intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cá bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:258

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án đã thảo luận các quan điểm về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; nhấn mạnh đến cơ cấu đào tạo nhằm hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cá bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030

  1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN TUÊN ANH §ÞNH H¦íNG §µO T¹O Vµ Sö DôNG §éI NGò C¸N Bé KHOA HäC Kü THUËT §µO T¹O ë N¦íC NGOµI B»NG NG¢N S¸CH NHµ n−íc §ÕN N¡M 2030 Hµ Néi - 2016
  2. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN TUÊN ANH §ÞNH H¦íNG §µO T¹O Vµ Sö DôNG §éI NGò C¸N Bé KHOA HäC Kü THUËT §µO T¹O ë N¦íC NGOµI B»NG NG¢N S¸CH NHµ n−íc §ÕN N¡M 2030 CHUY£N NGµNH: KINH TÕ PH¸T TRIÓN M· Sè: 62310105 Người hướng dẫn khoa học: 1. Pgs.ts. Phan thÞ nhiÖm 2. Pgs.ts. nguyÔn thÞ minh Hµ Néi - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lắp hay sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Tuân Anh i
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v DANH MỤC B1ẢNG ...................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ..............................................................................8 1.1. Các nghiên cứu về cán bộ khoa học kỹ thuật và vai trò của cán bộ khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của quốc gia .............................................................8 1.2. Các nghiên cứu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước .................................................................................................11 1.3. Các nghiên cứu về sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trở về sau khi tốt nghiệp .............................................15 1.4. Đánh giá tổng quan nghiên cứu .......................................................................19 1.4.1. Những nội dung nghiên cứu đã thống nhất làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án. ............................................................................................................................. 19 1.4.2. Các vấn đề chưa nghiên cứu và còn tranh luận ...................................................... 20 Kết luận chương...........................................................................................................21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ......................................22 2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................22 2.1.1. Bối cảnh gửi cán bộ khoa học kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước .................................................................................................................................. 22 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc gửi cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nước .................................................................................................. 28 2.1.3. Xu hướng tất yếu của việc gửi người đi học nước ngoài ở các nước đang phát triển ..... 31 2.1.4. Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ................................................................................................................... 34 2.1.5. Đánh giá thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ...................................................................... 52 ii
  5. 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật ở nước ngoài và bài học cho Việt Nam ........................................................60 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ........................................................................................ 60 2.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về định hướng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ........................................................................................ 64 2.2.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................ 69 Kết luận chương...........................................................................................................73 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA (NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN 322/365) ..................................................................................................................74 3.1. Tổng quan các đề án, chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã triển khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý ................................74 3.1.1. Các đề án, chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý .................................................................................. 74 3.1.2. Tổng quan tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý .............................. 78 3.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng của Đề án 322/356 ......................................................................................................................80 3.2.1. Định hướng đào tạo và sử dụng của đề án, chương trình ....................................... 80 3.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Đề án 322/356 ..................................... 82 3.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322/356 ......................................................................... 101 3.2.4. Đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước bằng mô hình định lượng ..... 105 3.2.5. Đánh giá việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ............................................................................. 114 Kết luận chương.........................................................................................................125 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 .........................................................................................................126 4.1. Căn cứ định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nước................................................................................126 4.1.1. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ và ngành nghề của thế giới và Việt Nam trong những năm tới ....................................................................................................... 126 iii
  6. 4.1.2. Nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong những năm tới .......................................................... 130 4.1.3. Định hướng của Nhà nước về đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật....... 143 4.2. Đề xuất định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030.......................................................................145 4.2.1. Đề xuất quan điểm về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ............................................................................. 145 4.2.2. Đề xuất định hướng về mục tiêu đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ............................................................................. 146 4.2.3. Nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030 ........................................................................ 149 4.3. Giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước .......................................153 4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thực hiện định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước .................................................... 153 4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến sử dụng có hiệu quả cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước .................................................................... 158 Kết luận chương.........................................................................................................162 KẾT LUẬN ................................................................................................................163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cao đẳng: CĐ Công nghiệp hóa: CNH Đại học: ĐH Giáo dục đại học: GDĐH Giáo dục- Đào tạo: GD-ĐT Hiện đại hóa: HĐH Khoa học kỹ thuật: KHKT Khoa học - công nghệ: KH-CN Kinh tế - Xã hội: KT-XH Lưu học sinh: LHS Ngân sách nhà nước: NSNN Thạc sĩ: Th.S Tiến sĩ: TS Tổ chức thương mại thế giới: WTO v
  8. DANH MỤC B1ẢNG Bảng 2.1. Bảng xếp hạng chỉ số HDI và tỷ lệ nhập học thô giáo dục sau trung học của một số nước có cán bộ KHKT gửi ra nước ngoài đào tạo bằng học bổng ngân sách nhà nước ...............................................................................................................................61 Bảng 3.1. Các đề án, chương trình đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2000 - 2014 [42,54] (Đơn vị: người) .......................74 Bảng 3.2. Số lượng người cử đi học theo đề án 322/356 giai đoạn 2000-2012 [42].......75 Bảng 3.3. Số lượng người đi học theo đề án Xử lý nợ với Liên bang Nga ...................76 giai đoạn 2005 -2012 [42] ................................................................................................76 Bảng 3.4. Số lượng người đi học theo đề án 911 giai đoạn 2012 -2014 [42]..................77 Bảng 3.5. Các chương trình, đề án đào tạo bằng NSNN do Bộ GD&ĐT quản lý ........78 Bảng 3.6. Số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngan sách nhà nước đã tốt nghiệp theo các đề án tính đến năm 2015 [42,43,44,45,46] .......................78 Bảng 3.7. Cơ cấu LHS được gửi đi các quốc gia giữa ..................................................88 giai đoạn 2000-2005 và 2006-2012 [4, 16, 17, 18] ...............................................................88 Bảng 3.8. Các lý do xin đi học nước ngoài ...................................................................92 Bảng 3.9. Lý do đi học và độ tuổi của lưu học sinh ......................................................92 Bảng 3.10. Lý do đi học và bằng cấp cao nhất của lưu học sinh ..................................93 Bảng 3.11. Lý do đi học và vị trí công tác của lưu học sinh .........................................94 Bảng 3.12. Lý do đi học và cơ sở đào tạo trước khi đến học ........................................94 Bảng 3.13. So sánh ngành học trước khi đi học và ngành học đăng ký đi học (%) ......95 Bảng 3.14. Bảng hệ số đánh giá tương quan giữa Mức độ hài lòng với chương trình học bổng và bậc học đăng ký đi học..............................................................................96 Bảng 3.15. Bảng thống kê mô tả mức độ đánh giá chưa tích cực của LHS đối với chương trình học bổng ...................................................................................................96 Bảng 3.16. Lý do chọn trường và nước đến học ...........................................................97 Bảng 3.17. Mối tương quan giữa ngành đăng ký đi học và Châu lục đến học (%) ......99 Bảng 3.18. LHS tốt nghiệp về nước theo trình độ đào tạo tính đến 4/2014 [4, 16, 17, 18] 101 Bảng 3.19. Mức độ phù hợp của kiến thức, kỹ năng trước và sau khi đi học nước ngoài với công việc hiện tại...................................................................................................103 Bảng 4.1. Tổng cung, cầu lao động giai đoạn 2015-2035 [28] .....................................130 Bảng 4.2. Dự báo mức cầu lao động của ba khối ngành kinh tế đến năm 2035 [28] ....131 Bảng 4.3. Đề xuất số lượng cán bộ đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực công nghệ ưu tiên, trọng điểm, công nghệ mới [27] ....................................................................................134 Bảng 4.4. Đề xuất Lĩnh vực/Ngành KH&CN đào tạo chuyên gia[27] ..........................134 vi
  9. Bảng 4.5. Đề xuất số lượng cán bộ tham gia hoạt động đào tạo nhóm nghiên cứu ....135 Bảng 4.6. Lĩnh vực/Ngành KH&CN cho hoạt động đào tạo nhóm nghiên cứu .........136 Bảng 4.7. Đề xuất số lượng cán bộ bồi dưỡng sau tiến sĩ ...........................................136 Bảng 4.8. Lĩnh vực/Ngành KH&CN bồi dưỡng sau tiến sĩ [27] ...................................137 Bảng 4.9. Đề xuất số lượng cán bộ tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn/nghiệp vụ/kiến thức/kỹ năng quản lý [27] .............................................................138 Bảng 4.10. Lĩnh vực/Ngành KH&CN cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn/nghiệp vụ/kiến thức/kỹ năng quản lý [27] ................................................138 Bảng 4.11. Dự báo nhu cầu nhân lực theo một số ngành, lĩnh vực chia theo bậc đào tạo đến năm 2025 và 2030 .................................................................................................142 Bảng 4.12. Định hướng gửi đi đào tạo bằng NSNN giai đoạn từ 2020 đến 2030.......150 vii
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Số lượng sinh viên của các nước EU ra nước ngoài học tập và nghiên cứu theo chương trình ERASMUS [57] .................................................................................33 Hình 2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả làm việc .....................66 của du học sinh Trung Quốc trở về phục vụ đất nước...................................................66 Hình 3.1. Số lượng LHS thực tuyển từ năm 2000 đến năm 2011 .................................82 Hình 3.2. Số LHS được tuyển và thực tế gửi đi học giai đoạn 2000-2012 ...................83 Hình 3.3. Cơ cấu LHS trúng tuyển theo đơn vị công tác ..............................................83 Hình 3.4. Cơ sở đào tạo có từ 100 LHS trúng tuyển trở lên .........................................84 Hình 3.5. Cơ sở nghiên cứu có từ 15 LHS trúng tuyển trở lên .....................................84 Hình 3.6. Cơ quan nhà nước có từ 10 LHS trúng tuyển trở lên ....................................85 Hình 3.7. Cơ cấu ngành nghề LHS thực tế gửi đi đào tạo.............................................85 Hình 3.8. Cơ cấu trình độ gửi LHS thực tuyển và thực tế gửi đi đào tạo .....................86 Hình 3.9. Số lượng LHS đi học theo Châu lục ..............................................................86 Hình 3.10. Số lượng LHS đi học theo quốc gia ............................................................87 Hình 3.11. Số trường ĐH của các nước có LHS gửi đào tạo theo đề án 322/356 ........89 Hình 3.12. Chi ngân sách nhà nướcgiai đoạn 2000-2013 cho đề án 322/356 ...............89 Hình 3.13. Chi ngân sách nhà nước theo trình độ đào tạo ............................................90 Hình 3.14. Độ tuổi của LHS trước khi đi học ...............................................................91 Hình 3.15. Kinh nghiệm công tác của LHS trước khi đi học .......................................91 Hình 3.16. Vị trí công việc của LHS trước khi đi học ..................................................93 Hình 3.17. Tỷ lệ LHS đăng ký và tỷ lệ LHS đi học thực tế ở một số nước ..................98 Hình 3.18. Mức đánh giá tích cực của LHS về cơ sở đào tạo nước ngoài ....................98 Hình 3.19. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc học tập của LHS ....................99 Hình 3.20. So sánh tỷ lệ LHS trước và sau khi đi học theo cơ quan công tác ............103 Hình 3.21. Số người được tuyển và thực tế gửi đi học giai đoạn 2000-2012 .............119 Hình 4.1. Quy mô lao động trình độ cao giai đoạn 2009 – 2014 ................................132 Hình 4.2. Cơ cấu lao động trình độ cao theo ngành năm 2014 ...................................132 viii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước ..........................................................41 Sơ đồ 3.1. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình [1] ..................................................107 Sơ đồ 3.2. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình [2] ..................................................109 Sơ đồ 3.3. Nhóm biến số sử dụng trong mô hình [3] ..................................................112 ix
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tổng quát: đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất để phát triển bền vững đất nước, hội nhập quốc tế và ổn định xã hội, nâng trình độ năng lực cạnh tranh lên mức tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, trong đó một số mặt tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới. Một trong những mục tiêu cụ thể của chiến lược này là xây dựng đội ngũ nhân lực KH&CN, đặc biệt là nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn - kỹ thuật tương đương các nước tiên tiến trong vùng, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của đất nước và hội nhập với các xu hướng phát triển khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ trên thế giới; xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế, đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao trong nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được các mục tiêu, Chiến lược đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp tăng cường gửi người Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (NSNN); khuyến khích các cá nhân du học tự túc và các cơ sở đào tạo trong nước mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài; đồng thời tranh thủ các nguồn viện trợ quốc tế, gắn với nâng cao hiệu quả và định hướng ngành nghề để nhanh chóng đào tạo các nhóm nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế trong ngắn hạn và xây dựng được tiềm lực đào tạo hiện đại đạt trình độ quốc tế ở trong nước về dài hạn. Bên cạnh đó, tiến hành đổi mới chính sách sử dụng nhân lực theo hướng trọng dụng và phát huy nhân tài. Gửi người Việt Nam ra nước ngoài đào tạo là một chủ trương, chính sách lớn, nhất quán và ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số 270-CT ngày 23/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) khẳng định “việc gửi công dân Việt Nam đi đào tạo ở nước ngoài là một hướng quan trọng để bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo các nhà quản lý, kinh doanh, các chuyên gia công nghệ giỏi và công nhân lành nghề nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nhanh nền KH&CN đất nước vươn lên trình độ của thế giới”.[40] Chỉ thị của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 53-CT/TW ngày 21/3/1995 xác định, để nhanh chóng có được đội ngũ trí thức đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, cùng với việc “đặc biệt coi trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ ở 1
  13. trong nước, phải rất quan tâm đến việc gửi người đi đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước” và hàng năm “...cần dành NSNN đầu tư thích đáng cho công tác này”. Chỉ thị cũng nêu rõ: “bắt đầu từ năm 1995 và sau đó, hàng năm Nhà nước dành một phần ngân sách thích đáng để chủ động thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở ngoài nước"[6]. Việc gửi người Việt Nam ra nước ngoài đào tạo cũng đã được pháp điển hóa trong Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục năm 2009. Tại Khoản 3, Điều 108 của Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục năm 2009 quy định: "Nhà nước dành ngân sách cử người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và trình độ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [122] Trên thực tế, việc triển khai thực hiện chủ trương gửi học sinh, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài đã được tiến hành từ những năm 1950 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Tính đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thông qua các Hiệp định hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam với Liên Xô (cũ), Trung Quốc, các nước trong phe XHCN trước đây và một số nước khác, hàng vạn người Việt Nam đã được gửi đi đào tạo ở nước ngoài với các trình độ khác nhau: cử nhân, kỹ sư, thực tập sinh, thạc sỹ và nghiên cứu sinh tiến sỹ. Đặc biệt từ năm 2000, Chính phủ triển khai “Chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) ở nước ngoài bằng NSNN” (gọi tắt là đề án 322) và đến năm 2005, chương trình này được điều chỉnh mục tiêu và đổi tên thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng NSNN” (gọi tắt là Đề án 356). Đề án này đã kết thúc vào năm 2014. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ (TS) cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) giai đoạn 2010-2020" (gọi tắt là Đề án 911). Tiếp theo các đề án trên, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng NSNN giai đoạn 2013 -2020” (gọi tắt là Đề án 599). Mục tiêu chung của các Chương trình và Đề án là tăng cường đào tạo cán bộ trình độ TS, Th.S và ĐH tại nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện CNH, HĐH đất nước. Theo một số đánh giá và nhận định, việc gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN theo Đề án 322/356 sau 15 năm triển khai thực hiện tương đối thuận lợi và đi đúng hướng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu đánh giá sâu về kết quả, đóng góp của chương trình. Vì vậy, dư luận xã hội đang đặt ra một số câu hỏi: Kết quả công tác đào tạo và sử dụng những cán bộ KHKT được đào tạo bằng NSNN ở nước ngoài trong những năm qua như thế nào? Chính sách gửi cán bộ đào tạo, đối tượng tuyển sinh, số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo và nước cử đi đào tạo, v.v..... đã phù hợp chưa? Việc tuyển sinh và đào tạo 2
  14. đã có định hướng, thực sự đặt việc đào tạo ở nước ngoài trong phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển của Việt Nam? Đội ngũ cán bộ KHKT sau khi được đào tạo ở nước ngoài như thế nào? Về nước được sử dụng ra sao? Đóng góp của họ như thế nào?, v.v và v.v… Bên cạnh đó, các nghiên cứu lý thuyết về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN hiện nay chưa có. Cho đến nay thì mới có lý thuyết về định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và định hướng phát triển giáo dục. Hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu, bình luận, đánh giá thực hiện định hướng gửi người đi học nước ngoài cho Việt Nam đặc biệt là đối với các chương trình học bổng NSNN, chưa rà soát lại sự đúng đắn hay chưa đúng đắn về định hướng đi học nước ngoài bằng NSNN, chưa xác định các quan điểm, nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT nước ngoài gồm gì, căn cứ để định hướng, nội dung định hướng là gì, chưa có nghiên cứu nguyên nhân, các nhân tố và mức độ tác động đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN,…. Rõ ràng các nghiên cứu về định hướng đào tạo cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài vẫn đang ở những bước đi đầu tiên và cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu để xác định được khung lý thuyết về định hướng đào tạo cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học kinh tế là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đóng vai trò quan trọng cho nâng cao hiệu quả và hoàn thành mục tiêu của các chương trình, đề án đào tạo người Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn NSNN. 2. Mục tiêu nghiên cứu a) Mục tiêu chung: Nghiên cứu góp phần định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030. b) Mục tiêu cụ thể: - Hình thành cơ sở lý luận cho định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. - Nghiên cứu thực tiễn và xu hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT của các nước trên thế giới. - Đánh giá việc thực hiện định hướng, thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên 3
  15. nhân hạn chế việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. - Làm rõ các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. - Đề xuất quan điểm, xây dựng định hướng cho việc đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030. - Đề xuất giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Định hướng gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN bao gồm những nội dung gì và tiêu chí để đánh giá thực hiện định hướng đấy? - Đánh giá việc sử dụng cán bộ KHKT đi học nước ngoài về dựa trên những tiêu chí nào? - Những nhân tố nào tác động đến việc thực hiện định hướng đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN? - Những nhân tố nào tác động đến việc sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN sau khi tốt nghiệp? - Làm thế nào để có định hướng đào tạo tốt, cần phải có những thay đổi gì trong tương lai để giúp có định hướng đào tạo tốt và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo này? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: - Việc định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN. - Việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng người tốt nghiệp về nước trong khuôn khổ các chương trình, đề án gửi người đi học nước ngoài bằng NSNN do Bộ GD&ĐT quản lý. Điều đó có nghĩa là không đề cập trong nghiên cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, không nghiên cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. - Xem xét các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đã tốt nghiệp về nước. b) Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu được xác định trong phạm vi cả nước đối với các đề án. Phần đánh giá thực trạng, luận án tập trung vào nghiên cứu trường hợp Đề án 322/356. Xây dựng định hướng áp dụng đến năm 2030 vì lý do phần lớn các Đề án đào tạo bằng 4
  16. NSNN hiện nay sẽ được triển khai thực hiện đến 2020, các đề án đào tạo tiếp theo sẽ cần đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước tới năm 2030. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 là thời điểm bắt đầu triển khai Đề án 322/356 đến năm 2014 là năm kết thúc đề án. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào nhưng vấn đề liên quan đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN theo Đề án 322/356. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tại bàn để phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến nguồn vốn con người, phát triển nguồn vốn con người và vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển của một quốc gia, định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. - Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm khảo sát, điều tra cán bộ KHKT đi học theo Đề án 322/356; các cơ quan, đơn vị cử người đi học và sử dụng họ khi về nước. Phương pháp này sẽ đặt cơ sở và hướng đi hợp lý cho các phân tích định lượng. Phân tích sâu các số liệu thu thập được. - Phương pháp chuyên gia hỗ trợ tác giả tập trung chính xác vào các yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo bằng NSNN tại nước ngoài. - Phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định những nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của người đi học đối với chương trình, quyết định đi học, quyết định về nước công tác... làm cơ sở đánh giá thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Trong phần này, tác giả sử dụng mô hình logit cho biến phụ thuộc định tính các phân tích và kiểm định thống kê. Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày rõ và cụ thể ở mục 2.1.5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu thập qua các tài liệu, báo cáo, cơ sở dữ liệu của các cơ quan có liên quan (Bộ GD&ĐT, Cục Đào tạo với nước ngoài). Dữ liệu sơ cấp thu thập từ phát phiếu điều tra khảo sát thu thập ý kiến của những lưu học sinh (LHS) đã tốt nghiệp về nước và đánh giá từ các cơ quan có người đi học theo chương trình học bổng 322/356 về tình hình sử dụng và làm việc của người học tại cơ quan, đơn vị sử dụng người học. 5
  17. Cuộc khảo sát cá nhân bằng phiếu khảo sát được thực hiện và quản lý trực tuyến thông qua phần mềm khảo sát Drive của Google và được gửi/nhận phản hồi trực tiếp đến từng cá nhân qua địa chỉ thư điện tử. Phiếu khảo sát cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ đi học được gửi qua đường công văn. Cuộc khảo sát được bắt đầu ngày 29/10/2013 và được mở nhận phản hồi trong thời gian 10 tuần. Kết quả điều tra của đối tượng cán bộ KHKT được gửi đi học nước ngoài bằng NSNN trong khuôn khổ Đề án 322/356 thu được với 177 LHS tham gia trả lời với các bậc học khác nhau tại nước ngoài. Số mẫu điều tra khảo sát đối với đối tượng cán bộ KHKT được gửi đi học nước ngoài bằng NSNN trong khuôn khổ Đề án 322/356 là 500 và được chọn ngẫu nhiên trong số hơn 3.000 người của các bậc học khác nhau từ năm 2000 và năm 2013 đã tốt nghiệp và về nước. Những người này hiện đang làm việc tại nhiều cơ quan và sinh sống tại nhiều tỉnh thành phố. Số mẫu điều tra khảo sát đối với đối tượng cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ đi học và sử dụng người được gửi đi đào tạo sau khi trở về nước là 50, bao gồm 10 viện nghiên cứu, 10 bộ/cơ quan ngang bộ và 30 cơ sở GDĐH. 6. Những đóng góp mới của luận án - Xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Đưa ra các khái niệm, quan niệm về định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. - Đánh giá toàn diện việc thực hiện đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài trong thời gian qua. - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo bằng NSNN ở nước ngoài. - Chỉ ra được những bất cập, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của Nhà nước theo đuổi. - Khuyến cáo định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN trong tương lai (ví dụ: định hướng quy mô, ngành nghề đào tạo ưu tiên, kinh phí đào tạo, số lượng đào tạo, phân bổ kinh phí đào tạo, nước và cơ sở cử đi đào tạo,....). - Đề xuất các giải pháp để thực hiện các định hướng gửi cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, tránh lãng phí, tiết kiệm NSNN, phát huy năng lực đội ngũ được đào tạo. 6
  18. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Chương 3: Thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong những năm qua (nghiên cứu Đề án 322/356) Chương 4: Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030. 7
  19. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Các nghiên cứu về cán bộ khoa học kỹ thuật và vai trò của cán bộ khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển của quốc gia Một cách chung nhất, đội ngũ cán bộ KHKT, nguồn nhân lực KHKT, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động chất lượng cao, nguồn lao động trình độ cao, lực lượng lao động KHKT, đội ngũ khoa học công nghệ (KHCN) hay đội ngũ lao động chất xám.... là những thuật ngữ có thể hiểu được dùng để chỉ những người đạt được một trình độ đào tạo cao trong hệ thống giáo dục quốc dân và có kỹ năng nghề nghiệp nhất định về một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện. Theo định nghĩa trên, nguồn nhân lực KHKT hay đội ngũ cán bộ KHKT có những đặc trưng cơ bản sau đây: - Thứ nhất, được đào tạo trình độ cao (OECD, 1975)[112]. Trình độ đào tạo cao chứa đựng hàm ý đề cập đến sự đạt được một mức độ nhất định của giáo dục hoặc bằng cấp đào tạo chính thức và do đó, có thể phân biệt được với các trình độ đào tạo thấp hơn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “trình độ đào tạo cao” hiện nay bao gồm: trình độ đào tạo CĐ, trình độ đào tạo ĐH, trình độ đào tạo Th.S và nghiên cứu sinh TS (Luật Giáo dục Đại học, 2012)[121]. Theo phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (ISCED) do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa, trình độ đào tạo cao bao gồm: i) Trình độ đào tạo bậc 5: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên dẫn đến một loại văn bằng không phải là/hoặc không tương đương văn bằng của trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên. ii) Trình độ đào tạo bậc 6: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên dẫn tới một loại văn bằng của trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn đầu tiên hoặc tương đương, và iii) Trình độ đào tạo bậc 7 và bậc 8: Trình độ đào tạo ĐH ở giai đoạn thứ hai dẫn đến một loại văn bằng ĐH hoặc tương đương (UNESCO, 2011, tr.51-59)[166]. - Thứ hai, có kỹ năng nghề nghiệp nhất định về một lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được phân công thực hiện. Theo phân loại tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp quốc tế (ISCO), kỹ năng được xác định theo 2 tiêu chí: i) trình độ kỹ năng, và ii) kỹ năng chuyên môn (UNESCO, 2011)[166]. Trình độ kỹ năng có liên quan đến trình độ đào tạo. Kỹ năng chuyên môn được xác định dựa trên các lĩnh vực kiến thức chuyên 8
  20. môn, các công cụ, máy móc sử dụng, tài liệu làm việc cũng như các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Đối với mọi quốc gia, ở bất kỳ thời điểm lịch sử nào, nguồn nhân lực KHKT luôn là chủ thể quan trọng bậc nhất và được quan tâm hàng đầu, vì đó là nhân tố quyết định sức mạnh của đất nước; đặc biệt, trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa và sự hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức. Schultz (1961)[129], Denison (1967)[54] và World Bank (1991)[182] cho rằng “sự tăng trưởng kinh tế chỉ thể hiện một phần ở nguồn lao động và vốn vật chất. Một bộ phận cấu thành quan trọng của tăng trưởng này là từ những cải tiến chất lượng lực lượng lao động, cùng với tiến bộ KHKT và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô". Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản : i) áp dụng công nghệ mới; ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại; và iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Minh Thảo, 2012)[103]. Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là đội ngũ nhân lực được đào tạo, đặc biệt là nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề cao. Trong bối cảnh các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực khác là hữu hạn và ngày càng có nguy cơ cạn kiệt, nguồn nhân lực có chất lượng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất để giành thắng lợi trong cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Theo Temple (2001)[141], vốn con người có tác động trực tiếp đến năng suất lao động và có mối tương quan dương giữa sự thay đổi vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vốn con người đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo hai phương thức. Trước hết, vốn con người tồn tại trong mỗi cá thể sẽ làm tăng năng suất cá nhân, dẫn đến tăng năng suất chung và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, vốn con người bao hàm trong mỗi cá thể cũng ảnh hưởng tới năng suất của các nhân tố sản xuất khác. Hai phương thức tác động này gọi là các hiệu ứng "nội sinh" và "ngoại sinh" của vốn con người. Do đó các nhà chính trị và hoạch định chính sách đều cố gắng hành động nhằm tạo ra vốn con người cho quốc gia (Lucas, 1988)[92]. Hanushek và Kimko (2000)[65] đưa ra một kết luận là chất lượng của nguồn lao động có mối quan hệ nhân quả, bền vững và lâu dài với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Krueger và Lindahl (trích dẫn trong Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008, tr.46)[161] cho thấy nếu trình độ học vấn cao hơn thì thu nhập trung bình một năm tăng từ 5 - 15%. Ví dụ nghiên cứu ở New Zealand và Đan Mạch chỉ ra rằng những người có bằng cấp đại học thu nhập 15% cao hơn so với những người chỉ tốt nghiệp phổ thông trong suốt quãng đòi làm việc của họ (trích dẫn trong Trần Lê Hữu Nghĩa, 2008, tr.46)[161]. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2