intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

32
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" nhằm làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam, luận án vận dụng vào đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu 29 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO CÔNG NHÂN VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 35 2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài luận án 35 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân 42 Việt Nam Chương 3: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO CÔNG NHÂN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN 78 ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Khái quát về công nhân Việt Nam hiện nay 78 3.2. Thực trạng giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam (2008-2022) 84 3.3. Một số vấn đề đặt ra trong giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 114 Chương 4: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHO CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 126 4.1. Dự báo nhân tố tác động và phương hướng giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam giai đoạn 2022-2025 123 4.2. Giải pháp giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam trong tình hình mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh 137 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 178
  2. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ Bộ GD&ĐT :Bộ Giáo dục và Đào tạo BCH TW :Ban chấp hành Trung ương CNH, HĐH :Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH :Chủ nghĩa xã hội CNTB :Chủ nghĩa tư bản CTQG :Chính trị quốc gia DN :Doanh nghiệp FDI :Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài HĐND :Hội đồng nhân dân KCN&CX :Khu công nghiệp và chế xuất TBCB :Tư bản chủ nghĩa TNHH :Trách nhiệm hữu hạn XHCN :Xã hội chủ nghĩa
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Dân số, lực lượng lao động và công nhân trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam........................ 78 Bảng 3.2. Số lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp……………………… 86 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Hành động của công nhân khi chứng kiến sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp mình….. 103 Biểu đồ 3.2. Tình hình vi phạm kỷ luật lao động và nội quy 104 Công ty…………………………………………. Biểu đồ 3.3. Hình thức tuyên truyền, vận động cho công nhân 106 Biểu đồ 3.4. Tình hình tổ chức các phong trào thi đua yêu nước 111
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh khẳng định: “Công - nông là gốc của cách mệnh”, chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất do đó “giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [66, tr.407]. Để đảm nhận và hoàn thành được trọng trách là “gốc”, là “lãnh đạo” cách mạng, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu với Đảng phải xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh toàn diện trong đó có yêu cầu vững mạnh về chính trị, mà muốn vậy thì “phải tăng cường việc giáo dục chính trị và nâng cao tư tưởng của cán bộ và công nhân” [6, tr.536]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam được kết tinh từ quá trình Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn sôi nổi trong phong trào cộng sản, công nhân thế giới và phong trào cách mạng Việt Nam. Đó là một hệ thống quan điểm toàn diện về công tác giáo dục chính trị cho công nhân bao gồm mục đích, chủ thể, nội dung và phương châm, phương pháp giáo dục. Tư tưởng về giáo dục chính trị cho công nhân của Hồ Chí Minh đến nay vẫn là cơ sở lý luận, phương pháp luận để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục vận dụng trong giáo dục chính trị cho công nhân trong bối cảnh hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm tới công tác giáo dục chính trị cho công nhân, Đảng xác định: giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng nhằm xây dựng giai cấp công nhân ngang tầm là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ Nghị quyết 20-NQ/TW (28/1/2008), Đảng đã quán triệt tinh thần: Phải nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp và bản lĩnh chính trị, ý thức công dân, tinh thần dân tộc, gắn bó thiết tha với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần đấu tranh, xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp cho công nhân. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Xây dựng giai cấp công
  5. 2 nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vẫn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân” [24, tr.166]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác giáo dục chính trị cho công nhân thời gian qua đã đạt được những thành tựu bước đầu: Công tác này đã nhận được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Nội dung giáo dục phong phú, gắn giáo dục nội dung lý luận với giáo dục các nhiệm vụ chính trị của công nhân; Phương pháp giáo dục đa dạng, kết hợp giữa hình thức giáo dục trực tiếp với gián tiếp. Qua đó, bản lĩnh chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp, tác phong công nghiệp, đạo đức, lối sống, kỷ luật lao động của công nhân đã có những bước chuyển biến tích cực góp phần khẳng định vị thế, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác giáo dục chính trị cho công nhân vẫn còn một số mặt hạn chế: Sự quan tâm của các thành viên trong hệ thống chính trị còn chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của công nhân trong thời kỳ mới, đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị còn thiếu về số lượng và cũng chưa đáp ứng yêu cầu; Nội dung giáo dục còn mang tính hàn lâm, thiếu hấp dẫn; Phương pháp giáo dục chưa sáng tạo, chậm đổi mới; Công nhân chưa chủ động, tích cực trong học tập chính trị. Những hạn chế đó dẫn tới: “Một bộ phận công nhân còn thờ ơ, không quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; hạn chế về nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, hiểu biết chưa đầy đủ về pháp luật, chính sách; thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao; …” [106]. Biểu hiện này xuất hiện chủ yếu trong bộ phận công nhân thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI - những loại hình doanh nghiệp đang chiếm số lượng đông đảo nhất và sẽ tiếp tục tăng. Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục chính trị cho công nhân trong thời gian tới. Đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
  6. 3 Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam, luận án vận dụng vào đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án có nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án. - Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đánh giá thực trạng giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam giai đoạn 2008-2022, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân từ đó, đặt ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. - Dự báo các nhân tố tác động, phương hướng giáo dục và đề xuất các giải pháp giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam trong giới hạn về: Mục đích giáo dục; Chủ thể giáo dục (Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh); Nội dung giáo dục; Phương châm, phương pháp giáo dục. - Về không gian: Nghiên cứu giáo dục chính trị cho công nhân trên phạm vi cả nước, tập trung khảo sát công nhân trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở Việt Nam là: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước
  7. 4 và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Khảo sát ở 9 tỉnh/thành phố tập trung đông công nhân: Thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An. - Về thời gian: Đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam trong giai đoạn 2008-2022 (từ khi Nghị quyết 20-NQ/TW ra đời cho đến nay). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công nhân và giáo dục chính trị cho công nhân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp chung, các phương pháp liên ngành và chuyên ngành sau: - Phương pháp lôgíc được sử dụng để khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân; luận giải, đánh giá đúng thực chất những thành tựu, hạn chế trong giáo dục chính trị cho công nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày, phân tích các công trình khoa học có liên quan đến đề tài Luận án; các vấn đề có liên quan đến quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục chính trị cho công nhân. - Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin khách quan, trung thực, góp phần cung cấp luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc thực hiện đề tài luận án. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo hình thức online với 1.171 công nhân, trong đó: 247 công nhân trong doanh nghiệp Nhà nước, 832 công nhân trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước và 92 công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng công nhân khảo sát của mỗi tỉnh/thành phố và các bước thực hiện phương pháp điều tra xã hội học được trình bày cụ thể trong phụ lục 2 trang 183.
  8. 5 - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; báo cáo của tổ chức Công đoàn các cấp; các công trình khoa học có liên quan đến đề tài Luận án nhằm khái quát, đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn được trình bày trong luận án. - Phương pháp thống kê, so sánh dùng để thống kê các số liệu có liên quan đến công tác giáo dục chính trị cho công nhân trong suốt khoảng thời gian nghiên cứu là 2008-2022, so sánh đánh giá các dữ liệu qua các năm để thấy sự biến động. So sánh câu trả lời của các đối tượng công nhân về các nội dung khảo sát để vừa đảm bảo độ tin cậy của số liệu, vừa đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện thực trạng công tác giáo dục chính trị cho công nhân. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được sử dụng để lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, cán bộ công đoàn tại các cơ quan nghiên cứu, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp nhằm chuẩn hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn mà đề tài luận án đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở phân tích một số khái niệm liên quan, luận án đã xây dựng và phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam. - Luận án đã luận giải có tính hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam theo các nội dung: mục đích, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục. - Luận án đã khái quát tình hình công nhân Việt Nam hiện nay; đánh giá khách quan thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục chính trị cho công nhân trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2008-2022, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và làm rõ những vấn đề đặt ra trong giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Luận án đề xuất các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận
  9. 6 Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục chính trị cho công nhân Việt Nam, làm phong phú thêm hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, cung cấp cứ liệu, luận chứng để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội... tham khảo, đề ra phương hướng, biện pháp giáo dục chính trị, nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho công nhân Việt Nam. 7. Kết cấu luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án được bố cục làm 4 chương (9 tiết).
  10. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nghiên cứu về công nhân và giáo dục chính trị cho công nhân 1.1.1.1. Nghiên cứu về công nhân Nghiên cứu về vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có một số công trình: Tác giả Maicen Nhepsi ở công trình “Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trị quan trọng nhất” [78] đã cho thấy ở các nước tư bản hiện đại, khi mà mâu thuẫn giữa công nhân với nhà tư bản vẫn tồn tại thì giai cấp công nhân vẫn có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ vẫn là giai cấp đại diện cho các tầng lớp nhân dân khác thực hiện cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản. Tác giả đã nêu ra những điều kiện để giai cấp công nhân lật đổ được giai cấp tư sản, trong đó, có yếu tố bản lĩnh chính trị, ý thức chính trị của giai cấp công nhân. Trong cuốn sách “Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đương đại” [2], các tác giả Liễu Khả Bạch, Vương Mai và Diêm Xuân Chi đã nghiên cứu về giai cấp công nhân ở Trung Quốc. Thông qua phân tích, các tác giả đã đưa ra lý luận mới về giai cấp công nhân bao gồm: Về lợi ích, địa vị kinh tế, phân phối lợi nhuận, phân hóa giàu nghèo, lý luận về hệ thống quan hệ lao động; Những quy định và sự điều hoà quan hệ lao động trong thời kỳ chuyển đổi... Các tác giả đã có cách tiếp cận mới về khái niệm giai cấp công nhân: “họ không chỉ là những người lao động trực tiếp đứng máy, mà còn gồm công nhân phổ thông, công nhân trí thức, nhân viên kỹ thuật và người quản lý kinh doanh”. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định vai trò to lớn của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Tác giả Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp trong công trình “Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay - thực trạng và triển vọng” [83] đã nghiên cứu về giai cấp công nhân trong phạm vị các nước tư bản phát triển. Trong đó, các tác giả đã làm rõ quan niệm về giai cấp công nhân của chủ
  11. 8 nghĩa Mác-Lênin đồng thời, cũng phân tích hoàn cảnh thời đại sau chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển như thế nào. Bối cảnh khi đó được thể hiện trên các khía cạnh: Khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức phát triển; Toàn cầu hoá trở thành xu thế chung; Những điều chỉnh của giai cấp tư sản và nhà nước tư bản; Cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh có sự thay đổi và sự vận động của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước tư bản phát triển; Trào lưu dân chủ xã hội... Từ tình hình mới đó, các tác giả đã phân tích thực trạng giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển theo 3 tiêu chí là: số lượng, cơ cấu, chất lượng, trình độ giác ngộ, tổ chức... Đồng thời, còn cho thấy triển vọng phát triển của giai cấp công nhân ở đây trong hai thập niên tới vẫn là “động lực tinh thần, sức mạnh trí tuệ và đạo đức”. Trong công trình“Lý luận về tình hình giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại” của tác giả Mỹ Hải Ba [11] lại trình bày về sự thay đổi của giai cấp công nhân Trung Quốc trong thời kỳ mới - thời kỳ đương đại. Tác giả đưa ra nhận định: giai cấp công nhân là giai cấp “có tài sản”, họ chiếm hữu và sử dụng tư liệu sản xuất một cách bình đẳng dựa vào danh nghĩa sở hữu xã hội, với địa vị là giai cấp lãnh đạo. Giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại cũng là giai cấp có kết cấu phức tạp. Tác giả cũng phân tích những đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân Trung Quốc đương đại như: sự lớn mạnh về số lượng, chất lượng, phân bố, kết cấu phức tạp, hay về sự phân hóa và tái cấu trúc tầng lớp, ý thức giai cấp ngày càng đa dạng. Tác giả Hadas Thier trong cuốn sách:“The Working Class Is the Vast Majority of Society” (Giai cấp công nhân là đa số của xã hội) [73], đã cho thấy các cách tiếp cận khác nhau về giai cấp công nhân như: tiếp cận từ số lượng, đời sống vật chất, trình độ giáo dục, tay nghề… Tuy nhiên, các yếu tố đó không phải là căn cứ để phân chia giai cấp mà chính quyền lực về kinh tế sẽ quyết định việc phân chia giai cấp. Công trình cũng phân tích biểu hiện của giai cấp công nhân, của tầng lớp trung lưu nhất là ở Mỹ hiện nay. Trong bài viết “Một số thành tựu nhận thức lý luận mới về giai cấp công nhân Việt Nam” [80] của tác giả Nguyễn An Ninh đã phân tích làm rõ những nhận thức mới của Đảng về giai cấp công nhân trên 4 khía cạnh: (1) Đảng đã đưa ra khái niệm
  12. 9 khá đầy đủ về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, khái niệm này đã cập nhật với thế giới; (2) Đảng đã phân định rõ sự phát triển của giai cấp công nhân với sự chủ động xây dựng giai cấp công nhân trong môi trường mới; (3) Đảng đã phân định rõ công nhân với tư cách là một giai cấp có sứ mệnh lịch sử với dân tộc và công nhân với tư cách là người lao động trong bối cảnh hiện nay. Bài viết cũng đã phân tích thành tựu phát triển nhận thức lý luận về thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trên hai mặt: Bước đầu làm rõ nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam với dân tộc hiện nay và có thêm nhiều phát hiện mới từ quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Tác giả cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tổ chức Công đoàn với công nhân ngày càng lớn; Mối quan tâm hàng đầu của nhiều công nhân hiện nay là việc làm và lợi ích được hưởng, vai trò sứ mệnh lịch sử ít được quan tâm hơn; giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển nên thiếu thống nhất. Tác giả Phạm Văn Giang với bài viết: “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam” [33] nêu rõ âm mưu chống phá của các thế lực thù địch thông qua các luận điệu xuyên tạc bản chất giai cấp công nhân của Đảng để làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cho rằng C.Mác đã áp đặt sứ mệnh lịch sử cho giai cấp công nhân, chính sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã cho thấy Đảng của giai cấp công nhân không đủ sức để lãnh đạo cách mạng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu của CNTB đã làm cho công nhân “thỏa mãn nhu cầu” nên không còn những “xung đột cách mạng” do vậy, họ không còn sứ mệnh lịch sử nữa. Họ cũng lập luận rằng: khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì trí thức mới là lực lượng tiên phong, công nhân chỉ là người làm thuê cho doanh nghiệp. Từ những luận điệu xuyên tạc trên, bài viết đã đưa ra quan điểm phản bác và khẳng định quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân và trong giai đoạn hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam vẫn có sứ mệnh lịch sử. Tác giả Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Thị Diệu Hằng trong bài viết “Phê phán một số quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay” [82] đã cho thấy hiện nay việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đang
  13. 10 phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các thế lực thù địch coi đây là mục tiêu để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các quan điểm xuyên tạc sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã đưa ra ý kiến: Số lượng công nhân ngày nay đã giảm đi do tự động hóa và trí tuệ nhân; Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 gắn với công nghệ hiện đại cho thấy vai trò của đội ngũ trí thức là chủ yếu mà không phải là công nhân; Cuộc sống của công nhân đã tốt nên họ không còn nhu cầu đấu tranh… Các tác giả đã phê phán các luận điểm trên để khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân hiện nay. Đề tài khoa học cấp quốc gia thuộc Chương trình KX.02/16-20 (2021): “Nghiên cứu tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong lịch sử và thời đại ngày nay; đề xuất bổ sung, phát triển vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới”[136] do tác giả Nguyễn Viết Thảo chủ nhiệm. Công trình nghiên cứu đã tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân, về quá trình phát triển của giai cấp công nhân; Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay; Các tác giả cũng đưa ra các vấn đề lý luận cần bổ sung, phát triển về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trên nền tảng lý luận, các nhà khoa học đề xuất các phương hướng, giải pháp vận dụng, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về sự biến động của giai cấp công nhân và mối quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức có một số công trình: Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài viết “Xu hướng phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong mối quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” [14] đã cho thấy giai cấp công nhân hiện đại trên thế giới đang có những biến đổi lớn về số lượng và cả biến đổi về chất lượng. Và trong xu hướng chung đó, giai cấp công nhân Việt Nam cũng đang có những thay đổi rất tích cực, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sự thay đổi đó thể hiện
  14. 11 trong từng khu vực, từng ngành nghề, thay đổi trong quyền sở hữu, trong cơ cấu kinh tế, trong sự phân tầng của giai cấp công nhân và còn xuất hiện trong những mâu thuẫn lợi ích, phân hóa giàu nghèo trong nội bộ giai cấp công nhân. Trong cuốn sách “Một số vấn đề phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” [3], các tác giả Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Viết Thông, Bùi Đình Bôn đã đề cập đến lý luận về giai cấp công nhân hiện đại; Nêu bật những nhân tố khách quan và chủ quan quy định xu hướng phát triển giai cấp công nhân cũng như vai trò làm chủ của giai cấp công nhân trong doanh nghiệp. Đồng thời, đề cập tới mối quan hệ giữa ba giai cấp, tầng lớp cơ bản là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, xây dựng nền nếp, tác phong công nghiệp cho công nhân, lao động. Cuốn sách cũng đề cập tới nhiệm vụ của công tác giáo dục chính trị cho công nhân là giáo dục cả tinh thần đoàn kết nói chung, đoàn kết trong khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức nói riêng. Cuốn sách “Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đặng Quang Định [28], đã nêu một số vấn đề lý luận về lợi ích kinh tế của ba đối tượng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Cả ba giai cấp, tầng lớp này đều có chung lợi ích kinh tế cho dù là mỗi giai cấp, tầng lớp có những đặc điểm riêng. Riêng với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đội tiền phong của giai cấp mình, họ sẽ đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, họ sẽ đứng lên vũ đài chính trị thực hiện vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu quan hệ lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Lúc này, không chỉ là sự thống nhất trong lợi ích kinh tế nữa mà còn xuất hiện những mặt mâu thuẫn, không thống nhất như những mâu thuẫn liên quan tới thu nhập, việc làm, phúc lợi xã hội hay là mâu thuẫn trong quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Từ thực trạng phát sinh những mâu thuẫn đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp để tăng cường sự thống nhất lợi ích kinh tế giữa họ. Cuốn sách “Một số nghiên cứu về giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay” [137] của tác giả Nguyễn Viết Thảo, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Kim là công trình
  15. 12 tổng hợp nhiều bài nghiên cứu của các tác giả trên thế giới bàn luận về giai cấp công nhân thế giới. Nội dung cuốn sách cho thấy trong giai đoạn hiện nay, trước tác động của thực tiễn tình hình chính trị - xã hội thế giới, giai cấp công nhân đang có nhiều thay đổi trong nhận thức và đặc điểm. Sự thay đổi tích cực thể hiện ở xu hướng trí thức hóa công nhân và tinh thần chủ động tham gia các tổ chức chính trị - xã hội cũng có chiều hướng tăng. Mặc dù vậy, vẫn không tránh khỏi một số thay đổi có tính chất tiêu cực như: sự thờ ơ chính trị, đề cao giá trị thực dụng, đề cao chuyên môn thuần túy. Qua các bài nghiên cứu của các tác giả cho thấy trong giai đoạn hiện nay các Đảng Cộng sản phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện lý luận. Tác giả Trần Thị Như Quỳnh có bài viết “Công nhân trí thức và chủ trương trí thức hóa công nhân của Đảng” [85] trình bày các quan điểm lý luận về công nhân trí thức dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó, tác giả đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc và quá trình phát triển của công nhân trí thức và những biểu hiện của công nhân trí thức trong thực tế. Tác giả đã phân tích cho thấy, trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về công nhân trí thức, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng chủ trương trí thức hóa công nhân. Qua các kỳ đại hội Đảng từ Đại hội VII đến Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định chủ trương trí thức hóa công nhân là đúng đắn, khoa học đồng thời, chủ trương này còn cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công nhân trí thức trong giai đoạn mới. Nghiên cứu về đời sống công nhân và xây dựng giai cấp công nhân có một số công trình sau: Tác giả Nguyễn Viết Vượng có công trình:“Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” [131] đã nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của của giai cấp công nhân cũng như về tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tác giả chứng minh sự cần thiết phải có tổ chức Công đoàn trong giai đoạn những năm đầu thế kỷ XXI. Trong phần 2 cuốn sách đã đề cập tới hoạt động của Công đoàn tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó, tác giả đã phân tích
  16. 13 vai trò của Công đoàn trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị và trình độ chuyên môn cho công nhân trong khu vực này. Trong bài viết “Giải quyết những vấn đề cấp bách của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Mạnh Thắng [99] đã cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, công nhân Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề cấp bách như thiếu việc làm, lương thấp, khó khăn về nhà ở, cường độ lao động cao, nợ bảo hiểm xã hội… Để giải quyết những vấn đề cấp bách đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp cơ bản về chính sách việc làm, chính sách tiền lương, thưởng cho công nhân, chính sách an sinh xã hội (bảo hiểm, nhà ở, nhà trẻ…). Đề tài cấp Nhà nước của Viện Công nhân và Công đoàn: “Lối sống công nhân Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa đất nước” [154] đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lối sống, các nhân tố ảnh hưởng đến lối sống; chỉ rõ đặc trưng về lối sống của công nhân trong điều kiện công nghiệp hoá hiện nay; đánh giá về thực trạng lối sống của công nhân hiện nay và phân tích các tác động dẫn đến thực trạng này; nêu lên định hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống của công nhân trong điều kiện công nghiệp hóa và hội nhập. Tác giả Nguyễn Sỹ Trung trong bài viết “Giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam: Đoàn kết - sáng tạo - vượt khó - phát triển, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” [112] đã khái quát những cống hiến to lớn của các thế hệ công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng của dân tộc. Những đóng góp đó đã tô điểm thêm trang lịch sử truyền thống hào hùng của giai cấp công nhân và Công đoàn. Đứng trước những cơ hội và thách thức lớn mà đại hội XIII của Đảng đã xác định, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam phải nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để phát triển, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển chung của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Bài viết “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đức Bách [6] đã phân tích quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân hiện đại và khẳng định quan điểm đó vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay. Để xây dựng giai cấp công nhân hiện đại của
  17. 14 Việt Nam theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tác giả đã đề xuất hai giải pháp là: Thống nhất quan điểm xây dựng giai cấp công nhân hiện đại gắn với mục tiêu công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; sớm xây dựng Nghị quyết mới về giai cấp công nhân Việt Nam. Tác giả Ngọ Duy Hiểu trong bài viết “Định hướng chính sách xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới” [74] đã chứng minh cần thiết phải xây dựng chính sách mới để xây dựng giai cấp công nhân. Tác giả cũng nêu mười nội dung chính sách phát triển giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay như: Chú trọng xây dựng môi trường xã hội, tạo điều kiện để công nhân phát triển; Thực hiện tốt cơ chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ trực tiếp tại doanh nghiệp và quyền dân chủ đại diện thông qua tổ chức công đoàn; Nhà nước đảm bảo các điều kiện thiết yếu cho công nhân thông qua các chính sách xã hội; Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các pháp luật liên quan tới công nhân, xử lý nghiêm những vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân; Hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân; Quan tâm hơn nữa đến các chính sách thi đua, khen thưởng để công nhân luôn thấy tự hào về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn; Cơ cấu lại lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu về sự dịch chuyển của nền kinh tế số, kinh tế tri thức; Quan tâm xây dựng phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn để Công đoàn góp thêm tiếng nói trong xây dựng chính sách về công nhân. 1.1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục chính trị cho công nhân Tác giả Phan Thanh Khôi trong công trình “Ý thức chính trị của công nhân trong một số doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay” [44] đã phân tích một số vấn đề về khái niệm ý thức chính trị của công nhân và các biểu hiện của ý thức chính trị với công nhân. Qua việc phân tích thực trạng ý thức chính trị của công nhân tại các doanh nghiệp ở Hà Nội, tác giả đã dự báo xu hướng biến động trong ý thức chính trị của công nhân và đề ra các giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho công nhân giai đoạn hiện nay. Trong bài viết “Giáo dục lý tưởng cho giai cấp công nhân trong điều kiện mới - một vấn đề cấp bách” [88] tác giả Nguyễn Việt Sơn đã cho rằng công tác giáo dục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2