NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI<br />
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019<br />
<br />
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI<br />
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br />
MÃ SỐ: 9.34.02.01<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS., TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019<br />
<br />
i<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng<br />
cơ sở hạ tầng, đầu tư cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam có thâm hụt ngân sách cao,<br />
tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ tiết kiệm và dự trữ ngoại hối thấp dẫn đến không đủ nguồn lực<br />
đầu tư cho phát triển. Vì vậy, nguồn vốn vay bên ngoài là một trong những nguồn lực<br />
quan trọng để bù đắp thiếu hụt để phát triển đất nước, góp phần bắt kịp với các nước<br />
trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vay nước ngoài càng nhiều có giúp nền kinh tế<br />
Việt Nam tăng trưởng cao bởi vì hàng năm Chính phủ phải dành gần 25% ngân sách<br />
để trả nợ? Dòng vốn nước ngoài tác động như thế nào đến đầu tư, tiêu dùng và thương<br />
mại cũng như tăng trưởng kinh tế của các nước đi vay? Nghiên cứu tác động của nợ<br />
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2016 nhằm tìm<br />
ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên.<br />
Nghiên cứu đã xem xét tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế<br />
Việt Nam bằng phương pháp định lượng trên cơ sở sử dụng ước lượng MIDAS. Kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh<br />
tế trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các biến số về độ mở nền kinh tế, tỷ giá cũng<br />
như lạm phát cũng tác động đến tăng trưởng kinh tế.<br />
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp định lượngVECM để<br />
xem xét, đánh giá tác động của ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Kết<br />
quả đã cho thấy tồn tại ngưỡng nợ nước ngoài trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là cơ<br />
sở quan trọng để đưa ra các khuyến nghị chính sách trong công tác quản lý, sử dụng<br />
nợ nước ngoài của Việt Nam trong tương lai.<br />
Tóm lại, nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm để minh chứng về tác<br />
động tích cực của nợ nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong<br />
giai đoạn đổi mới. Bằng chứng thực nghiệm là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị chính<br />
sách cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về vấn đề này để sử dụng hiệu quả<br />
nguồn vốn nợ nước ngoài trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong tương<br />
lai.<br />
<br />
ii<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi tên là Nguyễn Xuân Trường, nghiên cứu sinh khóa 18 Trường Đại học Ngân<br />
hàng TP.HCM, sinh ngày 11/03/1977 tại Phú Yên, quê quán Bình Định, hiện đang<br />
công tác tại khoa Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.<br />
Tôi xin cam đoan luận án Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế<br />
Việt Nam, chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, mã số 9.34.02.01, người hướng dẫn<br />
khoa học PGS., TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo, là công trình nghiên cứu của riêng tôi,<br />
không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án được<br />
chú thích nguồn gốc rõ ràng.<br />
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan nêu trên.<br />
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018<br />
Tác giả<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
iii<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Ngân hàng<br />
TP.HCM, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học<br />
Ngân hàng TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành các chuyên đề<br />
và luận án này.<br />
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học,<br />
PGS.TS Lê Phan Thị Diệu Thảo. Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi<br />
trong suốt thời gian thực hiện luận án.<br />
Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè khoa Kinh tế quốc tế và trường Đại học Ngân<br />
hàng TP.HCM đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này, đặc biệt là cô Phạm<br />
Thị Tuyết Trinh và Hạ Thị Thiều Dao đã có nhiều góp ý để hoàn thiện luận án.<br />
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn<br />
động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận án.<br />
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24/12/2018<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />