intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

36
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất có hiệu quả trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TRÂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ TRÂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phạm Quang Phan Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của tôi. Những phát hiện đƣa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Trâm
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ........................................ 7 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT .................7 1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất .................... 7 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nƣớc về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH...........................................................................................................10 1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU...21 1.2.1. Những kết quả về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH đã có sự thống nhất giải quyết ....... 21 1.2.2. Những khoảng trống về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu ................... 22 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ..................................................... 24 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ......................................................................................24 2.1.1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự cần thiết khách quan phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai .................................................................. 24 2.1.2. Tác động của quá trình CNH, ĐTH đối với ngƣời lao động bị thu hồi đất . 29
  5. 2.1.3. Việc làm, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất ............................................................................................................ 35 2.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH ...........................42 2.2.1. Tầm quan trọng của giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi thu hồi đất ................................................................................. 42 2.2.2. Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH........ 45 2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH .......................................66 2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố trong nƣớc ................................ 66 2.3.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với tỉnh Nghệ An.......................... 74 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN ................ 77 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA NGHỆ AN ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ THU HỒI ĐẤT .............77 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Nghệ An. .......................................... 77 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Nghệ An .................................................... 79 3.1.3. Tình hình thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay ................................................................................................ 81 3.1.4. Ảnh hƣởng thu hồi đất đến việc làm và đời sống của ngƣời lao động bị thu hôi đất ở Nghệ An................................................................................................ 86 3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN ............................................................................94 3.2.1. Giải quyết việc làm cho ngƣời lao động sau khi khi thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An .............................................. 94 3.2.2. Bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An . 114 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH Ở TỈNH NGHỆ AN .............................................................129
  6. 3.3.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc .................................................................. 129 3.3.2. Những tồn tại , hạn chế ............................................................................ 130 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế................................................. 134 3.3.4. Những vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An ............................................................................................................. 138 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, ĐÔ THỊ HÓA Ở TỈNH NGHỆ AN ..................................................................... 142 4.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT VÀ NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ............................142 4.1.1. Định hƣớng phát triển các KCN, KĐT và nhu cầu thu hồi đất cho xây dựng các KCN, KĐT của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.............................. 142 4.1.2. Nhu cầu quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở tỉnh Nghệ An ................................................................................ 151 4.2. QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ..........................................152 4.2.1. Đảm bảo đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của ngƣời dân có đất bị thu hồi với lợi ích quốc gia và của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi .................... 154 4.2.2. Bảo đảm việc làm hợp lý, ổn định, bền vững, có thu nhập cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An ...................................................................... 155 4.2.3. Cần tuân theo nguyên tắc thị trƣờng, đồng thời Nhà nƣớc tạo môi trƣờng và thực hiện điều tiết vĩ mô để GQVL và BĐĐS cho ngƣời lao động bị thu hồi đất . 156 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƢỜNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT ..............................................................................................................158 4.3.1. Nhà nƣớc tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế, chính sách để bảo đảm cuộc sống lâu dài cho ngƣời có đất bị thu hồi ................................................... 158 4.3.2. Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cần nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất gắn với giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong thời gian tới ........................................ 168
  7. 4.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề ở tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo ..................................................................... 170 4.3.4. Cần đặc biệt chú ý hỗ trợ tự tạo việc làm, tự khắc phục các điều kiện để thỏa mãn các mặt của đời sống và sinh kế của ngƣời lao động........................ 175 4.3.5. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm và hệ thống thông tin về thị trƣờng sức lao động .................................................................. 176 4.3.6. Hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và doanh nghiệp đối với giải quyết việc thu hồi đất, tạo việc làm cho ngƣời dân có đất bị thu hồi ................................................................................................. 178 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 181 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................ 183 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 184 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 194
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT BĐĐS : Bảo đảm đời sống CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, ĐTH : Công nghiệp hóa, đô thị hóa CCN : Cụm công ngghiệp CN : Công nghiệp CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CCKT : Cơ cấu kinh tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN : Doanh nghiệp GQVL : Giải quyết việc làm KCN : Khu công nghiệp KĐT : Khu đô thị KT-XH : Kinh tế - xã hội KCX : Khu chế xuất LLCT : Lý luận chính trị NCKH : Nghiên cứu khoa học TĐC : Tái định cƣ XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Anh Nghĩa đầy đủ bằng tiếng Việt ILO International labour organization Tổ chức Lao động quốc tế NIC New industry country Các nƣớc công nghiệp mới NIE New industry economy Các nền kinh tế công nghiệp mới NLA National Landlords Association Cơ quan quản lý đất quốc gia Vietnam-Singapore Technical Trung tâm đào tạo kỹ thuật Việt VSTTC Training Centre Nam – Singapore WTO World Trade o rganization Tổ chức thƣơng mại thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG Bảng 3.1. Tình hình thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm ...........81 Bảng 3.2: Diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo loại đất .................83 Bảng 3.3: Tỷ lệ diện tích đất thu hồi bình quân mỗi hộ phân theo mục đích sử dụng đất thu hồi ...................................................................................84 Bảng 3.4: Tình hình lao động bị mất việc làm do thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị hoá giai đoạn từ năm 2001 đến ngày 30.6.2014 .......86 Bảng 3.5: Tình hình việc làm của các hộ trƣớc khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất ............................................................................................87 Bảng 3.6: Thu nhập bình quân/tháng của ngƣời có đất bị thu hồi .......................89 Bảng 3.7: Tình hình chi tiêu bình quân của các hộ điều tra ................................91 Bảng 3.8: Đồ dùng sinh hoạt và phƣơng tiện đi lại .............................................92 Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn của ngƣời lao động trƣớc khi bị thu hồi đất ...105 Bảng 3.10: Trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của ngƣời có đất trƣớc khi Nhà nƣớc thu hồi ...............................................................................106 Bảng 3.11: Tình hình tuyển dụng lao động sau khi bị thu hồi đất vào làm việc .109 Bảng 3.12: Tình trạng việc làm trƣớc và sau khi thu hồi đất...............................109 Bảng 3.13: Tình hình việc làm của ngƣời lao động sau thu hồi đất ....................111 Bảng 3.14: Lý do không tìm đƣợc việc làm của ngƣời bị thu hồi đất .................112 Bảng 3.15: Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phƣơng đối với đào tạo nghề cho ngƣời lao động có đất bị thu hồi .................................................112 Bảng 3.16: Giá tiền bồi thƣờng 1m2 đất bị thu hồi và tiền bồi thƣờng bình quân một hộ phân theo loại đất ..................................................................115 Bảng 3.17: Số hộ đƣợc bồi thƣờng bằng đất phân theo loại đất bị thu hồi và diện tích các loại đất đƣợc bồi thƣờng tính bình quân một hộ phân theo các loại đất ...............................................................................................117 Bảng 3.18: Phƣơng tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ trƣớc khi thu hồi đất .120 Bảng 3.19: Phƣơng tiện sản xuất và sinh hoạt của các hộ sau khi thu hồi đất ....121
  11. Bảng 3.20: Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phƣơng tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất ....................................................122 Bảng 3.21: Điều kiện đất sản xuất bồi thƣờng so với đất cũ ...............................124 Bảng 3.22: Đánh giá diện tích nhà ở tại khu tái định cƣ so với nơi ở cũ ..................126 Bảng 4.1: Dự kiến các loại đất thu hồi đến năm 2020 .......................................150 Bảng 4.2: Dự báo số lao động bị thu hồi đất có nhu cầu giải quyết việc làm ở Nghệ An giai đoạn 2006-2014 ..........................................................152 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn ngƣời lao động trƣớc khi thu hồi đất .............105 Biểu đồ 3.1: Nguồn gốc của tiền dùng để mua sắm phƣơng tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ bị thu hồi đất. ...................................................123 Biểu đồ 3.2: Đánh giá diện tích nhà tại khu tái định so với nơi ở cũ .....................127
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống là mối quan tâm hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia. Hiệu quả của việc giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó quá trình CNH,HĐH và ĐTH đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt, là trong 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra rất nhanh. Đi liền với xu hƣớng này là việc thu hồi đất bao gồm đất ở và đất nông nghiệp của một bộ phận dân cƣ, chủ yếu là các vùng ven đô, vùng có tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó, đòi hỏi Nhà nƣớc phải có một hệ thống chính sách đồng bộ để vừa đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, của đất nƣớc, vừa đảm bảo đƣợc lợi ích của ngƣời lao động thuộc diện thu hồi đất. Nghệ An là một tỉnh nghèo thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung. Việc phát triển các KCN và KĐT sẽ giúp Nghệ An đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và cải thiện đƣợc đời sống cho ngƣời lao động trong tỉnh. Trong những năm qua, việc quy hoạch lại các khu dân cƣ, chỉnh trang đô thị, xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội và là một trong những chính sách lớn của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời dân có đất do Nhà nƣớc thu hồi còn gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội rất bức xúc. Đó là, tình trạng ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất phải thu hẹp diện tích canh tác, mất việc làm truyền thống, phải chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi chỗ ở. Trong khi đó, tỉnh lại chƣa chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết cho ngƣời dân có đất bị thu hồi chuyển đổi nghề nghiệp, gây nên tình trạng một bộ phận dân cƣ không có khả năng tìm kiếm cho mình một công việc mới. Bởi vì, họ chỉ có nghề làm ruộng, trình độ văn hóa thấp, trình độ CMKT không có, nên khó tìm kiếm đƣợc việc làm trong các ngành nghề khác hay vào làm trong các khu công 1
  13. nghiệp. Do đó, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp không chuyển đổi đƣợc nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc sống của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất đã và đang diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này càng đặc biệt khó khăn đối với bộ phận nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Việc thu hồi đất của nông dân thƣờng không gắn liền với giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống, đã đẩy một bộ phận nông dân vào tình trạng rất khó khăn, làm giảm hiệu quả của công cuộc đổi mới. Tình trạng này đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt. Mặt khác, việc đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến mặt lƣợng, mà bỏ qua mặt chất. Mặc dù, số tiền mà Nhà nƣớc phải bỏ ra để đền bù cho những ngƣời dân về những thiệt hại mà họ phải gánh chịu là không nhỏ, nhƣng trong nhiều trƣờng hợp số tiền đó không những không giúp cho ngƣời nông dân thiết lập một cuộc sống tốt hơn, mà còn gây nên những tác động xã hội tiêu cực. Nhiều hộ nông dân không có khả năng sử dụng số tiền đền bù vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống của những ngƣời bị thu hồi đất vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Thời gian qua, Nghệ An đã giải quyết vấn đề trên một cách rất tích cực, đã xác định một số ngành trọng điểm để thu hút và đầu tƣ đúng hƣớng, gia tăng liên kết và hợp tác trong và ngoài nƣớc tăng cƣờng xuất khẩu lao động nhằm giảm sức ép việc làm, tham quan, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh trong quá trình CNH, ĐTH...Tuy nhiên, tình trạng thiếu việc làm, thay đổi chỗ ở vẫn gây rất nhiều bức xúc, khi nhu cầu hiện tại chƣa đƣợc thỏa mãn, mà quá trình CNH, ĐTH vẫn còn tiếp diễn. Xung quanh vấn đề này còn nhiều việc phải làm trong đó việc khắc phục những yếu kém trong quy hoạch tổng thể, sự chồng chéo, kém hiệu lực trong các văn bản, chính sách dẫn đến đầu tƣ kém hiệu quả, chƣa có cơ cấu đào tạo nghề phù hợp để đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội. Do đó, giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động khi thu hồi đất để phục vụ CNH, HĐH và ĐTH là một trong những vấn đề cấp bách đặt ra đối với tỉnh Nghệ An. Từ thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề “ Giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho người lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2
  14. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An giai đoạn từ năm 2001 đến nay, chỉ ra những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất có hiệu quả trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. - Nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất của một số địa phƣơng và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Nghệ An. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến nay. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả hơn vấn đề này ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, tập trung nghiên cứu ở 7 huyện, thành thị xã: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Hƣng Nguyên, Nghĩa Đàn là những nơi có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp cao nhất, 3
  15. tốc độ ĐTH nhanh, đang phát triển nhiều KCN nhằm tìm ra đặc điểm chung về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Từ đó cho thấy số ngƣời nông dân bị mất việc làm phải chuyển đổi nghề nghiệp rất lớn và khó có khả năng tìm đƣợc việc làm mới để bảo đảm đời sống. Vì vậy, nếu không giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ tạo ra nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, ảnh hƣởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Nghệ An. Về thời gian, từ năm 2001 đến nay (2013) đây là thời kỳ CNH, ĐTH nhanh ở tỉnh Nghệ An. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. Ngoài ra, luận án còn kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về những nội dung liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH; - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử đƣợc sử dụng trong việc phân tích và tổng hợp, kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH và có sự đối chiếu, so sánh với tỉnh Nghệ An để rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp. - Phƣơng pháp thố ng kê mô tả về thƣ̣c tra ̣ng về đời số ng của các hô ̣ bi ̣thu hồ i đất. Sƣ̉ dụng phƣơng pháp phân tić h tổ ng hơ ̣p số liê ̣u thu thâ ̣p đƣơ ̣c tƣ̀ các nông hô ̣ . So sánh đời số ng các hô ̣ nông dân trƣớc khi bị thu hồi đất và sau khi bị thu hồi đất để thấy đƣợc tác động của việc thu hồi đất khi ngƣời dân không còn đất sản xuất. 4
  16. - Phƣơng pháp thu thập thông tin : Số liê ̣u thƣ́ cấ p lấ y tƣ̀ các sở , ban ngành để tìm hiểu thực trạng tổng quan của tỉnh Nghệ An. Đồng thời nắm bắt đời sống của ngƣời lao động bi thu ̣ hồ i đấ t hiê ̣n nay . Số liê ̣u sơ cấ p bằ ng cách phỏng vấ n ngẫu nhiên một số hô ̣ bị thu hồ i đấ t. - Để có cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở tỉnh Nghệ An, tác giả đã tiến hành thực hiện cuộc khảo sát thu thập thông tin về tình hình giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở những địa phƣơng có diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhiều nhất. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát: ngƣời lao động có hộ khẩu thƣờng trú ở địa bàn 7 huyện, thành thị: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Huyện Hƣng Nguyên, Huyện Nghi Lộc, Huyện Quỳnh Lƣu, Huyện Diễn Châu, Huyện Nghĩa Đàn. Là những địa bàn có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tƣơng đối nhiều. Phƣơng pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên có hệ thống. Phƣơng pháp điều tra: điều tra chọn mẫu gián tiếp thông qua bảng hỏi kết hợp với phƣơng pháp quan sát trực tiếp về tình hình giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất ở các địa bàn điều tra. Cơ sở khoa học trong việc chọn mẫu và quy mô mẫu điều tra là căn cứ vào mục đích và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề đặt ra. Về đối tƣợng, mục đích, nội dung điều tra đã đƣợc tác giả trình bày trong phụ lục 2 của luận án. Tại mỗi Huyện tác giả điều tra 50 hộ nông dân, tuy nhiên, trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không đƣợc sử dụng do các hộ nông dân không đƣa ra phƣơng án trả lới đầy đủ. Do các phiếu điều tra đƣợc phát ngẫu nhiên trƣớc khi thu hồi nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS để xử lý số liệu mà tác giả chỉ sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích số liệu. Khi tác giả sử dụng số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, tùy từng câu hỏi khác nhau sẽ có số mẫu trả lời khác nhau. Tuy vậy, tác giả cho rằng với phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và đảm bảo độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu. 5
  17. 5. Những đóng góp mới của luận án - Qua đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu, điều tra thực tế có liên quan đến đề tài luận án, tìm ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu về giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH. - Khảo sát sự thay đổi về việc làm và đời sống của những ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất. - Phân tích ảnh hƣởng của việc thu hồi đất qua việc làm, thu nhập, chi tiêu, trình độ dân trí, điều kiện sống và sinh hoạt, … Từ đó thấy đƣợc mặt tích cực cũng nhƣ mặt tiêu cực của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của ngƣời nông dân sau khi bị thu hồi đất. - Phân tích những kênh tác động trực tiếp của việc thu hồi đất đến việc làm và đời sống của ngƣời lao động bị thu hồi đất nhằm đánh giá chính xác hơn đời sống hiện tại của ngƣời nông dân khi không còn đất. Từ đó đƣa ra giải pháp giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất đạt hiệu quả cao. Đồng thời trong quá trình phân tích, đánh giá phát hiện ra những mặt mạnh cũng nhƣ điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, tái định cƣ, vấn đề việc làm cho ngƣời lao động bị thu hồi đất. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng 11 tiết. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất trong quá trình CNH, ĐTH ở nƣớc ta. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Chƣơng 3: Thực trạng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An. Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cƣờng giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở tỉnh Nghệ An. 6
  18. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH CNH, ĐTH 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT 1.1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về giải quyết việc làm và bảo đảm đời sống cho ngƣời lao động sau khi bị thu hồi đất Liên quan đến vấn đề bảo đảm đời sống đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi có khá nhiều nhà khoa học nƣớc ngoài nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là một số công trình sau đây: - Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cƣ nông thôn - thành thị (Hanis - Todaro) [77] Do quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính vì vậy, việc dân cƣ ở khu vực nông thôn, ngoại thành di chuyển vào thành thị là một xu hƣớng có tính quy luật trong quá trình phát triển của tất cả các nƣớc, đặc biệt là đối với các nƣớc phát triển trong giai đoạn hiện nay. Theo mô hình này thì ngƣời di cƣ sẽ xem xét các cơ hội khác nhau trong thị trƣờng lao động dựa vào tối đƣa hoá lợi ích dự kiến có đƣợc từ việc di cƣ bằng cách so sánh mức thu nhập dự kiến có đƣợc trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đẳng có ở nông thôn. Lúc này nếu thu nhập dự kiến (thu nhập kỳ vọng) cao hơn thu nhập thực tế hiện có thì họ sẽ quyết định di cƣ. Thu nhập dự kiến thu đƣợc của lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm đƣợc việc làm ở thành thị, mức lƣơng ở đó cũng nhu độ tuổi của ngƣời di cƣ. Lúc này Tòa án đã đề xuất với Chính phủ giảm mức lƣơng ở thành thị, xoá bỏ những ảnh hƣởng đến giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và có chính sách phù hợp sẽ là biện pháp tạo thêm việc làm. 7
  19. Khi áp dụng mô hình này vào các nƣớc đang phát triển cho thấy bên cạnh khu vực kinh tế hiện đại ở thành thị (khu vực chính quy) còn có một khu vực kinh tế thu hút một số ngành nghề nhƣ: thợ thủ công, dịch vụ sửa chữa nhỏ buôn bán nhỏ tự tạo việc làm hoặc kinh doanh có thuê nhân công và thoả thuận ngoài hệ thống luật pháp chính thức với giá nhân công rẻ. Đây chính là khu vực hiện nay đang thu hút một lực lƣợng lao động rất lớn của những nƣớc này vào làm việc - khu vực phi chính thức. Thực tế cho thấy, việc phát triển khu vực kinh tế phi chính thức đã, đang và sẽ có những tác dụng rất to lớn trong việc GQVL, tăng thu nhập, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Đồng thời phải không ngừng đầu tƣ phát triển cho khu vực nông thôn để nâng cao mức sống của họ, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn cũng nhƣ phát triển nhiều mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khu vực nông thôn để tạo thêm nhiều việc làm ở khu vực này. - Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm [77] Mô hình này chỉ ra rằng để sản xuất ra một sản lƣợng mong muốn, các nhà sản xuất sẽ phải đứng trƣớc những lựa chọn lớn: một là để mua các yếu tố của quá trình sản xuất nhƣ lao động, nguyên vật liệu...thì có nhiều mức giá khác nhau, do đó phải lựa chọn mức giá nào cho phù hợp để có chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất các nhà sản xuất sẽ phải lựa chọn loại công nghệ phù hợp, đó có thể là công nghệ hiện đại thì sẽ phải chi nhiều vốn hay công nghệ ở một mức độ để sử dụng nhiều lao động. Nếu công nghệ hiện đại, tốn nhiều vốn so với giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngƣợc lại, nếu giá lao động tƣơng đối cao thì các hãng sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn. Việc áp dụng mô hình này ở các nƣớc đang phát triển sẽ tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động vì ở các nƣớc này lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng lại thiếu vốn vì vậy công nghệ mà họ thƣờng sử dụng là công nghệ sử dụng nhiều lao động để nhằm tận dụng tối đƣa lợi thế này. Chính vì vậy, Chính phủ ở các quốc gia này cần đƣa ra những chính sách nhằm điều chỉnh lại giá cả, thông qua việc hạ thấp giá trị tƣơng đối của sức lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc 8
  20. làm hơn mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp. - ADB, (2007). Agricultural land conversion for industrial and commercial use: Competing interests of the poor. In ADB (Ed.), Markets and Development Bulletin (pp.85-93). Hanoi, Vietnam: Asian Developmen Bank. Chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng công nghiệp và thƣơng mại: Cạnh tranh lợi ích của ngƣời nghèo. Trong Ngân hàng Phát triển Châu Á (Ed.), Thị trường và Phát triển (pp. 85- 93). Hà Nội, Việt Nam: Asian Developmen Bank. Đã đề cập trong bối cảnh của sự mất mát ngày càng tăng của đất nông nghiệp do đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nhiều vùng ngoại vi các thành phố lớn của Việt Nam, làm mất công ăn việc làm của ngƣời lao động nông nghiệp và đe dọa an ninh lƣơng thực, ảnh hƣởng đến sinh kế của hộ gia đình nông dân. Vì vậy chính sách của chính phủ có thể giúp các hộ gia đình bị mất hoặc đất thay đổi đa dạng hóa sinh kế của họ bằng cách cung cấp cho họ với một lô đất ở vị trí đắc địa để làm kinh doanh . Những ngƣời mất nhiều hơn 30 phần trăm đất nông nghiệp của họ sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng một thửa đất phi nông nghiệp, có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tiền đề cho hộ kinh doanh nhƣ mở một cửa hàng, hoặc để cho thuê chỗ ở để duy trì đời sống các hộ gia đình bị mất đất. - Tác động của việc mất đất nông nghiệp phân phối thu nhập của các hộ gia đình ở các khu vực ven đô Hà Nội, Việt Nam của tác giả Tuyên Quang Trần ( tuyentq@vnu.edu.vn ) MPRA giấy từ Thƣ viện Đại học Munich, Đức. Nghiên cứu này đã cung cấp những bằng chứng kinh tế đầu tiên mà mất đất do đô thị hóa và công nghiệp hóa không ảnh hƣởng đến xác suất của một hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập đặc biệt nhƣ ngƣời nghèo, tầng lớp trung lƣu hay giàu có trong khu vực ven đô thị Hà Nội, Việt Nam. Kết quả cũng cho thấy rằng đất nông nghiệp giữ đƣợc không tƣơng quan thống kê với khả năng của các hộ gia đình đang ở trong một nhóm có thu nhập nhất định. Tuy nhiên, các yếu tố khác, bao gồm giáo dục của hộ gia đình, tiếp cận tín dụng, tài sản và đặc biệt là sự tham gia của phi nông nghiệp của họ trƣớc khi bị mất đất nông nghiệp, đã đƣợc tìm thấy để tăng cơ hội của các hộ gia đình di chuyển lên các bậc thang thu nhập. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2