intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

62
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài "Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh" là nghiên cứu làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam; từ đó vận dụng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Phát triển hệ giá trị của cong người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. lOMoARcPSD|16911414 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TUYÊN PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN TUYÊN PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. HOÀNG ANH 2. TS. VĂN THỊ THANH MAI HÀ NỘI - 2019 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ đúng quy định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Tuyên Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề giá trị con người, phát triển giá trị của con người Việt Nam.................................................6 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển giá trị của con người Việt Nam..........................................17 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu...............................................................................................26 Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM....................................................................30 2.1. Một số khái niệm......................................................................................30 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Mam.................................................................................................35 2.3. Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam..................................................................................................54 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH..............89 3.1. Nhân tố tác động đến sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam .................................................................................................................89 3.2. Sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam....................................103 3.3. Những vấn đề đặt ra từ sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam ...............................................................................................................121 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH....................................................................................129 4.1. Quan điểm..............................................................................................129 4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh....................................135 KẾT LUẬN..................................................................................................160 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.....................................................162 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................163 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người nói chung, giá trị của con người Việt Nam nói riêng là một nội dung quan trọng, vừa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng, vừa là mục đích của tư tưởng; sức mạnh của văn hóa và con người Việt Nam là nhân tố làm nên thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù trong di sản tinh thần của Hồ Chí Minh để lại, không có những tác phẩm chuyên khảo bàn về hệ giá trị của con người Việt Nam, nhưng được thể hiện ở trong nhiều bài viết, bài nói dưới những hình thức, mức độ khác nhau; đặc biệt được thể hiện rõ trong quá trình thực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển giá trị của con người Việt Nam, trong Di chúc, Người căn dặn sau khi chiến tranh kết thúc "đầu tiên là công việc đối với con người" [99, tr.616]. Việt Nam đang thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Nhờ có đường lối đúng đắn, chúng ta đã tiếp thu nhiều giá trị tiến bộ của nhân loại để không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân... Tuy nhiên, mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động tiêu cực đến hệ giá trị truyền thống của người Việt Nam; làm cho thang giá trị có sự xung đột, chuyển đổi, thậm chí khủng hoảng trong việc lựa chọn giá trị định hướng, nhất là ở thế hệ trẻ. Nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, nghĩa tình, hiếu học, cần cù… dù vẫn được phần lớn người dân Việt Nam trân trọng, gìn giữ và phát huy, nhưng cũng đang có biểu hiện mai một, suy thoái, nhất là giá trị đạo đức. Thực tế đó đòi hỏi yêu cầu bức thiết cần tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 2 hạn chế mặt tiêu cực, hướng tới xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển văn hóa, con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển văn hóa. Điều đó được thể hiện thông qua các Văn kiện Đại hội Đảng, từ Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1998) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016); các Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII, Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Hội nghị Trung ương 7 khóa X… Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người có nhân cách, đạo đức tốt đẹp và tinh thần đó được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết, từ tên gọi đến mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ cũng như những giải pháp. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục nghiên cứu, đúc kết và xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Với những lý do trên, tôi chọn “Phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ những quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam; từ đó vận dụng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm cơ bản về: Giá trị, hệ giá trị; tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 3 - Nghiên cứu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam. - Nghiên cứu quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh về hệ giá trị tiêu biểu, cốt lõi và phương pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam. - Phân tích sự phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam trước tác động tích cực, tiêu cực của nhân tố khách quan và chủ quan. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong di sản tinh thần để lại, Hồ Chí Minh đã đề cập trực tiếp, gián tiếp đến nhiều giá trị của con người Việt Nam. Có những giá trị chung của dân tộc như: yêu nước, đoàn kết, nhân ái, cần cù, hiếu học…; có giá trị riêng của mỗi giai cấp, tầng lớp xã hội, ngành nghề: công nhân, nông dân, bộ đội, công an, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng…; có giá trị cá nhân: sức khỏe, các quyền con người… Có những giá trị chính trị: độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ…; có những giá trị đạo đức: trung thực, dũng cảm, liêm khiết, chính trực… Song, trong khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các giá trị: Yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc; đoàn kết; nhân ái; trung thực, trách nhiệm; cần cù, sáng tạo. Đây là những giá trị tiêu biểu, cốt lõi nhất, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Việt Nam. Từ những giá trị tiêu biểu, cốt lõi mang tính nguyên tắc này đã sản sinh ra nhiều giá trị quý báu khác của con người Việt Nam. - Về thời gian: Từ năm 1998 đến năm 2018, là giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 4 quốc tế; là giai đoạn Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển văn hóa, con người, đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. - Về không gian: Trong quốc gia Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tổng hợp và khái quát hóa, đối chiếu và so sánh, thống kê,... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Luận án góp phần làm sáng tỏ những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam; hệ thống hóa các quan điểm lý luận của Người về hệ giá trị của con người Việt Nam. - Góp phần làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, về hệ giá trị của con người Việt Nam nói riêng; khẳng định những đóng góp quan trọng của Người vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Từ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam, có thể vận dụng vào việc phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh tại các cơ quan nghiên cứu, các học viện và nhà trường về văn hóa, con người Việt Nam đương đại. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 5 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị của con người Việt Nam. Chương 3: Thực trạng phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 4: Quan điểm và giải pháp phát triển hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM Bàn về vấn đề giá trị và giá trị con người Việt Nam đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước dưới những góc độ khác nhau. Tiêu biểu có Nguyễn Hồng Phong, trong cuốn Tìm hiểu tính cách dân tộc [122] đã nêu và phân tích khá sâu sắc về đặc điểm, tính cách con người Việt Nam truyền thống như: tinh thần yêu nước bất khuất và lòng yêu chuộng hòa bình, nhân đạo; tính tập thể - cộng đồng; trọng đạo đức; cần cù, giản dị, thực tiễn; lạc quan. Nghiên cứu từ góc độ lịch sử, ông khẳng định rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, một dân tộc được rèn giũa trong một môi trường đặc biệt, vừa mới ra đời hãy còn chập chững đã phải chiến đấu chống kẻ thù xâm lược; là một dân tộc có tinh thần tương trợ, hào hiệp, nghĩa tình, trung hậu, vị tha, coi trọng đạo đức và những giá trị tinh thần, là một dân tộc cần cù, giản dị, lạc quan… Chính “nhờ có những đức tính ấy mà đã vượt bao nhiêu trở ngại vô cùng lớn lao trên con đường tiến hóa của mình” [122, tr.200]. Cũng với cách tiếp cận trên, trong cuốn Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam [149], Ngô Đức Thịnh đã phân tích khá sâu sắc một số vấn đề lý luận trong nghiên cứu giá trị văn hóa và chuyển đổi hệ giá trị trong đổi mới và hội nhập ở Việt Nam, trong đó nêu lên định nghĩa về “giá trị”, cách phân loại “giá trị”; nêu và phân tích hệ giá trị văn hóa tổng quát truyền thống Việt Nam, trong đó có những giá trị tiêu biểu như: Chủ nghĩa yêu nước; tinh thần cộng đồng; tinh thần lạc quan, nhân nghĩa; tinh thần cần cù, chịu đựng gian khổ… Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó và khảo sát riêng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, tác giả đã chọn ra 5 giá trị tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đó là: Chủ nghĩa yêu nước; tính cộng đồng (làng xóm, vùng, miền, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 7 dân tộc); cần cù, chịu khó; hiếu học, khát vọng học; gắn bó huyết thống (gia đình) và làng bản. Bên cạnh những giá trị tổng quát đó, tác giả nêu và phân tích các giá trị bộ phận, thể hiện trong một số lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như: Thích ứng môi trường và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong lĩnh vực văn hóa đảm bảo đời sống như ăn, mặc, ở, đi lại,… trong các cách tổ chức và quản lý xã hội truyền thống, trong giáo dục và đào tạo con người,... Trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam [44], Trần Văn Giàu đã đưa ra các khái niệm: “giá trị”, “giá trị tinh thần”, “truyền thống”. Theo tác giả, các giá trị truyền thống Việt Nam được hình thành từ tác động tổng hòa của năm yếu tố cơ bản đó là: Hoàn cảnh địa lý; vị trí ngã tư đường giao lưu văn hóa và kinh tế Bắc Nam - Đông Tây; có nền văn minh bản địa đặc sắc; hoàn cảnh lịch sử; chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác giả đã nêu và phân tích những điều kiện lịch sử và những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển của giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam. Ông đưa ra bảng giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Theo tác giả, những giá trị đó vừa mang tính phổ biến, vừa mang dấu ấn riêng và cái làm nên dấu ấn riêng, đặc sắc riêng đó chính là tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó hoàn cảnh lịch sử đặc thù của dân tộc đóng vai trò quyết định. Những giá trị tinh thần truyền thống ấy, theo tác giả "vừa đủ để cho dân tộc ta sinh tồn tự do và vinh dự… các đức tính ấy hoàn toàn phù hợp, hài hòa với các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần mà cả loài người đều quý trọng" [44, tr.164]. Tác giả Phạm Minh Hạc, trong cuốn Giá trị học, Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay [55] đã phân tích làm rõ các khái niệm cơ bản về “giá trị”, “hệ giá trị”, “thang giá trị”, “thước đo giá trị”. Ông nêu lên hệ thống giá trị của con người bao gồm: Giá trị chung của loài người (tính người, tình người, các giá trị chân, thiện, mỹ); các giá trị toàn Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 8 cầu (hòa bình, an ninh, hữu nghị, hợp tác, không xâm phạm chủ quyền, độc lập dân tộc); các giá trị dân tộc (tinh thần dân tộc, lấy các giá trị bản sắc dân tộc làm chuẩn mực (yêu nước, trách nhiệm cộng đồng); các giá trị gia đình (hòa thuận, hiếu thảo, coi trọng giáo dục gia đình); giá trị bản thân (giá trị nhân cách, giá trị cá nhân). Theo ông, các giá trị chân, thiện, mỹ; giá trị sống còn; giá trị lao động; giá trị gia đình là những giá trị chung của nhân loại. Trong bài mục thứ sáu với tiêu đề Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - Tư tưởng chỉ đạo nghiên cứu giá trị, tác giả đã đề xuất nội dung cơ bản chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, bao gồm: Yêu thương vô hạn con người, nhất là người bị áp bức, nghèo khổ; tôn trọng con người; giải phóng con người khỏi áp bức, nô lệ, nghèo khổ, lầm than; khoan dung; sử dụng đúng từng người… từ đó tác giả khẳng định: "Chủ nghĩa nhân văn và nhân cách Hồ Chí Minh là một xuất phát điểm đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của chúng ta" [55, tr.71]. Trong bài mục thứ hai mươi ba và thứ hai mươi tư, tác giả đã chỉ ra những biến động phức tạp một số giá trị ở Việt Nam; đồng thời đề xuất một số nguyên tắc và phương án nhằm đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong cuốn Về giá trị và giá trị châu Á [128], Hồ Sĩ Quý đã phân tích những quan niệm cơ bản về giá trị và giá trị truyền thống, cắt nghĩa tại sao giá trị lại có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người? Ông cho rằng, thế giới các giá trị, về thực chất chính là toàn bộ thế giới bên trong và bên ngoài con người được định hình trong tư duy và tình cảm của con người. Do tồn tại với tư cách là khuôn thước của sự đánh giá, là một biểu hiện đặc trưng cho quan hệ giữa chủ thể với khách thể trong đời sống xã hội. Theo ông, truyền thống, ngoài những giá trị cơ bản, còn có những giá trị gián tiếp và phái sinh khác, bởi vậy, “hầu hết mọi hiện tượng truyền thống trong xã hội thường là có giá trị không giống nhau, thậm chí nước đôi (tính hai mặt) đối với từng cộng đồng người” [128, tr.56]. Theo ông, hệ giá trị ưu trội của người Đông Á nói chung, Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 9 người Việt Nam nói riêng “có thể gồm nhiều giá trị cụ thể khác nhau, song đứng hàng đầu trong hầu hết các bảng phân loại bao giờ cũng là bốn giá trị hiếu học, cộng đồng, cần cù và huyết tộc” [128, tr.210]. Trong chương VI của cuốn sách này, tác giả tập trung phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa đến sự biến động giá trị ở Việt Nam. Thông qua kết quả khảo sát và lấy từ các nguồn tư liệu khác nhau, tác giả khẳng định trong toàn cầu hóa, một số giá trị có sự biến động, trong đó có các giá trị: "hiếu học", “cần cù”, "cộng đồng, gia đình". Cuốn Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai [146] do Trần Ngọc Thêm chủ biên là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.04.15/11-15 "Hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế" thuộc Chương trình KX.04/11- 15 "Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015". Trong đó, đã xây dựng khung lý luận về giá trị và hệ giá trị (bao gồm các khái niệm công cụ; các quy luật, đặc tính; phương pháp luận và các phương pháp cụ thể…) làm cơ sở cho việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ mới. Xác lập một hệ giá trị Việt Nam truyền thống với 23 giá trị, được tập hợp theo 05 đặc trưng cơ bản; giải thích nguồn gốc hình thành của các đặc trưng và các giá trị mà mỗi đặc trưng chi phối. Các học giả đã tập trung nghiên cứu sự biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện đại, trong đó chỉ ra những giá trị được bảo tồn, những giá trị đang mất đi, những thói hư tật xấu (phi giá trị) đang phát sinh và những giá trị cần phát triển. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm gồm 10 giá trị: 2 giá trị xã hội phổ biến (dân chủ và pháp quyền); 2 giá trị con người truyền thống điển hình (yêu nước và nhân ái); 2 giá trị con người thời kỳ hội nhập (trung thực và bản lĩnh); 2 giá trị con người trong quan hệ với đồng loại (trách nhiệm và hợp tác); 2 giá trị con người thời kỳ công nghiệp và kinh tế tri thức (tính khoa học và sáng tạo). Để hiện thực hóa được hệ giá trị định hướng cốt lõi Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 10 trọng điểm này, tác giả đã phác thảo 5 nhóm giải pháp cơ bản: nhóm giải pháp về thể chế; nhóm giải pháp về tổ chức; nhóm giải pháp giáo dục - tuyên truyền; nhóm giải pháp hành động; nhóm giải pháp phát triển. Trong cuốn Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại [145], do Trần Ngọc Thêm chủ biên đã tập hợp khá nhiều bài viết của các nhà khoa học. Trong đó đáng lưu ý là bài viết của tác giả Lương Đình Hải với tiêu đề “Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: góp thêm vài ý kiến nhỏ”. Theo tác giả, hệ giá trị của một dân tộc hay một cộng đồng được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài, được sàng lọc, gạt bỏ, bổ sung, tiếp biến và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hệ giá trị được lưu giữ, truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác sẽ trở thành tài sản, là thước đo, “khuôn mẫu” để mỗi cá nhân và cả xã hội định hướng cho các hành vi hoạt động của mình. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát riêng, tác giả nêu lên bảng giá trị Việt Nam cần xây dựng trong giai đoạn hiện nay đó là: 1) Tinh thần yêu nước; 2) Tinh thần nhân ái; 3) Anh hùng, dũng cảm; 4) Biết chấp nhận (nhẫn), tiếp thu; 5) Hiếu học; 6) Sáng tạo; 7) Cần cù; 8) Lạc quan; 9) Trọng đạo lý; 10) Ưa ổn định. Tác giả khẳng định “Dù đang có những biến động nhưng các giá trị này không thể biến mất mà đang được tiếp tục củng cố, có những hình thức biểu hiện mới với những mức độ khác nhau” [145, tr.244]. Cũng trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Hữu Nguyên với bài viết với tiêu đề “Phác thảo hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại” đã phác thảo những giá trị Việt Nam hiện đại bao gồm: 1) Ý chí bền bỉ, chịu khó và vượt khó; 2) Ý chí bất khuất, tự cường dân tộc; 3) Tài năng quân sự, dũng cảm; 4) Lạc quan và hài hước; 5) Dung hợp các giá trị văn hóa; 6) Khéo léo, năng động, sáng tạo; 7) Đoàn kết và tính thực tế. Bàn về vấn đề phát triển giá trị cho con người Việt Nam, trong cuốn Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập [56], đồng tác giả Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên, ngoài việc nêu lên một số Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 11 khái niệm cơ bản về “giá trị”, “thang giá trị”, “thước đo giá trị”, “định hướng giá trị” đã nêu lên những cơ sở lý luận xây dựng bộ công cụ điều tra; nêu lên một số yêu cầu về hệ giá trị trong thời kinh tế thị trường; dự báo xu hướng biến đổi định hướng giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả cho rằng, con người Việt Nam hiện nay đang hình thành định hướng giá trị mới. Vì vậy, phải “tổ chức, điều khiển sao cho việc điều chỉnh hệ thống định hướng giá trị cũ có thể thay bằng một hệ thống định hướng giá trị mới, diễn ra một cách thận trọng, tuần tự, bảo đảm sự an tâm, ổn định trong từng con người, từng gia đình và toàn xã hội” [56, tr.59]. Cũng ở cách tiếp cận này, đồng tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Thạc - Mạc Văn Thăng, trong cuốn Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị [166] đã phân tích một số vấn đề lý luận về giá trị, định hướng giá trị và quá trình hình thành giá trị. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nêu lên một số giá trị như: tự do, hòa bình, sức khỏe, việc làm… và định hướng giá trị nhân cách như: sống có tình nghĩa; sáng tạo trong học tập, lao động, công tác; có ý thức và hành vi sẵn sàng bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Ngoài các sách đã nêu ở trên, còn có một số bài báo khoa học đăng trên tạp chí Triết học, Xã hội học, Khoa học xã hội Việt Nam… đã tập trung phân tích những tác động của toàn cầu hóa đến sự biến đổi của văn hóa, con người Việt Nam. Trong đó, đáng lưu ý có bài viết của Hồ Sĩ Quý, Động thái của một số giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa [127], trong đó, tác giả khẳng định toàn cầu hóa với bộ mặt phức tạp của nó đang làm cho hệ thống các giá trị thay đổi đáng mừng và cũng đang lo; đồng thời, tác giả chỉ ra những biến động của một số giá trị truyền thống ở Việt Nam như: giá trị “Hiếu học, đề cao giáo dục”, “cần cù, yêu lao động”, giá trị “cộng đồng, gia đình”. Ở góc nhìn khác, Nguyễn Đình Tường, trong bài Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa [162] cũng cho rằng, toàn cầu hóa không chỉ mang lại thời cơ lớn, mà còn tạo ra những thách Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 12 thức không nhỏ đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, xu thế toàn cầu hóa đang tác động tích cực lẫn tiêu cực đến giá trị truyền thống của con người; đặt ra vấn đề làm thế nào để vừa có thể tiếp thu các giá trị của thời đại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có, để không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác. Trên cơ sở đó, tác giả nêu lên một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam bao gồm: Tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống phải luôn gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật; xác lập bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, trong bài viết Toàn cầu hóa và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay [68] cho rằng, toàn cầu hóa bên cạnh mặt tích cực là đã góp phần làm biến đổi con người Việt Nam, từ lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có sang lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại; mặt khác, làm xuất hiện lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi, lãng phí, trụy lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực… làm suy thoái nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Về vấn đề này, Mai Thị Quý, trong bài viết Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam [129] cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tác động đến truyền thống cần cù của dân tộc ta theo chiều hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực: một mặt, toàn cầu hóa tạo điều kiện phát huy đức tính cần cù, yêu lao động của đa số người dân; mặt khác, toàn cầu hóa cũng đem đến nguy cơ xem nhẹ, hay chí ít là chưa phát huy đúng mức truyền thống cần cù của dân tộc. Tác giả Võ Văn Thắng trong bài viết Nhân ái - một giá trị văn hóa truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay [140] cho rằng, lòng nhân ái là một giá trị của dân tộc ta, góp phần tạo nên một nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân văn Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 13 truyền thống Việt Nam… Hiện nay, tinh thần nhân ái vẫn được nhân dân ta kế thừa, phát huy và nâng lên một tầm cao mới; lòng nhân ái không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã vượt ra ngoài biên giới, đến với các nước trong khu vực và quốc tế. Tác giả Trương Hoài Phương, trong bài Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của con người Việt Nam - Một yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [123] nêu ra những biện pháp để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của con người Việt Nam đó là: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức về các giá trị truyền thống của con người Việt Nam; quan tâm, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh chống nguy cơ xói mòn các giá trị truyền thống của con người Việt Nam; tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhằm đổi mới và nâng cao các giá trị truyền thống của con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dưới góc độ triết học, tác giả Trần Sĩ Phán, trong bài viết Xung đột hệ giá trị tinh thần và xây dựng giá trị của con người Việt Nam [118], đã phân tích sự xung đột hệ giá trị tinh thần, đó là những tình huống hoặc quá trình xã hội trong đó tồn tại các mâu thuẫn, những khác biệt giữa hai bên (cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội hay giữa các nhóm xã hội với xã hội nói chung) trong nhận thức, trong quan niệm về sự sắp xếp thứ bậc, lựa chọn các giá trị tinh thần. Theo tác giả, “nguyên nhân của xung đột chủ yếu do những khác biệt, thiếu thống nhất trong nhận thức về các giá trị; thiếu tương ứng, tương dung, sự cách biệt giữa sự mong đợi, kỳ vọng của cá nhân, của nhóm người với giới hạn bởi những yếu tố và khả năng đáp ứng sự kỳ vọng đó của xã hội” [118, tr.21-22]. Để xây dựng hệ giá trị của con người Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp: Coi trọng tổng kết thực tiễn, xây dựng lý luận giá trị con người Việt Nam, nhằm góp phần nâng tầm tư duy của chúng ta trong việc giải quyết các vấn đề xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững; tạo sự thống nhất, đồng thuận Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 14 trong nhận thức, trong việc lựa chọn các giá trị… truyền bá hệ giá trị đó vào trong xã hội thông qua nhiều con đường, nhiều phương thức khác nhau, trong đó các phương tiện truyền thông đại chúng giữ một vai trò hết sức quan trọng; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người Việt Nam; khắc phục tàn dư tâm lý sản xuất nhỏ, truyền thống lạc hậu. Trước những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường đến giá trị của con người Việt Nam, một số học giả đã nghiên cứu, đề xuất những định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển giá trị của con người Việt Nam. Trong đó, đáng lưu ý là bài viết của Đỗ Huy và Nguyễn Thu Nghĩa, với tiêu đề Bảng giá trị của văn hóa Việt Nam trong hành trình chuyển từ truyền thống sang hiện đại [66] đã nêu lên một số giá trị truyền thống tiêu biểu của người Việt Nam như: yêu nước; đoàn kết; nhân ái; tiết kiệm; ham học; biết ơn tổ tiên và những người có công với nước. Theo tác giả, để phát huy những giá trị đó cần thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa dân tộc và quốc tế; kiến tạo những năng lượng dân chủ mới, ý thức pháp luật mới; huy động đông đảo nhân dân tham gia các quá trình xã hội hóa, hoạt động văn hóa lành mạnh thống nhất và đa dạng; điều hòa quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế…; làm cho các quá trình hiện đại hóa khắc phục được sự tha hóa thái quá trên con người. Tác giả Lê Vân Anh, trong bài viết Vấn đề giáo dục định hướng giá trị trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO [4] cho rằng, định hướng giá trị là một trong những biến đổi rõ nét của đặc trưng, xu hướng nhân cách và có ý nghĩa hướng dẫn hoạt động của con người. Định hướng giá trị mang đậm tính lịch sử - xã hội chung của cả cộng đồng, nét riêng của từng dân tộc, nét đặc thù của các nhóm xã hội, “giá trị, thước đo giá trị hay định hướng giá trị, có ý nghĩa khác nhau với từng người, nhóm người, giai cấp, dân tộc. Đối với người này nó có ý nghĩa tích cực, nhưng đối với chủ thể khác nó có ý nghĩa ngược lại” [4, tr.8]. Cùng với cách tiếp cận đó, đồng tác giả Thái Duy Tuyên và Phan Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 15 Minh Tiến, trong bài viết Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho rằng các giá trị cốt lõi đã được hình thành qua quá trình lịch sử, cho đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong bảng giá trị của người Việt Nam đó là: yêu nước; nhân ái; hiếu học; cần kiệm; năng động, sáng tạo; dũng cảm; tự chủ, tự cường; mềm dẻo; cởi mở, lạc quan… Những giá trị tiêu biểu đó là những thế mạnh của Việt Nam trong điều kiện hiện tại. Theo các tác giả, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mở đầu cho công cuộc đổi mới với việc xác nhận các giá trị như: Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; thi hành chính sách mở cửa. Từ ba giá trị cơ bản này đã tạo ra nhiều giá trị dẫn xuất, làm thay đổi hệ giá trị xã hội cũng như định hướng giá trị cho con người Việt Nam. Tác giả cho rằng “để chuyển từ một hệ giá trị này sang một hệ giá trị khác của một cộng đồng thường là một quá trình không giản đơn và diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy, cần hình thành hệ giá trị quá độ, nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định và bền vững của xã hội” [164, tr.23]. Bàn về giáo dục, định hướng giá trị cho con người Việt Nam có khá nhiều bài viết. Đáng lưu ý là bài viết của tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến, Giáo dục nhân cách con người Việt Nam nhìn từ góc độ văn hóa [154] đã chỉ rõ nhân cách con người hình thành phụ thuộc vào ba môi trường văn hóa quan trọng: văn hóa học đường, văn hóa gia đình và văn hóa xã hội. Theo tác giả, nếu các chuẩn mực giá trị tạo nên văn hóa nhà trường không được xây dựng và phát triển một cách có ý thức thì mặt tiêu cực sẽ có chiều hướng lấn át mặt tích cực, mà kết quả cuối cùng là chất lượng dạy và học không đảm bảo; văn hóa gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách đứa trẻ. Thiếu văn hóa gia đình, đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái mất đi Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2