Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
lượt xem 8
download
Mục tiêu tổng quát của luận án là phân tích những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp nhằm tìm ra các chính sách, giải pháp giúp cho thanh niên thất nghiệp có thể tìm lại việc làm nhanh chóng và phù hợp. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- HOÀNG MẠNH CẦM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÌM VIỆC TRỞ LẠI CỦA THANH NIÊN THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- HOÀNG MẠNH CẦM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÌM VIỆC TRỞ LẠI CỦA THANH NIÊN THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: KINH TẾ LAO ĐỘNG Mã số: 9340404_LD LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ LAO ĐỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĨNH GIANG 2. TS. BÙI SỸ TUẤN HÀ NỘI – 2022
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu sinh (ký và ghi rõ họ tên) Hoàng Mạnh Cầm
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Giang và TS. Bùi Sỹ Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Viện Đào tạo sau đại học đã hỗ trợ, chia sẻ kiến thức và góp ý để tác giả hoàn thiện luận án này. Luận án được hoàn thành với sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình khảo sát của lãnh đạo, cán bộ Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và Trung tâm dịch vụ Việc làm Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả nhận còn nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo và cán bộ, nghiên cứu viên Viện Khoa học Lao động trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn tin tưởng, động viên và chia sẻ khó khăn để tôi có thể hoàn thành luận án này. Trân trọng cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................7 1.1. Các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của ngƣời thất nghiệp ..........7 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp..... 11 1.3. Kết luận .............................................................................................................17 Tóm tắt Chƣơng 1........................................................................................................20 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................................................21 2.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................21 2.1.1. Thất nghiệp .................................................................................................21 2.1.2. Thanh niên thất nghiệp ...............................................................................25 2.1.3. Tìm việc trở lại và kết quả tìm việc trở lại .................................................26 2.1.4. Các lý thuyết nền tảng liên quan đến nội dung nghiên cứu ........................28 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu .......................................31 2.2.1. Xác định các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp ....................................................................................................................31 2.2.2. Đề xuất các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp và giả thuyết nghiên cứu..........................................................33 2.2.3. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................37 Tóm tắt Chƣơng 2........................................................................................................39 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................40
- iv 3.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................40 3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................40 3.1.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ............................................................41 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................42 3.2. Thang đo và bảng hỏi ......................................................................................43 3.2.1. Quy trình xây dựng thang đo và bảng hỏi ..................................................43 3.2.2. Thang đo sử dụng trong luận án .................................................................44 3.3. Thu thập và xử lý số liệu .................................................................................51 3.3.1. Xác định kích thước mẫu ............................................................................51 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .....................................................................52 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................52 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................58 4.1. Bối cảnh nghiên cứu .........................................................................................58 4.1.1. Tình hình thất nghiệp tại Hà Nội ................................................................58 4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................60 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) .......61 4.2.1. Biến độc lập ................................................................................................61 4.2.2. Biến phụ thuộc ............................................................................................71 4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................73 4.3.1. Biến độc lập ................................................................................................73 4.3.2. Biến trung gian ............................................................................................76 4.3.3. Biến phụ thuộc ............................................................................................77 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)...............................................78 4.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ..................................................................80 4.5.1. Mô hình biến trung gian..............................................................................80 4.5.2. Kết quả kiểm định giả thuyết bằng SEM ....................................................80 4.6. Phân tích sự khác biệt trong kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................................................................87
- v Tóm tắt Chƣơng 4........................................................................................................90 Chƣơng 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ............91 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu...........................................................................91 5.1.1. Vốn con người và kết quả tìm việc .............................................................91 5.1.2. Động lực tìm việc và kết quả tìm việc ........................................................93 5.1.3. Chính sách BHTN và kết quả tìm việc .......................................................94 5.2. Các khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp ...............................................................................................................96 5.2.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về BHTN .....96 5.2.2. Khuyến nghị đối với các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội ...............98 5.2.3. Khuyến nghị đối với thanh niên thất nghiệp...............................................99 5.3. Một số hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.. 101 Tóm tắt Chƣơng 5......................................................................................................102 KẾT LUẬN ................................................................................................................103 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ......................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................106 PHỤ LỤC ...................................................................................................................121
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ ASXH An sinh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp DVVL Dịch vụ việc làm DN Doanh nghiệp LĐTBXH Lao động – Thương binh và Xã hội LLLĐ Lực lượng lao động NLĐ Người lao động KCN, KCX Khu công nghiệp, khu chế xuất TTLĐ Thị trường lao động TVGTVL Tư vấn, giới thiệu việc làm SXKD Sản xuất kinh doanh
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí phản ánh/đại diện cho kết quả tìm việc trở lại ..........11 Bảng 3.1: Thang đo kinh nghiệm làm việc....................................................................44 Bảng 3.2: Thang đo trình độ đào tạo .............................................................................45 Bảng 3.3: Thang đo kỹ năng làm việc ...........................................................................45 Bảng 3.4: Thang đo trình độ ngoại ngữ .........................................................................46 Bảng 3.5: Thang đo kỹ năng tìm việc............................................................................46 Bảng 3.6: Thang đo mạng lưới quan hệ xã hội .............................................................47 Bảng 3.7: Thang đo áp lực gia đình ..............................................................................47 Bảng 3.8: Thang đo áp lực xã hội..................................................................................48 Bảng 3.9: Thang đo định hướng công việc ...................................................................48 Bảng 3.10: Thang đo trợ cấp thất nghiệp ......................................................................49 Bảng 3.11: Thang đo TVGTVL ....................................................................................49 Bảng 3.12: Thang đo hỗ trợ học nghề ...........................................................................49 Bảng 3.13: Thang đo hành vi tìm việc ..........................................................................50 Bảng 3.14: Thang đo mức độ đáp ứng của thu nhập .....................................................50 Bảng 3.15: Thang đo sự phù hợp giữa trình độ đào tạo và kinh nghiệm làm việc với công việc mới .............................................................................................51 Bảng 3.16: Thang đo ý định gắn bó lâu dài với công việc mới.....................................51 Bảng 4.1: Tình hình thất nghiệp tại Hà Nội giai đoạn 2015-2019 ................................58 Bảng 4.2: Tình hình thực hiện BHTN tại Hà Nội giai đoạn 2015-2019 .......................59 Bảng 4.3: Đặc điểm mẫu khảo sát .................................................................................60 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kinh nghiệm làm việc.........61 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố trình độ đào tạo ..................62 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kỹ năng làm việc ................62 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố trình độ ngoại ngữ ..............63 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kỹ năng tìm việc.................64 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố kỹ năng tìm việc.................64
- viii Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mạng lưới quan hệ xã hội 65 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực gia đình..................66 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố áp lực xã hội .....................67 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố định hướng công việc.......68 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố định hướng công việc.......69 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố trợ cấp thất nghiệp ...........69 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố TVGTVL .........................70 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố hỗ trợ học nghề ................70 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố hành vi tìm việc ...............71 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố mức độ đáp ứng của thu nhập ............................................................................................................72 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố sự phù hợp giữa trình độ đào tạo và kinh nghiệm làm việc với công việc mới ..................................72 Bảng 4.21: Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố ý định gắn bó lâu dài với công việc mới .............................................................................................73 Bảng 4.22: Kết quả phân tích khám phá nhân tố vốn con người ..................................74 Bảng 4.23: Kết quả phân tích khám phá nhân tố động lực tìm việc .............................75 Bảng 4.24: Kết quả phân tích khám phá nhân tố chính sách BHTN .............................76 Bảng 4.25: Kết quả phân tích khám phá nhân tố hành vi tìm việc ................................77 Bảng 4.26: Kết quả phân tích khám phá nhân tố kết quả tìm việc ................................77 Bảng 4.27: Kết quả phân tích CFA ...............................................................................78 Bảng 4.28: Bảng kết quả đánh giá sự phù hợp của mô hình .........................................82 Bảng 4.29: Kết quả ước lượng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và biến trung gian ............................................................................................82 Bảng 4.30: Tác động gián tiếp của vốn con người, động lực tìm việc và chính sách BHTN lên kết quả tìm việc .........................................................................85 Bảng 4.31: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................86 Bảng 4.32: Kết quả sự khác biệt trong kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội theo giới tính ...........................................87
- ix Bảng 4.33: Kết quả sự khác biệt trong kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội theo trình độ học vấn ...............................88 Bảng 4.34: Kết quả sự khác biệt trong kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội theo thời gian thất nghiệp ........................88
- x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch ........................................................29 Hình 2.2: Sơ đồ các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp..32 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu.......................................................................................38 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu theo cách tiếp cận suy diễn ........................................41 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................42 Hình 3.3: Quy trình phân tích số liệu ............................................................................53 Hình 4.1: Mô hình phân tích CFA .................................................................................79 Hình 4.2: Kết quả ước lượng mô hình SEM theo mô hình lý thuyết ............................81
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết Thất nghiệp luôn để lại những hậu quả lâu dài đối với người thất nghiệp, gia đình người thất nghiệp và cả nền kinh tế. Đối với người thất nghiệp, họ có thể bị áp lực, chán nản, có dấu hiệu trầm cảm, thậm chí ốm đau, suy giảm sức khoẻ, tăng nguy cơ mắc phải một số thể tâm thần nhẹ, làm giảm sự tự tin của người thất nghiệp... (Latack và cộng sự, 1995; McKee-Ryan và cộng sự, 2005; Van Ryn và Vinokur, 1992). Nhìn chung, người thất nghiệp có sức khoẻ kém hơn người có việc làm (House và cộng sự, 1994). Bên cạnh đó, thất nghiệp còn được cho rằng sẽ làm giảm hạnh phúc gia đình cũng như vai trò của người thất nghiệp trong gia đình. Trong dài hạn, thất nghiệp còn làm giảm cơ hội tái làm việc trở lại của người thất nghiệp do họ đã mất dần đi những kỹ năng làm việc, mất đi sự tự tin (Dew và cộng sự, 1992). Nghiêm trọng hơn, nỗi lo sợ về khả năng mất việc trong tương lai làm cho người đã từng thất nghiệp sẽ cố gắng giữ lấy công việc họ đang có, kể cả khi lợi ích mà công việc này mang lại cho họ đã giảm đi nhiều (Amundson và Borgen, 1987). Đối với nền kinh tế, thất nghiệp thường gắn với đói nghèo và là sự lãng phí nguồn lực về tài chính và con người. Khi NLĐ bị thất nghiệp, họ không tạo ra được sản phẩm cho xã hội nhưng vẫn tiêu dùng hàng hoá để đảm bảo cuộc sống. Bên cạnh đó, sức lao động không được sử dụng là một sự lãng phí. Chính phủ cũng phải chi nhiều hơn để giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm cũng như chi trả các chế độ thất nghiệp. Hệ quả của thất nghiệp ở góc độ xã hội cũng đã được xem xét rất nhiều do nhiều người thất nghiệp tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cướp, ma tuý, mại dâm…(Trần Xuân Cầu và cộng sự, 2014). Riêng đối với LLLĐ là thanh niên, thất nghiệp thanh niên được xem như một vấn đề kinh tế toàn cầu, mang đến những kết quả tiêu cực cho cả cá nhân cũng như toàn xã hội (Tyrrell và cộng sự, 2017). Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 có trên 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp 2,17%), đặc biệt, nhóm thanh niên thất nghiệp chiếm tới gần 1 nửa số người thất nghiệp toàn quốc (42.1%) (Tổng cục Thống kê, 2021). Xu hướng thất nghiệp được dự báo còn tăng mạnh trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, trong năm 2019 có khoảng 70 nghìn người thất nghiệp, trong đó thanh niên thất nghiệp chiếm tới 67,2% (tương ứng với 46,7 nghìn thanh niên thất nghiệp), là một trong những địa phương có tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao nhất cả nước. Đây là một con số rất đáng báo động khi nòng cốt của LLLĐ là thanh niên lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
- 2 số người thất nghiệp đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực kinh tế-xã hội và đảm bảo an sinh xã hội ở thủ đô. Đặc biệt, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đang là đầu tầu kinh tế xã hội của cả nước có địa bàn rộng lớn tập trung các KCN, KCX, tổ hợp dịch vụ; số lượng DN hoạt động trên địa bàn rất lớn với hình thức, quy mô đa dạng; lao động mang đầy đủ các đặc điểm của tổng thể lao động trên cả nước. Vì thế, vấn đề thất nghiệp thanh niên ở Hà Nội luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm hạn chế những hệ luỵ tiêu cực do thất nghiệp cũng như tận dụng tối đa LLLĐ trẻ trong bối cảnh Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng và bắt đầu bước vào thời kỳ già hoá dân số. Từ lâu trên thế giới đã có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào các chủ đề liên quan đến thất nghiệp ở các khía cạnh khác nhau. Trong đó, có nhiều nghiên cứu, bao gồm cả nghiên cứu định tính, định lượng hoặc nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu dài hạn hay nghiên cứu tại một thời điểm về chủ đề tìm việc trở lại (return to work hay re- employment) của người thất nghiệp có đóng góp không nhỏ về mặt cơ sở lý thuyết và thực tiễn để tăng cường sự hiểu biết về các vấn đề xoay quanh tìm việc trở lại, làm cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp giải quyết thất nghiệp, nâng cao chất lượng tìm việc trở lại. Tại Việt Nam, vấn đề thất nghiệp cũng đã được quan tâm nghiên cứu trong khoảng thời gian đầu những năm 2000 trở lại đây như nghiên cứu của Lê Thị Hoài Thu (2005), Nguyễn Quang Trường (2016), Trần Minh Thắng (2018). Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động, thông qua đó đã góp phần giảm thất nghiệp như nghiên cứu của Bùi Tôn Hiến (2009), Nguyễn Lê Minh (1990), Nguyễn Văn Quang (2003), Bùi Anh Tuấn (1999). Đặc biệt, đã một số tác giả quan tâm đến vấn đề việc làm của thanh niên như Ngô Quỳnh An (2012) đi vào tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở khả năng tự tạo việc làm của thanh niên trong bối cảnh mới hay Nguyễn Văn Thắng (2014) xác định những hạn chế trong chính sách việc làm cho thanh niên khu vực nông thôn vùng thu hồi đất tại Hà Nội nhằm đưa ra các giải pháp/ khuyến nghị chính sách về tự tạo việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu lý luận và thực tiễn liên quan đến kết quả tìm việc trở lại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp - là nhóm chiếm tới 42,1% tổng số LLLĐ trên thế giới theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO, 2018). Quan trọng hơn hết đó là tình trạng việc làm (employment status) của thanh niên đặc biệt nhạy cảm với những biến cố về kinh tế, điều này đã được thể hiện rõ nét qua các cuộc khủng hoảng về tài chính gần đây (Caliendo và cộng sự, 2011). Bên cạnh đó, trong kỷ nguyên số và hội nhập, nhiều việc làm và hình thức làm việc mới ra đời, đi cùng với yêu cầu trình độ chuyên môn, tay
- 3 nghề cũng như kinh nghiệm làm việc ở một tầm cao hơn. Điều này rất có thể dẫn đến một thời kỳ mà tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đặc biệt đối với nhóm thanh niên (Choi, 2017). Hơn thế nữa, khi Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, tình trạng thất nghiệp thanh niên thực sự là một vấn nạn của xã hội, một vấn đề cấp thiết, thách thức sự phát triển của đất nước, làm mất đi các cơ hội được làm việc, cống hiến và phát triển của thanh niên, đòi hỏi phải có những quyết sách và giải pháp kịp thời (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2016). Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” là rất cần thiết trong thời gian này để tổng hợp, phát triển hệ thống lý luận và phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp, từ đó luận bàn về một số giải pháp nhằm cải thiện kết quả tìm việc trở lại của nhóm đối tượng này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp nhằm tìm ra các chính sách, giải pháp giúp cho thanh niên thất nghiệp có thể tìm lại việc làm nhanh chóng và phù hợp. Mục tiêu cụ thể: - Xác định các đặc điểm thanh niên thất nghiệp và vấn đề thanh niên thất nghiệp - Xác định các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu giữa các nhóm nhân tố này làm khung lý thuyết nghiên cứu đề tài. - Phân tích mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp. - Bàn luận một số giải pháp nhằm khắc phục công tác quản lý, hỗ trợ thanh niên thất nghiệp tìm việc trở lại, định hướng chính sách giai đoạn 2021-2025. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã xác định ở trên, 4 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: (i) Đặc điểm của thanh niên thất nghiệp là gì? (ii) Những tiêu chí nào phản ánh kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp?
- 4 (iii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp và mức độ ảnh hưởng như thế nào? (iv) Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động và những nhà hoạch định chính sách cần có những giải pháp nào để thúc đẩy kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian/khách thể nghiên cứu: luận án đi vào nghiên cứu nhóm lao động thất nghiệp trong độ tuổi thanh niên để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu về mặt khách thể nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án tập trung vào thanh niên thất nghiệp chính thức vì những lý do sau: (i) Thanh niên thất nghiệp chính thức được xác định dựa trên việc làm chính thức (việc làm có hợp đồng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội), quy định rõ trong Bộ Luật lao động, Luật Việc làm và các văn bản pháp luật liên quan, và được theo dõi, quản lý trên cơ sở dữ liệu của hệ thống Trung tâm DVVL Quốc gia. Do đó việc xác định đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu sẽ chính xác; (ii) Hiện nay, mặc dù đã có các tiêu chí thống kê về thất nghiệp phi chính thức, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế/khó khăn trong việc xác định lao động thất nghiệp phi chính thức, đặc biệt trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản do phần lớn là lao động tự do, tự làm/làm việc ở các cơ sở SXKD phi chính thức không có hợp đồng lao động với trạng thái việc làm không cố định, hoặc làm cùng lúc nhiều công việc khác nhau, hoặc không thể phân biệt giữa thiếu việc làm và thất nghiệp. Về phạm vi không gian, nghiên cứu thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Nội, là địa phương có số lao động thất nghiệp chính thức (có đăng ký thất nghiệp với trung tâm DVVL) đứng thứ 2 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh). - Phạm vi về dữ liệu thu thập và thời gian: nghiên cứu thực hiện trên nhóm thanh niên có thời gian khai báo thất nghiệp và hưởng các chế độ BHTN từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2018. - Phạm vi nội dung: các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại và các nhân tố ảnh hưởng kết quả tìm việc trở lại. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để trả lời được các câu hỏi nghiên cứu và đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp này phù hợp với phương
- 5 án thu thập và phân tích dữ liệu của luận án. Xây dựng thang đo và bảng hỏi: thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu được kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu trước. Đối với những biến mới được đề xuất trong mô hình nghiên cứu nhằm khắc phục khoảng trống nghiên cứu, tác giả đề xuất thang đo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Phiếu hỏi sau khi được thiết kế dựa trên thang đo được tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực lao động – việc làm để hoàn thiện bản chính thức phục vụ khảo sát. Thu thập và phân tích số liệu: luận án sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát bằng bảng hỏi với sự hỗ trợ của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và số liệu thứ cấp từ báo cáo của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Số liệu được tác giả xử lý và phân tích trên phần mềm Microsoft Excel và IBM SPSS 22. 1.6. Những đóng góp mới của luận án Luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, thông qua những đóng góp cụ thể sau: a. Về lý luận: - Luận án đã hệ thống các lý thuyết liên quan đến tìm việc trở lại, kết quả tìm việc trở lại, đồng thời xác định quan điểm rõ ràng về tìm việc trở lại và kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp để sử dụng xuyên suốt trong luận án. - Luận án đã xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố (vốn con người, động lực tìm việc và chính sách BHTN) tác động đến kết quả tìm việc trở lại đối với thanh niên thất nghiệp chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua nhân tố trung gian là hành vi tìm việc. - Đối với tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp, tác giả đề xuất sử dụng đánh giá của thanh niên thất nghiệp về mức độ hài lòng đối với mức thu nhập của công việc mới thay vì so sánh giá trị tuyệt đối thu nhập ở công việc trước và sau khi thất nghiệp hoặc mức lương như các nghiên cứu trước đây - Đối với nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp, luận án đã nghiên cứu để đưa thêm nhân tố kỹ năng tìm việc, trình độ ngoại ngữ, áp lực gia đình và áp lực xã hội vào mô hình nghiên cứu, đây là nhân tố mà các nghiên cứu trước đây chưa xem xét đến và phù hợp với đặc thù kinh tế - văn hoá - xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các chính sách hỗ trợ người thất nghiệp của các nước khác nhau theo điều kiện của từng quốc gia, luận án đưa vào nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố chính sách BHTN hỗ trợ người thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. b. Về thực tiễn - Luận án đã xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả
- 6 tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp khu vực chính thức trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2018. - Kết quả phân tích chỉ ra rằng: (i) vốn con người (gồm các nhân tố: kinh nghiệm làm viêc, trình độ đào tạo, kỹ năng làm việc, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tìm việc) có cả tác động thuận chiều trực tiếp lẫn gián tiếp (thông qua hành vi tìm việc) lên kết quả tìm việc trở lại của thanh niên thất nghiệp. Trong đó, tác động của kỹ năng làm việc là đáng kể nhất, và trình độ ngoại ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tìm việc do nhu cầu đối với lao động có trình ngày càng tăng cao để đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn kỹ thuật lẫn giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày tại doanh nghiệp; (ii) Các nhân tố về động lực tìm việc có tác động lên kết quả tìm việc thông qua hành vi tìm việc. Hai nhân tố bổ sung vào nghiên cứu là áp lực gia đình và áp lực xã hội đóng vai trò chủ đạo và tương đương nhau trong tác động thuận chiều lên kết quả tìm việc; (iii) Cả 3 chế độ hỗ trợ người thất nghiệp thuộc chính sách BHTN hiện nay tại Việt Nam đều có mối quan hệ tích cực với kết quả tìm việc thông qua hành vi tìm việc. Chế độ tư vấn giới thiệu việc làm có tác động đáng kể nhất lên kết quả tìm việc và trợ cấp thất nghiệp không chỉ bù đắp thu nhập cho người lao động sau thất nghiệp mà còn tạo động lực cho họ tiếp tục tham gia vào quá trình tìm việc làm. - Từ kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị được đề xuất sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước về BHTN, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính trị-xã hội và các hiệp hội theo hướng: (i) Củng cố hành lang pháp lý và tổ chức thực hiện chính sách BHTN một cách chặt chẽ, minh bạch, công bằng; (ii) Đảm bảo trợ cấp thất nghiệp đúng, đủ để NLĐ sớm tìm được việc làm phù hợp; (iii) Điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng chế độ hỗ trợ học nghề, chú trọng vào cải thiện kỹ năng làm việc kết hợp với bổ sung đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ của thanh niên thất nghiệp đánh ứng yêu cầu của TTLĐ; (iv) Nâng cao chất lượng hoạt động TVGTVL và bổ sung hoạt động tư vấn/đào tạo kỹ năng tìm việc; (v) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của thanh niên về các hệ quả của thất nghiệp, vai trò và ý nghĩa của việc tham gia BHXH nói chung và BHTN nói riêng để được bảo vệ bởi các chính sách bảo hiểm khi gặp rủi ro. 1.7. Bố cục của luận án Toàn bộ nội dung chính của nghiên cứu này được tác giả sắp xếp như sau: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý luận, mô hình và giả thuyết nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Bàn luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
- 7 Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại của ngƣời thất nghiệp Ngay từ cuối những năm 1990, các nghiên cứu khẳng định rằng kết quả tìm việc trở lại (return to work outcomes) là một phạm trù khá phức tạp và cần xây dựng những yếu tố đa chiều, vì những tiêu chí thành phần dùng để đo lường kết quả tìm việc trở lại thường có mối quan hệ với nhau. Brasher và Chen (1999) đã xem xét hai mô hình lý thuyết ở cấp độ cá nhân và cấp độ tổ chức để đề xuất các tiêu chí đo lường kết quả tìm việc trở lại của người thất nghiệp, gồm: - Tiêu chí đầu tiên được tác giả đưa ra đó là thời gian tìm việc, thể hiện khoảng thời gian để người thất nghiệp tìm được việc sau khi thất nghiệp, đây cũng chính là khoảng thời gian thất nghiệp mà trước đó cũng được đề xuất bởi Dyer (1973). - Tiêu chí thứ hai là mức lương của công việc sau thất nghiệp, tương đồng với tiêu chí được đưa ra sau này bởi Granovetter (2018). Tuy nhiên hiện nay, mức lương là chưa đủ phản ánh tình trạng tài chính của NLĐ, thay vào đó tác giả nên xem xét mức thu nhập, bao gồm cả những thu nhập ngoài lương (Chandola và Zhang, 2018). - Tiêu chí thứ ba là mức độ phù hợp giữa trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề với công việc hiện tại. Mức độ phù hợp thấp giữa trình độ chuyên môn và yêu cầu của công việc có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia vào công việc của NLĐ cũng như có thể làm phát sinh căng thẳng trong công việc (Lazarus, 1995; Rabinowitz và Hall, 1977). - Thứ tư, sự hài lòng về công việc mới, được thể hiện bằng việc NLĐ có sẵn sàng làm công việc này lâu dài hay không. Tuy nhiên, tiêu chí này rất khó để lượng hoá, do nó phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm trả lời, vào cảm xúc của người trả lời tại thời điểm hỏi. - Thứ năm là khả năng gắn bó lâu dài ở công việc mới dùng để đánh giá hiệu quả tìm việc. Ý định có làm việc lâu dài hay không được dùng để đánh giá hiệu quả của thông tin việc làm và công tác tuyển dụng. - Tiêu chí cuối cùng được đề cập là số lượng cuộc phỏng vấn tham gia và số lượng lời mời làm việc nhận được khi tìm việc. Tuy nhiên thực tế tiêu chí này chỉ phản ánh được mức độ tích cực trong khi tìm việc hơn là kết quả tìm việc trở lại vì đôi khi có người chỉ cần nhận được một lời mời làm việc hoặc một cuộc
- 8 phỏng vấn đã tìm được việc, còn có người lại thất bại sau nhiều lần phỏng vấn. Thực tế, Saks và Ashforth (2000) đã chứng minh rằng số lượng lời mời làm việc hay số cuộc phỏng vấn việc làm không thực sự phản ánh năng lực tìm việc hay chất lượng tìm việc của người thất nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy sự hài lòng về công việc mới (job satisfaction) đã bao hàm cả 5 tiêu chí còn lại. Khi một người thất nghiệp tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc của họ thì sẽ phần nào giúp họ có sự hài lòng với công việc mới, từ đó họ sẽ gắn bó với công việc hơn. Bên cạnh đó, nếu chỉ xét riêng về sự phù hợp giữa bằng cấp chuyên môn với công việc thì chưa hoàn toàn phản ánh được năng lực làm việc của NLĐ, mà cần xem xét thêm cả sự phù hợp với kinh nghiệm làm việc. Trong thực tế nhiều lao động làm công việc không đúng với chuyên ngành/chứng chỉ được đào tạo nhưng sau thời gian dài làm việc, được đào tạo tại nơi làm việc họ đã lành nghề. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tìm việc và biểu hiện của kết quả tìm việc, Kanfer và cộng sự (2001b) đã đề ra 3 tiêu chí phản ánh kết quả tìm việc trở lại bao gồm: (i) tình trạng việc làm tại thời điểm phỏng vấn; (ii) Thời gian tìm việc; (iii) số lượng lời đề nghị làm việc. Tuy nhiên, tác giả đã bỏ qua tiêu chí về mức thu nhập ở công việc mới, đây là một tiêu chí quan trọng. Đối với phần lớn những người thất nghiệp, tìm được việc trở lại nhằm giúp họ phục hồi ở nhiều khía cạnh, trong đó quan trọng nhất là khía cạnh tài chính (Koenig và cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, áp dụng trong bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, một bộ phận lớn người thất nghiệp vẫn tìm việc theo các cách truyền thống (ví dụ: tìm việc qua giới thiệu của người thân, bạn bè, nộp trực tiếp hồ sơ tại công ty tuyển dụng hoặc tìm việc thông qua trung tâm DVVL), do đó việc để tiêu chí về số lượng lời đề nghị làm việc đại diện cho kết quả tìm việc trở lại là chưa thực sự thoả đáng. Wanberg và cộng sự (2002) đã xây dựng mô hình lý thuyết về các tiêu chí phản ánh tìm việc trở lại thành công (reemployment success) thông qua tổng quan lại các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm dự báo về việc dừng hưởng BHTN, tốc độ tìm việc trở lại và chất lượng tìm việc trở lại. Sau đó các tác giả đã bổ sung các bằng chứng thực nghiệm từ phỏng vấn với những người tìm việc và nhân viên làm việc tại Trung tâm LLLĐ Monnesota để khái niệm hoá kết quả tìm việc trở lại bao gồm 5 tiêu chí. Hai tiêu chí đầu tiên là tốc độ tìm việc trở lại và việc dừng hưởng BHTN. Hai tiêu chí tiếp theo đó là sự cải thiện trong công việc mới (đại diện cho một nhóm các đặc điểm được cải thiện như tiền lương, thời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 226 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn