intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

38
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA" được nghiên cứu để làm rõ hơn cơ sở lý luận về XKNS trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (do EVFTA là hiệp định tự do thế hệ mới nên cơ sở lý luận được xây dựng trên tính chất thế hệ mới của hiệp định), phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN EVFTA LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2022
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................9 1.1. Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến luận án................9 1.2. Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài và khoảng trống nghiên cứu ............................................24 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI.................................................................28 2.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ......................................................................28 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ...............41 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về xuất khẩu nông sản sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và bài học cho Việt Nam ...............................................................................................59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN EVFTA ....................................................................................................68 3.1. Cơ hội và thách thức của EVFTA đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU .....................................................................................68 3.2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA .......................................................................................72 3.3. Đánh giá về xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA................................................................................99 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN EVFTA ĐẾN NĂM 2030...... 116
  3. 4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA đến năm 2030 ......................... 116 4.2. Quan điểm về xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA............................................................................. 123 4.3. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA ................................................................... 127 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 176
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATTP : An toàn thực phẩm CBXK : Chế biến xuất khẩu CDĐL : Chỉ dẫn địa lý CGT : Chuỗi giá trị CMCN : Cách mạng công nghiệp CPTPP : Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CHN, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá DNCBXK : Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu EU : Liên minh Châu Âu EVFTA : Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu FAO : Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc FTA : Hiệp định thương mại tự do GAP : Thực hành nông nghiệp tốt GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GVC : Chuỗi giá trị toàn cầu GI : Chỉ dẫn địa lý HTX : Hợp tác xã LTSS : Lợi thế so sánh NLTS : Nông lâm thuỷ sản NSLĐ : Năng suất lao động NSXK : Nông sản xuất khẩu SHTT : Sở hữu trí tuệ SPS : Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật TBT : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại THT : Tổ hợp tác TRIMS : Điều ước quốc tế về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
  5. TRIPS : Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ UNCATD : Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VCCI : Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới XKNS : Xuất khẩu nông sản XKHH : Xuất khẩu hàng hoá XTTM : Xúc tiến thương mại
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thống kê về việc áp dụng các rào cản phi thuế quan ...............................71 Bảng 3.2. Danh sách bảo hộ của EU đối với các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ........82 Bảng 3.3: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trên tổng số kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam ra thế giới năm 2016-2020 ..................................................................................................84 Bảng 3.4: Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU theo thị trường giai đoạn năm 2016 - 2020 tính theo trị giá ......................................................85 Bảng 3.5: Tỷ trọng các chủng loại cà phê xuất khẩu tới thị trường EU giai đoạn 2016 - 2020 tính theo trị giá.......................................................................86 Bảng 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trên tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thế giới 2016-2020 .........87 Bảng 3.7: Tổng số cảnh báo của EU đối với hàng nông sản ....................................98
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nhập khẩu nông sản hữu cơ của EU theo quốc gia xuất khẩu, năm 2019 (vòng trong) và năm 2020 (vòng ngoài) ...................63 Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016-2020 ............................................................................84 Biểu đồ 3.2: Thị phần xuất khẩu rau quả Việt Nam tại thị trường EU năm 2017-2020.....88 Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU năm 2016-2020 ............................................................................................89 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU theo sản phẩm năm 2017-2020 ..........................................................................91 Biểu đồ 3.5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU năm 2016-2020 ............................................................................................91 Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam tại một số thị trường ................92 Biểu đồ 3.7: Thị phần gạo của Việt Nam tại thị trường EU .....................................93 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU năm 2021 .............................................................................................93 Biểu đồ 3.9: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường EU năm 2016-2020 ............................................................................................94 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU theo thị trường năm 2016-2020 ............................................................................................95
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các khâu của chuỗi giá trị nông sản .........................................................46 Hình 3.1: Kênh phân phối xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường EU ..............83
  9. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Thị phần xuất khẩu cà phê của Brazil sang thị trường EU, giai đoạn 2016-2020 ............................................................................................. 176 Phụ lục 02: Xuất khẩu cà phê của Brazil sang EU theo mã HS, giai đoạn 2016-2020. 176 Phụ lục 03: Chuỗi giá trị cà phê toàn cầu .............................................................. 177 Phụ lục 04: Điểm tương đồng giữa EVFTA và hiệp định thương mại tự do giữa Ecuador - Liên minh Châu Âu (EU) ..................................................... 177 Phụ lục 05: Điểm tương đồng giữa EVFTA và Hiệp định Liên minh Châu Âu - Trung Mỹ .............................................................................................. 178 Phụ lục 06: Quy định về hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong EVFTA ..... 179 Phụ lục 07: Một số quy t c xuất xứ đối với hàng nông sảntrong EVFTA ............. 180 Phụ lục 08: Các biện pháp SPS của đối với m t hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong EVFTA .................................................................................. 181 Phụ lục 09: Vi phạm SPS của các nhà xuất khẩu Việt Nam năm 2015-2021........ 185 Phụ lục 10: Danh sách văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Hiệp định EVFTA ... 186 Phụ lục 11: Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện hiệp định EVFTA của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ............................................................. 188 Phụ lục 12: Cơ quan đầu mối thực hiện triển khai hiệp định EVFTA ................... 196 Phụ lục 13: Cơ quan đầu mối tiếp nhận, trao đổi thông tin với bên phía EU trong quá trình triển khai EVFTA ........................................................ 197 Phụ lục 14: Cơ quan đầu mối tham gia các Ủy ban và Nhóm công tác của Hiệp định EVFTA ......................................................................................... 197 Phụ lục 15: Số đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản qua 2 kỳ điều tra năm 2016 và 2020 ................................................................................. 198 Phụ lục 16: Số hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 và 2019 phân theo ngành kinh tế ................................................................................. 198 Phụ lục 17: Số doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 và 2019 phân theo ngành kinh tế ........................................................................ 199 Phụ lục 18: Số lượng doanh nghiệp và ngành hàng chế biến nông sản năm 2021 199
  10. Phụ lục 19: So sánh tỷ trọng xuất khẩu cà phê Việt Nam tại một số thị trường năm 2016-2020 ..................................................................................... 200 Phụ lục 20: Thị phần cà phê Việt Nam trong tương quan với các nhà cung ứng ngoại khối lớn tại thị trường EU, giai đoạn 2015-2020........................ 200 Phụ lục 21: Tỷ trọng xuất khẩu trái cây (mã HS 08) của Việt Nam trên tổng số kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam ở một số thị trường xuất khẩu chính ............................................................................................. 201 Phụ lục 22: Tỷ trọng xuất khẩu rau tươi từ Việt Nam sang một số quốc gia năm 2016-2020 ............................................................................................. 201 Phụ lục 23: Cơ cấu xuất khẩu rau và trái cây của Việt Nam sang EU theo thị trường . 202 Phụ lục 24: Cơ cấu xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU theo mã sản phẩm ............................................................................................... 203 Phụ lục 25: Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang một số quốc gia năm 2016-2020 ............................................................................................. 203 Phụ lục 26: Thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2017-2020 ............................................................................................. 204 Phụ lục 27: Chủng loại gạo nhập khẩu của EU từ Việt Nam năm 2017 - 2021 .... 204 Phụ lục 28: Sơ đồ CGT tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ...................................... 205 Phụ lục 29: Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm nguyên liệu, sản phẩm HOSO .. 205 Phụ lục 30: Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm nguyên liệu, sản phẩm HLSO ... 206 Phụ lục 31: Phân tích kinh tế chuỗi từ 1 tấn tôm sú nguyên liệu, sản phẩm PTO . 206 Phụ lục 32: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tính theo giá hiện hành ............................................. 207 Phụ lục 33: Tổng hợp các chính sách về nông nghiệp và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam năm 2016-2020 .................................................................... 207 Phụ lục 34: Đánh giá của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về năng lực logistics quốc tế của Việt Nam ............................................................. 210 Phụ lục 35: So sánh năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ năm 2016-2020 ...................................... 210 Phụ lục 36: Điểm nghẽn chính sách tín dụng......................................................... 211
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sự thay đổi phức tạp, khó lường của môi trường quốc tế, để hài hòa hóa lợi ích trong hội nhập, việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới là xu hướng tất yếu trong quan hệ lợi ích trên thế giới hiện nay. Trong đó có Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) được ký kết vào năm 2020. Thể hiện tinh thần tích cực, chủ động, ngay sau khi hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) b t đầu đi vào đàm phán vào năm 2012, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước chuẩn bị để có thể gia nhập thị trường Châu Âu một cách hiệu quả nhất, từng bước có sự thay đổi về cách thức tổ chức sản xuất, chế biến, thu gom và tiêu thụ nông sản như một chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Các mô hình sản xuất, chế biến nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao như doanh nghiệp nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy liên kết sản xuất và xây dựng vùng nguyên liệu theo cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến nông sản,... ngày càng gia tăng về số lượng. Lợi ích giữa nông dân - doanh nghiệp, giữa bên xuất khẩu - bên nhập khẩu được giải quyết ngày càng hài hòa hơn. Cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện, tiệm cận với các quy định trong hiệp định EVFTA, tạo động lực cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản sang thị trường EU. Cùng với đó, nhận thức của các chủ thể về làm kinh tế trong điều kiện hội nhập nói chung và chuẩn bị thực hiện EVFTA nói riêng ngày càng được nâng cao. Nhờ sự chuẩn bị đó, cùng với những ưu đãi về thuế quan do EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản (XKNS) của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Các m t hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô và tốc độ tăng trưởng tốt; gia tăng tỷ trọng XKNS của Việt Nam sang thị trường EU đã góp phần giảm dần sự phụ thuộc đối với một số thị trường truyền thống như ASEAN, Trung Quốc; cơ cấu m t hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng sản phẩm đã qua chế biến. Cùng với đó, Việt Nam đã và đang xây dựng một cách bền vững một số thị trường truyền thống, mở ra cửa ngõ để tiếp cận toàn bộ thị trường EU rộng lớn.
  12. 2 Bên cạnh những thành tựu đạt được bước đầu nêu trên, XKNS của Việt Nam sang thị trường EU chưa tận dụng được cơ hội và vượt qua thách thức mà EVFTA mang lại do đó chưa đạt được các kết quả mong muốn. Cùng với những cơ hội, EVFTA đồng thời đ t ra nhiều thách thức liên quan đến rào cản phi thuế quan cho ngành nông nghiệp Việt Nam như: quy t c xuất xứ, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), tiêu chuẩn về bao bì mẫu mã,... Thực tế, nông sản của Việt Nam m c dù được hưởng ưu đãi về thuế, có lợi thế cạnh tranh về giá cả so với các đối tác thương mại khác nhưng số lượng nông sản được EU bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) còn rất ít; tỷ trọng XKNS của Việt Nam sang EU thấp hơn nhiều so với một số thị trường truyền thống; thị phần xuất khẩu rất nhỏ so với lợi thế nông nghiệp cũng như quy mô thị trường EU; cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ tiếp cận được một số thị trường nhất định (Hà Lan, Đức, Italia), chưa khai thác được các thị trường tiềm năng còn lại của thị trường chung châu Âu (EU). Sự hạn chế về XKNS sang thị trường EU nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề sâu xa của một nền nông nghiệp lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự liên kết ch t chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; vẫn còn tình trạng “mạnh ai, nấy làm” cùng với sự vận hành của hệ thống thể chế chưa hoàn thiện. Vấn đề đ t ra cấp thiết là làm thế nào để Việt Nam tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về thể chế; đổi mới cách thức tổ chức, sản xuất, chế biến và thu gom nông sản cho xuất khẩu cũng như giải quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể nhằm kích thích sản xuất trong nước đáp ứng các chuẩn mực thương mại quốc tế. Từ đó tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức do EVFTA mang lại, đ c biệt trong bối cảnh EU đang xúc tiến ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với các quốc gia trong khu vực ASEAN tạo ra áp lực cạnh tranh gay g t. Tình hình này đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách khách quan, thấu đáo, sâu s c về thực trạng, nguyên nhân, cơ hội và thách thức do hiệp định EVFTA mang lại. Từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy hiệu quả XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA” để nghiên cứu trong Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học.
  13. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án được nghiên cứu để: làm rõ hơn cơ sở lý luận về XKNS trong khuôn khổ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (do EVFTA là hiệp định tự do thế hệ mới nên cơ sở lý luận được xây dựng trên tính chất thế hệ mới của hiệp định), phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ như sau: Thứ nhất, tổng quan các các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã công bố liên quan đến đề tài luận án để xác định những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, xây dựng khung lý thuyết về XKNS trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn XKNS sang thị trường EU của một số quốc gia có tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi thúc đẩy XKNS sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định EVFTA. Thứ ba, phân tích và đánh giá thực trạng XKNS của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2016-2021. Luận án tập trung làm rõ nguyên nhân hạn chế để làm cơ sở đề xuất giải pháp thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2030. Thứ tư, phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến XKNS của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2030. Thứ năm, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2030 trên cơ sở phát huy điểm mạnh, kh c phục điểm yếu, có cân nh c đến bối cảnh quốc tế và trong nước nhằm tận dụng được tối đa cơ hội và thành công vượt qua thách thức mà EVFTA mang lại, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ XKNS Việt Nam sang thị trường EU.
  14. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA. Trong đó bao gồm hệ thống các hoạt động: (1) chuẩn bị để có được hàng hóa xuất khẩu thỏa mãn yêu cầu của EVFTA, (2) thực hiện quan hệ xuất khẩu giữa Việt Nam và EU đối với m t hàng nông sản và (3) giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích có thể phát sinh khi thực hiện quan hệ XKNS. Bởi vì, để XKNS sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA, nông sản Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn rất kh t khe về chất lượng; vệ sinh và an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc; bao bì, đóng gói và ghi nhãn thực phẩm,... Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các hoạt động trước trao đổi (các hoạt động chuẩn bị hàng hóa cho xuất khẩu), trong trao đổi (thực hiện quan hệ xuất khẩu) và sau quá trình trao đổi (giải quyết tranh chấp phát sinh và phân phối lợi ích). Đây là cách tiếp cận đầy đủ về XKNS trong khuôn khổ thực hiện EVFTA. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Xuất khẩu nông sản trên thực tế là khâu bán hàng hóa. Tuy nhiên, căn cứ vào những tiêu chuẩn đ c biệt kh t khe của EVFTA thì để có thể bán được hàng hóa không thể không liên quan tới các quá trình chuẩn bị, giải quyết quan hệ lợi ích liên quan. Vì vậy, luận án nghiên cứu hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA trên 3 khía cạnh chính: Thứ nhất, các hoạt động chuẩn bị hàng hóa nông sản cho xuất khẩu, luận án tập trung vào các nội dung cơ bản bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia XKNS trong điều kiện thực hiện EVFTA, trong đó tập trung vào nhận thức của doanh nghiệp và nông dân. (2) Hoàn thiện thể chế liên quan của Việt Nam phù hợp và tiệm cận với các quy định thể chế trong EVFTA, về khía cạnh này luận án tập trung đánh giá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) liên quan đến cam kết về thương mại, SHTT, lao động, môi trường và cơ chế tổ chức thực thi.
  15. 5 (3) Tổ chức sản xuất, chế biến và thu gom nông sản chuẩn bị cho xuất khẩu. Thứ hai, thực hiện quan hệ xuất khẩu. Trong phần này khi đánh giá tình hình thực hiện quan hệ XKNS sang thị trường EU, luận án tập trung vào các ngành hàng cụ thể, bao gồm: cà phê, rau quả, thủy sản, gạo và hồ tiêu. Bởi vì đây là các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường EU và được đánh giá có thể tận dụng được cơ hội tốt khi EVFTA có hiệu lực. Thứ ba, giải quyết các quan hệ lợi ích liên quan trong quá trình xuất khẩu, luận án đề cập tới việc phân phối lợi ích giữa các chủ thể nông dân, doanh nghiệp thu gom, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (CBXK); phân phối lợi ích giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu cũng như các tranh chấp có thể phát sinh sau khi thực hiện quan hệ xuất khẩu. Trong đó, nghiên cứu sinh lấy số liệu về phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị (CGT) xuất khẩu tôm quảng canh sang thị trường EU để minh họa cho vấn đề phân phối lợi ích giữa nông dân, doanh nghiệp thu gom và doanh nghiệp CBXK. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu XKNS trong phạm vi cả nước Việt Nam sang thị trường EU. Phạm vi về th i gian: M c dù hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ năm 2020 nhưng Việt Nam đã có sự chuẩn bị về mọi m t mà bước đầu là rà soát các VBQPPL và chuẩn bị đổi mới mô hình tổ chức sản xuất nông sản đáp ứng yêu cầu EVFTA ngay sau khi hiệp định kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Vì thế, phạm vi nghiên cứu về m t thời gian khi phân tích thực trạng của hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA được tham chiếu thực tế từ năm 2016 đến năm 2021, đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận Về phương pháp luận, luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp tiếp cận và cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xuất khẩu hàng hóa và quan hệ lợi ích kinh tế giữa quốc gia với thế giới; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA. Đồng thời luận án cũng căn
  16. 6 cứ và vận dụng những lý thuyết kinh tế hiện đại liên quan đến đề tài nghiên cứu như lý thuyết về thương mại quốc tế, lý thuyết về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, lý thuyết về thể chế trong quá trình xây dựng khung lý thuyết XKNS trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Về phương pháp tiếp cận nghiên cứu, luận án trước hết tiếp cận từ phương diện kinh tế chính trị học, nghiên cứu XKNS với tư cách nghiên cứu hoạt động trao đổi hàng hóa (thực hiện quan hệ xuất khẩu) trong mối liên hệ với các hoạt động trước trao đổi (là các hoạt động chuẩn bị hàng hóa nông sản cho xuất khẩu bao gồm nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế và tổ chức sản xuất, chế biến và thu gom) và các hoạt động sau trao đổi (giải quyết hài hòa lợi ích phát sinh). Ngoài ra, tiếp cận liên ngành (kinh tế chính trị, kinh tế đối ngoại, kinh thế nông nghiệp,...) là cần thiết để giải quyết các vấn đề luận án đ t ra. Cuối cùng, luận án dựa vào tiếp cận thực tiễn để thu thập và xử lý tài liệu, làm minh chứng cho các luận điểm được đưa ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chung, phổ biến trong khoa học xã hội gồm: phương pháp hệ thống hóa, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh để làm rõ bản chất, nội dung và sự vận động của đối tượng nghiên cứu. Cùng với đó, tác giả sử dụng phương pháp đ c trưng trong nghiên cứu kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong các chương của luận án cụ thể như sau: Chương 1: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ kết quả của các công trình đã công bố có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài, phát hiện khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết từ đó lựa chọn phạm vi nội dung nghiên cứu, điểm mới và đóng góp mới trong kết quả thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh. Chương 2: Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống hóa, trừu tượng hóa khoa học, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử để xác định bản chất, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến XKNS trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp
  17. 7 cũng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về XKNS của các quốc gia ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU để rút ra bài học cho Việt Nam. Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp thu thập số liệu để thu thập các số liệu liên quan đến thực trạng XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA. Nguồn tài liệu sử dụng phục vụ cho công trình nghiên cứu trong luận án là tài liệu thứ cấp được công bố bởi các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế và các nhà nghiên cứu khoa học trong, ngoài nước. Đối với nguồn tài liệu nước ngoài, luận án chủ yếu cập nhật từ hệ thống cơ sở dữ liệu về thương mại quốc tế của Trung tâm thương mại quốc tế ICT, các báo cáo và phân tích của Ủy ban Liên minh Châu Âu (EC). Đối với nguồn tài liệu trong nước, luận án chủ yếu sử dụng số liệu của các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu thuộc ngành công thương và của các ngành, cơ quan có liên quan gồm Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT),... và một số kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học ở các Bộ ban ngành liên quan, trường đại học; luận án tiến sĩ kinh tế và các kết quả nghiên cứu được đăng trên các tạp chí kinh tế uy tín tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân thành công, nguyên nhân hạn chế của hoạt động XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định EVFTA. Chương 4: Sử dụng phương pháp dự báo để làm rõ bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến XKNS của Việt Nam sang thị trường EU. Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, logic và lịch sử để đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA đến năm 2030. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án hệ thống và làm rõ hơn lý luận về XKNS trong điều kiện thực hiện hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm khái niệm, nội dung, tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thông qua nghiên cứu về XKNS sang thị trường EU của một số quốc gia tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với EU.
  18. 8 Thứ hai, về thực tiễn, luận án phân tích và đánh giá thực trạng XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA, chỉ rõ những m t tích cực, hạn chế, những khó khăn vướng m c trong quá trình thực hiện và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn đó. Với cách tiếp cận mới về quan hệ xuất khẩu, thực trạng XKNS sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA được quan sát một cách đầy đủ cả trước, trong và sau hoạt động xuất khẩu. Đây là cách quan sát mới và b t nhịp được với bối cảnh thực hiện EVFTA thay vì chỉ là sự đem hàng hóa đi bán thông thường. Thứ ba, luận án cũng đề xuất một số giải pháp mang tính gợi ý cho Nhà nước, Doanh nghiệp và nông dân nhằm thúc đẩy XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện hiệp định EVFTA đến năm 2030. Vì thế, kết quả của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các chủ thể thực hiện XKNS của Việt Nam sang thị trường EU trong điều kiện thực hiện EVFTA. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương, 11 tiết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2