiểm tra thực hành khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và 138 đối chứng 3.33 So sánh kết quả thi lý thuyết khóa 50 của 2 nhóm thực nghiệm và đối 139 chứng 3.34 So sánh kết quả thi thực hành khóa 50 của 2 nhóm thực nghiệm và đối 140 chứng 3.35 So sánh kết quả thi lý thuyết khóa 49 của 2 nhóm thực nghiệm 141 và đối chứng 3.36 So sánh kết quả thi thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên 142 chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.37 So sánh kết quả thi đẳng cấp 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên 143 chuyên ngành Khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.38 Ý kiến phản hồi của sinh viên về giảng dạy môn học Bóng bàn sau thực Sau nghiệm năm học 2016-2017 Tr.144 1.1 Cấu trúc mặt bên ngoài phương pháp dạy học 13 Sơ đồ 1.2 Cấu trúc mặt bên trong phương pháp dạy học 14 1.3 Các phương pháp Giáo dục thể chất Sau
- Tr.20 1.4 Tỉ lệ lưu giữ thông tin trong trí nhớ học sinh 30 1.5 Quy trình vận hành hệ thống thiết bị 37 3.1 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng 133 Sinh viên chuyên ngành Khóa 51 ngành Giáo dục thể chất 3.2 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng Sinh 134 viên chuyên ngành Khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 3.3 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh 134 viên chuyên ngành khóa 50 ngành Giáo dục thể chất 3.4 So sánh kết quả kiểm tra lí thuyết 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh 135 viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.5 So sánh kết quả kiểm tra thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh 136 viên chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất 3.6 So sánh kết quả kiểm tra lý thuyết khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và Biểu đồ 138 đối chứng 3.7 So sánh kết quả kiểm tra thực hành khóa 51 của 2 nhóm thực nghiệm và 139 đối chứng 3.8 So sánh kết quả thi lý thuyết khóa 50 của 2 nhóm thực nghiệm và đối 140 chứng 3.9 So sánh kết quả thi thực hành khóa 50 của 2 nhóm thực nghiệm và đối 141 chứng 3.10 So sánh kết quả thi lý thuyết khóa 49 của 2 nhóm thực nghiệm và đối 142 chứng 3.11 So sánh kết quả thi thực hành 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sinh viên 143 chuyên ngành khóa 49 ngành Giáo dục thể chất
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 6 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1. Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại. ................. 6 1.1.1. Quan điểm về phương pháp. .................................................................. 6 1.1.2 .Quan điểm về phương pháp dạy học đại học. .......................................... 6 1.1.3. Quan điểm về phương pháp dạy học Thể dục Thể thao: ........................ 10 1.1.4. Những đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học đại học. .................. 11 1.1.5. Quan điểm về phân loại phương pháp dạy học đại học. ........................ 12 1.1.6. Quan điểm phân loại phương pháp dạy học Thể dục Thể thao .............. 16 1.2. Phương pháp dạy học môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ........................... 17 1.2.1. Các phương pháp dạy học được sử dụng nhiều vào quá trình dạy học ở bậc đại học hiện nay: ...................................................................................... 17 1.2.2. Phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ................................................................................................ 21 1.3. Nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học. ........... 24 1.3.1. Những yêu cầu sư phạm đối với phương phương pháp dạy học đại học................. ................................................................................................. 24 1.3.2. Lựa chọn phương pháp tuân thủ nguyên tắc dạy học đại học. ............... 26 1.3.3. Những cơ sở lí luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học đại học.............. .................................................................................................... 27 1.3.4. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học đại học. .............................. 31 1.3.5. Tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp dạy học môn bóng bàn ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh...................................................................... 32 1.4. Xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học Thể dục Thể thao ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.................................................. 35
- 1.4.1. Ứng dụng công nghệ dạy học Thể dục Thể thao hiện nay ở Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh...................................................................... 35 1.4.2. Giới thiệu và Quy trình vận hành thiết bị phần mềm phân tích chuyển động cơ học Simi Motion 3D. ......................................................................... 36 1.5. Các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học trên thế giới và ở Việt Nam:..................................................................................................................... 38 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới: ...................................................................... 39 1.5.2. Nghiên cứu trong nước ......................................................................... 41 Kết luận chương 1: .............................................................................................. 45 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ...................... 47 2.1. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 47 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ......................................... 47 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn........................................................................ 48 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ............................................................. 49 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ............................................................ 50 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ..................................................... 54 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê. ........................................................... 55 2.2.Tổ chức nghiên cứu: ...................................................................................... 55 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 55 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 56 2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu ............................................................................ 56 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 58 3.1. Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh. .............................................. 58 3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học bóng bàn. .................................... 58 3.1.2. Thực trạng cơ sở vật phục vụ quá trình dạy học môn học bóng bàn. .... 60 3.1.3. Thực trạng dạy học cho sinh viên Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.................................................... 61 3.1.4. Bàn luận về thực trạng dạy học cho sinh viên chuyên ngành Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh............ 74
- 3.2. Xác định nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên Bóng bàn ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. .......... 83 3.2.1. Định hướng lựa chọn phương pháp dạy học môn Bóng bàn. ................. 83 3.2.2. Xác định cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học môn bóng bàn. ............. 85 3.2.3. Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào nội dung kiến thức môn học Bóng bàn. ......................................................................................... 86 3.2.4. Xác định nhóm phương pháp dạy học căn cứ vào trình độ của sinh viên chuyên ngành bóng bàn. ................................................................................. 94 3.2.5. Xác định nhóm phương pháp dạy học môn Bóng bàn trên cơ sở sử dụng hỗ trợ của Công nghệ thông tin hiện đại( Phần mềm Simi Motion 3D, hệ thống máy Nautilus). .............................................................................................. 100 3.2.6. Xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn theo ý kiến của các chuyên gia, huấn luyện viên và giáo viên giảng dạy môn bóng bàn. ............. 101 3.2.7. Bàn luận xác định nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh.......... 106 3.2.8. Bàn luận về mối quan hệ của các phương pháp dạy học Bóng bàn . .... 114 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường đại Thể dục Thể thao Bắc Ninh. 116 3.3.1. Ứng dụng nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. .................... 116 3.3.2. Đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành, ngành Giáo dục thể chất Trường đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh........ ...................................................................................................... 131 3.3.3. Bàn luận qui trình ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm phương pháp dạy học môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành nhóm thực nghiệmTrường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh. ............................................................ 145 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 165
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Vai trò đặc biệt của giáo dục, đào tạo được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời...”[13, tr 77]. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay là một vấn đề cấp bách. Mục tiêu của sự thay đổi là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập của nước ta.Thay đổi kiểu dạy thầy đọc, trò ghi, thầy giảng, trò chép mà xã hội hiện nay đang phê phán . Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ “ Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”[ 52, khoản 2 điều 40]. Đổi mới PPDH hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
- 2 ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học...”[ 4 ]. Có thể nói, quan điểm trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự đổi mới về tư duy giáo dục toàn diện, về những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến nền giáo dục nước ta. Tuy nhiên, cùng với kết quả đã đạt được của nền giáo dục, sự yếu kém, trì trệ, lạc hậu của nền giáo dục vẫn là nỗi quan tâm, lo lắng của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự phát triển của đất nước. Nhiều ý kiến đông đảo của tầng lớp nhân dân, mà trước hết là ý kiến của các nhà khoa học trong ngành giáo dục, đào tạo đã đóng góp cho Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới giáo dục, đào tạo có rất nhiều các vấn đề quan trọng được đặt ra, chủ yếu bàn về đổi mới PPDH đại học hiện nay ở nước ta. Nói đến đổi mới PPDH, đó là quá trình thay thế PPDH truyền thống, mà chủ yếu là sự tác động từ bên ngoài người dạy đến người học, sao cho một thời gian ngắn nhất, truyền thụ một khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác nhất, sang việc kết hợp với phương pháp truyền thống và phương pháp khác nhằm kích thích từ bên trong về nhu cầu, khát vọng tri thức của người học, từ đó, người học chẳng những ghi nhớ tri thức chắc chắn hơn mà còn là quá trình tự rèn luyện kĩ năng và tư duy sáng tạo của mình. Trường Đại học Thể dục Thể thao(TDTT) Bắc Ninh, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường thành lập 2 khoa Giáo dục thể chất (GDTC) và Huấn luyện thể thao (HLTT) năm 2004, có sự thay đổi về chương trình đào tạo, chương trình các môn học năm 2008, chỉnh sửa lại năm 2011 và năm 2015 chuyển đổi sang học chế tín chỉ bắt đầu từ khóa đại học 51, cho 4 ngành GDTC, HLTT, Yhọc TDTT và Quản lí TDTT. Tuy nhiên, chương trình môn bóng bàn đã được thay đổi nhưng về PPDH chưa được quan tâm, đổi mới cho phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay của của nhà trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Biết rằng, trong quá trình dạy học trước hết giáo viên cần quan tâm việc dạy sinh viên cách học và biết tự học như thế nào? để tạo thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là nội dung bao quát của việc dạy và học ở đại học
- 3 là mục tiêu chính của quá trình dạy học. Các phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy, nội dung cần học đều phải xuất phát từ đây. Điều đó, cũng còn có nghĩa là lựa chọn và vận dụng đúng, linh hoạt PPDH là một trong những yếu tố có ý nghĩa, vai trò không nhỏ đến chất lượng dạy học ở bậc đại học nói chung và đối với môn bóng bàn nói riêng. Trong nhiều năm qua giáo viên Bộ môn bóng bàn có nhiều trăn trở về PPDH sao cho nâng cao hơn nữa chất lượng quá trình dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn, hầu hết thầy cô giảng dạy dựa trên kinh nghiệm của những thế hệ đi trước. Mặt khác, quá trình dạy học ở Bộ môn, việc sử dụng các PPDH còn mang tính chủ quan, chưa có kiểm chứng và đánh giá ưu thế của từng phương pháp cũng như việc kết hợp các PPDH để giải quyết các nhiệm vụ trong mỗi giờ học, hoặc từng khối lượng nội dung kiến thức…Vì vậy, chất lượng dạy học môn bóng bàn chưa cao, chưa đáp ứng được đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trường học mà yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghiên cứu về PPDH chưa được giải quyết nhiều, trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về nhóm PPDH trong lĩnh vực TDTT như đề tài: Đồng Văn Triệu(2006)[76]; Đỗ Hữu Trường(2008)[80]; Nguyễn Hải Bằng (2016)[6]; Chu Thị Thu Huyền (2013)[ 24]; Trần thị Hồng Việt(2016)[93] Từ trước tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào ứng dụng PPDH môn bóng bàn cho sinh viên chuyên ngành, mà chỉ có một số công trình khoa học nghiên cứu về giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục, các môn lý luận, một số môn thể thao khác nhau và cho đối tượng sinh viên không chuyên ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh . Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Xác định nhóm phương pháp dạy học Bóng bàn cho sinh viên ngành GDTC Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác dạy học chuyên ngành bóng bàn, ngành GDTC, nhằm mục đích xác định nhóm PPDH phù hợp, để từng bước đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên chuyên ngành bóng bàn,
- 4 ngành GDTC góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1 : Đánh giá thực trạng dạy học cho sinh viên bóng bàn ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhiệm vụ 2 : Xác định nhóm PPDH bóng bàn cho sinh viên bóng bàn ngành GDTC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nhiệm vụ 3 : Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm PPDH bóng bàn cho sinh viên ngành GDTC Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Giả thuyết khoa học: Đặt ra giả thuyết khoa học rằng: Trong nhiều năm qua Bộ môn chưa đổi mới được PPDH, chưa xác định được nhóm PPDH cho sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC do đó, không gây hứng thú học tập cho sinh viên, dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao. Nếu xác định được nhóm PPDH bóng bàn phù hợp với thực tế, giúp giáo viên điều chỉnh trong quá trình giảng dạy, sinh viên tự giác, tích cực trong quá trình học tập. Vì vậy, chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên sẽ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Ý nghĩa khoa học của luận án. Những vấn đề lí luận về PPDH đại học được hệ thống hóa, bổ sung các kiến thức về lí luận và các vấn đề liên quan đến PPDH, các vấn đề trọng tâm đó là: Quan điểm về phương pháp, PPDH, PPDH đại học, PPDH TDTT, PPDH bóng bàn, cách phân loại PPDH đại học và PPDH TDTT. Những yêu cầu sư phạm và nguyên tắc đối với các PPDH đại học, PPDH TDTT, cách triển khai các PPDH và đánh giá kết quả học tập của sinh viên bóng bàn khi vận dụng nhóm PPDH. Dựa trên cơ sở lí luận và điều kiện thực tế của nhà trường, xác định nhóm PPDH bóng bàn phù hợp với sinh viên chuyên ngành bóng bàn, ngành GDTC, xây dựng qui trình vận dụng các PPDH môn bóng bàn và thiết kế bài giảng, có
- 5 tác dụng định hướng, hướng dẫn giáo viên của Bộ môn bóng bàn, nâng cao hiệu quả dạy học bóng bàn ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ý nghĩa thực tiễn của luận án. Luận án đánh giá được thực trạng sử dụng PPDH bóng bàn ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, được phân tích và đánh giá: về PPDH trong quá trình giảng dạy, hầu hết giáo viên Bộ môn chưa xác định được PPDH chủ đạo, chưa phối hợp được các PPDH để kích thích sự hứng thú trong quá trình học tập, tập luyện cho sinh viên. Thấy rõ nhất là giáo viên Bộ môn thường xuyên sử dụng các PPDH truyền thống chưa khai thác các PPDH hiện đại. Vì vậy, chất lượng giờ học chưa hiệu quả. Từ kết quả của đánh giá thực trạng, cơ sở lí luận và thực tiễn hiện nay của Bộ môn bóng bàn đã xác định được nhóm PPDH lí thuyết là 7 PPDH và PPDH thực hành là 10 PPDH được phân làm 3 nhóm( dạy học ban đầu; dạy học đi sâu; củng cố và hoàn thiện), cho sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC. Các nhóm PPDH đã được lựa chọn phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với nội dung môn học, điều kiện thực tế ở Bộ môn và trình độ của sinh viên chuyên ngành bóng bàn. Luận án đã ứng dụng nhóm PPDH lí thuyết và thực hành trong quá trình thực nghiệm cho sinh viên và được đánh giá hiệu quả nhóm PPDH thông qua thi lí thuyết, thi thực hành, ý kiến phản hồi của sinh viên và thông qua hội đồng bình giảng nhà trường. Nhóm PPDH bóng bàn ứng dụng cho sinh viên chuyên ngành, ngành GDTC bước đầu đã có hiệu quả nhất định.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm về phương pháp dạy học đại học và cách phân loại. 1.1.1. Quan điểm về phương pháp. Để có khái niệm đầy đủ về PPDH, trước hết phải tìm hiểu thế nào là phương pháp? Thuật ngữ "phương pháp" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, "Metodos" có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định [43], [ 95]. Tác giả I.Ia. Lecner[34]: “Phương pháp là xây dựng hoạt động và các hình thức của nó, với một trình tự nhất định với những phương tiện tương ứng để đạt mục đích dự kiến”. Theo V.I. Lênin[42, tr.105]: "Trong nhận thức đang tìm tòi, phương pháp cũng là công cụ, là một thủ đoạn đứng về phía chủ quan, qua thủ đoạn đó nó có quan hệ với khách thể". Tác giả Nguyễn Bá Kim[ 32, tr.103]: “Phương pháp là con đường, cách thức để đạt mục đích nhất định”. Tác giả Phạm Viết Vượng[ 95, tr.172]: “Phương pháp là tổ hợp cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động vào đối tượng hoạt động nhằm biến đổi đối tượng theo mục đích đã xác định . Như vậy, phương pháp là con đường, cách thức hay phương tiện để đạt được mục đích và giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 1.1.2 .Quan điểm về phương pháp dạy học đại học. Trong lĩnh vực giáo dục, PPDH chính là mô hình thể hiện cách thức tác dụng tương hỗ giữa người dạy và người học nhằm lĩnh hội nội dung học vấn. Từ trước tới nay các quan điểm về PPDH vẫn được các nhà khoa học quan tâm và các ý kiến trái chiều. Để hiểu về PPDH, luận án tiếp cận một số quan điểm PPDH sau: Theo tác giả Bùi Hiển[ 20, tr.318]: PPDH là cách thầy tiến hành việc dạy nội dung đi đôi với việc dạy cách học cho trò trau dồi phương pháp tự học, để nắm vững nội dung dạy học đồng thời để rèn luyện cách học suốt đời.
- 7 Tác giả Hilbert Meyer[19, Tr.99]: PPDH là những hình thức và cách thức, bằng cách đó mà giáo viên và học sinh tiếp thu hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh dưới những điều kiện khung về thiết chế. Tác giả Lu.K Babanxki[83, tr.210]: PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học. Tác giả I. Ia. Lecne[83, tr.210]: PPDH là một hệ thống hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn. Tác giả I.D Dverev[ 83, tr.210]: PPDH là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học, hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh[48]: PPDH là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học. Tác giả Trịnh Trung Hiếu[22, tr.30]: Phương pháp giảng dạy là những hình thức, những biện pháp được đặt ra trong quá trình giảng dạy để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra. Tác giả Lê Khánh Bằng[68, tr.184]: PPDH là tổng hợp các cách thức làm việc, phối hợp thống nhất của thầy và trò( trong đó thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò tích cực- chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Tác giả Phạm Viết Vượng[95, tr.105]: PPDH là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp, tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học, hình thành hệ thống kĩ năng kĩ xảo, thực hành sáng tạo và thái độ chuẩn mực theo mục tiêu của quá trình dạy học. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang[49, tr.23]: "PPDH là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tự lực đạt tới mục đích dạy học".
- 8 Tác giả Lê Đức Ngọc[44, tr.45]: PPDH là một “khoa học và cũng là một nghệ thuật”. Tính khoa học của PPDH đại học đòi hỏi phải nắm vững bản chất của quá trình đào tạo đại học. Tính nghệ thuật của việc dạy học đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của giáo viên sao cho khơi dậy được tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của người học để nhận thức, để cảm nhận và để có kỹ năng cao [45, tr.7]. Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức[29, tr.120]: PPDH ở đại học là tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật, cán bộ quản lí, nghiệp vụ có trình độ đại học . Tác giả Lưu Xuân Mới[40, tr.151]: PPDH đại học là một phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại học; một thành tố cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất của quá trình dạy học. Tác giả còn xem xét PPDH đại học là tổng hợp các cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và sinh viên, trong đó hoạt động dạy học là chủ đạo, hoạt động học là tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo, nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiệp vụ có trình độ cao. Ngoài ra, còn nhiều quan điểm khác khi định nghĩa về PPDH, các tác giả đã xét trên nhiều mặt khác nhau của quá trình dạy học, có tác giả chú trọng tới cách thức tương tác giữa giáo viên và sinh viên, có tác giả chú trọng tới hoạt động nhận thức của sinh viên, có tác giả lại xét về mặt điều khiển học v.v…Tuy chưa có ý kiến dẫn tới một định nghĩa thống nhất về PPDH, nhưng các tác giả đều thừa nhận rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau đây: Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của sinh viên nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động của nội dung dạy học đã được quy định. Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động tương tác, sự trao đổi thông tin giữa thầy và trò. Phương pháp dạy học phản ánh cách thức điều khiển nhận thức, kích thích
- 9 và xây dựng động cơ, tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động. Nói chung, khi định nghĩa về PPDH, tuy các tác giả đề cập tới nhiều mặt của quá trình dạy học, nhưng mặt hoạt động tương tác giữa thầy và trò được nhiều tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu nhất. Hiện có, những cách hiểu khác nhau về PPDH xét trên mặt tương tác giữa thầy và trò, nhưng tóm lại chúng thuộc một trong ba cách hiểu như sau: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của người giáo viên để truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục sinh viên theo mục tiêu của nhà trường. Phương pháp dạy học là sự kết hợp các biện pháp và phương tiện làm việc của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, nhằm đạt tới những mục đích giáo dục [83, tr.152]. Phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của sinh viên, dẫn tới việc sinh viên lĩnh hội vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức [49, tr.23], [ 40, tr.166], [45, tr.8]. Cách hiểu thứ nhất, phản ánh quan niệm cũ về vai trò của người giáo viên trong quá trình dạy học. Theo quan niệm này thì giáo viên là nhân vật trung tâm, giữ vai trò chủ đạo, hoạt động tích cực, còn học sinh thì thụ động thực hiện những điều thầy dạy. Quan niệm đó cũng dẫn tới coi các PPDH đều là phương pháp của thầy. Cách hiểu thứ hai, coi PPDH là một sự kết hợp ngang hàng của hai hoạt động dạy và học. Nhiệm vụ truyền tri thức của thầy cũng quan trọng như nhiệm vụ lĩnh hội tri thức của trò. Cách hiểu thứ ba, xuất hiện sau khi lý thuyết về sự lĩnh hội tri thức ra đời. Theo quan điểm này thì dạy học chính là quá trình tổ chức cho sinh viên lĩnh hội tri thức. Vai trò của sinh viên trong quá trình dạy học là vai trò chủ động. Nói khác đi thì phương pháp học tập, xuất phát từ các qui luật của sự lĩnh hội tri thức quyết định hoạt động của giáo viên, phương pháp dạy của giáo viên.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 268 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 364 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 299 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 244 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 196 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 146 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 90 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 24 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn