
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15" trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15; Đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH TRẦN THỊ HỒNG VIỆT XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI 14-15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH, NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ẦN THỊ HỒNG VIỆT TRẦN THỊ HỒNG VIỆT XÂY DỰNG NỘI DUNG HUẤN LUYỆN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG BÀN LỨA TUỔI 14-15 Ngành: Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC 2. TS. ĐINH THỊ MAI ANH PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÚC TS. ĐINH THỊ MAI A BẮC NINH, NĂM 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Trần Trần Thị Hồng Việt Hồng Việt
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT HLV : Huấn luyện viên LVĐ : lượng vận động SMTĐ : sức mạnh tốc độ SBTĐ : sức bền tốc độ SN : sức nhanh TCTL : tố chất thể lực TDTT : Thể dục thể thao TĐCM : Trình độ chuyên môn TĐTL : Trình độ thể lực TĐTLCM : Trình độ thể lực chuyên môn TLCM : thể lực chuyên môn TTTTC : thể thao thành tích cao VĐV : Vận động viên
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... I DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................. II MỤC LỤC ................................................................................................................................III DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... VI DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................................. X DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... XI PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................6 1.1. Đặc điểm công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV Bóng bàn trẻ ............... 6 1.2. Xu thế huấn luyện thể lực hiện nay trong đào tạo vận động viên Bóng bàn ......... 10 1.2.1. Xu thế phát triển môn Bóng bàn hiện nay ................................................... 10 1.2.2. Xu hướng huấn luyện thể lực trong đào tạo vận động viên Bóng bàn ......... 14 1.3. Khái niệm, phân loại các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của vận động viên Bóng bàn ....................................................................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm, phân loại các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của vận động viên Bóng bàn trẻ ................................................................................................. 17 1.3.2. Phương pháp và phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên Bóng bàn. ..................................................................................................... 25 1.4. Kế hoạch huấn luyện cho vận động viên Bóng bàn trẻ .......................................... 29 1.4.1. Vấn đề huấn luyện nhiều năm cho vận động viên Bóng bàn trẻ. ................. 29 1.4.2. Sự phân chia giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm .................... 31 1.4.3. Phân phối nội dung huấn luyện môn Bóng bàn ........................................... 37 1.5. Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao ....................................... 39 1.5.1. Lượng vận động trong huấn luyện thể thao ................................................. 39 1.5.2. Thời gian của bài tập, thời gian nghỉ và số lần lặp lại ................................. 40 1.5.3. Điều chỉnh lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao ...................... 42 1.6. Đặc điểm tâm sinh lý vận động viên lứa tuổi 14-15. ............................................. 44 1.6.1. Đặc điểm sinh lý vận động viên lứa tuổi 14-15 ........................................... 44 1.6.2 . Đặc điểm tâm lý vận động viên lứa tuổi 14-15 ........................................... 46 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................................. 47 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.............................................52 2.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 52
- 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................ 52 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ............................................................... 52 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................................. 53 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm .................................................................. 53 2.1.5. Phương pháp kiểm tra y học ....................................................................... 58 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................ 65 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................................. 65 2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 68 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................................69 3.1. Thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 ......................................................................................................... 69 3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15................................................................................................. 69 3.1.2. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. ............................................................................................................ 89 3.1.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 .................................................. 107 3.2. Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ....................................................................................................... 114 3.2.1. Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ..................................................................................... 114 3.2.2. Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. .................................................................................... 119 3.2.3. Kiểm định lý thuyết về nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn do luận án xây dựng. ............................................................................................................ 136 3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 2................................................... 136 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. ..................................................................... 139 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................ 139 3.3.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. ...................................................... 141 3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 3 .................................................. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................150
- KẾT LUẬN ................................................................................................................. 150 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cách phân chia các giai đoạn trong quá trình huấn luyện nhiều năm của vận động viên Bóng bàn trẻ ................................................................................................. 34 Bảng 1.2. Phân phối tỷ lệ giữa các nội dung huấn luyện .............................................. 38 Bảng 1.3. Tỷ lệ phân phối thời gian chu kỳ 1 năm cho VĐV giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa thể thao............................................................................................... 38 Bảng 1.4. Vùng cường độ trong huấn luyện vận động viên Bóng bàn trẻ .................... 39 Bảng 3.1. Kết quả độ tin cậy của thang đo xác định yếu tố ảnh hưởng đến trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 (n=31) ................... 70 Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 (n=31).............................................. 71 Bảng 3.3. Thời gian huấn luyện năm cho nam vận động viên Bóng bàn ..................... 72 lứa tuổi 14-15 ................................................................................................................ 72 Bảng 3.4. Phân chia tỷ lệ % các thành phần huấn luyện năm....................................... 73 Bảng 3.5. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên Bóng bàn tại ....................................... 75 một số đơn vị khu vực phía Bắc .................................................................................... 75 Bảng 3.6. Cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số đơn vị bóng bàn ............................ 77 khu vực phía Bắc ........................................................................................................... 77 Bảng 3.7. Thực trạng việc áp dụng các phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 (n=31) ............................................. 79 Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 (n=31) ............................................................................ 81 Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn về thực trạng việc sử dụng các phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15......................... 82 Bảng 3.10. Thực trạng chức năng bộ máy vận động của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 ................................................................................................................ 84 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc ............................................................................... 84 Bảng 3.11. Mối tương quan giữa chức năng bộ máy vận động với từng test thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 một số đơn vị khu vực phía Bắc (n=26) ............................................................................................................. 86 Bảng 3.12. Mối tương quan giữa chức năng bộ máy vận động với từng loại nhóm Test
- thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 một số đơn vị khu vực phía Bắc (n=26) ...................................................................................................... 87 Bảng 3.13. Nhận thức của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ..................... 88 về vai trò của thể lực chuyên môn (n=26)..................................................................... 88 Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn xác định các tố chất thể lực chuyên môn đặc thù của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ................................................................ 89 Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận đông viên Bóng bàn ........................................................................................ 91 Bảng 3.16. Kết quả kiểm nghiệm độ tin cậy của các Test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số đơn vị phía Bắc .............. 93 Bảng 3.17. Kết quả kiểm nghiệm tính thông báo của các Test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại ............................................ 94 một số đơn vị phía Bắc .................................................................................................. 94 Bảng 3.18. So sánh thành tích 9 test đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 giữa 2 lần kiểm tra ......................................................... 96 Bảng 3.19. So sánh sự khác biệt trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14 và lứa tuổi 15 .............................................................................. 97 Bảng 3.20. Mối tương quan giữa các nhóm tố chất thể lực chuyên môn và trình độ thể lực chuyên môn với thành tích thi đấu .......................................................................... 98 Bảng 3.21. Tiêu chuẩn phân loại đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................................................................. 100 Bảng 3.22. Bảng điểm đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 .............................................................................................. 102 Bảng 3.23. Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................................................................. 104 Bảng 3.24. Kết quả kiểm chứng ngẫu nhiên trình độ thể lực chuyên môn của 06 nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 ....................................................................... 105 Bảng 3.25. Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 .............................................................................................................. 106 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc ............................................................................. 106 Bảng 3.26. Thực trạng phân loại trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 tại một số đơn vị khu vực phía Bắc .................................... 107
- Bảng 3.27. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 (n=31)...................................................................... 117 Bảng 3.28. Phân bổ thời gian huấn luyện theo các thời kỳ trong chu kỳ huấn luyện năm cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................................... 122 Bảng 3.29. Kết quả phỏng vấn về tỷ lệ thời gian cho các nội dung huấn luyện trong năm cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................................... 123 Bảng 3.30. Kết quả phỏng vấn diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn các thời kỳ cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 .................................................. 123 Bảng 3.31. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị chung 1 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15............................... 125 Bảng 3.32. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ chuẩn bị chung 1 .... 125 Bảng 3.33. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 1 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............ 126 Bảng 3.34. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 1 ........................................................................................................................... 127 Bảng 3.35. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ thi đấu 1 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ................................... 128 Bảng 3.36 Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ thi đấu 1 ............. 128 Bảng 3.37. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuyển tiếp 1 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................ 129 Bảng 3.38. Diễn biến lượng vận động thể lực thời kỳ chuyển tiếp 1 ......................... 129 Bảng 3.39. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị chung 2 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ...................... 130 Bảng 3.40. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ chuẩn bị chung 2 ..................................................................................................................................... 130 Bảng 3.41. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 2 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............ 131 Bảng 3.42. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 1 ........................................................................................................................... 132 Bảng 3.43. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ thi đấu 2 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ................................... 133 Bảng 3.44. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ thi đấu 2 ............ 133
- Bảng 3.45. Phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn trong thời kỳ chuyển tiếp 2 cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................ 134 Bảng 3.46. Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn thời kỳ chuyển tiếp 2 ..... 134 Bảng 3.47. Lượng vận động và bài tập thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 .............................................................................................. 135 Bảng 3.48. Kết quả đánh giá về nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên bóng bàn lứa tuổi 14-15 ............................................................................. 136 Bảng 3.49. So sánh kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm ......................................................................................................................... 141 Bảng 3.50. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm ..................................................................................................................................... 142 Bảng 3.51. So sánh kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm sau thực nghiệm ..................................................................................................................................... 142 Bảng 3.52. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm ..................................................................................................................................... 143 Bảng 3.53. Kết quả kiểm tra trình độ thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm......................................................................................... 144 Bảng 3.54. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm đối chứng và thực nghiệm ................................................. 145
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn ................................. 76 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % trình độ đẳng cấp VĐV đạt được của đối tượng phỏng vấn ....... 76 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 1 ................. 126 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 1 ....... 127 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 1 .............................. 128 Biểu đồ 3.6. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 1....................... 129 Biểu đồ 3.7. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chung 2 ................. 131 Biểu đồ 3.8. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuẩn bị chuyên môn 2 ....... 132 Biểu đồ 3.9. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ thi đấu 2 .............................. 133 Biểu đồ 3.10. Biểu đồ diễn biến lượng vận động thời kỳ chuyển tiếp 2..................... 134 Biểu đồ 3.11. So sánh nhịp tăng trưởng thể lực chuyên môn của nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15 nhóm đối chứng và thực nghiệm....................................... 146
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Dụng cụ FMS ................................................................................................ 59 Hình 2.2. Ngồi thấp (Deep Squat) ................................................................................. 60 Hình 2.3. Bước rào (Hurdle) ......................................................................................... 61 Hình 2.4. Bước quỳ theo đường thẳng (Inline Lunge) .................................................. 62 Hình 2.5. Linh hoạt khớp vai (Shoulder Mobility) ....................................................... 62 Hình 2.6. Nằm ngửa nâng thẳng chân (Active Straight Leg Raise).............................. 63 Hình 2.7. Nằm sấp chống đẩy giữ ổn định thân người (Trunk Stability Pushup) ........ 64 Hình 2.8. Ổn định xoay thân (Rotary Stability) ............................................................ 64
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm, coi trọng việc phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung và thể thao thành tích cao (TTTTC) nói riêng. Chính vì vậy, ngày 03 tháng 12 năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 2198/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu “xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển”; “Phát triển TTTTC theo hướng bền vững, xây dựng và triển khai áp dụng quy trình phát hiện năng khiếu, tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao”; “Tiếp tục phát huy tác dụng và vai trò của hệ thống bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao trẻ đã được xây dựng trong giai đoạn trước, làm cơ sở vững chắc nâng cao trình độ, thành tích của TTTTC nước nhà ở khu vực, châu lục và thế giới” [11]. Bóng bàn là môn thể thao đối kháng và mang tính kỹ xảo rất cao, được tập luyện và thi đấu với cường độ lớn, yêu cầu tính chuẩn xác về kỹ thuật cao, mật độ động tác dày, các cuộc thi đấu thường kéo dài từ 7-10 ngày dễ tạo ra sự mệt mỏi thần kinh. Do đó, để có sự tập trung cao độ, duy trì trạng thái tâm lý và thể lực ổn định, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt trong suốt thời gian thi đấu căng thẳng, thì vận động viên phải thường xuyên tập luyện với lượng vận động (LVĐ) lớn, qua đó phát huy hết trình độ kỹ thuật, chiến thuật và đạt thành tích thể thao cao nhất [36]. Xu thế phát triển của bóng bàn hiện đại là thi đấu với tốc độ nhanh trong điều kiện điểm rơi của bóng luôn biến hóa, đòi hỏi VĐV phải phán đoán nhanh, di chuyển hợp lý, phản ứng tốt với các định hướng của bóng đối phương, lăng tay nhanh khi đánh bóng để giành ưu thế trong đánh bóng và giành điểm. Vì vậy, đối với các VĐV Bóng bàn muốn đáp ứng được trình độ Bóng bàn cao thì ngoài những tố chất thể lực chung, cần phải đặc biệt chú ý đến sự kết hợp tối ưu các quá trình nâng cao trình độ huấn luyện thể lực đặc thù chuyên môn, đó là các tố chất: tốc độ và tính linh hoạt; sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ. Huấn luyện thể lực chuyên môn (TLCM) cho vận động viên bóng bàn trẻ là phần quan trọng trong hệ thống đào tạo vận động viên, cấu trúc của hệ thống đào tạo bao gồm nhiều mặt mà trong đó quan trọng nhất là đảm bảo các mặt của quá trình
- 2 huấn luyện (thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật - tâm lý – ý chí), tạo dựng và duy trì trạng thái sung sức thể thao phục vụ cho thi đấu. Trình độ thể lực chuyên (TĐTLCM) càng phát triển tốt thì càng có lợi cho việc nắm vững kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển và duy trì trạng thái thi đấu tốt cho vận động viên trong những cuộc thi đấu lớn, căng thẳng, phát huy hết trình độ kỹ thuật, chiến thuật, qua đó giúp VĐV đạt được thành tích thể thao cao nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các VĐV trẻ Bóng bàn của nước nhà vẫn chưa đạt được nhiều thành tích vang dội tại các đấu trường quốc tế. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân trình độ chuyên môn (bao gồm cả TĐTLCM). Chính vì vậy, việc đào tạo đội ngũ VĐV Bóng bàn trẻ có trình độ cao, đáp ứng nhiệm vụ thi đấu quốc tế, kế cận cho lớp đàn anh là vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay, bước đầu đã hình thành hệ thống đào tạo VĐV Bóng bàn trẻ tương đối hợp lý, những mô hình từ tuyến đào tạo VĐV năng khiếu thể thao đến tuyến đào tạo VĐV thành tích cao, từ các câu lạc bộ cấp xã, huyện đến các trung tâm đào tạo cấp tỉnh và quốc gia, từ đào tạo bán chuyên nghiệp đến chuyên nghiệp ở từng môn thể thao… Tuy nhiên, quá trình tổ chức đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả chưa cao, các VĐV trẻ Bóng bàn của nước nhà vẫn chưa đạt được nhiều thành tích vang dội tại các đấu trường quốc tế như các môn thể thao khác. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do trình độ TLCM còn hạn chế. Qua quan sát các buổi tập luyện và thi đấu cho thấy, hầu hết VĐV Bóng bàn trẻ đã không duy trì được độ chuẩn xác cao khi thực hiện các kỹ chiến thuật, tốc độ di chuyển cũng như sức mạnh khi đánh bóng cũng bị giảm sút rõ rệt dẫn đến khả năng dứt điểm cũng như giành ưu thế khi đánh bóng không cao. Ngoài ra, cán bộ, huấn luyện viên (HLV) huấn luyện theo kinh nghiệm mà không có căn cứ khoa học, không có nội dung huấn luyện riêng cho thể lực chuyên môn. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho VĐV bóng bàn trẻ là vô cùng cần thiết. Những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu về TĐTL cho VĐV Bóng bàn. Tiêu biểu như: Lê Thiết Can (1997), Vũ Thái Hồng (2001), Nguyễn Danh Hoàng Việt (2005), Trần Hiếu (2007), Nguyễn Tiên Tiến (2001), Nguyễn Thanh Tùng (2017),… Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chỉ đánh giá một trong
- 3 những tố chất TLCM hoặc tác giả Lê Thiết Can thì lại nghiên cứu bài tập phát triển các tố chất thể lực (TCTL) nói chung, tác giả Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu cho đối tượng nữ VĐV, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 theo xu hướng hiện đại, luận án tiến hành nghiên cứu “Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15”. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, luận án nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 để đưa vào ứng dụng nhằm phát triển TLCM, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện và cải thiện thành tích thể thao cho đối tượng nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 - Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14- 15. - Đánh giá trình độ TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Nhiệm vụ 2: Xây dựng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. - Lựa chọn bài tập phát triển TLCM cho cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 - Xây dựng nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 theo chu kỳ năm - Kiểm nghiệm lý thuyết về nội dung huấn luyện TLCM mà luận án xây dựng Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Bóng bàn lứa tuổi 14-15. - Tổ chức thực nghiệm nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. - Đánh giá hiệu quả thực nghiệm nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV
- 4 Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung huấn luyện TLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng quan trắc: + 31 cán bộ, giảng viên, chuyên gia, huấn luyện viên trong lĩnh vực huấn luyện thể thao của Trường đại học TDTT Bắc Ninh và các trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội, Quân Đội, Hải Dương, Bộ Công An, Hải Phòng + Nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Luận án đã tiến hành khảo sát và thực nghiệm những trung tâm đào tạo có đội tuyển Bóng bàn các tuyến ở khu vực phía Bắc, trong đó các VĐV đang được hưởng chế độ theo ngân sách nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các trung tâm có nam VĐV bóng bàn lứa tuổi 14-15 phù hợp với mục đích nghiên cứu để luận án tiến hành khảo sát, đó là Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội; Trung tâm TDTT Quân Đội; Trung tâm TDTT Công an nhân nhân; Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Hải Dương; Câu lạc bộ T&T Hà Nội. Quy mô nghiên cứu : + Số lượng mẫu nghiên cứu: 10 nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội. + Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội, + Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2018 đến tháng 11/2022. Giả thuyết khoa học Thể lực chuyên môn là yếu tố quan trọng cấu thành trình độ tập luyện (kỹ, chiến thuật, thể lực, tâm lý) của VĐV bóng bàn. Nếu xây dựng được nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn đảm bảo được cơ sơ khoa học và phù hợp với quy luật huấn luyện của giai đoạn đào tạo chuyên môn hóa của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn của họ. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý luận về các
- 5 vấn đề liên quan tới công tác huấn luyện TLCM và các yếu tố ảnh hưởng tới TLCM của nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15 một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn,. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án lựa chọn được 09 test đủ điều kiện đánh giá TĐTLCM cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15, qua đó đã lựa chọn nội dung và xây dựng kế hoạch huấn luyện TLCM cho cho nam VĐV Bóng bàn lứa tuổi 14-15. Kết quả đã nâng cao được TĐTLCM cho đối tượng nghiên cứu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thành tích thi đấu cho nam VĐV Bóng bàn 14-15 tuổi, đáp ứng được mục tiêu đào tạo thể thao thành tích cao (TTTTC) mà Đảng, Nhà nước và cơ quan lãnh đạo đang đặc biệt quan tâm.
- 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV Bóng bàn trẻ Trong thể thao hiện đại, đòi hỏi VĐV phải phát triển toàn diện các năng lực tương ứng, đó là một quá trình huấn luyện liên tục có hệ thống trong nhiều năm và được thể hiện thông qua 4 yếu tố: kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng tạo thành trình độ huấn luyện của VĐV hay nói cách khác là tạo nên thành tích thể thao, trong đó sự chuẩn bị nền tảng thể lực cho VĐV chiếm vị trí vô cùng quan trọng [17]. Huấn luyện thể lực cho VĐV bao gồm thể lực chung và TLCM. Tố chất thể lực cơ bản của con người gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền là những năng lực thể chất quan trọng nhất của VĐV ở hầu hết các môn thể thao, là tiền đề quan trọng để họ giành được thành tích cao trong thi đấu và thực hiện được những yêu cầu ngày càng cao và phức tạp trong quá trình tập luyện [6]. Huấn luyện thể lực chung là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất của VĐV. Nội dung của huấn luyện thể lực chung rất đa dạng, có thể sử dụng các bài tập khác nhau để nâng cao những khả năng chức phận của cơ thể, phát triển toàn diện các năng lực thể chất, làm phong phú vốn kỹ năng kỹ xảo của VĐV, làm cơ sở tốt cho việc phát triển TLCM cũng như các kỹ-chiến thuật của môn bóng bàn. Chuyên môn hóa của bóng bàn là sử dụng dụng cụ thi đấu với trọng lượng nhẹ, đòi hỏi sự linh hoạt cao trong việc thực hiện các kỹ-chiến thuật nên cũng cần chuyên môn hóa về nội dung và phương pháp [22].. Huấn luyện thể lực chuyên môn là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao cụ thể. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó ở mỗi VĐV [30]. Do đặc điểm các môn thể thao khác nhau nên yêu cầu về những năng lực thể chất chuyên môn ở mỗi VĐV cũng khác nhau. Phương tiện chủ yếu trong huấn luyện thể lực chuyên môn là các bài tập chuẩn bị chuyên môn và các bài tập thi đấu. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các môn thể thao nói chung, môn Bóng bàn cũng không ngừng phát triển, đồng thời cũng có những sự thay đổi về luật như: kích thước quả bóng bàn, cách tính điểm, chất lượng trang thiết bị dụng cụ ngày càng được nâng cao… làm cho VĐV cần phải thay đổỉ kỹ- chiến thuật, thể lực, tâm lý cũng như phong cách, lối đánh nhằm tăng sự hấp dẫn
- 7 đối với người xem. Bóng bàn là môn thể thao đối kháng gián tiếp, không có chu kỳ, mang đặc thù kỹ thuật cao. Nét nổi bật của bóng bàn hiện đại là tính linh hoạt và tốc độ, sự nắm vững kỹ -chiến thuật, khả năng phối hợp vận động, năng lực phản ứng kịp thời, chính xác trong các tình huống với sự tập trung, chú ý cao và ổn định. Do đó những đặc trưng tiêu biểu được thể hiện qua các mặt cấu thành thành tích VĐV là: kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý. Trong đó vấn đề các tố chất thể lực chuyên môn là “linh hồn” của môn Bóng bàn. Ở mỗi môn thể thao đều có những đặc điểm chuyên biệt và đòi hỏi những tố chất thể lực riêng phù hợp với hoạt động của nó. Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng bàn cũng đòi hỏi huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn. Đặc điểm của môn Bóng bàn là tập luyện và thi đấu ở trong phòng kín, tính kỹ xảo và yêu cầu về độ cuẩn xác cao, mật độ động tác dày, cường độ vận động lớn. Do các cuộc thi đấu thường kéo dài từ 7-10 ngày dễ tạo ra sự mệt mỏi thần kinh, nên VĐV Bóng bàn rất cần được huấn luyện thể lực toàn diện. Theo thống kê của các chuyên gia bóng bàn Trung Quốc, mật độ của một trận đấu bóng bàn đạt tới 50%-81,3% trong 5 hiệp (không kể thời gian nhặt bóng). Số lần vung vợt trong một trận đấu có thể đạt tới 302-1246 lần. Cường độ thi đấu cao, biểu hiện mạch đập có thể đạt tới 192 lần/phút. Huyết áp tối đa sau thi đấu tăng bình quân 16mm Hg đối với nam, tăng 17mm Hg đối với nữ, huyết áp tối thiểu của nam hơi giảm hơn so với nữ. Số lần di chuyển từ 100-250 lần, cự ly di chuyển từ 1000m-3000m. Có những giải thi đấu kéo dài đến chục ngày liên tục, mỗi ngày thi đấu trong ba buổi, mỗi buổi thi đấu từ 1-2 trận. Hơn nữa càng vào vòng trong thì tính chất lại càng gay go, sự cạnh tranh càng quyết liệt và cân bằng về trình độ [16].. Qua quan sát các trận Bóng bàn quốc tế mà đội tuyển Việt Nam tham gia thi đấu và qua phỏng vấn các nhà chuyên môn Bóng bàn đều có một nhận định chung: các VĐV chưa đạt được thành tích cao trong các giải quốc tế xuất phát từ nguyên nhân chính là do thể lực của họ còn yếu, đặc biệt là TLCM còn chưa tốt [3]. Để đạt được thành tích thi đấu tốt nhất thì phải tập luyện thường xuyên với LVĐ lớn, mà nền tảng đó là nâng cao TĐTLCM cho VĐV. Theo các chuyên gia Bóng bàn thì TCTL chuyên môn của VĐV Bóng bàn là tốc độ, tính linh hoạt; sức mạnh tốc độ;

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p |
383 |
76
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p |
35 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p |
34 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p |
25 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p |
24 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p |
19 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p |
28 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p |
22 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
290 p |
6 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
28 p |
2 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Nghiên cứu cải tiến chương trình bóng đá học đường đến sự phát triển thể chất của nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh
14 p |
2 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
229 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trung học phổ thông thủ đô Viêng Chăn - Lào
180 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng đá trong các trường Trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh
202 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên các trường đại học trực thuộc Bộ Công thương ở khu vực Hà Nội
220 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu cải tiến chương trình bóng đá học đường đến sự phát triển thể chất của nam học sinh Tiểu học khối lớp 3 Thành phố Hồ Chí Minh
184 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào
247 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
225 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
