Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mô nói chung; đánh giá khả năng ứng dụng trong nền kinh tế Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRẦN THỊ THU HÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG (REER), VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Hà Nội - Năm 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRẦN THỊ THU HÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG (REER), VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. TS. LƯƠNG VĂN KHÔI 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ THUỲ VINH Hà Nội - Năm 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận án “Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô tại Việt Nam" là công trình nghiên cứu riêng, độc lập của tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2021
- ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Viện Chiến lược Phát triển đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo - những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian làm Nghiên cứu sinh tại Viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lương Văn Khôi và PGS.TS Nguyễn Thị Thùy Vinh, người hướng dẫn khoa học, đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lãnh đạo và các đồng nghiệp Ban Dự báo Kinh tế Ngành và Doanh nghiệp cùng các đồng nghiệp,… đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè luôn hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án./.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ...................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG ................................................................... 10 1.1. Tỷ giá hối đoái thực đa phương và phương pháp ước lượng............... 10 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước................................................ 10 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................ 13 1.2. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái đối với một số chỉ số kinh tế vĩ mô .. 14 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước................................................ 14 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................ 18 1.3. Tỷ giá cân bằng và các mô hình ước lượng ......................................... 22 1.3.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước................................................ 22 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ................................................ 25 1.4. Sai lệch tỷ giá và các tác động ............................................................. 26 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước................................................ 26 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước................................................ 29 1.5. Một số hạn chế của các công trình nghiên cứu và những vấn đề được nghiên cứu sâu trong Luận án ..................................................................... 29 1.5.1. Một số hạn chế của các công trình nghiên cứu ............................. 29 1.5.2. Các vấn đề Luận án phát triển và đi sâu nghiên cứu .................... 31 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC ĐA PHƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ ................................................................................... 33
- iv 2.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ giá hối đoái thực đa phương .............................. 33 2.1.1 Bản chất và phân loại tỷ giá hối đoái ............................................. 33 2.1.2. Vai trò của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô .................................................................................................... 38 2.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá đa phương .................................. 42 2.2. Chính sách tỷ giá hối đoái .................................................................... 46 2.2.1. Khái niệm ...................................................................................... 46 2.2.2. Nội dung cơ bản ............................................................................ 46 2.3. Tỷ giá cân bằng .................................................................................... 51 2.3.1. Khái niệm ...................................................................................... 51 2.3.2. Các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng .................................. 53 2.3.3. Tỷ giá cân bằng hành vi (BEER) .................................................. 59 2.4. Sai lệch tỷ giá ....................................................................................... 69 2.4.1. Khái niệm ...................................................................................... 69 2.4.2. Tác động của sai lệch tỷ giá của nền kinh tế................................. 69 CHƯƠNG III:.......................................................................................................... 78 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020 ..................... 78 3.1. Chính sách và diễn biến tỷ giá giai đoạn 2000-2020 ........................... 78 3.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn 2000-2020 ............. 78 3.1.2. Chính sách và diễn biến tỷ giá giai đoạn 2000-2020 .................... 81 3.2. Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020................ 99 CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................................................................................................. 107 4.1. Mô hình ước lượng tỷ giá cân bằng cho Việt Nam............................ 107
- v 4.2. Ước lượng tỷ giá thực cân bằng của Việt Nam và mức độ sai lệch tỷ giá .............................................................................................................. 110 4.2.1. Tỷ giá cân bằng và độ sai lệch theo phương pháp lọc Hodrick- Prescott .................................................................................................. 110 4.2.2. Tỷ giá cân bằng và mức độ sai lệch theo mô hình và kết quả thực nghiệm cho Việt Nam theo cách tiếp cận BEER .................................. 112 4.3. Khả năng ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam – Một số kiến nghị chính sách............................................ 121 4.3.1. Đánh giá sai lệch tỷ giá đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ......... 121 4.3.2. Kiến nghị chính sách trong việc ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô ............................................................... 126 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 136 PHỤ LỤC I: MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG TOÀN CẦU NIGEM ............... 148 PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG TOÀN CẦU NIGEM............................................................................. 157 PHỤ LỤC III: TỶ TRỌNG THƯƠNG MẠI NHÓM 32 NƯỚC ĐỐI TÁC QUA CÁC NĂM (%) ...................................................................................................... 161
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại cơ chế tỷ giá của các quốc gia ...................................... 47 Bảng 2.2: Các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá cân bằng ở các nước Đông Nam Á ........................................................................................... 66 Bảng 3.1: Tóm tắt các biện pháp điều hành tỷ giá giai đoạn 2008-2010 ...... 84 Bảng 3.2: Biên độ dao động tỷ giá được áp dụng từ giai đoạn 2000-2015... 91 Bảng 4.1: Kiểm định tính dừng ADF .......................................................... 113 Bảng 4.2: Kiểm định đồng tích hợp Johansen............................................. 114 Bảng 4.3: Vector đồng tích hợp .................................................................. 115 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ....................... 81 Hình 3.2: Diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam năm 2010-2011............... 87 Hình 3.3: Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2012-2014 ..... 89 Hình 3.4: Diễn biến tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2015 ...................... 92 Hình 3.5: Diễn biến tỷ giá hối đoái giai đoạn 2018-2020 ............................ 95 Hình 3.6: Tỷ giá của đồng VND với một số các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ tỷ giá trung tâm .................................................................. 97 Hình 3.7: Phản ứng của tỷ giá USD/VND đối với sự hội nhập quốc tế ....... 99 Hình 3.8: So sánh các ước lượng về REER (năm 2000 là năm gốc) .......... 100 Hình 3.9: Tỷ giá hối đoái thực đa phương giai đoạn 2000 – 2020 ............. 104 Hình 3.10: Tỷ giá thực đa phương với phạm vi các nước khác nhau ........... 105 Hình 4.1: Tỷ giá hối đoái đa phương dài hạn và mức độ sai lệch .............. 111 Hình 4.2: Tỷ giá BEER và REER ............................................................... 116
- vii Hình 4.3: Tỷ giá cân bằng (BEER) và tỷ giá thực đa phương trung bình .. 116 Hình 4.4: Chêch lệch tỷ giá cân bằng và tỷ giá thực .................................. 117 Hình 4.5: Tác động của sai lệch tỷ giá đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2016-2020 .......................................................................... 123 Hình 4.6: Tác động của sai lệch tỷ giá 1% đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ... 124 Hình 4.7: Tác động của sai lệch tỷ giá 1% đến lạm phát: % thay đổi so kịch bản không có cú sốc .................................................................... 125 Hình 4.8: Tác động của sai lệch tỷ giá -1% đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 125 Hình 4.9: Tác động của việc tăng 1% tỷ giá song phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam .............. 128 Hình 4.10: Tác động của việc tăng 1% tỷ giá song phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương đến xuất khẩu Việt Nam ............................. 129 Hình 4.11: Tác động của việc Mỹ tăng lãi suất đến tỷ giá song phương VND/USD và tỷ giá thực đa phương .......................................... 129
- viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Danh mục từ viết tắt tiếng Việt Cụm từ Từ gốc viết tắt CPI Chỉ số giá tiêu dùng KNXK Kim ngạch xuất khẩu KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu NHTW Ngân hàng Trung ương Danh mục từ viết tắt tiếng Anh Cụm từ Từ gốc Giải nghĩa viết tắt BEER Behavioral Equilibrium Tỷ giá hối đoái hành vi Exchange Rate CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng DC Domestic Credit Tín dụng nội địa DEER Desired Equilibrium Exchange Tỷ giá cân bằng mong muốn Rate FEER Fundamental Equilibrium Tỷ giá hối đoái cơ bản Exchange Rate GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GNFL Government net financial Tổng các khoản nợ tài chính liabilities ròng của Chính phủ GOVEX Government Expenditure Chi tiêu chính phủ KA Capital Accout Cán cân vốn
- ix Cụm từ Từ gốc Giải nghĩa viết tắt NATREX Natural Real Exchange Rates Tỷ giá hối đoái thực tự nhiên NAIRU Non-Accelerating Inflation Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Rate of Unemployment NFA Net Foreign Assets Tài sản nước ngoài ròng NFAR Net Foreign Assets Returns Thu nhập từ tài sản ngoại tệ ròng NEER Nominal Effective Exchange Tỷ giá hối đoái đa phương Rate danh nghĩa NTB Net trade balance Cân bằng thương mại ròng PEER Permanent Equilibrium Tỷ giá cân bằng dài hạn Exchange Rate REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái thực đa phương TOT Terms of Trade Điều kiện thương mại WPI Wholesale price index Chỉ số giá bán buôn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Luận án Chính sách tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia và tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ quan trọng nhất của quá trình này. Về lý thuyết, tỷ giá hối đoái phản ánh mức giá tương đối giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong nền kinh tế mở khi một quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại và thực hiện các giao dịch với một số quốc gia khác thì việc cần có một chỉ số phản ánh giá trị chung của đồng nội tệ của quốc gia đó so với một rổ tiền tệ của các nước đối tác thương mại - tỷ giá hối đoái đa phương- trở nên rất cần thiết. Tỷ giá hối đoái đa phương danh nghĩa (NEER) được tính dựa trên cơ sở này là tỷ giá giữa đồng nội tệ với một rổ các đồng tiền của các nước khác lấy quyền số là tỷ trọng thương mại hoặc thanh toán quốc tế của nước đó với các nước đối tác. Trên cơ sở đó, tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) được tính dựa trên NEER sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát. Để trả lời câu hỏi một đồng tiền có bị định giá quá cao hay quá thấp hay không - mức sai lệch của tỷ giá, người ta phải xác định được mức cân bằng của tỷ giá, hay tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng tiền đó. So sánh REER với tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ cho thấy mức độ sai lệch tỷ giá – phản ánh đồng tiền đang xem xét được định giá quá cao hay quá thấp làm cơ sở để điều chỉnh tỷ giá là phá giá hay nâng giá đồng tiền. Sai lệch tỷ giá là vấn đề được nhiều nghiên cứu đề cập đến trong những năm gần đây, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đang tìm hướng đi cho mình để ổn định, phát triển kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế toàn cầu. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, sai lệch tỷ giá có thể gây ra những bất ổn
- 2 cho nền kinh tế: Thứ nhất, sai lệch tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế và khu vực xuất nhập khẩu, tác động tới khả năng cạnh tranh của khu vực này với phần còn lại của thế giới; Thứ hai, sai lệch tỷ giá có thể ảnh hưởng tới đầu tư trong nước và nước ngoài, do đó ảnh hưởng tới quá trình tích lũy vốn; Thứ ba, mức sai lệch tỷ giá càng lớn thì càng có ảnh hưởng không tốt tới tăng trưởng kinh tế như biến động về điều kiện thương mại, tỷ giá danh nghĩa, mức cung ứng tiền, năng suất lao động… Do đó, việc xác định và ứng dụng REER để xác định mức sai lệch tỷ giá có ý nghĩa quan trọng trong điều hành tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô. Ở thời điểm nghiên cứu sinh đề xuất Luận án này và khi Luận án được phê duyệt (năm 2015) thì ở Việt Nam chưa sử dụng NEER, REER và tỷ giá hối đoái cân bằng phổ biến trong công tác điều hành tỷ giá mà phần lớn chỉ dựa vào điều hành tỷ giá hối đoái song phương, chủ yếu là giữa tiền đồng và đồng đô la Mỹ (USD) (điều này có thể dẫn đến việc điều chỉnh tỷ giá không phù hợp với điều kiện vĩ mô cụ thể dẫn đến những sai lầm trong điều hành trong điều hành kinh tế vĩ mô và gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế). Từ năm 2016 đến nay, NHNN đã áp dụng tỷ giá hối đoái trung tâm - neo VND theo một rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền - đã giúp cho thị trường tiền tệ ít xáo trộn hơn, diễn biến tỷ giá không biến động mạnh như trước, song nhiều quan điểm cho thấy tỷ giá trung tâm vẫn còn cứng nhắc và trên thực tế vẫn neo vào USD là chủ yếu1. Hơn thế nữa, cách tính toán tỷ giá trung tâm và tỷ trọng của từng đồng tiền trong rổ tiền tệ chưa được công bố khiến cho các cơ quan có vai trò quan trọng trong điều phối kinh tế vĩ mô không thể tham khảo để có thể đánh giá mức độ tác động thực sự của những biến động của các đồng 1 Trích nguồn: Trần Thị Thanh Huyền (2018) "Chính sách tỷ giá hối đoái trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế".
- 3 tiền trên thế giới tới giá của tiền đồng (hay còn được gọi là VND) và tới nền kinh tế Việt Nam, đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự báo tỷ giá để đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, là nền kinh tế nhỏ và có độ mở cao nên Việt nam chịu tác động ngày càng lớn từ những biến động của kinh tế thế giới (đặc biệt là những biến động của chính sách tài chính tiền tệ của các nước là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam), chính sách tỷ giá có thể trở nên thiếu phù hợp khi chính sách này chủ yếu nặng về quản lý tỷ giá hối đoái song phương danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường xuyên về REER và tỷ giá hối đoái cân bằng, mức độ sai lệch về tỷ giá và đánh giá tác động của các sai lệch tỷ giá này đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, xuất khẩu, nhập khẩu,... Trong khi đó, trong bối cảnh việc hoán đổi tiền tệ giữa VND với đồng tiền của nhiều nước đã và đang trở thành xu hướng nổi trội, việc áp dụng một rổ 8 đồng tiền có thể cần được mở rộng hơn nữa để đảm bảo tính chính xác, khách quan phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập tài chính của Việt Nam đang ngày càng sâu rộng và tỷ trọng thương mại của Việt Nam với các nước và vùng, lãnh thổ đang có nhiều thay đổi. Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa, vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền sẽ tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an
- 4 sinh xã hội. Có thể nhận thấy những biến động của tỷ giá hối đoái thường rất được quan tâm, cả cho những tín hiệu mà chúng chứa đựng về triển vọng lạm phát trong tương lai và cho cả ý nghĩa của chúng về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những biến động của tỷ giá hối đoái song phương, ví dụ VND so với USD và EUR, không truyền tải đủ thông tin cho các nhà hoạch định chính sách hoặc cho các doanh nghiệp ngoại trừ các khoản giao dịch song phương cụ thể. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái đa phương đo lường giá VND so với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại của Việt Nam cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Những biến động về tỷ giá hối đoái tác động tới một số biến kinh tế vĩ mô quan trọng, trong đó quan trọng nhất là thương mại, lạm phát trong nước, tăng trưởng GDP,... Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng REER nhằm xem xét mức độ sai lệch về tỷ giá đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tỷ giá của Việt Nam nói riêng vì nó không chỉ giúp Chính phủ, hệ thống các Ngân hàng Việt Nam có được những thông tin quan trọng về hiện trạng cũng như tương lai VND, từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô cụ thể, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Hiện có nhiều nghiên cứu về tỷ giá hối đoái đa phương và các ứng dụng tỷ giá đa phương để xác định tỷ giá cân bằng và sai lệch tỷ giá ở Việt Nam, song theo nhận thức của Nghiên cứu sinh, một số nghiên cứu hiện nay còn hạn chế về số liệu và tần suất số liệu, lựa chọn mô hình và biến số, do đó kết quả từ một số nghiên cứu hiện còn chưa thực sự thuyết phục. Đặc biệt là, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc ứng dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương đến công tác điều hành kinh tế vĩ mô, bao gồm việc đánh giá các nhân tố quyết định và mức độ sai lệch trong điều hành tỷ giá, tác động của sai lệch tỷ giá tới các
- 5 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam - đánh giá khả năng ứng dụng tỷ giá REER trong công tác điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tất cả những điều này có thể sẽ được xem xét và giải quyết trong Luận án này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận án nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mô nói chung; đánh giá khả năng ứng dụng trong nền kinh tế Việt Nam Mục tiêu cụ thể: - Tính toán tỷ giá hối đoái thực đa phương, ước lượng tỷ giá cân bằng của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 để xem xét hiệu quả và mức độ phù hợp của các chính sách tỷ giá với điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn này. - Tính toán mức sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động của sai lệch này đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu; - Đánh giá khả năng ứng dụng của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành tỷ giá phục vụ công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ. Luận án hướng vào trả lời 5 câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Có những loại tỷ giá nào và loại tỷ giá hối đoái nào được áp dụng trong điều hành chính sách tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô theo thông lệ quốc tế? (2) Việt Nam đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái kể từ năm 2000 - 2020 như thế nào? (3) Tỷ giá hối đoái đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 có phản ánh đúng giá của tiền đồng không? (4) Việc thực thi chính sách tỷ giá hối đoái đa phương tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam có gì khác so với tỷ giá hối đoái song phương? (5) Những kiến nghị chính sách nào cần được đưa ra nhằm ứng dụng tỷ giá đa phương trong công tác điều phối vĩ mô Việt Nam trong thời gian tới?
- 6 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tỷ giá hối đoái thực đa phương; vai trò và khả năng ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, xem xét vai trò, xác định, đánh giá tỷ giá hối đoái đa phương của Việt Nam; ước lượng tỷ giá cân bằng và ứng dụng tỷ giá thực đa phương để xác định mức sai lệch tỷ giá đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam, giới hạn ở một số chỉ tiêu vĩ mô chủ yếu như tăng trưởng, lạm phát, cán cân thương mại. - Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu theo quý bắt đầu từ quý I/2000 - thời điểm Việt Nam bắt đầu ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ và cũng là thời điểm khởi đầu giai đoạn nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới - được cập nhật cho đến quý IV/2020. - Về không gian: Luận án nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực đa phương, tỷ giá cân bằng, sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận nghiên cứu của Luận án Chính sách tỷ giá hối đoái có một vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Biến động về tỷ giá hối đoái có tác động tới một số biến số kinh tế vĩ mô quan trọng, trong đó quan trọng nhất là thương mại, lạm phát trong nước, tăng trưởng GDP,... Luận án sử dụng cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tiếp cận của kinh tế phát triển nhằm ước lượng tỷ giá hối đoái đa phương, tỷ giá cân bằng, ứng dụng xác định mức sai lệch tỷ giá, đánh giá sai lệch tỷ giá đến kinh tế vĩ mô - hay nói cách khác là ứng dụng tỷ giá đa
- 7 phương trong điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các phân tích, ước lượng, đánh giá được Luận án thực hiện một cách độc lập để ước lượng tỷ giá REER, tỷ giá cân bằng, ứng dụng tỷ giá REER xác định sai lệch tỷ giá và xem xét khả năng ứng dụng tỷ giá đa phương trong điều hành chính sách tỷ giá và kinh tế vĩ mô bằng phương pháp định lượng. Từ đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị chính sách. - Phương pháp luận nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng bao gồm phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian theo quý hoặc năm; phương pháp thống kê số liệu; phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp định tính được sử dụng chủ yếu trong phần phân tích đánh giá về chính sách tỷ giá trong giai đoạn 2000-2020. Phương pháp định lượng bao gồm: (i) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) để ước lượng tỷ giá hối đoái cân bằng, mức độ sai lệch tỷ giá, (ii) sử dụng mô hình kinh tế lượng toàn cầu (NIGEM)) đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá tới một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000-2020 và đánh giá khả năng ứng dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành vĩ mô, dựa trên số liệu quý hoặc năm từ các nguồn như Tổng cục Thống kê (GSO), IMF hoặc cơ sở dữ liệu mô hình kinh tế lượng toàn cầu NiGEM.
- 8 - Khung phân tích của Luận án: Nghiên cứu lý Xác định thông tin Câu hỏi thuyết cần bổ sung nghiên cứu Cơ sở lý luận và Các giả định Nghiên cứu thực tiễn về tỷ giá thực tế (dữ hối đoái đa liệu, số liệu) phương, tỷ giá cân bằng và sai lệch tỷ giá Thực trạng điều hành tỷ giá Xây dựng mô hình kinh hối đoái và tỷ giá đa phương tế lượng của Việt Nam Tính toán tỷ giá Vận dụng mô phỏng Ứng dụng tỷ giá thực đa REER, ước lượng tác động đến các chỉ phương trong điều hành tỷ giá cân bằng và tiêu kinh tế vĩ mô kinh tế vĩ mô và một số sai lệch tỷ giá Việt Nam kiến nghị chính sách 5. Những đóng góp mới của Luận án Để thực hiện các mục đích nghiên cứu, Luận án đã tính toán tỷ giá REER ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020. Tuy nhiên, khác với một số nghiên cứu trong nước hiện có, trong công thức tính REER, Luận án tính tỷ trọng thương mại phân tách theo tỷ trọng theo KNXK, KNNK hàng hóa và dịch vụ thay vì theo tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam với các nước đối tác như nghiên cứu của UBKTQH và UNDP (2012). Việc thực hiện phân tách theo tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ sẽ phản ánh đầy đủ và chính xác hơn giá trị thương mại thực tế của Việt Nam với các nước đối tác thương mại, đặc biệt trong bối cảnh giá trị thương mại dịch vụ đang có vai trò ngày càng tăng trong tổng giá trị thương mại của Việt Nam với thế giới. Trong đó, tỷ giá thực đa phương được tính theo
- 9 quý, từ quý I/2000 đến quý IV/2020, dựa trên rổ tiền tệ gồm 32 đồng tiền thuộc 50 đối tác thương mại chính của Việt Nam với tỷ trọng thương mại chiếm đến 98% giá trị thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 (một số nghiên cứu trước đây lựa chọn số lượng đồng tiền của các đối tác chiếm khoảng 70% giá trị thương mại của Việt Nam). Luận án thực hiện ước lượng tỷ giá cân bằng của Việt Nam trên cơ sở khảo cứu các phương pháp tính tỷ giá cân bằng đang được áp dụng trên thế giới hiện nay, phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương pháp, từ đó lựa chọn phương pháp, mô hình và các biến phù hợp với Việt Nam để áp dụng ước lượng tỷ giá cân bẳng, ứng dụng tỷ giá REER và tỷ giá cân bằng để ước lượng sai lệch tỷ giá của Việt Nam. Sau khi xác định được mức sai lệch tỷ giá, Luận án thực hiện đánh giá định lượng tác động của sai lệch này đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu thông qua mô phỏng các tác động này bằng việc sử dụng mô hình kinh tế lượng (NIGEM) và đánh giá khả năng ứng dụng của tỷ giá thực đa phương trong điều hành tỷ giá phục vụ công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ. Đây chính là điểm đóng góp mới quan trọng của Luận án so với các công trình nghiên cứu hiện có. Trên cơ sở các kết quả thu được, Luận án đã đề xuất áp dụng tỷ giá REER trong công tác điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận án bao gồm 4 Chương sau: Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tỷ giá thực đa phương và các ứng dụng; Chương II: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái thực đa phương và chính sách tỷ giá; Chương III: Thực trạng công tác điều hành chính sách tỷ giá và tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020; Chương IV: Ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt Nam và một số kiến nghị chính sách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn