Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận án này nhằm xây dựng và kiểm định mô hình về tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình; đồng thời, khám phá và kiểm định tác động của chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- TRẦN THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ CÔNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- TRẦN THỊ YẾN TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ CÔNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN 2. TS. HOÀNG CẨM TRANG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài “Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận án được thực hiện với sự hướng dẫn của hai nhà khoa học là PGS.TS. Nguyễn Phong Nguyên và TS. Hoàng Cẩm Trang. Trong quá trình hoàn thành các nội dung của luận án, tôi có tham khảo các công trình nghiên cứu trước của thế giới và Việt Nam. Trong luận án, những phần nội dung được kế thừa từ những nguồn tài liệu trước tôi đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể tại phần tài liệu tham khảo. Các kết quả của nghiên cứu mà tôi đã báo cáo trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai khác công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào (ngoại trừ một số bài báo có liên quan đến hướng nghiên cứu này đã được chính tôi đăng báo để đảm bảo điều kiện đầu ra theo quy định của nhà trường). Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….tháng…. năm 2021 Nghiên cứu sinh Trần Thị Yến
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với tập thể Quý Thầy, Cô tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình theo học tại Trường. Kế đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô tại Khoa Kế toán vì đã cung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn bổ ích cũng như đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt luận án. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Phong Nguyên và TS. Hoàng Cẩm Trang vì đã tận tình chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành tốt luận án này. Tiếp theo, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô tại Khoa Quản trị Kinh doanh vì đã giảng dạy những học phần cần thiết như: thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Thông qua những học phần này, tôi đã có thêm những kiến thức hữu ích về phương pháp nghiên cứu và nó đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận án. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học vì đã cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan trong suốt thời gian tôi theo học chương trình tiến sĩ tại Trường. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Kế toán – Trường Đại học Quy Nhơn vì đã tạo nhiều thuận lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và làm việc để tôi có thể tập trung và hoàn thành tốt chương trình nghiên cứu sinh của mình. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn Quý chuyên gia, anh, chị, bạn bè và các đơn vị đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu để tôi có thể hoàn thành tốt luận án. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …..tháng …..năm 2021 Nghiên cứu sinh Trần Thị Yến
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x TÓM TẮT ..................................................................................................................xi ABSTRACT ............................................................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Tính cần thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................5 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7 4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................7 6. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................9 6.1. Đóng góp về mặt lý luận ..............................................................................9 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ...........................................................................9 7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................12 1.1. Giới thiệu........................................................................................................12 1.2. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................12 1.2.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực công ...................................................................................................................12 1.2.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình trong khu vực công ............................................................................................................17 1.2.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động trong khu vực công ............................................................................................................22
- iv 1.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ...........................................................27 1.3.1. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực công ...................................................................................................................27 1.3.2. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình trong khu vực công ............................................................................................................29 1.3.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động trong khu vực công ............................................................................................................29 1.4. Nhận xét tổng quan nghiên cứu .....................................................................31 1.4.1. Đối với nghiên cứu nước ngoài...............................................................31 1.4.2. Đối với nghiên cứu trong nước ...............................................................33 1.5. Xác định khoảng trống nghiên cứu ................................................................36 1.6. Kết luận chương 1 ..........................................................................................38 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................39 2.1. Giới thiệu........................................................................................................39 2.2. Tổng quan tài chính và kế toán các đơn vị thuộc khu vực công tại Việt Nam ...............................................................................................................................39 2.3. Các khái niệm nền tảng ..................................................................................41 2.3.1. Năng lực kế toán .....................................................................................41 2.3.2. Vai trò lãnh đạo ......................................................................................43 2.3.3. Chất lượng báo cáo tài chính..................................................................45 2.3.4. Trách nhiệm giải trình ............................................................................48 2.3.5. Thành quả hoạt động ..............................................................................50 2.4. Lý thuyết nền..................................................................................................52 2.4.1. Lý thuyết quản lý công mới (New public management) ..........................52 2.4.2. Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) ..................................................54 2.4.3. Lý thuyết bất định (Contingency Theory) ...............................................58 2.4.4. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ........................................................60 2.5. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................63 2.5.1. Tác động của năng lực kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính .........64 2.5.2. Tác động của vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính ..........66
- v 2.5.3. Tác động của vai trò lãnh đạo đến trách nhiệm giải trình .....................68 2.5.4. Tác động của năng lực kế toán đến trách nhiệm giải trình ....................69 2.5.5. Tác động của chất lượng BCTC đến trách nhiệm giải trình ..................71 2.5.6. Tác động của chất lượng BCTC đến thành quả hoạt động ....................73 2.5.7. Tác động của trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động..............74 2.5.8. Tác động gián tiếp của chất lượng BCTC đến thành quả hoạt động thông qua vai trò trung gian của trách nhiệm giải trình ..................................76 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................77 2.7. Kết luận chương 2 ..........................................................................................78 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................79 3.1. Giới thiệu........................................................................................................79 3.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................79 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ..............................................................83 3.4. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................87 3.4.1. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .......................................................87 3.4.2. Chọn mẫu chuyên gia ..............................................................................88 3.4.3. Thiết kế bảng phỏng vấn chuyên gia .......................................................90 3.4.4. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................91 3.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................91 3.5.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................................91 3.5.1.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................92 3.5.1.2. Công cụ và phương pháp xử lý dữ liệu ................................................93 3.5.2. Nghiên cứu định lượng chính thức ..........................................................95 3.5.2.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu...........................................................95 3.5.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................98 3.5.2.3. Công cụ và phương pháp xử lý dữ liệu ................................................99 3.5.2.4. Các bước phân tích dữ liệu ................................................................100 3.6. Kết luận chương 3 ........................................................................................108 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................109 4.1. Giới thiệu......................................................................................................109
- vi 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................109 4.2.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu .....................................110 4.2.2. Đánh giá sự phù hợp của thang đo .......................................................111 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ..........................................................115 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .........................................................116 4.3.2. Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo .....................................................117 4.3.3. Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo ...............................................118 4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................120 4.4.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát................................................................120 4.4.2. Kiểm định mô hình đo lường .................................................................123 4.4.3. Kiểm định chệch do phương pháp ........................................................124 4.4.4. Kiểm định mô hình cấu trúc ..................................................................125 4.4.5. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm biến định tính ..........................129 4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................133 4.6. Kết luận chương 4 ........................................................................................142 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................143 5.1. Giới thiệu......................................................................................................143 5.2. Kết luận ........................................................................................................143 5.2.1. Tổng kết quá trình nghiên cứu ..............................................................143 5.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................144 5.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .............................................................145 5.3. Hàm ý ...........................................................................................................147 5.3.1. Hàm ý lý thuyết......................................................................................147 5.3.2. Hàm ý quản trị ......................................................................................151 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu mới ..............................................................155 5.5. Kết luận chương 5 ........................................................................................158 KẾT LUẬN .............................................................................................................159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ .................................1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................2
- vii Phụ lục 1: Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực công ........................................................................................25 Phụ lục 2: Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình trong khu vực công ....................................................................................31 Phụ lục 3: Tổng kết các nghiên cứu nước ngoài về nhân tố tác động đến thành quả hoạt động trong khu vực công ...................................................................................36 Phụ lục 4: Tổng kết các nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực công ........................................................................................42 Phụ lục 5: Tổng kết các nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động đến trách nhiệm giải trình trong khu vực công ....................................................................................46 Phụ lục 6: Tổng kết các nghiên cứu trong nước về nhân tố tác động đến thành quả hoạt động trong khu vực công ...................................................................................47 Phụ lục 7: Tóm tắt một số mô hình nghiên cứu có liên quan ...................................48 Phụ lục 8: Tóm tắt cơ sở lý thuyết đưa ra các giả thuyết nghiên cứu .......................54 Phụ lục 9: Phiếu trao đổi với chuyên gia ..................................................................56 Phụ lục 10: Danh sách chuyên gia phỏng vấn định tính ...........................................64 Phụ lục 11: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về sự phù hợp của mô hình ......................66 Phụ lục 12: Tổng hợp ý kiến chuyên gia về điều chỉnh thang đo .............................76 Phụ lục 13: Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................82 Phụ lục 14: Danh sách đơn vị khảo sát sơ bộ............................................................89 Phụ lục 15: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu sơ bộ ..........................................92 Phụ lục 16: Danh sách đơn vị khảo sát chính thức ...................................................96 Phụ lục 17: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức ................................103
- viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á BCTC Báo cáo tài chính CB-SEM Covariance Based – Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên hiệp phương sai CMKT Chuẩn mực kế toán HCSN Hành chính sự nghiệp UBND Ủy ban nhân dân IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế IMF International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế IPSAS International Public Sector Accounting Standard Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSASB International Public Sector Accounting Standard Board Ủy ban Chuẩn mực kế toán công quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ NSNN Ngân sách Nhà nước OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PLS-SEM Partial Least Square – Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần TI Transparency International - Tổ chức Minh bạch Quốc tế TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh WB World Bank Ngân hàng thế giới
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Chọn mẫu định mức theo loại hình đơn vị công ...................................... 98 Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo với 100 mẫu .......................... 116 Bảng 4.2: Giá trị hội tụ của thang đo với 100 mẫu ................................................. 117 Bảng 4.3: Tiêu chí Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) với 100 mẫu ................. 118 Bảng 4.4: Tiêu chí Fornell-Larcker với 100 mẫu ................................................... 119 Bảng 4.5: Thống kê mẫu khảo sát theo loại hình đơn vị công ................................ 121 Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến chính trong mô hình ....................................... 123 Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc ........................................................ 125
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 77 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 82
- xi TÓM TẮT Tiêu đề: Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam. Tóm tắt: Gần đây, Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách tài chính công quan trọng, đặc biệt là việc ban hành các chế độ kế toán mới áp dụng cho các lĩnh vực công khác nhau. Các cải cách này nhằm giảm thiểu sự khác biệt giữa kế toán công ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Trên nền tảng lý thuyết quản lý công mới, lý thuyết thể chế, lý thuyết đại diện và lý thuyết bất định, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá và kiểm định tác động của năng lực kế toán, tác động của vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính và trách nhiệm giải trình. Đồng thời, luận án này cũng xem xét tác động của chất lượng báo cáo tài chính và tác động của trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam. Bằng việc sử dụng phần mềm SmartPLS 3 với 235 mẫu khảo sát chính thức cùng đáp viên chủ yếu là kế toán và nhà quản trị làm việc trong các đơn vị công tại Việt Nam, tác giả đã kiểm định tám giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của luận án. Kết quả cho thấy: (1) Năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo có tác động dương đến chất lượng báo cáo tài chính; (2) Năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo có tác động dương đến trách nhiệm giải trình; (3) Chất lượng báo cáo tài chính có tác động dương đến trách nhiệm giải trình; (4) Chất lượng báo cáo tài chính có tác động dương đến thành quả hoạt động; (5) Trách nhiệm giải trình có tác động dương đến thành quả hoạt động; (6) Trách nhiệm giải trình đóng vai trò trung gian cho tác động gián tiếp của chất lượng báo cáo tài chính đến thành quả hoạt động. Kết quả của nghiên cứu sẽ là đóng góp quan trọng về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn cho các đơn vị công tại Việt Nam trong việc thực hiện các chế độ kế toán mới theo hướng áp dụng cơ sở dồn tích đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng về trách nhiệm giải trình và tăng cường sự
- xii tin tưởng của người dân vào các đơn vị công. Từ đó, có thể góp phần hỗ trợ các đơn vị công trong tiến trình củng cố và nâng cao thành quả hoạt động. Từ khóa: Năng lực kế toán, vai trò lãnh đạo, chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình, thành quả hoạt động, đơn vị công, Việt Nam.
- xiii ABSTRACT Title: The impact of accounting competency and leadership on financial reporting quality, accountability and performance in public organizations in Vietnam. Abstract: Recently, Vietnam has undergone many important public finance reforms, especially the enactment of new accounting regimes that apply to different public sectors. These reforms aim to minimize the difference between public accounting in Vietnam and other countries around the world. Based on New public management theory, institutional theory, agency theory and contingency theory, this study explores and tests the effects of accounting capacity and leadership on financial reporting quality and accountability. This study also examines the impact of financial reporting quality and accountability on public organizations' performance in Vietnam. By using SmartPLS 3 software with 235 survey samples mainly from managers and accountants working in public units in Vietnam, the author has tested eight hypotheses in the research model of the thesis. The research results show that: (1) Accounting competency and leadership have a positive impact on the quality of financial statements; (2) Accounting competency and leadership have a positive impact on accountability; (3) Financial reporting quality has a positive impact on accountability; (4) Financial reporting quality has a positive impact on performance; (5) Accountability have a positive impact on performance; (6) Accountability plays a mediating role in the relationship between financial reporting quality and performance. These results bring some theoretical and administrative implications for public organizations in Vietnam in implementing new accounting regimes to apply a full accrual basis to improve the quality of information on the financial statements. They also serve the need to increase accountability, increase citizens' trust in public organizations and help improve the performance of public organizations. Keywords: Accounting competency, leadership, financial reporting quality, accountability, performance, public organizations, Vietnam.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Các tổ chức trong khu vực công luôn đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế hiện hành nhưng thường bị đánh giá là hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Vì thế, xu hướng phát triển của khu vực công ở các nước đang phát triển gần đây là đòi hỏi mạnh mẽ hơn về trách nhiệm giải trình đối với các tổ chức công, bao gồm cả cấp trung ương và cấp địa phương (Ohemeng và cộng sự, 2018). Van Helden và Ouda (2016) cho rằng để đáp ứng cả những áp lực từ các tổ chức tài trợ quốc tế, các đơn vị công trong các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng sử dụng thường xuyên các công cụ kế toán cho mục đích ra quyết định, kiểm soát và đánh giá trách nhiệm giải trình. Mục tiêu cuối cùng của trách nhiệm giải trình là tính hợp pháp và hiệu quả trong quá trình sử dụng các tài sản công (Wang, 2002). Đồng thời, kế toán là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt trách nhiệm giải trình và nâng cao kết quả của các dịch vụ công đã cung ứng (Roberts và Scapens, 1985). Patton (1992) cũng đã nhấn mạnh rằng thông tin kế toán là công cụ quan trọng nhằm đạt được trách nhiệm giải trình. Và để đáp ứng mục đích này thì các BCTC của khu vực công phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, đây là điều rất cần thiết và cũng là điều kiện tiên quyết (Cohen, S. và Karatzimas, 2017). Từ đó, nhiều áp lực đặt ra cho khu vực công của các nước là cần phải áp dụng IPSAS hoặc cơ sở kế toán dồn tích hoàn toàn (Nuhu và Appuhami, 2016) nhằm tăng cường minh bạch tài chính, trách nhiệm giải trình và hiệu quả hoạt động trong khu vực công (Robbins và Lapsley, 2015). Tại các nước đang phát triển, có thể thấy rằng quá trình thay đổi từ kế toán tiền sang kế toán dồn tích đang là xu hướng phổ biến và là một phần quan trọng của toàn bộ cải cách tài chính công (Tallaki, 2019). Bởi lẽ, việc thực hiện kế toán dồn tích được coi là một nền tảng quan trọng để có thể cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người dùng cũng như đảm bảo được chất lượng của thông tin kế toán (Christiaens và cộng sự, 2010). Kế toán dồn tích tăng cường cơ sở thông tin để đánh giá tài sản và công khai rõ ràng các khoản nợ phải trả (Ofoegbu, 2014). Tuy nhiên, việc áp dụng kế toán dồn tích cũng đòi hỏi phải sử dụng các ước tính kế toán nhiều hơn và điều này dường như sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các BCTC được cung cấp bởi các đơn vị công (Azmi và Mohamed, 2014). Đặc biệt,
- 2 các rào cản trong việc chuyển đổi sang kế toán dồn tích như năng lực kế toán hạn chế hoặc thiếu sự hỗ trợ từ lãnh đạo là có ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện kế toán dồn tích cũng như chất lượng thông tin kế toán và trách nhiệm giải trình của các đơn vị công (Nakmahachalasint và Narktabtee, 2019). Trên nền tảng lý thuyết bất định và lý thuyết thể chế, nghiên cứu này sẽ xem xét và đánh giá các nhân tố thuộc về nguồn lực của tổ chức có tác động mạnh mẽ đến chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình. Phần lớn các nghiên cứu trước đã cung cấp các bằng chứng mang tính thực tiễn về ảnh hưởng của các nhân tố bất định đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình (Dewi và cộng sự, 2019; Mardinan và cộng sự, 2018; Nirwana và Haliah, 2018). Nhóm nhân tố liên quan đến nhân lực được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc biệt và đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của tổ chức (Brown, 2004). Cũng theo Brown (2004), nhân lực gồm toàn bộ các tiềm năng về con người trong một tổ chức, từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao. Xét trong phạm vi các nhân tố thuộc về nguồn nhân lực có tác động trực tiếp đến chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình thì năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo được xem những nhân tố chủ đạo và quan trọng nhất (Nakmahachalasint và Narktabtee, 2019). Mặc dù các nhân tố có ảnh hưởng đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đã được một số nhà nghiên cứu trước tìm hiểu, nhưng việc xem xét tác động đồng thời của các yếu tố thuộc nguồn nhân lực, cụ thể là năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng BCTC, năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến trách nhiệm giải trình là chưa được công bố từ các nghiên cứu trước. Trong các nghiên cứu về chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình thì hai nhân tố này có mối quan hệ mật thiết và gắn kết chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, kế toán là người tạo ra BCTC và có trách nhiệm giải trình các vấn đề về tài chính, còn thủ trưởng đơn vị công là người đại diện tổ chức chịu trách nhiệm giải trình trước các bên liên quan về mọi hoạt động của đơn vị cũng như có ảnh hưởng nhất định đến công việc của người kế toán. Hơn nữa, tác động của vai trò lãnh đạo đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình là chưa được các nhà nghiên cứu trước quan tâm. Thêm vào đó, khu vực công tại Việt Nam đang có sự thay đổi về các chế độ kế toán áp dụng đối với các lĩnh vực công khác nhau, ví dụ: Thông tư 107/2017/TT-BTC, Thông tư 102/2018/TT-BTC, Thông tư 108/2018/TT- BTC, Thông tư 70/2019/TT-BTC. Vì thế, nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực kế toán
- 3 và vai trò lãnh đạo đến chất lượng BCTC cũng như trách nhiệm giải trình càng mang tính cần thiết cho khu vực công tại Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, kế toán khu vực công tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm khác biệt so với kế toán khu vực công trên thế giới như tồn tại nhiều chế độ kế toán công khác nhau hay chưa ban hành bộ chuẩn mực kế toán công (Đậu Thị Kim Thoa, 2019). Điều đáng chú ý là quá trình vận hành chế độ kế toán HCSN mới diễn ra tại các đơn vị công chưa thật hiệu quả đã cho thấy các đơn vị này chưa đảm bảo việc cung cấp thông tin kế toán hữu ích cho mục đích giải trình và ra quyết định (Yen và cộng sự, 2019). Trong những năm gần đây, vấn đề tham nhũng tại Việt Nam là một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc cho xã hội và thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi đối tượng, cụ thể là các vụ án liên quan đến biển thủ tài sản công (Phạm Quang Huy, 2018). Năm 2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã phát hành báo cáo về chỉ số tham nhũng của 180 quốc gia dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về vấn đề tham nhũng trong khu vực công. Trong báo cáo này, Việt Nam đạt 37/100 điểm tương ứng xếp hạng thứ 96/180 toàn cầu về tham nhũng. Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng vấn đề tham nhũng của khu vực công tại Việt Nam vẫn còn rất nghiêm trọng (Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 2019). Chính vì thế, nhu cầu về trách nhiệm giải trình của khu vực công đã trở thành chủ đề trung tâm của xã hội và các bên có liên quan đến khu vực công tại Việt Nam. Và để tạo áp lực cho các đơn vị công thực hiện tốt trách nhiệm giải trình, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 90/2013/NĐ-CP để quy định trách nhiệm giải trình cho các tổ chức công khi thực hiện các nhiệm vụ cũng như các quyền hạn đã được nhà nước giao (Chính Phủ, 2013a). Đồng thời, nhằm giúp các bên liên quan có được những thông tin hữu ích để đánh giá trách nhiệm giải trình của các đơn vị công thì những yêu cầu về chất lượng BCTC đã được thể hiện tại Luật kế toán. Tuy nhiên, chất lượng BCTC có thật sự ảnh hưởng đến trách nhiệm giải trình của các đơn vị công hay không thì cần được làm rõ hơn trong bối cảnh của Việt Nam. Đối với các nhà lãnh đạo trong các tổ chức thì việc đạt được thành quả hoạt động cao là một mục tiêu được xem là quan trọng nhất (Andersen và cộng sự, 2016; Song và Meier, 2018). Theo lý thuyết đại diện, việc cung cấp các BCTC có chất lượng và thực hiện tốt trách nhiệm giải trình đóng vai trò là cơ chế kiểm soát hoạt động của các tổ chức công nhằm tăng cường thành quả hoạt động (Brusca và Montesinos, 2016). Tức
- 4 là, để BCTC có ý nghĩa và mang lại lợi ích to lớn cho người dùng thì các đơn vị công cần phải làm cho thông tin trên BCTC trở nên đáng tin cậy, thích hợp, kịp thời, có thể hiểu được, có thể so sánh và có thể xác minh được (Cohen, S. và Karatzimas, 2017). Khi đó, chất lượng BCTC tốt sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc ra quyết định, cải thiện trách nhiệm giải trình và góp phần cải thiện thành quả hoạt động (Bukenya, 2014; Nirwana và Haliah, 2018). Theo lý thuyết NPM thì các đơn vị công cần đặc biệt quan tâm đến trách nhiệm giải trình vì việc thực hiện trách nhiệm giải trình tốt sẽ giúp các đơn vị công củng cố niềm tin của các bên liên quan đối với việc cung cấp dịch vụ công và cuối cùng là cải thiện thành quả hoạt động (Boston, 2016). Thế nhưng, Dubnick (2005) lại cho rằng mối quan hệ giữa trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong khu vực công là nghịch lý và giả mạo, do vậy, các nhà nghiên cứu cần tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm để làm sáng tỏ hơn mối quan hệ này (Christensen và Lægreid, 2015). Điều này cũng cho thấy nghiên cứu về tác động của chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động của các đơn vị công là cần được bổ sung thêm nhiều bằng chứng thực nghiệm. Tóm lại, đa số các nghiên cứu trước chỉ tập trung tìm hiểu các các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC (Trát Minh Toàn (2016); Afiah và Rahmatika (2014); Mardinan và cộng sự (2018)) và trách nhiệm giải trình (Phạm Quang Huy (2018); Trương Á Bình (2017); Dewi và cộng sự (2019)). Tuy nhiên, sự tác động đồng thời của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình của khu vực công là chưa được thực hiện trong các nghiên cứu trước. Hơn nữa, nghiên cứu về sự tác động của chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động của khu vực công là thu hút không nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trước cụ thể: tác động của chất lượng BCTC đến trách nhiệm giải trình; tác động của chất lượng BCTC đến thành quả hoạt động; tác động của trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động. Đặc biệt, vai trò trung gian của trách nhiệm giải trình trong tác động gián tiếp của chất lượng BCTC đối với thành quả hoạt động là chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước. Vì thế, tác giả cho rằng việc tích hợp tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình cũng như tác động của chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động của các đơn vị công tại Việt Nam vào trong một mô hình nghiên cứu là rất
- 5 mới và cần thiết. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý phù hợp nhằm cải thiện chất lượng thông tin BCTC và trách nhiệm giải trình để có thể góp phần nâng cao thành quả hoạt động cho các đơn vị công tại Việt Nam. Trước tiên, nghiên cứu này là đóng góp quan trọng cho hệ thống cơ sở lý luận trong khu vực công của Việt Nam bằng cách làm rõ ảnh hưởng cùng chiều của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình. Sự hiểu biết cụ thể và rõ ràng về tác động cùng chiều của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đối với chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình sẽ giúp cho các đơn vị công tại Việt Nam đưa ra các chiến lược tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kế toán phù hợp. Các nhà quản lý đơn vị công cũng sẽ quan tâm hơn đến vai trò của mình trong việc hỗ trợ kế toán khi họ thực hiện nhiệm vụ hàng ngày nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên các BCTC và cải thiện trách nhiệm giải trình của đơn vị. Tiếp theo, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc cung cấp một BCTC có chất lượng đáng tin cậy, thích hợp, có thể kiểm chứng, có thể hiểu được, có thể so sánh, kịp thời sẽ giúp các đơn vị công tăng cường hiệu quả khi thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan (nhân viên, đơn vị cấp trên, cơ quan kiểm toán hoặc công dân). Cuối cùng, kết quả nghiên cứu này sẽ là đóng góp hữu ích vào tài liệu về kế toán và quản lý công bằng cách khám phá cơ chế tăng cường thành quả hoạt động thông qua nâng cao chất lượng BCTC và gia tăng hiệu quả trách nhiệm giải trình trong bối cảnh khu vực công Việt Nam - nơi bị đánh giá là thành quả hoạt động của các tổ chức công còn quá thấp (Nguyen Thang và cộng sự, 2017; Tran, 2014). Nhận thức được tính cấp thiết này, tác giả chọn đề tài “Tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng báo cáo tài chính, trách nhiệm giải trình và thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Luận án này nhằm xây dựng và kiểm định mô hình về tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh đạo đến chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình; đồng thời, khám phá và kiểm định tác động của chất lượng BCTC và trách nhiệm giải trình đến thành quả hoạt động trong các đơn vị công tại Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể là: - Xác định và đo lường mức độ tác động của năng lực kế toán và vai trò lãnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 289 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 52 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 13 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn