intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:190

34
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam" là phân tích đặc trưng cấu trúc tài chính và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------------- NGUYỄN TẤN THÀNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng-2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------------- NGUYỄN TẤN THÀNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: 1. PGS. TS Trần Đình Khôi Nguyên 2. PGS.TS Ngô Hà Tấn Đà Nẵng-2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực, trích dẫn rõ ràng trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung trong luận án. Tác giả Nguyễn Tấn Thành
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................4 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu .................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án ...............................................7 6. Bố cục của luận án ................................................................................................8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG..................................................................................................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành xây dựng trên thế giới .............................................................................10 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành xây dựng ở các nước phát triển ....................................................10 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xây dựng ở các nước đang phát triển ......................................................16 1.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam ..............................................................................24 1.2. Tổng quan nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng ................................................................................29 1.3. Đánh giá chung về khoảng trống nghiên cứu .........................................................34 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................39
  5. iii CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG ....................40 2.1. Khái niệm và đặc điểm về cấu trúc tài chính doanh nghiệp ...................................40 2.1.1.Khái niệm về cấu trúc tài chính .....................................................................40 2.1.2. Đặc điểm các yếu tố cấu thành cấu trúc tài chính .........................................42 2.2. Các lý thuyết có liên quan ......................................................................................43 2.2.1. Lý thuyết đại diện .........................................................................................43 2.2.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin ..................................................................47 2.2.3. Lý thuyết khánh tận tài chính .......................................................................48 2.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng ...........................................................................50 2.2.5. Lý thuyết thời điểm thị trường ......................................................................51 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu .............................................................................52 2.3.1. Mô hình tổng quát trong bối cảnh ngành xây dựng ......................................52 2.3.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu ...................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................68 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................69 3.1. Thiết kế đo lường các biến .....................................................................................69 3.1.1. Đo lường biến phụ thuộc ..............................................................................69 3.1.2. Đo lường biến độc lập ...................................................................................70 3.2. Thiết kế thu thập và phân tích dữ liệu ....................................................................73 3.2.1. Chọn mẫu ......................................................................................................73 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .....................................................................76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................82 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN......................................83 4.1. Phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính doanh nghiệp Xây dựng Việt Nam ...............................................................................................................................83 4.1.1. Thực trạng cấu trúc tài chính doanh nghiệp xây dựng Việt Nam .................83 4.1.2. Phân tích và so sánh cấu trúc tài chính .........................................................94 4.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp xây dựng Việt Nam......................................................................................................................107
  6. iv 4.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ...............................................................................108 4.2.2. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................114 4.2.3. Kiểm định giả thuyết và thảo luận về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ................................127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................138 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................140 5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu .................................................................................140 5.1.1. Kết luận về đặc trưng cấu trúc tài chính .....................................................140 5.1.2. Kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính................................141 5.2. Một số khuyến nghị ..............................................................................................144 5.2.1. Đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng .............................................144 5.2.2. Đối với Ngân hàng thương mại ..................................................................147 5.2.3. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô ...................................................................148 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...............................................151 5.3.1. Những hạn chế của đề tài ............................................................................151 5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ..............................................................152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính VCSH Vốn chủ sở hữu DN Doanh nghiệp DNXD Doanh nghiệp xây dựng DNVLXD Doanh nghiệp vật liệu xây dựng DNNY Doanh nghiệp niêm yết DPD Dynamic Panel Data Mô hình dữ liệu bảng động MAE Mean absolute error Sai số trung bình tuyệt đối SXKD Sản xuất kinh doanh CTV Capital structure CTV CTTC Financial structure CTTC Pooled ordinary least square Phương áp ước lượng bình phương POLS method bé nhất gộp Phương pháp ước lượng ảnh FEM Fixed effect method hưởng cố định Phương pháp ước lượng ảnh REM Random effect method hưởng ngẫu nhiên System Generalized Method Phương pháp hồi quy moment hệ SGMM of Moment thống Dynamic Panel Fractional DPF (TOBIT) Phương pháp hồi quy TOBIT method GTSS Giá trị sổ sách GTTT Giá trị thị trường tdta Debt ratio Tỷ suất nợ/Tổng tài sản stdta Short-term debt ratio Tỷ suất nợ ngắn hạn/Tổng tài sản ltdta Long term debt ratio Tỷ suất nợ dài hạn/Tổng tài sản
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của DNXD ở các nước phát triển .....................................................................................................14 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của DNXD ở các nước đang phát triển.............................................................................................22 Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD ở Việt Nam ....................................................................................................................28 Bảng 1.4: Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động khủng hoảng tài chính đến CTTC .......................................................................................................................................32 Bảng 1.5: Kết quả mô phỏng Monte Carlo ...................................................................38 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp giả thuyết về ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC ..................66 Bảng 3.1: Đo lường CTTC theo giá sổ sách các DNXD Việt Nam ..............................70 Bảng 3.2: Tóm tắt đo lường các biến độc lập ................................................................ 71 Bảng 3.3. Bảng tham chiếu cỡ mẫu và tổng thể ............................................................74 Bảng 3.4. Đặc trưng của mẫu nghiên cứu .....................................................................75 Bảng 4.1: Thống kê mô tả về các chỉ tiêu CTTC chung ...............................................86 Bảng 4.2: Mô tả thống kê về các chỉ tiêu CTTC qua các năm ......................................87 Bảng 4.3: Thống kê mô tả tỷ suât nợ theo nhóm...........................................................89 Bảng 4.4: Thống kê mô tả tỷ suât nợ ngắn hạn theo nhóm ...........................................90 Bảng 4.5: Thống kê mô tả tỷ suất nợ chung theo giai đoạn ..........................................93 Bảng 4.6: Thống kê mô tả tỷ suất nợ ngắn hạn theo giai đoạn .....................................93 Bảng 4.7: Thống kê mô tả tỷ suất nợ dài hạn theo giai đoạn ........................................93 Bảng 4.8: Thống kê mô tả tỷ suất nợ qua các giai đoạn ................................................94 Bảng 4.9: Kết quả phân tích phương sai tỷ suất nợ theo nhóm .....................................95 Bảng 4.10: Kết quả phân tích phương sai tỷ suất nợ ngắn hạn theo nhóm ...................96 Bảng 4.11: Kết quả phân tích phương sai tỷ suất nợ dài hạn theo nhóm ......................97 Bảng 4.12: Kết quả phân tích phương sai theo nhóm ...................................................98 Bảng 4.13: Khoảng tin cậy 95% CTTC DNXD chưa niêm yết và niêm yết.................99 Bảng 4.14: Khác biệt CTTC giữa DNXD chưa niêm yết và niêm yết ........................100 Bảng 4.15: Khoảng tin cậy 95% CTTC DNXD giữa các giai đoạn ............................102 Bảng 4.16: Khác biệt CTTC DNXD giai đoạn trước và giai đoạn khủng hoảng tài chính ............................................................................................................................103
  9. vii Bảng 4.17: Khác biệt CTTC DNXD giai đoạn khủng hoảng và giai đoạn sau khủng hoảng tài chính.............................................................................................................105 Bảng 4.18: Thống kê mô tả các biến số chung trong mẫu (2007-2015) .....................108 Bảng 4.19: Thống kê mô tả các biến số theo năm .......................................................108 Bảng 4.20: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................112 Bảng 4.21: Kiểm định tính dừng cho các biến ............................................................114 Bảng 4.22: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................115 Bảng 4.23: Kiểm định chọn POLS hay REM và phương sai sai số thay đổi trong mô hình tỷ suất nợ .............................................................................................................116 Bảng 4.24: Kiểm định phương sai sai số thay đổi và chọn POLS hay REM trong mô hình tỷ suất nợ ngắn hạn ..............................................................................................116 Bảng 4.25: Kiểm định phương sai sai số thay đổi và chọn POLS hay REM trong mô hình tỷ suất nợ dài hạn .................................................................................................116 Bảng 4.26: Kết quả hồi quy theo phương pháp Tobit với các biến đặc trưng DN ............ .....................................................................................................................................120 Bảng 4.27: Kết quả hồi quy theo phương pháp Tobit với tất cả các biến ...................123 Bảng 4.28: Kết quả tính toán độ phù hợp của mô hình ...............................................124 Bảng 4.29: Bảng tóm tắt nội dung giả thuyết và kết quả nghiên cứu .........................127 Bảng 5.1: Bảng phân loại DNXD theo chỉ tiêu khả năng sinh lời ..............................147
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ suất nợ công ty XD, VLXD và thiết kế chung trong mẫu ...................84 Biểu đồ 4.2: Tỷ suất nợ ngắn hạn công ty XD, VLXD và thiết kế chung ....................84 trong mẫu .......................................................................................................................84 Biểu đồ 4.3: Tỷ suất nợ dài hạn công ty XD, VLXD và thiết kế chung .......................85 trong mẫu .......................................................................................................................85 Biểu đồ 4.4: Tỷ suất nợ DNXD chưa niêm yết và niêm yết..........................................91 Biểu đồ 4.5: Tỷ suất nợ ngắn hạn DNXD chưa niêm yết và niêm yết ..........................91 Biểu đồ 4.6: Tỷ suất nợ dài hạn DNXD chưa niêm yết và niêm yết .............................92 Biểu đồ 4.7: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình chung giữa DNXD chưa niêm yết và niêm yết ................................................................................................................................101 Biểu đồ 4.8: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn giữa DNXD chưa niêm yết và niêm yết .......................................................................................................................101 Biểu đồ 4.9: Khác biệt về tỷ suất nợ trung bình dài hạn giữa DNXD chưa niêm yết và niêm yết .......................................................................................................................102 Biểu đồ 4.10: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình chung giai đoạn trước và giai đoạn khủng hoảng tài chính.............................................................................................................104 Biểu đồ 4.11: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn giai đoạn trước và giai đoạn khủng hoảng tài chính .................................................................................................104 Biểu đồ 4.12: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình dài hạn giai đoạn trước và giai đoạn khủng hoảng tài chính.............................................................................................................105 Biểu đồ 4.13: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình giai đoạn khủng hoảng và giai đoạn sau khủng hoảng tài chính .................................................................................................106 Biểu đồ 4.14: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình ngắn hạn giai đoạn khủng hoảng và giai đoạn sau khủng hoảng tài chính ..................................................................................106 Biểu đồ 4.15: Khác biệt tỷ suất nợ trung bình dài hạn giai đoạn khủng hoảng tài chính và giai đoạn sau khủng hoảng tài chính.......................................................................107 Biểu đồ 4.16: Phân bố phần dư mô hình tỷ suất nợ ....................................................125 Biểu đồ 4.17: Phân bố phần dư mô hình tỷ suất nợ ngắn hạn .....................................125 Biểu đồ 4.18: Phân bố phần dư mô hình tỷ suất nợ dài hạn ........................................125 Biểu đồ 4.19: Chỉ số giá CPI của Việt Nam giai đoạn 2007-2015..............................134 Biểu đồ 4.20: Lãi suất cho vay ngân hàng của thương mại Việt Nam giai đoạn 2007- 2015 (%) ......................................................................................................................135 Biều đồ 4.21: Số dự án FDI đầu tư vào ngành xây dựng giai đoạn 2007-2015 ..........137
  11. ix Biều đồ 4.22: Vốn FDI đăng ký và thực hiện đầu tư vào ngành xây dựng giai đoạn 2007- 2015 .............................................................................................................................137 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cấu trúc tài chính và cấu trúc vốn .................................................................41 Hình 2.2: Mối quan hệ tỷ suất nợ/VCSH với giá trị DN ...............................................50 Hình 2.3: Mô hình tổng quát các nhân tố ảnh hưởng CTTC DN ngành xây dựng ở Việt Nam ...............................................................................................................................54
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cấu trúc tài chính (CTTC) là chỉ tiêu tài chính phản ánh cơ cấu các nguồn nguồn vốn dùng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Cơ cấu các nguồn vốn phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của DN. Do đó, CTTC là vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính DN. Đối với DN ngành xây dựng có nhu cầu sử dụng các nguồn vốn rất lớn nên việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn sao cho đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh thường được các nhà quản trị DN đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đổi mới các chính sách nhằm tạo mọi điều kiện để DN nâng cao hiệu quả SXKD và năng lực cạnh tranh của DN. Chính sách đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu thực hiện từ sau Đại hội Đảng toàn quốc năm 1986 mở ra một cơ hội rộng lớn cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, giao thương kinh tế. Đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia hội nhập với thị trường thế giới và các nước trong khu vực, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình sâu sắc. Quá trình đó đã làm nhiều ngành kinh tế có sự phát triển đột phá, trong đó có DN ngành xây dựng với tốc độ phát triển giai đoạn 2010- 2015 đạt 4,6%/năm [10]. Để đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng, xây dựng nhà ở và nhiều nhu cầu khác luôn cần đến nhiều nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của các DN. Ngoài những cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập, giai đoạn 2007 – 2015 ngành xây dựng Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn như: Khủng hoảng tài chính năm 2008 làm biến động lãi suất, gia tăng lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh các DN ngành xây dựng. Trong khi đó, theo tính toán số liệu trên báo cáo tài chính các DNXD từ Tổng Cục thống kê Việt Nam, tỷ suất nợ trung bình trong giai đoạn 2007-2015 là 65%, tỷ suất nợ trên VCSH lên đến 2 lần. Điều này cho thấy các DNXD sử dụng nhiều nợ nhưng tiến độ nghiệm thu, thanh toán khối lượng xây dựng hoàn thành chậm sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền và tăng rủi ro khi các khoản vay nợ đến hạn. Vấn đề này đòi hỏi các DNXD quan tâm đến lựa chọn cấu trúc tài chính (CTTC) phù hợp trong công tác quản trị của mình.
  13. 2 Với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các chủ doanh nghiệp (DN) tìm nhiều cách thức để đạt lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu đó đạt được liên quan nhiều đến các chiến lược và chính sách kinh doanh, trong đó có việc DN tự lựa chọn CTTC hợp lý. Để đưa ra được các khuyến nghị nhằm có CTTC hợp lý thì cần biết được các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC và như vậy cần có nghiên cứu kỹ lưỡng về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC trong các DN. Đối với DN ngành xây dựng khi mà lượng vốn huy động cần được thu hút nhiều để thực hiện những công trình đòi hỏi nhu cầu vốn lớn. Chính vì vậy, CTTC hay cơ cấu tài trợ giữa nợ và vốn chủ sở hữu được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý DNXD quan tâm. Cho đến nay, các nghiên cứu về CTTC và các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của DN ngành xây dựng được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học ở nước ngoài cũng như trong nước thực hiện. Các nghiên cứu điển hình về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD ở nước phát triển [30], [35], [36],[53], [107] và các ở các nước đang phát triển [23], [39], [40], [57], [92], [95], [98], [99], [110], [111]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào sự tác động của các nhân tố bên trong như: Quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, tài sản thế chấp, khả năng sinh lời, tính thanh khoản. Trên thực tế, các nghiên cứu xem xét đồng thời các nhân tố bên trong và các nhân tố thuộc về vĩ mô bên ngoài đến cấu trúc tài chính của DN ngành xây dựng còn hạn chế, nên cần có những nghiên cứu tiếp theo để phát họa đầy đủ hơn bức tranh về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC. Ở Việt Nam cũng đã có một vài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC trên một phạm vi hẹp hơn của ngành xây dựng, nghiên cứu tại các DN chuyên về xây dựng như nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Phương (2014), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019); các DN sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán như nghiên cứu của Lê Thị Phương Dung và Nguyễn Thị Thùy Trang (2013), chứ chưa điều tra mở rộng trên toàn bộ tổng thể các DNXD. Thực tế, các DNXD niêm yết và DN VLXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ tổng thể các DN ngành XD1. Có thể thấy, các kết quả nghiên cứu về CTTC của các 1 Theo số liệu của Tổng cục thống kê ở thời điểm 2015, thì số lượng các DNXD niêm yết và VLXD niêm yết chiếm tỷ lệ 0,2% so với tổng DN ngành Xây dựng
  14. 3 DNXD và VLXD yết giá trên TTCK chưa chỉ ra đặc trưng chung của tất cả các DNXD tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và hoạt động gần 20 năm nhằm mục đích đa dạng kênh tài trợ vốn cho DN. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua kênh huy động vốn của DN từ thị trường chứng khoán còn ít. Các DNXD chưa yết giá thì càng không thể huy động vốn qua kênh này, trong khi các DNNVV trong lĩnh vực xây dựng lại chiếm tỷ trọng khá lớn. Như vậy, việc nghiên cứu CTTC và nhân tố ảnh hưởng trong ngành xây dựng ở Việt Nam càng có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình đổi mới kinh tế. Các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực xây dựng có đặc điểm chung là thực hiện trên cỡ mẫu chưa đủ lớn và chủ yếu xem xét ảnh hưởng nhân tố bên trong DNXD, trong khi các nhân tố vĩ mô chưa được xem xét đồng thời cùng với các nhân tố bên trong đối với CTTC. Chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC còn có sự đối nghịch nhau giữa các quốc gia, qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, dẫn đến cần tìm hiểu sự đa dạng về tác động của các nhân tố đối với CTTC trong từng bối cảnh cụ thể. Ngoài ra, phương pháp thống kê khác nhau cũng là một trong những vấn đề dẫn đến sự khác biệt về kết quả nghiên cứu, và hạn chế của nhiều nghiên cứu trước là chưa giải quyết vấn đề nội sinh khi xử lý số liệu. Về bối cảnh nghiên cứu giai đoạn 2007-2015 nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2008, khởi đầu từ khủng hoảng ngành bất động sản (một ngành gần với ngành xây dựng) tại Hoa Kỳ. Dưới tác động khủng hoảng tài chính, dòng vốn đầu tư vào DN giảm sút đáng kể làm cho hoạt động DN mọi ngành gặp nhiều khó khăn, đặc biệt hoạt động tìm kiếm nguồn vốn cho ngành xây dựng. Ngành xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2007-2015 cũng không nằm ngoài phạm vi chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng này. Trong giai đoạn 2007- 2015 có vài nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến sự điều chỉnh trong CTTC của DN, chẳng hạn như nghiên cứu của Muijs (2015) thực hiện nghiên cứu trên mẫu gồm 39 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Hà Lan giai đoạn 2004-2013 đã đưa ra kết luận rằng khủng hoảng tài chính 2008 làm thay đổi CTTC của các DN. Đồng quan điểm với Muijs (2015), Zhang và Mirza (2015), Tripathy và Asija (2017), Lemos (2017) cũng cho thấy khủng hoảng tài chính 2008 có ảnh hưởng đến sự thay đổi CTTC của DN. Trái ngược với kết quả này, Trương
  15. 4 Hồng Trình và Nguyễn Thảo Phương (2016) xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2008 đến CTTC trên mẫu 265 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2013 kết quả cho thấy CTTC của các DN niêm yết ở Việt Nam không thay đổi dưới tác động của khủng hoảng tài chính 2008. Kết quả đối nghịch này có ý nghĩa gợi mở cho tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu tiếp theo cho các DNXD Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính 2008-2011. Xuất phát từ tầm quan trọng và những khoảng trống nghiên cứu nói trên, đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam” được thực hiện sẽ có ý nghĩa khoa học cả lý thuyết và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Phân tích đặc trưng cấu trúc tài chính và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Viêt Nam. - Mục tiêu cụ thể: + Phân tích và đánh giá đặc trưng CTTC của các DN ngành xây dựng tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2015 + Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC của các DNXD Việt Nam. + Xem xét tác động của khủng hoảng tài chính đối với CTTC của các DN ngành xây dựng tại Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu của luận án, cần thiết trả lời các câu hỏi sau: - Đặc trưng về CTTC các DNXD Việt Nam giai đoạn 2007-2015 như thế nào? Có sự khác biệt hay không về CTTC giữa các nhóm DN trong ngành xây dựng, giữa DN đã niêm yết và DN chưa chưa niêm yết, và giữa các thời kỳ trong giai đoạn nghiên cứu. - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến CTTC các DN ngành xây dựng Việt Nam? Chiều hướng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC như thế nào? - Khủng hoảng tài chính ảnh hưởng như thế nào đến CTTC của các DN ngành xây dựng tại Việt Nam? 4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
  16. 5 4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là CTTC của các DN ngành xây dựng ở Việt Nam trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng, gồm cả nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong các giới hạn sau: + Các DNXD trong nghiên cứu này là DN có đăng ký kinh doanh ngành nghề chính là hoạt động xây dựng, hoặc các DN có tỷ lệ doanh thu xây dựng trên tổng doanh thu lớn hơn 50%. + Thời gian nghiên cứu bao gồm toàn bộ các DNXD hoạt động liên tục trong thời kỳ 2007-2015. + Không gian nghiên cứu gồm các DNXD đại diện trên cả ba miền: Bắc, Trung và Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính. Sự kết hợp này thể hiện như sau: - Nghiên cứu định tính được áp dụng để khảo cứu, tổng hợp, phân tích các tài liệu: Từ bài báo khoa học đến các luận án tiến sĩ có liên quan đến CTTC. Qua đó, phân tích mối quan hệ giữa lý thuyết với các nhân tố dự kiến có ảnh hưởng đến CTTC. Nghiên cứu định tính còn giúp phát hiện khoảng trống trong nghiên cứu. Nghiên cứu định tính còn được áp dụng thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với giám đốc, kế toán trưởng của một số DN xây dựng điển hình để phát triển giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh ngành xây dựng. Ở giai đoạn số liệu thống kê đã xử lý xong, các phỏng vấn với chuyên gia trong ngành sẽ giúp giải thích rõ hơn kết quả thống kê. - Nghiên cứu định lượng được áp dụng để làm rõ đặc trưng về CTTC các DNXD ở Việt Nam và làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng. Dựa trên danh mục các DN từ Tổng cục thống kê, nghiên cứu này chọn mẫu gồm DNXD đại diện cho ba vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Số liệu BCTC và nguồn dữ liệu khác từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn 2007-2015 được sử dụng để đo lường các biến và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng. Các kỹ thuật thống kê, như thống kê mô tả, phân tích phương sai, phương pháp bootstrap, phương pháp hồi quy đa biến dữ liệu bảng dạng truyền thống
  17. 6 (POLS, FEM, REM) và dạng động (GMM, TOBIT) được áp dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Toàn bộ tiến trình nghiên cứu được tổng hợp qua sơ đồ sau: Khung nghiên cứu của luận án Vấn đề nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu: (i) Phân tích và đánh giá đặc trưng CTTC của các DNXD tại Việt Nam; (ii) Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CTTC của các DNXD Việt Nam; (iii) Xem xét tác động của khủng khủng hoảng tài chính đến CTTC của các DN ngành xây dựng Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: (i) Đặc trưng về CTTC các DNXD Việt Nam giai đoạn 2007-2015 là gì?; (ii) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CTTC của các DNXD Việt Nam?; (iii) Khủng hoảng tài chính tác động như thế nào đến CTTC của các DN ngành xây dựng Việt Nam? Cơ sở lý thuyết liên quan đến CTTC: Lý Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm thuyết đại diện; Trật tự phân hạng; bất về nhân tố ảnh hưởng CTTC DNXD ở cân xứng thông tin; thời điểm thị trường nước ngoài và Việt Nam Khoảng trống nghiên cứu Phát triển các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DN ngành XD ở Việt Nam Chọn mẫu, thu thập dữ liệu các BCTC, từ Tổng Cục thống Việt Nam Phương pháp xử lý dữ liệu: Thống kê mô tá; phân tích phương sai; phân tích boostrap; hồi quy Phân tích, đánh giá thực trạng Xây dựng mô hình để xác CTTC DNXD Việt Nam định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC DNXD Việt Nam Phỏng vấn sâu cán bộ Phỏng vấn sâu chuyên quản lý Ngân hàng Kết quả nghiên cứu gia ở các DNXD Diễn giải kết quả nghiên cứu, bàn luận, kiểm chứng giả thuyết, khuyến nghị và đề xuất cho nghiên cứu trong tương lai
  18. 7 5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC không còn là chủ đề mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít các nghiên cứu toàn diện về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu trong ngành xây dựng. Kết quả của luận án có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn như sau: - Về lý luận: Luận án đã tổng hợp các lý thuyết và liên hệ lý thuyết với các nhân tố ảnh hưởng: từ nhân tố bên trong đến nhân tố bên ngoài. Luận án đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DN ngành xây dựng ở Việt Nam, qua đó làm phong phú thêm kho tàng học thuật về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tài trợ ở các doanh nghiệp. Luận án cũng đã bổ sung cách tiếp cận trong xử lý thông tin để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC thông qua giải quyết vấn đề tương quan chuỗi của các thành phần sai số và hiện tượng nội sinh trong dữ liệu bảng động bằng phương pháp TOBIT. Cách tiếp cận này giải quyết những kết quả sai số trong các phương pháp POLS, FEM, REM, SYS-GMM. -Về thực tiễn: + Luận án đã cung cấp bức tranh về CTTC các DNXD Việt Nam, so sánh giữa các nhóm DN và theo giai đoạn trong chu kỳ 2007-2015, trong đó khủng hoảng tài chính đã tác động đến CTTC. Đây là những thông tin quan trọng giúp các nhà hoạch định có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng. + Về phương pháp, luận án cũng gợi ra các công cụ phân tích hữu hiệu trong nghiên cứu CTTC. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bootstrap trong phân tích CTTC, đây là phương pháp thống kê tương đối mới có tính tái lặp khi lấy mẫu có hoàn lại các phần tử (quan sát) nên kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn giúp các nhà quản lý DN dự báo CTTC DNXD, khi mà số trung bình ngành chưa được công bố kịp thời. Kết quả này cũng là cơ sở cho các ngân hàng có thông tin đầy đủ về DNXD trong công tác thẩm định vay. + Luận án đã rút ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến CTTC DNXD Việt Nam. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khuyến nghị cho các nhà quản lý DN có cơ sở lựa chọn CTTC phù hợp trong từng giai đoạn, đặc biệt trong bối cảnh
  19. 8 khủng hoảng tài chính; cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở ban hành chính sách vĩ mô để khơi thông nguồn vốn cho các DNXD. 6. Bố cục của luận án Nhằm giải quyết mục tiêu luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được tổ chức thành 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong các doanh nghiệp ngành xây dựng Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC của các DN ngành xây dựng. CTTC của các DNXD trong bối cảnh khủng hoảng tài chính cũng được tổng hợp để phát họa bức tranh chung về CTTC, qua đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong các doanh nghiệp ngành xây dựng Chương này trình bày khái niệm về CTTC, tổng hợp và phân tích các lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC trong các DNXD. Dựa trên các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước liên quan, luận án đã phát triển giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh các DNXD tại Việt Nam. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất, nội dung chương này trình bày thiết kế đo lường các biến phụ thuộc, biến độc lập trong mô hình. Quá trình chọn mẫu, thu thập số liệu và các phương pháp thống kê cũng được giới thiệu trong tiến trình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương này trình bày những đặc trưng của cấu trúc tài chính trong giai đoạn 2007 - 2015 và xử lý kết quả từ việc xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính trong các DNXD tại Việt Nam. Những thảo luận về kết quả nghiên cứu cùng với các giả thuyết đã đưa ra là cơ sở giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các DNXD. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  20. 9 Chương này trình bày các kết luận để hệ thống các kết quả nghiên cứu, phát hiện những điểm mới về lý luận cũng như thực tiễn và đề xuất các khuyến nghị về quản lý CTTC ở các cấp. Những hạn chế của luận án và các hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập trong Chương này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1