Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
lượt xem 7
download
Nội dung nghiên cứu của luận án là đánh giá của tác giả về kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả thu được với những nghiên cứu tiền nhiệm. Trên cơ sở thảo luận, tác giả cũng đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dự toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ NGỌC THĂNG ẢNH HƯỞNG TỪ DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- LÊ NGỌC THĂNG ẢNH HƯỞNG TỪ DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHẠM THỊ THỦY 2. TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng cả danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Ngọc Thăng
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau đại học, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai cô giáo hướng dẫn khoa học là TS. Phạm Thị Thủy và TS. Nguyễn Thị Minh Phương, đã luôn luôn nhiệt tình chỉ dẫn và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Viện Kế toán - Kiểm toán đã có những lời khuyên quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án. Xin cảm ơn bạn bè, quý doanh nghiệp và đặc biệt là hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát. Cuối cùng, tác giả xin dành lòng biết ơn sâu sắc tới cha, mẹ, vợ và con trai đã luôn là nguồn động lực mạnh mẽ cho tác giả hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Lê Ngọc Thăng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................................. 9 1.1. Ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán ...............................................9 1.2. Ảnh hưởng từ mức độ khó trong mục tiêu dự toán .......................................12 1.3. Ảnh hưởng từ sự phản hồi thông tin dự toán .................................................14 1.4. Ảnh hưởng từ phạm vi sử dụng và tần suất sử dụng dự toán ......................17 1.5. Ảnh hưởng từ sự tinh vi của dự toán ..............................................................19 1.6. Ảnh hưởng từ sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán ..............................21 1.7. Vai trò của đặc điểm doanh nghiệp đối với mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động. ..................................................................26 1.8. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trong luận án.............................................................................................................27 1.8.1. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................27 1.8.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trong luận án ..........................28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .... 31 2.1. Một số vấn đề về dự toán sản xuất kinh doanh ..............................................31 2.1.1. Khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh .......................................................31 2.1.2. Các chức năng của dự toán sản xuất kinh doanh ..........................................33 2.1.3. Các khía cạnh đặc trưng của dự toán sản xuất kinh doanh ..........................37 2.2. Một số vấn đề về kết quả hoạt động của doanh nghiệp .................................39 2.2.1. Kết quả hoạt động của nhà quản lý ..............................................................40 2.2.2. Kết quả tài chính ...........................................................................................40
- iv 2.2.3. Kết quả phi tài chính.....................................................................................42 2.2.4. Kết quả thực hiện dự toán.............................................................................43 2.3. Các lý thuyết sử dụng trong luận án ...............................................................43 2.3.1. Lý thuyết đại diện .........................................................................................44 2.3.2. Lý thuyết động lực........................................................................................45 2.3.3. Lý thuyết bất định .........................................................................................46 2.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................47 2.4.1. Sự rõ ràng của mục tiêu dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam................................................................................................................47 2.4.2. Mức độ khó của mục tiêu dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam.................................................................................................................48 2.4.3. Sự phản hồi thông tin dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam ...48 2.4.3. Phạm vi và tần suất sử dụng dự toán và kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ...............................................................................................................49 2.4.4. Sự tinh vi của dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam..........50 2.4.5. Sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán và kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam.................................................................................................................50 2.4.6. Vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý ...........................51 2.4.7. Vai trò của quy mô doanh nghiệp.................................................................52 2.5. Mô hình nghiên cứu ..........................................................................................53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................................... 56 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 57 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................57 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................58 3.2.1. Nhiệm vụ của nghiên cứu định tính .............................................................58 3.2.2. Nghiên cứu định tính giai đoạn 1 .................................................................59 3.2.3. Nghiên cứu định tính giai đoạn 2 .................................................................60 3.2.4. Hệ thống thang đo dự kiến ...........................................................................60 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ...........................................................................68 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................68 3.3.2. Phân tích dữ liệu ...........................................................................................68 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................68
- v 3.4.1. Chọn mẫu ......................................................................................................68 3.4.2. Xử lý dữ liệu .................................................................................................71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 79 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 80 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................80 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1.....................................................80 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 2.....................................................84 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................88 4.2.1. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..........................................................88 4.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................................. 112 CHƯƠNG 5 113BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .......... 113 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu .........................................................................113 5.1.1. Bàn luận về dự toán sản xuất kinh doanh trong DNNVV Việt Nam .........113 5.1.2. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ......................................................................................114 5.1.3. Bản luận về ảnh hưởng từ mức độ khó của mục tiêu dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ......................................................................................114 5.1.4. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự phản hồi thông tin dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ......................................................................................115 5.1.5. Bàn luận về ảnh hưởng từ phạm vi và tần suất sử dụng dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ..............................................................................116 5.1.6. Bản luận về ảnh hưởng từ sự tinh vi của dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ...............................................................................................117 5.1.7. Bàn luận về ảnh hưởng từ sự tham gia của nhà quản lý vào dự toán tới kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam .......................................................................117 5.1.8. Bàn luận về vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý ......118 5.1.9. Bàn luận về vai trò của đặc điểm quy mô trong mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động DNNVV Việt Nam ...........................119 5.2. Một số khuyến nghị .........................................................................................121 5.2.1. Khuyến nghị đối với nhà quản lý doanh nghiệp.........................................121 5.2.2. Khuyến nghị đối với các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo ......124
- vi 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.............................................124 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu..............................................................................124 5.3.2. Các hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................................125 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 127 KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 131 PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 144
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 ANOVA Phân tích phương sai 2 CARONICA Phân tích tương quan chính tắc 3 CFA Phân tích nhân tố khẳng định 4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 EFA Phân tích nhân tố khám phá 6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 7 ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 8 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 9 ROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 10 SEM Mô hình cấu trúc 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 VCCI Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
- viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .............................................................53 Bảng 3.1. Những chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm ......65 Bảng 3.2. Những chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng trong các nghiên cứu tiền nhiệm.66 Bảng 3.3. Hệ thống thang đo nháp ................................................................................67 Bảng 3.4: Tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ...........................69 Bảng 3.5: Bảng mã hóa dữ liệu nghiên cứu ..................................................................72 Bảng 4.1: Kết quả xây dựng thang đo nháp ..................................................................84 Bảng 4.2a: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo .......................................91 Bảng 4.2b: Giá trị trung bình các biến phân chia theo quy mô doanh nghiệp ..............92 Bảng 4.3. Bảng tổng hợp hệ số tinh cậy thang đo chính thức .......................................92 Bảng 4.4: Kiểm định KMO và Barlett trong EFA lần 02..............................................95 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp phương sai trính các nhân tố ................................................96 Bảng 4.6: Kết quả EFA các nhân tố ..............................................................................97 Bảng 4.7: Độ tin cậy tổng hợp trong CFA ..................................................................100 Bảng 4.8: Trọng số chuẩn hóa của thang đo các khái niệm nghiên cứu .....................101 Bảng 4.9a: Giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình tới hạn .....................102 Bảng 4.9b: Bảng tính giá trị MSV, AVE, SQRTAVE và ICC....................................104 Bảng 4.10: Chỉ số đánh giá mức độ phù hợp giữa dữ liệu và mô hình SEM ..............105 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...........................................107 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định biến trung gian ............................................................110 Bảng 4.13: Tổng hợp ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp giữa các biến ........................111 Biểu đồ 3.1: Kết quả thu thập phiếu khảo sát ................................................................71 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh .................................................89 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu mẫu theo quy mô vốn của doanh nghiệp ......................................90 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu mẫu theo đặc điểm đối tượng khảo sát .........................................90
- ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Kenis (1979) ..........................................................22 Sơ đồ 2.1. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất ..........34 Sơ đồ 2.2. Hệ thống kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh bằng dự toán...............35 Sơ đồ 2.3. Mô hình nghiên cứu của luận án ..................................................................54 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...................................................................................57 Sơ đồ 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..............................................99 Sơ đồ 4.2: Mô hình SEM của nghiên cứu ...................................................................106
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề a) Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Sự chuyển hướng của nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân đã dần trở thành một thành phần kinh tế quan trọng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và đặc biệt là giải quyết vấn đề công ăn việc làm trong xã hội. Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017/2018 của VCCI thì các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) chiếm gần 98% số doanh nghiệp của Việt Nam, đóng góp 40% vào tổng sản phẩm quốc nội và 40% tổng thu ngân sách Nhà nước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đang giải quyết hơn một nửa nhu cầu công ăn việc làm cho toàn xã hội. Tuy nhiên báo cáo của VCCI cũng chỉ ra một số vấn đề mà các DNNVV Việt Nam đang gặp phải trong những năm gần đây. Giai đoạn 2011-2017 chứng kiến sự tăng trưởng về mặt số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, đây là một tín hiệu đáng mừng khi Việt Nam đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên xét về cơ cấu tăng trưởng thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận khi các doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn chiếm tỷ trọng đa số và là nhóm có tốc độ tăng cao nhất. Theo số liệu thống kê của VCCI (2018) các doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm doanh nghiệp yếu nhất, kém bền vững nhất nhưng lại chiếm tới hơn 70% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế. Bên cạnh đó trên phương diện hình thức sở hữu, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất lớn với trên 80% (VCCI, 2018). Điều này phản ánh đúng tính chất nền kinh tế mới chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, doanh nghiệp tư nhân thường là những DNNVV. Nếu phân chia theo ngành nghề kinh doanh thì hầu hết DNNVV tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ (68%) sau đó là công nghiệp và xây dựng (31%) theo sách trắng DNNVV Việt Nam (2017). Việc ít DNNVV tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp (1%) xuất phát từ sự rủi ro của ngành nhưng lại mâu thuẫn với đặc thù nền kinh tế mang đậm chất nông nghiệp của Việt Nam. Trên phương diện kết quả kinh doanh, các DNNVV nói riêng và tổng thể doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển lớn nhưng cũng tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. Theo báo cáo của VCCI (2018) tốc độ tăng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp là 19,5%/năm nhưng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ trung bình các doanh nghiệp vẫn ở mức 42,3% mặc dù Chính phủ đã thực hiện gói hỗ trợ DNNVV trong năm 2012. Cũng
- 2 theo VCCI (2018) tỷ lệ thua lỗ của doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp, nhóm DNNVV đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ là nhóm thu lỗ cao nhất. Cùng với đó sách trắng DNNVV Việt Nam (2017) cũng cho thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như ROA, ROE, ROS của nhóm ở mức thấp xấp xỉ 5%/năm. Đặc biệt với nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ cho thấy sự yếu kém trong quản lý khi các chỉ tiêu trên có độ giao động tương tối lớn. b) Sự cần thiết của nghiên cứu Căn cứ trên tình hình hoạt động của các DNNVV Việt Nam có thể thấy rằng nhóm doanh nghiệp này đang chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên đây lại là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Điển hình như trong tổng số 12.478 doanh nghiệp giải thể năm 2016 có 91,53% là các doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (VCCI, 2018). Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sự khóa khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, các chính sách Nhà Nước chưa thông thoáng… Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức kinh doanh một cách tự phát, không có kế hoạch và quản lý yếu kém cũng là một trong những nguyên nhân chính. Có thể thấy rõ dấu hiệu của sự yêu kém này thông qua việc năng suất lao động có xu hướng giảm và không ổn định. Trước thực trạng hiện tại, những nghiên cứu về công cụ quản lý trong các DNNVV Việt Nam có ý nghĩa rất lớn về cả khía cạnh lý thuyết cũng như thực tế vận dụng. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang không ngừng hội nhập với kinh tế thế giới thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết. Một trong số những công cụ quản lý được sử dụng phổ biến trong quản trị doanh nghiệp là ngân sách kinh doanh hay dự toán sản xuất kinh doanh (gọi tắt là dự toán). Theo Kaplan (1991), dự toán là một bộ phận quan trọng của hệ thống kế toán quản trị doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thích ứng dễ dàng hơn với những biến động trong môi trường kinh doanh cũng như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp. Raj (2008) cũng khẳng định rằng dự toán có vai trò rất lớn trong việc phân bổ các nguồn lực phù hợp với từng mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Thêm vào đó, dự toán còn là thước đo đánh giá kết quả hoạt động và là phương tiện truyền đạt thông tin, kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp (Kaplan, 1991). Với việc lập kế hoạch trong dự toán nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, các bộ phận theo đúng trật tự nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu chung (Asel, 2009). Có thể nói dự toán sản xuất kinh doanh là một công cụ tổng hợp có thể đáp ứng đồng thời nhiều chức năng của hoạt động quản lý. Thực tế cho thấy những nghiên cứu về dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đã nhận
- 3 được sự quan tâm từ rất sớm điển hình như nghiên cứu của Argyris (1952). Hơn thế nữa sự phát triển về khoa học quản lý cũng cho ra đời rất nhiều công cụ giải quyết tốt hơn các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên cho tới hiện tại dự toán sản xuất kinh doanh vẫn là công cụ được sử dụng thường xuyên trong hoạt động quản lý nói chung và kế toán quản trị doanh nghiệp nói riêng. Điều này xuất phát từ việc dự toán không đòi hỏi sự tiêu tốn nhiều nguồn lực của doanh nghiệp mà vẫn có thể đáp ứng được đồng thời các chức năng của quản lý như lập kế hoạch, đánh giá, kiểm soát, phối hợp, truyền thông…Đặc biệt đối với các DNNVV Việt Nam là những doanh nghiệp có quy mô hạn chế, trình độ phát triển công nghệ chưa tiên tiến, dự toán sản xuất kinh doanh càng chứng tỏ là một công cụ quản lý phù hợp hơn bao giờ hết. Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết cũng như ứng dụng tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của dự toán trong hệ thống quản trị doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với kết quả kinh doanh. Song những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở những khuyến nghị thay vì đo lường mức độ ảnh hưởng cụ thể từ dự toán tới các kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách cụ thể. Điển hình như nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn (2010) về hệ thống kế toán quản trị trong các DNNVV Việt Nam có khuyến nghị về tính phù hợp của dự toán với quy mô các doanh nghiệp. Trong khi đó những nghiên cứu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên thế giới vẫn luôn được nghiên cứu và bổ sung rất nhiều năm qua. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài luận án là: “Ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” nhằm làm giàu thêm cơ sở lý thuyết về dự toán và đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng dự toán trong các DNNVV Việt Nam nói riêng và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: + Xem xét ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam + Xét xét vai trò kiểm soát và vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp đối với sự ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam + Xem xét vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý trong mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam
- 4 Để giải quyết được những vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án đưa ra hệ thống các câu hỏi nghiên cứu tương ứng như sau: Câu hỏi 1: Dự toán sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam? Câu hỏi 2: Quy mô của doanh nghiệp có vai trò như thế nào đối với mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam? Câu hỏi 3: Kết quả hoạt động của nhà quản lý có vai trò như thế nào đối với mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Căn cứ trên hệ thống các mục tiêu nghiên cứu đã trình bày tại mục 2, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Trong đó, khách thể nghiên cứu trong luận án là các doanh nghiệp thuộc nhóm DNNVV quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật hỗ trợ DNNVV năm 2017. Theo đó, các DNNVV Việt Nam gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người và thỏa mãn một trong hai tiêu chí về quy mô vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng hoặc doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là nhà quản lý có tham gia thiết lập và vận hành quy trình dự toán sản xuất kinh doanh tại các DNNVV Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi cụ thể về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu như sau: Về không gian nghiên cứu Do đặc điểm của các DNNVV Việt Nam là nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể nền kinh tế về số lượng và độ phân tán không đồng đều nên nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những DNNVV tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Về thời gian nghiên cứu Quá trình tác giả thực hiện luận án kéo dài từ 2016 tới 2019 với nhiều nội dung khác nhau từ tổng quan nghiên cứu tới nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong đó, tổng quan nghiên cứu được thực hiện liên tục trong suốt giai đoạn 2016 -
- 5 2019. Nghiên cứu định tính được thực hiện trong năm 2018 thông qua phỏng vấn đề hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức được triển khai trong năm 2019 với dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát đại trà lần đầu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019 và khảo sát lại vào tháng 12 năm 2019. Về nội dung nghiên cứu Luận án hướng tới việc xem xét ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam nên nội dung luận án không đề cập tới các vấn đề liên quan tới dự toán vốn. Cụ thể khái niệm dự toán sản xuất kinh doanh giới hạn trong đặc điểm mục tiêu dự toán, sự phản hồi thông tin từ dự toán, sự tinh vi của dự toán, mức độ thường xuyên và tần suất sử dụng dự toán. Bên cạnh đó vai trò kiểm soát của quy mô doanh nghiệp và vai trò trung gian của kết quả hoạt động của nhà quản lý cũng nằm trong giới hạn về nội dung nghiên cứu đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó giai đoạn nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. a. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xác định các khía cạnh đại diện cho dự toán sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của các DNNVV Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính cũng được sử dụng để hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng. Kỹ thuật được tác giả sử dụng trong nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia. b. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng ở giai đoạn kế tiếp của nghiên cứu định tính nhằm mục đích kiểm định lại các thang đo, kiểm định lại mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu thập được. Nghiên cứu định lượng được chia thành hai giai đoạn cụ thể là nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện phân tích dữ liệu với quy mô nhỏ. Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu này là giúp tác giả khẳng định được tính phù hợp của hệ thống thang đo đối với các biến nghiên cứu và sự phù hợp của mô hình
- 6 nghiên cứu. Thông qua các kết quả thu được từ nghiên cứu định lượng sơ bộ, tác giả sẽ xem xét hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu và bảng hỏi trước khi thực hiện khảo sát trên diện rộng trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu định lượng chính thức Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện sau khi đã điều chỉnh dựa trên sự kết hợp giữa kết quả nghiên cứu giai đoạn định lượng sơ bộ và tham khảo ý kiến chuyên gia. Cách thức khảo sát trong giai đoạn này cũng được thực hiện tương tự như nghiên cứu định lượng sơ bộ nhưng trên phạm khảo sát rộng hơn nhằm đảm bảo quy mô mẫu cho kiểm định mô hình và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu trong cả hai giai đoạn nghiên cứu định lượng được sử dụng là chọn mẫu thuận tiện dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội DNNVV Việt Nam (VINASME), các chi cục thuế, các chi nhánh kho bạc Nhà Nước thuộc thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đối với giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ, mẫu nghiên cứu không cần thỏa mãn quy tắc tính mẫu theo Hair et al (2014) do mục tiêu của giai đoạn này chỉ đơn thuần kiểm tra tính phù hợp của thang đo và mô hình nghiên cứu. Đối với nghiên cứu định lượng chính thức, kích cỡ mẫu đạt 266 quan sát tương ứng với 266 doanh nghiệp trong nhóm DNNVV. Kích cỡ này đã đảm bảo tuân thủ quy tắc lẫy mẫu khi áp dụng các kỹ thuật phân tích hồi quy (Hair et al, 2014). Kỹ thuật và công cụ phân tích Kết quả nghiên cứu định lượng trình bày trong luận án được thực hiện dựa trên các kỹ thuật phân tích bao gồm: phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với hai phần mềm thống kê là SPSS phiêu bản 25.0 và Amos phiên bản 21.0. Dữ liệu nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua việc phát phiếu khảo sát theo phương thức chọn mẫu thuận tiện với quy mô tuân thủ theo đề xuất của Hair et al (2014). 5. Những đóng góp mới của luận án a. Những đóng góp trên phương diện lý luận Trên phương diện lý thuyết, luận án có một số đóng góp cụ thể như sau: Trước tiên, luận án là một trong số ít những nghiên cứu tìm hiểu về ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu là các DNNVV Việt Nam. Mặc dù những nghiên cứu về mối quan hệ giữa
- 7 dự toán sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong doanh nghiệp đã và đang được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới nhưng tại Việt Nam những nghiên cứu theo hướng tiếp cận này lại khá mới mẻ. Thứ hai, những nghiên cứu đi trước về tác động của dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp tuy được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng thực tế kết quả thu được lại chưa có sự nhất quán. Do đó, luận án sẽ làm rõ hơn các nghiên cứu tiền nhiệm khi xem xét thêm vai trò kiểm soát và vai trò điều tiết của đặc điểm quy mô DNNVV Việt Nam. Thêm vào đó, những nghiên cứu đi trước chủ yếu tập trung khai thác biến phụ thuộc kết quả hoạt động trên cơ sở kết quả hoạt động của nhà quản lý trong khi đó việc đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn chú trọng rất nhiều vào các chỉ tiêu tài chính như doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Chính vì vậy luận án sẽ chú trọng khai thác khoảng trống về ảnh hưởng từ dự toán tới kết quả tài chính, kết quả phi tài chính của doanh nghiệp cũng như vai trò trung gian của kết quả hoạt động nhà quản lý trong mối quan hệ này. Thứ ba, việc sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phương trình cấu trúc (SEM) giúp luận án thu được những kết quả nghiên cứu mới so với việc sử dụng phương pháp hồi quy như những nghiên cứu tiền nhiệm. Bằng việc xem xét các biến nghiên cứu dưới dạng các biến tiềm ẩn thay vì biến quan sát, SEM cho phép ước lượng những sai sót trong việc đo lường từng biến nghiên cứu. Thêm vào đó SEM là phương pháp xử lý phù hợp trong điều kiện mô hình nghiên cứu cần kiểm định nhiều giả thuyết cũng như kiểm định vai trò của biến trung gian, biến kiểm soát và biến điều tiết. Hơn thế nữa cho tới nay có rất ít nghiên cứu sử dụng SEM trong các nghiên cứu về dự toán sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Cuối cùng, trong một số nghiên cứu tiền nhiệm về dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đã đề cập tới vai trò kiểm soát của quy mô doanh nghiệp đối với các kết quả hoạt động nhưng chưa xem xét tới vai trò điều tiết của nhân tố này đối với sự ảnh hưởng từ dự toán sản xuất kinh doanh tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vận dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm trong SEM, luận án sẽ làm rõ vai trò điều tiết của đặc điểm quy mô doanh nghiệp đối với ảnh hưởng từ từng đặc trưng của dự toán sản xuất kinh doanh tới mỗi loại kết quả hoạt động trong DNNVV Việt Nam b. Những đóng góp trên phương diện thực tiễn Trên phương diện thực tiễn, kết quả giai đoạn nghiên cứu định tính đã cung cấp cho người đọc về nhận thức của nhà quản lý các DNNVV Việt Nam về dự toán sản xuất kinh doanh và vai trò của dự toán đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- 8 Cùng với đó, các kết quả phân tích định lượng rút ra từ mô hình nghiên cứu của luận án cũng chỉ rõ khía cạnh nào trong dự toán sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ nhất tới kết quả hoạt động của DNNVV Việt Nam. Đó cũng chính là cơ sở cho những khuyến nghị đối với nhà quản lý về việc lựa chọn mô hình dự toán phù hợp và cách thức nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên khía cạnh tài chính và phi tài chính. 6. Kết cấu của luận án Nội dung nghiên cứu của luận án sẽ được trình bày với phần mở đầu và 05 chương cụ thể như sau: Phần mở đầu: Phần này trình bày khái quát chung về toàn bộ luận án với các nội dung như sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp mới của luận án và kết cấu của luận án. Chương 1- Tổng quan nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày về tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước theo từng khía cạnh của dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra những khoảng trống mà luận án sẽ đi sâu nghiên cứu. Chương 2 - Cơ sở lý thuyết, giả thuyết và mô hình nghiên cứu: Nội dung chương sẽ trình bày một số vấn đề n về dự toán sản xuất kinh doanh, về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các lý thuyết điều chỉnh mối quan hệ giữa dự toán và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Trong chương này, tác giả sẽ trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng. Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày chi tiết về các kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được tương ứng với các giai đoạn nghiên cứu đã trình bày trong chương 3. Chương 5 - Bàn luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Nội dung chương sẽ trình bày những đánh giá của tác giả về kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả thu được với những nghiên cứu tiền nhiệm. Trên cơ sở thảo luận, tác giả cũng đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dự toán trong các DNNVV Việt Nam.
- 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Như đã giới thiệu trong tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, dự toán sản xuất kinh doanh là một trong những công cụ quen thuộc được sử dụng trong hoạt động quản trị kinh doanh. Dự toán cũng là công cụ tổng hợp thực hiện đồng thời nhiều chức năng từ lập kế hoạch, kiểm soát, truyền thông, phối hợp và đánh giá kết quả hoạt động của từng cá nhân, từng bộ phận cũng như tổng thể toàn doanh nghiệp (Horngren, 1977). Theo tác giả, khi dự toán ngân sách của doanh nghiệp được chuẩn bị tốt, những thông tin mà nó cung cấp sẽ nâng cao hiệu quả truyền thông, phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức và đặc biệt hữu ích đối với việc đánh giá kết quả hoạt động. Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã và đang tìm hiểu về mối quan hệ giữa dự toán sản xuất kinh doanh với kết quả hoạt động trong doanh nghiệp. Điển hình như những nghiên cứu từ khá sớm của Argyris (1952), Milani(1975), Kenis (1979), Brownell and Mc Innes (1983), Kren (1990) và gần đây là nghiên cứu của Qi (2010), Lu (2011), Jamil (2015). Tuy nhiên trong mỗi nghiên cứu, các tác giả lại tập trung khai thác những khía cạnh khác nhau của dự toán sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho những nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng từ dự toán tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp rất phong phú về cách tiếp cận cũng như kết quả nghiên cứu. Hơn thế nữa sự thay đổi trong đo lường kết quả hoạt động hay sự ra đời của những phương pháp nghiên cứu mới cũng tạo nên khoảng trống cho những nghiên cứu thuộc chủ đề trong những năm gần đây. Do đó nội dung tổng quan nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước liên quan tới đề tài luận án sẽ được tiếp cận trên cơ sở các khía cạnh cơ bản của dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cùng với đó, tác giả cũng phân tích sâu hơn về phương thức đo lường kết quả hoạt động và phương pháp nghiên cứu trong mỗi nội dung cụ thể. 1.1. Ảnh hưởng từ sự rõ ràng của mục tiêu dự toán Theo Yuen (2004), sự rõ ràng của mục tiêu dự toán (Budget goal clarity) là việc mục tiêu này có được diễn đạt đủ rành mạch, cụ thể và chi tiết để đảm bằng rằng nhà quản lý có trách nhiệm hiểu được và thực hiện được mục tiêu. Tương tự như vậy, Kenis (1979) cho rằng sự rõ ràng của mục tiêu dự toán được biểu thị bằng việc các nhà quản lý bộ phận có thể hiểu được những tuyên bố của cấp trên về các mục tiêu mà họ cần thực hiện. Cũng theo Kenis (1979) mức độ rõ ràng của mục tiêu được biểu hiện bằng việc nhà quản lý bộ phận có thể trả lời được hai câu hỏi cơ bản:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 40 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 33 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
327 p | 45 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
249 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
162 p | 39 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 26 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn