intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:195

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp; Thực trạng mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả vốn trí tuệ của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ MỸ TÚ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2024
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ MỸ TÚ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VỐN TRÍ TUỆ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62 34 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ CẨM THANH 2. PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG Đà Nẵng, năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh và PGS.TS Đường Nguyễn Hưng. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6 1.5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 6 1.6. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................. 9 2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ....................................................................................................... 9 2.1.1. Cơ sở lý luận chung về vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn trí tuệ ................................................................... 9 2.1.1.2. Công bố thông tin vốn trí tuệ ......................................................................... 12 2.1.1.3. Hiệu quả vốn trí tuệ ....................................................................................... 19 2.1.1.4. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ............................................................. 21 2.1.2. Lý thuyết nền ................................................................................................... 22 2.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính .... 27 2.2.1. Tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ở nước ngoài .. ............................................................................................................................ 27 2.2.2. Tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam....... 39 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 44 2.4. Định hướng nghiên cứu .................................................................................... 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 47 3.1. Mô hình nghiên cứu và Quy trình nghiên cứu ................................................ 48 3.2. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................... 50 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 58 3.3.1. Đo lường biến nghiên cứu ................................................................................ 57
  5. 3.3.2. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................................ 68 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 72 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 73 4.1. Thực trạng mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả vốn trí tuệ của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam .................................................. 73 4.1.1. Thực trạng mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................................................................................ 74 4.1.2. Thực trạng hiệu quả vốn trí tuệ tại các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam ...... 77 4.2. Tác động mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................................ 81 4.2.1. Kiểm tra nghiệm đơn vị ................................................................................... 81 4.2.2. Kết quả ước lượng tĩnh OLS và hiệu ứng cố định tác động mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................................................................................................... 82 4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................... 84 4.2.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................................... 84 4.2.5. Kiểm tra tự tương quan .................................................................................... 85 4.2.6. Kết luận tác động mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam............................................................. 85 4.3. Tác động của hiệu quả vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam................................................................................ 88 4.3.1. Tác động của hiệu quả vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam – Hồi quy dữ liệu tĩnh ........................................................ 88 4.3.2. Tác động của hiệu quả vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam – Hồi quy dữ liệu bảng động GMM hệ thống ..................... 94 4.3.2.1. Bằng chứng về tính chất động giữa hiệu quả vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ...................................................................................................... 95 4.3.2.2. Xác định độ trễ của biến phụ thuộc ............................................................... 98 4.3.2.3. Ước tính dữ liệu bảng động ........................................................................... 99 4.3.2.4. Kiểm tra các thông số kỹ thuật tính hợp lệ của SGMM ................................ 107
  6. 4.3.3. Kiểm tra ảnh hưởng khác biệt của hiệu quả vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp theo phân cấp tri thức......................................................................... 109 4.3.4. Tác động của hiệu quả vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính DN với vai trò trung gian của công bố thông tin vốn trí tuệ ...................................................................... 109 4.3.5. Kết luận chung về tác động giữa hiệu quả vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam........................................................... 112 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................... 114 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận từ kết quả nghiên cứu ...................................................................... 115 5.1.1. Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam........................................................... 115 5.1.2. Tác động của hiệu quả vốn trí tuệ đến HQTC các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam ......................................................................................................................... 116 5.2. Hàm ý nghiên cứu ........................................................................................... 120 5.2.1. Hàm ý liên quan đến công bố thông tin vốn trí tuệ ......................................... 120 5.2.2. Hàm ý nghiên cứu liên quan đến hiệu quả vốn trí tuệ ..................................... 122 5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tương lai .......................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5....................................................................................... 129 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 131 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt tắt ATO Asset turnover Vòng quay tài sản CBTT Công bố thông tin CEE Capital Employed Efficiency Hiệu quả vốn vật chất DN Doanh nghiệp FE Fixed Effects Regression Model Mô hình tác động cố định HCD_IN Human Capital Disclosure Chỉ số CBTT vốn nhân lực HCE Human Capital Efficiency Hiệu quả vốn nhân lực HQTC Hiệu quả tài chính ICD_IN Intellectual Capital Disclosure Chỉ số công bố thông tin vốn trí tuệ MB Market to Book Value Giá trị thị trường trên sổ sách OLS Ordinary Least Squares Hồi quy bình phương bé nhất ORGCE Organizational capital efficiency Hiệu quả vốn tổ chức R&D Research and development Nghiên cứu và phát triển RCD_IN Relational Capital Disclosure Chỉ số CBTT vốn quan hệ RCE Relational Capital Efficiency Hiệu quả vốn quan hệ RDCE Research and development capital Hiệu quả vốn đổi mới efficiency ROA Return on Asset Lợi nhuận trên tài sản ROE Return on Equity Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SCD_IN Structural Capital Disclosure Chỉ số CBTT vốn cấu trúc SCE Structural Capital Efficiency Hiệu quả vốn cấu trúc SGMM System Generalized Method of Phương pháp mô men tổng quát - hệ Moments thống TTCK Thị trường chứng khoán VAIC Value Added Intellectual Hệ số gia tăng của VTT Coefficient VTT Intellectual Capital VTT
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt nghiên cứu ảnh hưởng hiệu quả VTT đến HQTC tại Việt Nam ..... 43 Bảng 3.1. Định nghĩa và đo lường các biến nghiên cứu.............................................. 67 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu ................................................................ 73 Bảng 4.2. Mức độ CBTT VTT theo lĩnh vực kinh doanh ........................................... 75 Bảng 4.3. Mức độ CBTT VTT so sánh theo thời gian ................................................ 75 Bảng 4.4. Hiệu quả VTT theo lĩnh vực kinh doanh .................................................... 79 Bảng 4.5. Hiệu quả VTT so sánh theo thời gian ......................................................... 79 Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị ................................................................. 81 Bảng 4.7. CBTT VTT và hiệu quả DN - Kết quả hồi quy OLS VÀ FE ..................... 83 Bảng 4.8. Kết quả VIF kiểm tra đa cộng tuyến........................................................... 84 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................ 85 Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra tự tương quan ............................................................... 85 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy OLS, FE và GLS ảnh hưởng CBTT VTT đến ROA ....... 87 Bảng 4.12. Tác động của hiệu quả VTT đến HQTC - Kết quả hồi quy OLS và FE .... 90 Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị .............................................................. 92 Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................ 93 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ......................................... 93 Bảng 4.16. Kết quả kiểm tra tự tương quan ............................................................... 94 Bảng 4.17. Kết quả ước lượng OLS tĩnh và OLS động .............................................. 96 Bảng 4.18. Kết quả kiểm tra nội sinh với biến ROA ................................................. 97 Bảng 4.19. Xác định độ trễ biến phụ thuộc ................................................................ 99 Bảng 4.20. Kết quả GMM hệ thống về ảnh hưởng của VAIC đến hiệu quả tài chính 102 Bảng 4.21. Kết quả GMM hệ thống về ảnh hưởng của từng thành phần VAIC đến hiệu quả tài chính..................................................................................................... 103 Bảng 4.22. Kết quả ước lượng tác động của VAIC và HQTC theo phân cấp tri thức ... 109 Bảng 4.23. Kết quả ước lượng tác động của hiệu quả VTT đến HQTC qua trung gian CBTT VTT .............................................................................................................. 110 Bảng 4.24. Kết quả ước lượng tác động của hiệu quả VTT đến mức độ CBTT VTT111 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................... 119
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. So sánh phương pháp đo VTT theo đối tượng sử dụng và đơn vị đo ........... 21 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 48 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 49 Hình 3.3. Các giả thuyết nghiên cứu ......................................................................... 57 Hình 3.4. Cấu trúc các thành phần VTT của mô hình VAIC điều chỉnh ..................... 62 Hình 3.5. Quy trình xử lý dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 70
  10. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Sau đó tổng kết những điểm đóng góp mới của luận án liên quan đến chủ đề nghiên cứu này. 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Thực tiễn kinh tế thế giới đang dần chuyển hướng tới một giai đoạn đặc trưng bởi sự phát triển của tri thức. Khái niệm về vốn trí tuệ (VTT), tài sản trí tuệ và sở hữu trí tuệ đã trở nên phổ biến hơn. Trong môi trường cạnh tranh, thông tin, kiến thức, và kỹ năng sáng tạo trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với doanh nghiệp dưới tác động của tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, tốc độ phát triển cao của Internet và thông tin sẵn có cũng như sự hiện diện của nhiều tài sản vô hình hơn. Điều này đã làm thay đổi quá trình tạo ra giá trị trong các DN (Tayles và cộng sự, 2007; Cordazzo, 2007).. Ngày nay, doanh nghiệp dựa nhiều hơn vào tài sản vô hình và trí tuệ thay vì tài sản vật chất (Drucker,1993; Stewart, 1997; Abeysekera, 2006; Braam và Borghans, 2014). Lợi thế cạnh tranh được xây dựng từ sức mạnh của nhân viên, các quy trình nội bộ, mối quan hệ với khách hàng, hệ thống thông tin và đổi mới. Vốn trí tuệ là yếu tố quan trọng trong quá trình này, bao gồm các thuộc tính vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ. Do đó, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần hiểu rõ giá trị của các hoạt động phát triển nguồn tài nguyên tri thức và dẫn đến thách thức trong việc đo lường và báo cáo giá trị của vốn trí tuệ (Guthrie, Ricceri, & Dumay, 2012). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngày nay VTT (tài sản vô hình theo quan điểm xã hội) có đóng góp đáng kể vào giá trị của DN. Nhiều DN thành công trên thế giới đã rất chú trọng đến hoạt động quản trị VTT, vì đó là một trong những công cụ thiết yếu cải thiện nội lực, khả năng cạnh tranh và vị thế DN trong dài hạn. Theo Ocean Tomo (2015), VTT bao gồm thương hiệu, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, uy tín, lợi thế cạnh tranh, danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu, quyền sử dụng đất,… đã chiếm tới 84% giá trị thị trường của các DN S&P 500 vào năm 2015 thay vì mức chỉ 17% vào năm 1975. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi CIMA và AICPA, hơn 700 giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hàng đầu đã được yêu cầu xếp hạng các 10 yếu tố then chốt quan trọng nhất với sự thành công của tổ chức. Kết quả top 5 yếu tố hàng đầu thuộc về VTT đó là Sự hài lòng của khách hàng; Chất lượng của quy trình kinh doanh; Mối quan hệ khách hàng; Chất lượng của nhân viên (nguồn nhân lực); Danh tiếng thương hiệu, trong khi yếu tố tài sản hữu hình đứng vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng (Oracle, 2016). Giải thích cho sự dịch chuyển cơ cấu tài sản này, Petty và Guthrie (2000b), Guthrie (2001) lý luận rằng do sự phát triển của xã hội từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin và công nghệ. Như vậy, VTT đã trở thành một đặc trưng quan trọng của nền kinh tế công nghệ hiện đại. VTT có thể là hình thức đóng 1
  11. góp chính cho lợi thế cạnh tranh bền vững của DN. Do đó nghiên cứu VTT phải là xu thế tất yếu và cấp thiết trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, văn kiện Đại hội XII đến Đại hội XIII (2021) của Đảng luôn khẳng định nhiệm vụ Việt Nam phải đẩy mạnh thừa kế mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập quốc tế gắn với phát triển tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nhiệm vụ thực hiện “chuyển đổi số”, đẩy mạnh “kinh tế số”, “xã hội số”. Những thành tựu của CMCN 4.0 sẽ mang tới những thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình tiếp cận với những tiến bộ của giáo dục quốc tế và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin. Năm 2021, Báo cáo mức độ sẵn sàng về kỹ thuật số của PwC Việt Nam cho thấy 42% người Việt Nam được hỏi bày tỏ sự hào hứng về việc đưa công nghệ vào công việc, so với mức trung bình toàn cầu là 16%. Đây là một thời cơ giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Theo đánh giá của World Bank về chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2012, Việt Nam đứng khiêm tốn thứ 104/145 quốc gia thì đến năm 2021, Việt Nam được xếp hạng 64/137 quốc gia, đứng thứ 3 về phát triển kinh tế tri thức trong khu vực ASEAN. Năm 2021, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đánh giá Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia và nền kinh tế trong bảng xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Như vậy, để đối mặt với các thách thức cạnh tranh khốc liệt các DN Việt Nam đòi hỏi phải có tư duy, chiến lược kinh doanh mới, năng lực khoa học – công nghệ, trình độ kỹ thuật quản trị tiên tiến, năng lực lãnh đạo điều hành mới, đội ngũ lao động chuyên nghiệp và kỹ năng cao...Các DN Việt Nam, nhất là các DN đang niêm yết trên thị trường chứng khoán cần quan tâm hơn tới VTT (TSVH). Theo báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, doanh nghiệp niêm yết đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế quốc gia. Quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng mạnh và đạt tương đương 79,2% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội. Các doanh nghiệp niêm yết đại diện cho nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam. Các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán thường chịu nhiều áp lực từ cổ đông và thị trường trong vấn đề hiệu quả kinh doanh và sự cạnh tranh. Do đó doanh nghiệp niêm yết có môi trường thuận lợi để áp dụng và phát triển vốn trí tuệ thông qua nghiên cứu và phát triển, hợp tác quốc tế, và nguồn nhân lực tiên tiến. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp niêm yết phải tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo chặt chẽ và công khai, để nâng cao mức độ minh bạch và quản lý chuyên nghiệp, sẽ giúp cho việc 2
  12. thu thập dữ liệu và đánh giá về vốn trí tuệ trở nên tuận tiện và đáng tin cậy hơn. Như vậy, nghiên cứu vai trò của vốn trí tuệ trên các doanh nghiệp niêm yết là bối cảnh phù hợp nhất có thể giúp hiểu rõ hơn cơ chế tác động đến hiệu quả tài chính thông qua việc quản lý và sử dụng vốn trí tuệ. Tuy nhiên vấn đề lớn đang đặt ra đó là trong khi VTT nhấn mạnh tất cả các nguồn lực vô hình có thể được sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh (Hesniati và cộng sự, 2019; Naimah & Mukti, 2019), thì các phương thức kế toán truyền thống chỉ thừa nhận một phần giá trị VTT trong báo cáo kế toán dưới dạng tài sản vô hình vì không đáp ứng đủ điều kiện ghi nhận. Tích hợp VTT vào các báo cáo của DN là một vấn đề chưa được giải quyết trong quản lý VTT (Martín và cộng sự, 2019). Các khuôn khổ pháp lý chưa đặt ra yêu cầu bắt buộc về việc công khai VTT. Do đó, các DN lựa chọn CBTT VTT tự nguyện để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động liên quan VTT và tác động của nó đối với hiệu quả tổ chức (Sharma & Dharni, 2017). Các nghiên cứu đã nhận định rằng CBTT VTT tích cực giúp giảm khoảng cách giá trị thị trường và giá trị sổ sách của DN (Edvinsson, 1997; Marr và cộng sự, 2003; Andriessen, 2004), nâng cao danh tiếng, duy trì lợi thế cạnh tranh và tạo ra giá trị DN (Brüggen và cộng sự, 2009). CBTT VTT được cho rằng có khả năng sẽ giúp tăng cường kiểm soát nội bộ, nâng cao các đặc tính của thông tin được công bố và thu hẹp các quyết định kinh doanh liên quan đến rủi ro (Musleh, 2018). Các nhà đầu tư và những người sử dụng khác nhận thấy rằng CBTT VTT cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định của họ (Andriessen, 2004; Bukh và cộng sự, 2005). Khoảng cách ngày càng tăng giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu để tìm ra sự đóng góp của hiệu quả VTT vào HQTC DN trên khắp thế giới. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng VTT là động lực quan trọng cho tăng trưởng DN, lợi nhuận, tăng năng suất và tạo ra giá trị trong nền kinh tế tri thức (Tayles và cộng sự, 2007; Li và cộng sự, 2008; Singh và Kansal, 2011). Chen và cộng sự (2005) và Mondal & Gosh (2009) tin rằng VTT là giá trị tiềm ẩn không xuất hiện trong báo cáo tài chính nhưng nếu được quản lý tốt, nó sẽ tạo lợi thế cạnh tranh theo thời gian. Các tài liệu nghiên cứu và xuất bản liên quan đến quản lý, đo lường và báo cáo VTT đang gia tăng theo xu hướng này (Guthrie và cộng sự, 2001; Marr và cộng sự, 2003; Yi và Davey, 2010). Điều này một lần nữa biện minh cho sự quan tâm của thế giới về các nghiên cứu ảnh hưởng của VTT đến hiệu quả hoạt động DN nói chung, và HQTC nói riêng. Mặc dù tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với hiệu quả DN và giá trị thị trường đang tăng lên nhanh chóng với nhiều nỗ lực nhằm cung cấp mối liên hệ giữa VTT và HQTC DN, tuy nhiên các kết luận hiện vẫn chưa được nhất quán. Liên quan đến khía cạnh CBTT VTT, tác động thuận chiều của CBTT VTT và giá trị DN được 3
  13. hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ferchichi và Paturel (2013), Inkinen (2015), Berzkalne và Zelgalve (2014), Holienka và cộng sự (2016) và Sardo và Serrasqueiro (2017), Widarjo (2011), Anna và cộng sự (2018). Tác động tích cực với hiệu quả tài chính DN đáng kể đã được quan sát thấy trong các nghiên cứu bởi García-Meca và cộng sự (2005), Li và cộng sự (2008), Orens và cộng sự (2009), Rahman (2020). Các DN có mức CBTT VTT lớn hơn sẽ có xu hướng có tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE tốt hơn. Ngược lại Williams (2001), Sonnier và cộng sự (2008) thu được kết quả là tác động ngược chiều hoàn toàn. Một số nhà nghiên cứu thậm chí không tìm thấy bất kỳ tác động có ý nghĩa thống kê đáng kể nào giữa các biến này (Allegrini & Greco, 2013; Oliveira và cộng sự, 2006; Taliyang, Latif và Mustafa, 2012). Liên quan đến hiệu quả VTT, phần nhiều nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa hiệu quả VTT và sức sinh lợi DN (Bollen và cộng sự, 2005; Tan và cộng sự, 2008; Ghosh & Mondal, 2009; Clarke, Seng, & Whiting, 2011; Sardo & Serrasqueiro, 2017; Dženopoljac, Janoševic, & Bontis, 2016). Vẫn có những nghiên cứu mang lại kết quả trái chiều như Nimtrakoon (2015) báo cáo rằng không có mối liên hệ nào giữa VTT và giá trị thị trường ở các nước ASEAN, ngoại trừ ở Thái Lan. Lerro và cộng sự (2014) cho thấy tác động tiêu cực đáng kể giữa VAIC và giá trị thị trường. Widarjo (2011) đã kiểm tra tác động của VTT tại thời điểm IPO, VTT được đo bằng VAIC cũng không có ảnh hưởng đáng kể đến HQTC của DN. Điều này chứng tỏ còn nhiều vấn đề cần được khai thác thêm trong các nghiên cứu để giải thích sự thiếu hài hòa trong kết luận, có thể lý do các bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đang ngày càng tăng lên nhưng vẫn còn số lượng rất khiêm tốn về chủ đề VTT. Các nghiên cứu hiện có vẫn còn gặp phải một số hạn chế như phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chỉ tập trung ở một số ngành nghề cá biệt như ngân hàng (Le & Nguyen 2020), công nghệ thông tin (Nhon và cộng sự , 2018), phạm vi thời gian nghiên cứu ngắn hạn trong 1 năm tài chính (Thiện, 2019; Pham, 2018), xử lý dữ liệu bằng những phương pháp định lượng yếu dẫn đến những kết luận chưa đạt độ tin cậy tốt nhất. Về kết quả, bên cạnh các kết quả ủng hộ tác động tích cực của VTT đến hiệu quả tài chính DN (Nhon và cộng sự, 2018; Thiện, 2019; Huệ, 2020) thì nghiên cứu của Le & Nguyen (2020) cho thấy một mối quan hệ phi tuyến tính trong lĩnh vực ngân hàng. Hoang và cộng sự (2020) kết luận rằng vốn nhân lực và vốn vật chất sẽ ảnh hưởng trong ngắn hạn trong khi vốn cấu trúc sẽ ảnh hưởng lâu dài hơn. Đặc biệt sự vắng mặt của các nghiên cứu đo lường CBTT VTT tại Việt Nam là một điểm cần được tiến hành sớm, truyền động lực cho các DN Việt Nam và cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động CBTT VTT. Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết và bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam đã đặt ra tính cấp thiết trong nghiên cứu thực chứng làm rõ tác động của VTT đến HQTC DN Việt Nam, tạo động lực phát huy thế mạnh VTT trong 4
  14. DN. Cần thiết phải có nghiên cứu toàn diện về tác động của VTT đến HQTC của DN, với nhiều khía cạnh liên quan VTT như CBTT VTT tự nguyện và hiệu quả VTT. Vì tất cả những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xem xét tác động của VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là: - Làm rõ tác động của CBTT VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Làm rõ tác động của hiệu quả VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Xem xét tác động của hiệu quả VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam thông qua vai trò trung gian của CBTT VTT. - Đề xuất hàm ý lý thuyết và quản lý về VTT nhằm nâng cao HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : tác động của VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK tại Việt Nam. Phạm vi không gian: DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi thời gian: dữ liệu từ năm 2014 đến 2019 Phạm vi nội dung: Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét tác động của VTT đến HQTC thông qua tác động của CBTT VTT và hiệu quả VTT đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK tại Việt Nam. Trong đó, với khía cạnh CBTT VTT, tác giả chỉ xem xét đo lường mức độ CBTT VTT, tức là việc DN có hay không việc CBTT VTT theo các thuộc tính liên quan đến VTT trên báo cáo thường niên. Ở khía cạnh hiệu quả VTT, tác giả đo lường theo cách tiếp cận của mô hình VAIC được điều chỉnh dựa trên mô hình VAIC nguyên bản của Pulic (2000) . Theo đó, hiệu quả VTT sẽ được đánh giá theo đại lượng đo lường tổng quát cũng như cụ thể hiệu quả của từng thành phần VTT bao gồm vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ. Nghiên cứu này chỉ được giới hạn ở phạm vi hiệu quả tài chính, chưa xem xét đến các thước đo hiệu quả phi tài chính. Hiệu quả tài chính được đề cập trong nghiên cứu này gồm có Hiệu quả sử dụng tài sản ROA, Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 5
  15. ROE (hai biến đại diện cho hiệu quả kế toán) và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách M/B (biến đại diện cho hiệu quả thị trường). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua quá trình tìm hiểu lý thuyết nền giải thích tác động của VTT đến HQTC của DN, tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước nhằm tìm hiểu tác động của các biến số trong mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện phân tích định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về tác động của VTT đến hiệu quả tài chính trên các DN niêm yết Việt Nam. Cụ thể, sau khi thu thập và làm sạch dữ liệu, luận án thực hiện các bước phân tích như thống kê mô tả, thực hiện các kiểm định liên quan đến các khuyết tật của mô hình hồi quy thông thường để xác nhận rằng các phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu tĩnh không mang lại kết quả vững và nhất quán. Do đó cần thiết phải thực hiện các ước lượng nâng cao phù hợp hơn. Tác giả đặc biệt chú ý xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình hồi quy thông qua ước lượng GMM hệ thống của Blundell & Bond (1998). Các thủ tục định lượng được thực hiện trên phầm mềm Stata phiên bản 16 cho dữ liệu 6 năm nghiên cứu. Sau khi có kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành giải thích và làm sáng tỏ thêm ý nghĩa của các kết quả này, trao đổi ý kiến với một số chuyên gia về kết quả nghiên cứu từ đó có thể đóng góp thêm ý kiến đề xuất để các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam có thể cải thiện HQTC thông qua xúc tiến các hoạt động liên quan đến VTT. 1.5. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu mang lại một số đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn cho các nhà quản trị trong DN, các nhà nghiên cứu lĩnh vực tài chính kế toán, các học viên và sinh viên chuyên ngành kế toán, quản trị, tài chính. Đóng góp về mặt lý thuyết: Thứ nhất, liên quan đến lựa chọn chủ đề nghiên cứu. Luận án góp phần bổ sung kết quả nghiên cứu thực chứng thông qua việc tổng hợp các cơ sở lý luận về VTT. Từ đó đã góp phần làm phong phú thêm số lượng các công trình nghiên cứu liên quan chủ đề VTT tại Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là rất khiêm tốn. Thứ hai, liên quan đến mô hình nghiên cứu. Đây là nghiên cứu thực chứng thực hiện kết hợp xem xét cả hai khía cạnh CBTT VTT và hiệu quả VTT ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính DN, nhằm phân tích và chứng minh tầm ảnh hưởng của VTT với bối cảnh các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát mức độ CBTT VTT trên các báo cáo thường niên tại Việt Nam trong thời gian nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận tác động của hiệu quả VTT và CBTT VTT đến các chỉ số hiệu quả tài chính và thị trường của 6
  16. DN. Kết quả này một lẫn nữa nhấn mạnh vai trò của các tài nguyên vô hình đang dần thay thế cho vai trò của các tài nguyên hữu hình ngày càng hữu hạn và dễ bị thay thế. Do vậy nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu và thực hành sau này về những nội dung liên quan đến giá trị tài sản vô hình trong DN. Thứ ba, liên quan đến phương pháp xử lý định lượng. Các nghiên cứu hiện có tại Việt Nam hầu hết dùng phương pháp hồi quy tĩnh cho một hoặc một số năm tài chính với các kỹ thuật hồi quy tuyến tính thông thường như OLS hoặc hiệu ứng cố định FE, do đó chưa giải quyết vấn đề nội sinh là một trong những tồn tại nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã tiến tới dùng các phương pháp chuyên sâu hơn như GMM, ước lượng IV để khắc phục nhược điểm này nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào áp dụng trong trường hợp phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu được chọn của đề tài này. Do đó nghiên cứu này xem xét nghiêm túc vi phạm nội sinh thông qua khai thác tính chất động của mô hình hồi quy với dữ liệu bảng. Đây cũng được xem là một trong những đóng góp mới của đề tài này. Đóng góp về mặt thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu định lượng, các nhà quản trị có nhận thức đúng đắn về tác động tích cực giữa hoạt động đầu tư vào VTT và hiệu quả tài chính hàng năm của DN. Đặc biệt trong thị trường vốn, hiệu quả VTT cho thấy tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu giá trị thị trường. Tác động này một lần nữa được chứng thực, do đó việc đầu tư thích đáng nguồn VTT sẽ giúp DN có cục diện tài chính khả quan hơn, trong cả hiện tại và tương lai. Các nhà đầu tư bên ngoài cũng có cái nhìn đánh giá toàn diện hơn về DN. Kết quả liên quan đến CBTT VTT cho thấy sự ảnh hưởng đến giá trị thị trường của DN do đó khuyến khích các DN niêm yết cần quan tâm nhiều hơn đến việc tiết lộ các thông tin VTT hay nguồn lực vô hình tạo điểm nhấn cho các bên liên quan như một lợi thế tiềm năng của DN. Hàm ý rút ra từ kết quả của luận án này cũng giúp tăng cường nhận thức về thành phần trong VTT. Đầu tư phát triển cho yếu tố con người là vấn đề nhiều DN đang cân nhắc do chi phí lớn và hiệu quả chưa rõ ràng. Quan điểm kế toán trước ghi nhận vốn nhân lực dưới góc độ chi phí kinh doanh trong kỳ, đầu tư quá nhiều chi phí cho nhân viên bị xem là gánh nặng kinh tế, tăng chi phí. Quan điểm VAIC trong nghiên cứu VTT này đo lường tính chất chi phí nhân viên như một khoản đầu tư, cho thấy có tác động đến hiệu quả tài chính DN. Do đó kết quả có giá trị hỗ trợ các nhà quản trị DN nhận diện vốn nhân lực là một khoản mục đầu tư tích lũy, mang lại giá trị dài hạn, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, vốn cấu trúc và vốn quan hệ trong nghiên cứu này đã chứng minh cũng có tác động đến hiệu quả tài chính DN, do đó tăng cường 7
  17. nhận thức của nhà quản trị về xây dựng cấu trúc tổ chức, chính sách sở hữu trí tuệ nội bộ và tăng cường mạng lưới mối quan hệ với các bên liên quan. 1.6. Bố cục của đề tài Luận án được trình bày gồm 5 chương. Chương 1. Mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 3. Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và hàm ý nghiên cứu KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nền kinh tế tri thức với những thời cơ và thách thức của bối cảnh toàn cầu hóa, các thành tựu CMCN 4.0 đã đặt ra cho các DN phải tìm kiếm lợi thế cạnh tranh mới, trong đó VTT là chủ đề được các học giả trên khắp thế giới dành cho nhiều sự quan tâm đặc biệt. Chương 1 đã thể hiện các lý do dẫn đến tính cấp thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu này phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu được chọn. Các mục tiêu nghiên cứu cũng được xác định rõ ràng, từ đó khoanh vùng được phạm vi và đối tượng nghiên cứu để triển khai các bước trong quy trình nghiên cứu tiếp theo. Những đóng góp mới vào lý luận và thực tiễn so với dòng nghiên cứu hiện có tại Việt Nam cũng được trình bày tại phần cuối cùng của chương 1. 8
  18. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương này trình bày những cơ sở lý thuyết chung về các đối tượng nghiên cứu của đề tài, luận điểm chính trong các lý thuyết nền và sự ứng dụng các lý thuyết này trong các nghiên cứu trước điển hình có liên quan đến tác động của VTT đến HQTC của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng định hướng nghiên cứu cho luận án này. 2.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 2.1.1. Cơ sở lý luận chung về vốn trí tuệ và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn trí tuệ a. Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về VTT đã được đề cập trong các nghiên cứu. Trước hết, xuất phát từ định nghĩa quan trọng bao quát nhất về VTT của Stewart (1997) rằng VTT là tổng của tất cả mọi thứ, mọi người giúp mang lại lợi thế cạnh tranh trong một DN ngoài tài sản hữu hình. Các khái niệm về sau này hướng tới chi tiết hóa về các hình thức và biểu hiện của VTT. Chẳng hạn như VTT là tài liệu, kiến thức, kinh nghiệm, sở hữu trí tuệ và thông tin có thể được đưa vào sử dụng để tạo ra sự giàu có (Bontis & Fitz‐enz, 2002). VTT là hiện thân dưới dạng tài sản của các nguồn lực vô hình trong DN, chẳng hạn như kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhân viên, cơ sở dữ liệu, tài sản trí tuệ, bí quyết, công nghệ, quan hệ khách hàng, v.v., có thể mang lại lợi ích và xác định tiềm năng phát triển của DN trong tương lai khi được quản lý và sử dụng một cách khôn ngoan (Lee & Wong, 2019). Phần lớn các định nghĩa có ảnh hưởng nhất của VTT cho rằng VTT đại diện cho kiến thức của DN có khả năng được chuyển đổi thành lợi nhuận hữu hình (Dumay, 2009), vì định nghĩa này giải thích bản chất thực sự của VTT, xem hiệu ứng của VTT là một tiềm năng đối với hiệu quả DN tùy thuộc vào việc người quản lý có nhận ra tiềm năng này hay không (Sullivan, 2000; Dženopoljac và cộng sự, 2016). Hơn nữa, nó đảm bảo lợi nhuận khi không có tài sản hữu hình (Lev, 2004). Petty và Guthrie (2000) xem VTT là một trong những cách thức được sử dụng trong đánh giá và đo lường tài sản vô hình. Điểm trùng lặp rõ nhất giữa các định nghĩa VTT của các nhà nghiên cứu là về bản chất vô hình của VTT, đó là dựa trên kiến thức ngầm và khả năng tạo ra giá trị của nó (Vishnu và Gupta, 2014). Xét về phương diện thị trường, VTT đại diện cho giá trị tiềm ẩn của DN, giải thích cho sự gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu so với chi phí thay thế của các nguồn lực hữu hình của DN (Vishnu & Gupta, 2014; Sardo & Serrasqueiro, 2017), hoặc sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị kế toán của DN (Brennan & Connell, 2000; Edvinsson & Malone, 1997; Maditinos và cộng sản, 2011). 9
  19. Các khái niệm cũng chỉ ra rằng VTT không chỉ là một tài sản vô hình tĩnh (Bontis, 2001). VTT đóng một vai trò quan trọng nhưng việc đầu tư vào VTT và việc thu lại lợi ích có thể xảy ra tại các thời điểm khác nhau trong hiện tại và tương lai, ví dụ cách thức tạo giá trị của hoạt động nghiên cứu và phát triển. Điều này thúc đẩy tìm kiếm mối quan hệ giữa hiệu quả DN và VTT nên được thực hiện với nhiều bối cảnh thời gian khác nhau. Từ các nhận định trên, trong nghiên cứu này VTT được định nghĩa là sự kết hợp sử dụng nhiều nguồn lực trí tuệ bao gồm con người, cấu trúc tổ chức và vốn quan hệ để thúc đẩy tăng cường HQTC và gia tăng lợi thế cạnh tranh của DN. Phần tiếp theo thảo luận về phân loại các thành phần chính của VTT. b. Phân loại các thành phần vốn trí tuệ Từ những nghiên cứu đầu tiên về VTT, các học giả đo lường VTT liên quan đến thành phần vốn nhân lực và vốn cấu trúc (Pulic, 1998; Vishnu và Gupta, 2014; Dumay, 2016; Dzenopoljac và cộng sự, 2017; Smriti và Das, 2018; Kweh và cộng sự, 2019; Chowdhury và cộng sự, 2019). Sau đó một số tác giả đã phân loại VTT bằng cách bổ sung thêm thành phần vốn quan hệ hoặc có sự thay đổi trong cách nhìn nhận thành phần của vốn cấu trúc trong thực tiễn nghiên cứu. Điển hình phải kể đến Khung ba bên của Sveiby (1997a) xem xét VTT gồm vốn bên ngoài, vốn bên trong và vốn nhân lực theo cách gọi tương tự như ba hạng mục vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ. Khung ba bên của Sveiby đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu VTT (Abeysekera & Guthrie, 2005; Guthrie và cộng sự, 2004; Petty & Guthrie, 2000; Steenkamp & Northcott, 2007; Wagiciengo & Belal, 2012; Whiting & Woodcock, 2011). Họ cho rằng VTT bao gồm toàn bộ kiến thức, khả năng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực phù hợp với cơ cấu tổ chức bên trong và bên ngoài của nó. Khuôn khổ của Sveiby được coi là rất hữu ích để thực hiện nghiên cứu lĩnh vực CBTT VTT trong bối cảnh quốc gia (Li và cộng sự, 2008). Vốn nhân lực liên quan đến yếu tố con người bao gồm kiến thức, năng lực và thái độ của nhân viên góp phần thu hút khách hàng và tăng năng suất và lợi nhuận của DN, sau đó có thể chuyển thành giá trị thị trường (Chen, Zhu, & Xie, 2004). Hoặc vốn nhân lực là sự sáng tạo, bí quyết, năng lực đổi mới, khả năng làm việc nhóm, sự hài lòng, động lực, sự linh hoạt của nhân viên, lòng trung thành, học tập, đào tạo và giáo dục (Bontis, 2001; Ferraro & Veltri, 2011; Martín và cộng sự , 2011). Vốn nhân lực có được thông qua kinh nghiệm và đào tạo, là “mức độ chuyên nghiệp” và năng suất của nhân viên để cải thiện hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu của DN (Ahangar, 2011; Stewart, 1997; Tsui và cộng sự, 2014; Nimtrakoon, 2015; Allameh, 2018; Xu & Wang, 2018). OECD công nhận rằng vốn con người được coi là động lực cốt lõi của sự giàu có, thịnh vượng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế theo quan điểm kinh tế 10
  20. vĩ mô (Martín và cộng sự, 2011). Nó được coi là thành phần VTT có giá trị nhất, là tài sản vô hình chính (Sveiby, 1997). Vốn nhân lực chủ yếu phụ thuộc vào các thuộc tính cá nhân nên nó là loại kiến thức tiềm ẩn về bản chất, không thể thuộc sở hữu của tổ chức. Tuy nhiên, vốn nhân lực có thể được chuyển đổi thành vốn cấu trúc bằng cách mã hóa kiến thức ngầm trong con người thành kiến thức rõ ràng và lưu trữ dưới dạng thông tin và các quy trình, thủ tục (Hall-Ellis, 2015). Vốn cấu trúc bao gồm cơ sở dữ liệu, chiến lược, quy trình kinh doanh, hệ thống kiểm soát, hệ thống thông tin, cơ cấu tổ chức, và văn hóa DN (Hsu & Sabherwal, 2012; Zhang và cộng sự, 2021; Roos & Roos, 1997) để hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu kinh doanh (Roos, Roos, & Dragonetti, 2008; Rahimi và cộng sự, 2017) và giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh và năng suất nhân viên (Bontis và cộng sự, 2007; Bollen và cộng sự, 2005). Vốn cấu trúc do người lao động tạo ra hoặc có thể được mua ở nơi khác. Một số vốn cấu trúc có thể được bảo hộ hợp pháp và trở thành đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và do đó thuộc sở hữu của DN như là thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền, tên thương mại, quyền hoạt động, bí mật kinh doanh, công nghệ, đổi mới, tài sản trí tuệ được tạo ra bởi bộ phận nghiên cứu và phát triển (Chen, Cheng, & Hwang, 2005; Nimtrakoon, 2015; Allameh & Khalilakbar, 2018; Xu & Wang, 2018). Vì vậy, Choong (2008) và Nadeem, Gan, & Nguyen (2018) cũng khẳng định rằng vốn cấu trúc là chính là động lực của sự đổi mới. Vốn cấu trúc được chuyển đổi, tái tạo và chia sẻ trong một khoảng thời gian dài, và cũng có thể được sử dụng bởi các nhân viên khác nhau bất kể thời gian với mục đích tạo ra giá trị. Vốn cấu trúc cũng bao gồm khía cạnh văn hóa, nơi mà sự kết hợp của các giá trị, chuẩn mực và hành vi được thực hành và chia sẻ bởi đa số nhân viên. Vốn quan hệ liên quan đến việc quản lý và điều tiết các mối quan hệ bên ngoài của DN, bao gồm mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh, đối tác, cổ đông, khách hàng, chính phủ, các kênh phân phối và nhà cung cấp, các bên liên quan (Sveiby, 1997a); (Meles và cộng sự, 2016; Tsui và cộng sự, 2014; Sharabati, Jawad, & Bontis, 2010). Các học giả đồng thuận rằng vốn quan hệ tạo ra được tiềm lực giá trị gia tăng trong hiện tại cũng như tương lai, điển hình như (Chen và cộng sự, 2005, Nimtrakoon, 2015, Allameh & Khalilakbar, 2018, Xu & Wang, 2018). Theo Sveiby (2007), vốn quan hệ khó quản lý hơn so với vốn con người và vốn cấu trúc vì nó hướng ra bên ngoài nhiều hơn. Trong đó, mối quan hệ với khách hàng có thể được thừa nhận là mối quan hệ quan trọng nhất (Bontis, 2001; Bozbura, 2004; Kim và cộng sự, 2012) . Nhất quán với lập luận này, trong một số nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu này, nên sử dụng vốn quan hệ như một trong ba thành phần của VTT. Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Edvinsson & Malone(1997) và Thien (2019) đã phân loại VTT là 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2