Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị
lượt xem 6
download
Luận án "Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị" được hoàn thành với mục tiêu nhằm bổ sung một số cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển, nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng và khả năng phòng hộ ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM LÊ ĐỨC THẮNG NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN CÁC DẠNG LẬP ĐỊA CHÍNH VÙNG CÁT VEN BIỂN CÁC TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM LÊ ĐỨC THẮNG NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN CÁC DẠNG LẬP ĐỊA CHÍNH VÙNG CÁT VEN BIỂN CÁC TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH VÀ QUẢNG TRỊ Ngành đào tạo: Lâm sinh Mã ngành: 9 62 02 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGÔ ĐÌNH QUẾ 2. GS. TS NGUYỄN XUẤT QUÁT Hà Nội, 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Luận án này được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam theo Chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 27. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2021 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Ngô Đình Quế và GS. TS Nguyễn Xuân Quát. Các dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá và các hình, biểu đồ trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Nội dung của luận án có kế thừa và sử dụng một phần kết quả của Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ”, mã số ĐTĐL 2012.T/33 do Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, trong đó, tác giả là thư ký khoa học của Đề tài. NCS trực tiếp thực hiện các công việc như thiết kế, bố trí thí nghiệm; xây dựng các thí nghiệm trồng rừng; điều tra, thu thập số liệu ngoại nghiệp của các thí nghiệm xây dựng ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị cũng như việc tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá và tham gia viết các sản phẩm chuyên đề, bài báo và báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, dữ liệu và kết quả liên quan, tác giả đã được sự cho phép sử dụng của đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài và các thành viên chính tham gia thực hiện đề tài để công bố trong luận án. Hà Nội, tháng 04 năm 2022 Tác giả luận án NCS. Lê Đức Thắng
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, động viên của các Thầy cô, cơ quan, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu đó: Ban lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - nơi NCS đang công tác,…đã tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, chu đáo của quý Thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS Ngô Đình Quế và GS. TS Nguyễn Xuân Quát. Qua đây, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất đến quý Thầy đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn tận tình giúp đỡ NCS hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học: GS. TS Võ Đại Hải, PGS. TS Phạm Xuân Hoàn, PGS. TS Đặng Thái Dương, PGS. TS Nguyễn Huy Sơn, … và một số nhà khoa học khác đã có những ý kiến góp ý quý báu cho luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới quý Thầy, gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận án này. Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất về những sự giúp đỡ quý báu đó. đỡ quý báu đó. Hà Nội, tháng 04 năm 2022 Tác giả luận án NCS. Lê Đức Thắng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu lý luận ............................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu thực tiễn ......................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ......................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học........................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 4 5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................ 4 6. Cấu trúc và bố cục của luận án............................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 5 1.1. Trên thế giới ..................................................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chí phân chia lập địa vùng cát ven biển ............ 5 1.1.2. Trồng rừng phòng hộ vùng cát và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay .......................... 8 1.1.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng chắn gió, chắn cát bay ................................................................................................ 11 1.2. Ở trong nước................................................................................................... 14 1.2.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chí phân chia lập địa vùng cát ven biển .......... 14
- iv 1.2.2. Trồng rừng phòng hộ vùng cát và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ........................ 16 1.2.3. Cơ sở khoa học của việc đánh giá hiệu quả phòng hộ của các đai rừng chắn gió, chắn cát bay ................................................................................................ 24 1.3. Thảo luận chung ............................................................................................. 26 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 28 2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29 2.2.1. Quan điểm, cách tiếp cận và phương pháp luận nghiên cứu ...................... 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ........................................... 30 2.3. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ....................................... 44 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 50 3.1. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí và phân chia các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển ................................................................................................................. 50 3.1.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí phân chia nhóm dạng lập địa .............................. 50 3.1.2. Phân chia các nhóm dạng lập địa trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển . 69 3.2. Đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ và sinh trưởng các lâm phần rừng trồng trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển ......................... 74 3.2.1. Đánh giá biện pháp kỹ thuật trồng rừng vùng cát ven biển........................ 74 3.2.2. Sinh trưởng các loài cây trồng rừng phòng hộ trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển ........................................................................................................ 82 3.2.3. Một số thành công, tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng vùng cát ven biển ........................................................ 86 3.3. Ảnh hưởng biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển ............................................................................................. 89 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Phi lao trên nhóm dạng lập địa II ................................................................................... 89 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá liềm trên nhóm dạng lập địa III1 ........................................................................ 95
- v 3.3.3. Sinh trưởng cây Keo lá liềm và Keo lá tràm trên nhóm dạng lập địa III1 .. 99 3.3.4. Ảnh hưởng của cây trồng phù trợ và vị trí trồng (trước và sau đai rừng Phi lao đã có) đến sinh trưởng cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa III2 ......... 100 3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón lót kết hợp chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Keo lá liềm trên nhóm dạng lập địa III3 ...................................................................... 102 3.3.6. Ảnh hưởng của dạng lập địa trồng rừng đến sinh trưởng cây Phi lao ...... 109 3.3.7. Ảnh hưởng của dạng lập địa trồng rừng đến sinh trưởng cây Keo lá liềm 112 3.4. Hiệu quả phòng hộ của các đai rừng vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu . 115 3.4.1. Hiệu quả chắn gió của các đai rừng ........................................................... 115 3.4.2. Hiệu quả chắn cát của các đai rừng ........................................................... 118 3.4.3. Hiệu quả cải thiện đất của các đai rừng ..................................................... 121 3.4.4. Hiệu quả tích lũy carbon và hấp thụ CO2 của các đai rừng ......................... 123 3.5. Giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ phù hợp, hiệu quả và bền vững trên các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển ......................................................... 132 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 142 1. Kết luận ........................................................................................................... 142 2. Tồn tại ............................................................................................................. 143 3. Khuyến nghị .................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 145 PHỤ LỤC............................................................................................................ 158
- vi DANH MỤC CÁC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BQL Ban quản lý BTB Bắc Trung bộ BĐKH Biến đổi khí hậu Cc Cồn cát trắng vàng C Đất cát biển CTTN Công thức thí nghiệm D0 Đường kính gốc D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m ∆D1.3 Tăng trưởng bình quân chung về đường kính thân cây DT Đường kính tán ĐC Đối chứng ĐDSH Đa dạng sinh học FAO Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc HVN Chiều cao cây ∆HVN Tăng trưởng bình quân chung về chiều cao cây KH&CN Khoa học và Công nghệ KTC Khoảng tin cậy M Trữ lượng ∆M Tăng trưởng bình quân chung về trữ lượng NA Số liệu trống không NĐ Nghị định NLKH Nông lâm kết hợp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn OTC Ô tiêu chuẩn QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ RĐD Rừng đặc dụng
- vii Từ viết tắt Từ viết đầy đủ BQL Ban quản lý RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất SD Sai tiêu chuẩn TT Thông tư TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Các dạng địa hình, địa mạo vùng cát ven biển ..................................... 53 Bảng 3.2. Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển khu vực nghiên cứu ...... 55 Bảng 3.3. Thành phần cấp hạt các mẫu đất vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 56 Bảng 3.4. Một số tính chất hóa tính đất vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu ... 62 Bảng 3.5. Diện tích và phân bố các loại đất cát ven biển theo độ cao................... 64 Bảng 3.6. Khả năng thoát nước, giữ nước của đất cát vùng ven biển ................... 65 Bảng 3.7. Trạng thái thực bì vùng đất cát ven biển .............................................. 68 Bảng 3.8. Tổng hợp các yếu tố cấu thành các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu .............................................................................. 70 Bảng 3.9. Tổng hợp các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu .. 72 Bảng 3.10. Diện tích rừng trên đất, cát ven biển khu vực nghiên cứu .................. 75 Bảng 3.11. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng chắn cát, chắn gió ven biển giai đoạn 2015 - 2020 ....................................................... 77 Bảng 3.12. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong trồng rừng vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu ................................................................ 78 Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu sinh trưởng các loài cây trồng rừng chính trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu .............................. 83 Bảng 3.14. Lượng tăng trưởng bình quân chung và khoảng tin cậy 95% của các loài cây trồng rừng trên một số dạng lập địa vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu ............................................................................................ 85 Bảng 3.15. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy ............................................ 89 Bảng 3.16. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại huyện Lệ Thủy .................................. 91 Bảng 3.17. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong....................................... 92 Bảng 3.18. Số cành dài trên 50cm, tỷ lệ cây chết ngọn và tỷ lệ sống của cây Phi lao trồng trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong....................................... 93 Bảng 3.19. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên .................................... 96 Bảng 3.20. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên............ 98
- ix Bảng 3.21. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn 27 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Lệ Thủy ......................... 99 Bảng 3.22. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên dạng lập địa III2 tại Cẩm Xuyên.................... 101 Bảng 3.23. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Lệ Thủy ......................................................... 103 Bảng 3.24. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ Thủy ............... 104 Bảng 3.25. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong ................................. 105 Bảng 3.26. Tỷ lệ sống, số thân chính, số cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Triệu Phong........................... 108 Bảng 3.27. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong ................................ 110 Bảng 3.28. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm 27 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong ................................ 113 Bảng 3.29. Một số chỉ tiêu sinh trưởng đai rừng trồng Keo lá liềm 10 tuổi ............ 116 Bảng 3.30. Hiệu quả chắn gió của các đai rừng Keo lá liềm .................................. 116 Bảng 3.31. Một số đặc điểm đai rừng Keo lá liềm ở giai đoạn 14 tháng tuổi được bố trí thí nghiệm hiệu năng chắn cát .......................................................... 119 Bảng 3.32. Hiệu quả chắn cát của đai rừng Keo lá liềm ở giai đoạn 14 tháng tuổi .. 120 Bảng 3.33. Lượng vật rơi rụng của các lâm phần rừng Keo lá liềm tại khu vực nghiên cứu .......................................................................................... 122 Bảng 3.35. Cấu trúc sinh khối tươi các bộ phân thân cây giải tích Keo lá liềm .. 124 Bảng 3.36. Cấu trúc sinh khối tươi lâm phần rừng Keo lá liềm .......................... 125 Bảng 3.37. Cấu trúc sinh khối khô các bộ phận thân cây giải tích Keo lá liềm ... 126 Bảng 3.38. Cấu trúc sinh khối khô lâm phần rừng Keo lá liềm .......................... 127 Bảng 3.39. Hàm lượng carbon trong các bộ phân thân cây Keo lá liềm và đất cát....................................................................................................... 128 Bảng 3.40. Cấu trúc trữ lượng carbon trong các bộ phận cây giải tích Keo lá liềm .................................................................................................... 129 Bảng 3.41. Trữ lượng carbon trong các bể chứa lâm phần rừng Keo lá liềm ...... 129 Bảng 3.43. Phương trình tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 ...................... 131 Bảng 3.44. Hướng sử dụng và biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển .................................................. 133
- x DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu .................................................................. 29 Hình 2.2. Chất giữ ẩm khi trồng, sau 6 và 9 tháng thí nghiệm.............................. 34 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 36 Hình 2.4. Đai rừng Phi lao ven biển bị sóng biển đánh bật gốc (trái) và thí nghiệm trồng hàng dứa dại kết hợp trồng bổ sung cây Phi lao (phải) ................. 37 Hình 2.5. Đai rừng Keo lá liềm 10 tuổi bố trí đo hiệu năng chắn gió ..................... 38 Hình 2.6. Bố trí thí nghiệm đo chiều cao cát bốc và cát lấp (ở bên ngoài đai rừng)..................................................................................................... 39 Hình 2.7. Phân bố lượng mưa bình quân theo tháng của các tỉnh Bắc Trung bộ ..... 47 Hình 2.8. Xu hướng biến đổi cấp bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Bắc Trung bộ giai đoạn 1961 - 2016 .................................................................................. 48 Hình 3.1. Hiện trạng khai thác cát làm vật liệu xây dựng và nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 52 Hình 3.2. Hiện trạng trước và sau khi khai thác rừng trồng ở chu kỳ 1 ................ 68 Hình 3.3. Phân bố diện tích rừng chắn gió chắn cát & diện tích đất rừng vùng cát ven........................................................................................................ 76 Hình 3.4. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định chỉ tiêu đường kính tán (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy .......................................................... 90 Hình 3.5. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng (trái) và phân tích hậu định chỉ tiêu chiều cao cây (phải) cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Triệu Phong.............................................................. 92 Hình 3.6. Phân tích Anova các chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao ở giai đoạn 24 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong ......... 94 Hình 3.7. Tương quan giữa đường kính gốc và chiều cao cây Phi lao trên nhóm dạng lập địa II tại Lệ Thủy và Triệu Phong ........................................... 95 Hình 3.8. Giá trị sinh trưởng D0, HVN, DT và sai tiêu chuẩn tương ứng của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III1 tại Cẩm Xuyên ..................... 97 Hình 3.9. Số thân chính, số cành trên 50 cm, và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm trồng trên dạng lập địa III1 ở thời điểm 12, 19, và 24 tháng tuổi tại Cẩm Xuyên........................................................................................... 99 Hình 3.10. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn 27 tháng tuổi trên nhóm dạng lập địa III1 tại Lệ Thủy ................................................................................................... 100 Hình 3.11. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao trồng trên dạng lập địa III2 tại Cẩm Xuyên ......................................................... 102
- xi Hình 3.12. Thí nghiệm trồng hàng Dứa dại kết hợp trồng bổ sung cây Phi lao Bảng 3.23. Sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trồng trên lập địa III3 tại Lệ Thủy ................................................. 103 Hình 3.13. Biểu đồ hộp phân bố chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán cây Keo lá liềm trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ Thủy ................................................................................................... 103 Hình 3.14. Phân tích thống kê chỉ tiêu số thân chính, cành trên 50cm và lượng vật rơi rụng của cây Keo lá liềm ở giai đoạn 15 và 27 tháng tuổi tại Lệ Thủy ................................................................................................... 105 Hình 3.15. Một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 ở giai đoạn 14 và 27 tháng tuổi tại Triệu Phong .............................. 106 Hình 3.16. Mô hình thí nghiệm cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong......................................................................................... 107 Hình 3.17. Chỉ tiêu số thân, cành dài trên 50cm của cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Triệu Phong............................................... 108 Hình 3.18. Chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa III3 tại Lệ Thủy và Triệu Phong ở thời điểm T1 (14, 15 tháng tuổi) và T2 (27 tháng tuổi) .......................................................................................... 109 Hình 3.19. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Phi lao 24 tháng tuổi trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong........ 111 Hình 3.20. Phân tích thống kê một số chỉ tiêu sinh trưởng cây Keo lá liềm trồng trên nhóm dạng lập địa II và III1 tại Lệ Thủy và Triệu Phong ............. 114 Hình 3.21. Phân tích tổng hợp hiệu năng chắn gió (E) của các đai rừng chắn gió vùng cát ven biển ......................................................................................... 118 Hình 3.22. Mức độ cát di động (cát bốc và cát lấp) tại vị trí gốc cây Keo lá liềm sau 3 tháng theo dõi ...................................................................................... 121 Hình 3.23. Ma trận tương quan giữa lượng vật rơi rụng hoàn trả cho đất cát với các nhân tố sinh trưởng của lâm phần Keo lá liềm khu vực nghiên cứu..... 122 Hình 3.24. Nốt sần cây ở rễ cây Keo lá liềm khu vực nghiên cứu ...................... 123 Hình 3.25. Biểu đồ phân bố giá trị trung bình và sai tiêu chuẩn sinh khối các bộ phận thân cây cá thể Keo lá liềm tại các địa phương nghiên cứu ......... 125 Hình 3.26. Chặt hạ và lấy mẫu cây giải tích Keo lá liềm.................................... 126 Hình 3.27. Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với một số nhân tố sinh trưởng của các lâm phần rừng Keo lá liềm vùng cát ven biển ......................... 131 Hình 3.28. Canh tác nông lâm kết hợp tại khu vực nghiên cứu .......................... 140 Hình 3.29. Bón thúc và vun gốc cho cây Keo lá liềm ........................................ 141
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề do BĐKH. Để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của BĐKH thì giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống đai rừng ven biển là một trong những nội dung cấp thiết trong chiến lược ứng phó và thích ứng với BĐKH. Trong những năm qua từ nhiều nguồn vốn đầu tư, nỗ lực của các địa phương và các tổ chức quốc tế quan tâm xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống đai rừng ven biển trong việc ứng phó với BĐKH thông qua nhiều Chương trình, Dự án như: Chương trình 327, Dự án 661, Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM, 2007) [46], Kế hoạch Hành động Quốc gia đới bờ ven biển (NAP, 2016) [61], Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Bộ NN&PTNT, 2012) [14], Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với BĐKH giai đoạn 2015 - 2020 (Bộ NN&PTNT, 2015) [17], Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với BĐKH (Bộ NN&PTNT, 2016) [18]...; các Dự án quốc tế như JICA; WB ... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển những tiềm năng vốn có của các đai rừng phòng hộ (RPH) ven biển, còn những tồn tại cần sớm được khắc phục. Khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh nằm dọc bờ biển, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có khoảng 40 vạn ha các dải cát di động trải dọc bờ biển đã và đang bị sa mạc hóa. Hiện nay diện tích đất cát hoang hóa chưa sử dụng của các tỉnh khá lớn, chiếm 22 - 35% tổng diện tích đất cát ven biển của các tỉnh, trong đó, Hà Tĩnh có 8.500 ha/28.000 ha đất cát hoang hóa, chiếm 30,35%; Quảng Bình có 8.200ha/34.000ha (24,1%); Quảng Trị có 10.020ha/30.133ha (33,25%). Để ngăn ngừa hoặc giảm suy thoái đất đai, hạn chế sa mạc hóa Chính phủ Việt Nam đã tham gia và ký kết Công ước chống Sa mạc hóa năm 1998; Chương trình hành động Quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2002 - 2010, điều chỉnh cho giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng tới 2020, trong đó, các tỉnh Duyên hải miền Trung là 1 trong 4 vùng đã và đang có nguy cơ xảy ra sa mạc hóa, đặc biệt vùng cát ven biển. Trong công tác trồng RPH chắn gió, chắn cát bay vùng ven biển thường gặp nhiều khó khăn về lập địa trồng rừng, đặc biệt là lập địa với dạng địa hình cát di động mạnh, cồn cát bán di động; đất cát ven biển chua, nghèo mùn và dinh dưỡng, có độ phì tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt bền, khả năng giữ nước, giữ phân kém, phân bố ở những vùng khô nóng. Loài cây trồng rừng chủ yếu là Phi lao (giống địa phương,
- 2 dòng 601, 701 của Trung Quốc); các loài Keo (Acacia); Bạch đàn trắng, Xoan chịu hạn. Các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng như trồng cỏ để chống cát bay, thay cát trong hố bằng đất đồi, cải tạo đất, bổ sung mùn, bón phân; trồng sâu, trồng bao quanh từ chân lên đỉnh đồi; che phủ bề mặt đất cát; … đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, các hạn chế về phân chia lập địa chưa bám sát vào các yếu tố hình thành và quyết định tính chất sử dụng của dạng lập địa đó, đặc biệt là gắn liền với mục tiêu phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển; giống chưa được tuyển chọn, cây con kém chất lượng, thiếu sự chọn lọc đa dạng loài cây trồng RPH; kỹ thuật trồng rừng thiếu sự bảo vệ cây con khỏi các tác động vật lý trong giai đoạn phát triển ban đầu, phương thức trồng chưa phù hợp với từng nhóm dạng lập địa; những nghiên cứu về bón phân chưa nhiều, chưa có nghiên cứu về sử dụng chất giữ ẩm trong công tác trồng RPH trên đất cát nghèo dinh dưỡng, rời rạc, đất khô hạn; … Do vậy, cây trồng sinh trưởng kém, tỷ lệ thành rừng thấp, khó thiết lập được các lâm phần liền dải, liền khoảnh; chưa đáp ứng được khả năng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ven biển và thích ứng với BĐKH. Để góp phần bổ sung cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật trồng RPH trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển, làm cơ sở quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển bền vững hệ thống đai RPH vùng cát bằng các loài cây trồng rừng và biện pháp kỹ thuật trồng RPH phù hợp trên một số nhóm dạng lập địa, nâng cao khả năng phòng hộ chắn gió, bão; hạn chế cát bay, ứng phó với BĐKH tại các tỉnh Duyên hải miền Trung. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và giải quyết các vấn đề nêu trên, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng gia tăng của BĐKH, nước biển dâng và các hệ lụy kéo theo, việc thực hiện Luận án: “Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Về lý luận Bổ sung một số cơ sở khoa học về các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển, nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng và khả năng phòng hộ ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu. 2.2. Về thực tiễn - Xác định được cơ sở phân chia lập địa và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu; - Đánh giá được hiệu quả chắn gió, chắn cát, cải thiện đất và hấp thụ các bon
- 3 của một số đai rừng phòng hộ vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu; - Đề xuất bổ sung được một số giải pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ phù hợp và sử dụng hiệu quả, bền vững các nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ. 3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: (i) các dạng lập địa chính vùng cát ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; (ii) các loài cây trồng RPH chính vùng cát ven biển: Keo lá liềm (A. crassicarpa A.Cunn ex Benth); Keo lá tràm (A. auriculiformis A.Cunn ex Benth); Phi lao dòng 601 của Trung Quốc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối và khả năng phòng hộ của các đai rừng trồng bằng các cây trồng rừng chính (Keo lá liềm, Keo lá tràm, Phi lao đã có và trong các mô hình thí nghiệm của luận án) trên một số dạng lập địa chính vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu; - Luận án tập trung nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học về một số biện pháp kỹ thuật trồng RPH vùng cát ven biển như: làm đất (lên líp), bón phân hữu cơ vi sinh, chất giữ ẩm, trồng rừng ở chu kỳ sau (chu kỳ 2), ... trên một số nhóm dạng lập địa (nhóm dạng lập địa II, III1, III2 và III3) vùng cát ven biển cho các loài cây Phi lao, Keo lá liềm và Keo lá tràm ở giai đoạn từ 12 - 27 tháng tuổi. * Giới hạn về địa bàn nghiên cứu - Luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu tại vùng cát các huyện ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. - Các thí nghiệm trồng RPH trên một số nhóm dạng lập địa được bố trí tại các xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; và xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần bổ sung cơ sở khoa học về phân chia lập địa và kỹ thuật trồng RPH trên một số nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển; nhằm nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng, phục hồi, phát triển bền vững các đai rừng và phát huy tối đa khả năng phòng hộ ven biển, ứng phó với BĐKH tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.
- 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án đã xác định được các dạng lập địa vùng cát ven biển và bước đầu lượng hóa được hiệu quả phòng hộ (chắn gió, chắn cát, cải thiện độ phì và hấp thụ các bon) của các đai RPH vùng cát ven biển; - Luận án đã đề xuất được các giải pháp kỹ thuật trồng RPH phù hợp trên các nhóm dạng lập địa và định hướng sử dụng hiệu quả, bền vững các nhóm dạng lập địa vùng cát ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã nghiên cứu bổ sung, xây dựng được 5 tiêu chí với 20 chỉ tiêu làm cơ sở phân chia được 38 dạng lập địa thuộc 4 nhóm dạng lập địa chính vùng cát ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị; - Luận án đã bổ sung cơ sở khoa học về một số biện pháp kỹ thuật trồng RPH phù hợp và hiệu quả trên một số nhóm dạng lập địa chính theo hướng nâng cao hiệu năng phòng hộ, nhằm đảm bảo tính bền vững của các đai RPH vùng cát ven biển ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. 6. Cấu trúc và bố cục của luận án Luận án gồm 143 trang, 44 bảng, 37 hình; ngoài phần danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm các phần chính như sau: Phần mở đầu (4 trang); Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (23 trang); Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (23 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (94 trang); Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang).
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Cơ sở khoa học và các tiêu chí phân chia lập địa vùng cát ven biển Hệ thống phân chia lập địa là một phương thức phân loại lấy đối tượng cây rừng làm đối tượng phân chia điều kiện môi trường để cây trồng sinh trưởng, phát triển. Hệ thống phân chia lập địa tạo nên bởi nhiều đơn vị phân loại hợp thành, các nghiên cứu về phân chia lập địa đã được nhiều nước trên thế giới phân chia và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, điển hình như: Ở Đức, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu phân vùng lập địa, đặc biệt là lập địa trong lâm nghiệp. Theo đó, các nghiên cứu tiếp cận theo 2 hướng khác nhau, cụ thể: Thứ nhất, phân kiểu lập địa dựa trên mối quan hệ giữa sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường như khí hậu, địa hình, đất mà không quan tâm tới yếu tố địa lý. Đại diện theo cách tiếp cận này, có thể đến các tác giả như: Krutch (1814, 1849); Pleil (1821, 1829); Rarmann (1867, 1885); Valter (1887, 1925).... (Nguyễn Văn Khánh, 1996) [51]. Thứ hai, phân vùng lập địa dựa trên mối quan hệ giữa thực vật rừng và lập địa trong một không gian nhất định, bao gồm việc mô tả, phân tích, hệ thống hóa, và vẽ bản đồ từng lập địa riêng lẻ. Theo cách tiếp cận này có thể kể đến các tác giả như: Krauss (1825, 1835, 1935, 1954); Kopp (1965, 1966, 1969), Schwaneeker (1965, 1970); Kopp, Schwaneeker (1974). Trên cơ sở 2 cách tiếp cận nghiên cứu cũng như tổng kết các kinh nghiệm điều tra lập địa trong nước (Đức) và ở nước ngoài, H.I. Friedler, W.H. Neber và W. Hunger (1982) đã đưa ra 4 đơn vị lập địa cơ bản: Vùng sinh trưởng Khu sinh trưởng Phạm vi bức khảm Dạng lập địa. Ở Liên Xô cũ, lập địa được hiểu là nơi sinh trưởng thực vật hay điều kiện hình thành kiểu rừng. Các nghiên cứu tập trung ở vùng Đông Bắc Nga - nơi có nhiều kiểu rừng vùng Taiga và đất ngập úng. Điển hình là Blagovidov và Buadov (1958, 1959), Trectov (1977, 1981)... Theo đó, kiểu lập địa được phân loại dựa vào 3 yếu tố là: điều kiện thoát nước, đá mẹ và địa hình. Hệ thống phân loại lập địa trong cùng một kiểu khí hậu được xác định như sau: (i) Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát hơi nước với 6 mức là thoát nước mạnh, thoát nước bình thường, thoát nước không tốt, thoát nước kém, tạo dòng chảy rất yếu và yếu; (ii) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành đất. Yếu tố đá mẹ hình thành đất quan tâm tới độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ
- 6 cacbonat; và (iii) Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố: điều kiện thoát nước, đá mẹ và địa hình. Theo P.S Pôgrepnhiak hệ thống chia lập địa được xác lập theo kiểu ô vuông bàn cờ, các chỉ tiêu độ phì đất ký hiệu A, B, C, D tương ứng đất xấu, trung bình, tốt, và rất tốt. Mức độ tốt xấu của đất là A0, A1, …, B0, B1, … ở mỗi ô vuông là một điều kiện nơi mọc hoặc một kiểu rừng trên đó. Đối với mỗi kiểu rừng tương ứng với một kiểu rừng vùng khí hậu theo các chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm khí hậu (Hoàng Kim Ngũ & Phùng Ngọc Lan, 2005) [65]. Như vậy, các yếu tố lập địa tương đối ổn định, ít biến động và từ đó sẽ tác động trực tiếp và hình thành nên các kiểu rừng tự nhiên khác nhau. Phân chia lập địa ở đây chủ yếu áp dụng với nơi đã có rừng và chủ yếu là rừng tự nhiên. Ở Trung Quốc, lập địa được du nhập từ những năm sau giải phóng (1950) nhưng phát triển rất chậm, trong thời gian gần đây các nhà khoa học mới quan tâm nghiên cứu về lập địa. Dương Kế Cảo và cs (1993) đã phân vùng lập địa một vùng rộng lớn (100.000 km2) thuộc Đông Bắc Trung Quốc, với 6 cấp phân vị lập địa được phân chia như sau: (i) Cấp khu lập địa (Site region); (ii) Cấp á khu lập địa (Site subregion) được phân chia theo sự khác nhau về khí hậu có tham khảo địa mạo và thực vật; (iii) Tiểu khu lập địa (Site type district) phân chia theo địa mạo và nham thạch; (iv) Nhóm kiểu lập địa (Group of site type) phân chia theo độ cao tuyệt đối, hướng dốc, độ dốc (< 150 và > 150); (v) Kiểu lập địa (Site type) phân chia theo độ dày tầng đất (< 30 cm và ≥ 30 cm) và thành phần cơ giới (sét, thịt, thịt pha cát, cát); (vi) Kiểu phụ lập địa (Site type variety) phân chia theo độ dày tầng đất mặt (tầng A: < 15 cm và ≥ 15 cm), độ chua pH (chua < 6,5, trung tính 6,5-7,5, kiềm > 7,5) và mực nước ngầm (nông < 0,5 m, trung bình 0,5-1,5 m, sâu > 1,5 m). Nhìn chung, các cấp phân chia trên về nội dung đã theo sát được nội dung phân chia lập địa của Đức nhưng tên gọi đã có ít nhiều thay đổi (Hoàng Kim Ngũ & Phùng Ngọc Lan, 2005) [65]. Các yếu tố bất lợi chính cho vùng ven biển Nam Trung Quốc bao gồm thảm thực vật bị hư hại, xói mòn đất, cát di động do gió, phù sa, ô nhiễm, và mất cân bằng sinh thái. Theo đó, vùng ven biển Nam Trung Quốc đã được đề xuất phân chia tự nhiên thành 3 vùng chính (đới cận nhiệt đới, đới nhiệt đới và đới xích đạo) với 5 vùng tự nhiên và 12 khu vực môi trường tự nhiên (Huan-Ting et al., 1994) [100]. Cồn cát ven biển là một dạng địa hình đặc trưng của dải bờ biển ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Úc, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, … Đối với khu vực này việc quản lý, khai thác, và thực hiện các giải pháp bảo vệ, khôi phục các dải cồn cát tự nhiên trên vùng đất cát ven biển đã được quan tâm từ rất sớm và vẫn là vấn đề
- 7 ưu tiên trong nhiệm vụ phòng chống thiên tai nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ven biển trong nhiều thập kỷ tới (Nguyễn Ngọc Quỳnh et al., 2017) [76]. Cồn cát được phân loại dựa trên cơ sở đặc trưng địa mạo và tính chất biến động của vùng cát gồm: (i) cồn cát ở các vịnh nhỏ, thỉnh thoảng chịu xói lở nghiêm trọng nhưng khá ổn định trong thời gian dài, (ii) cồn nằm trong phạm vi bờ biển hở có phạm vi rộng, chịu xói mòn theo chu kỳ xói lở/bồi ngắn hạn, nhưng có xu thế bị suy thoái dài hạn và (iii) cồn cát gần hệ thống cửa sông chịu xói lở đáng kể theo chu kỳ nhất định, là kết quả của lòng dẫn vùng cửa sông chịu ảnh hưởng thủy triều (Nguyễn Ngọc Quỳnh et al., 2017) [76]. Cồn cát ven biển được phân loại theo 3 cấp độ, gồm: (i) ở cấp độ phân loại đầu tiên, hệ thống cồn cát được phân loại trên cơ sở địa mạo và môi trường xung quanh cồn như dạng bờ biển mở, dạng vịnh hay dạng cửa sông, (ii) ở cấp độ phân loại thứ hai, cồn cát được phân loại xếp theo dạng địa hình chính mà nó tồn tại trên đó, như dạng đảo chắn, dạng mũi đất, dạng bãi nối đảo với đất liền và (iii) ở cấp độ chi tiết nhất, cồn cát được phân loại trên cơ sở các đặc điểm khác, như có dốc hay không dốc (dốc, thoải, vách đứng), đơn, đôi (Saye, 2003) [135]. Cồn cát ven biển cũng được phân loại thành: cồn cát ổn định, xói mòn và bồi tụ (Pye, 1990) [132]. Các dạng hình thái chính cồn cát ven biển gồm: loại cồn cát nổi kéo đến vị trí mức nước biển (loại cồn cát lấn sâu vào đất liền), cồn cát sơ khai (dạng thung lũng), cồn cát song song với bờ biển (dạng parabol và parabol dài), cồn cát dạng gò đống (dải lấn vào đất liền gồm các dải bồi lắng và xiên), cồn cát dạng gò đồi đơn (biệt lập) dạng lưỡi liềm và cồn cát dạng bán nguyệt (dạng thềm cát rộng) (Pye, 1983) [131]. Tại Ấn Độ, người ta phân cồn cát thành hai loại: (a) các cồn cát cũ và (b) các cồn cát mới hình thành (Pandey et al., 1964)[129]. Các cồn cát cũ thường có độ cao trên 10m, khá ổn định nếu hệ sinh thái của nó không bị con người can thiệp. Cồn cát mới có độ cao dưới 10m, thường không có thực vật che phủ và khả năng di động của cát rất cao (Kar, 1993; Singh, 1982) [116], [136]. Ở Hà Lan các cồn cát được phân loại thành: cồn cát phát triển, ổn định và thoái lui; cách phân loại này tùy thuộc vào việc xem xét các bằng chứng về hình thái học theo thời gian của sự bồi đắp và phát triển theo phía biển, theo dọc bờ biển hoặc chuyển dịch theo phía đất liền (Arens & Wiersma, 1994) [100]. Dựa trên quá trình hình thành bờ biển với các chức năng khác liên quan tới cồn cát ven biển (Ranwell & Rosalind, 1986) [134] đã phân loại: cồn cát ở vịnh, cồn cát phía sau bờ biển, cồn cát dạng đảo chắn, cồn cát dạng doi đất nhô ra biển, cồn cát dạng bờ ngầm ở cửa sông.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
212 p | 171 | 36
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xây dựng phương pháp để cộng đồng ứng dụng trong đo tính, giám sát carbon rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên - Phạm Tuấn Anh
192 p | 109 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Tác động của du lịch sinh thái đến quản lý rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
211 p | 30 | 14
-
Luận án Tiến sĩ lâm nghiệp: Xác định lập địa, trạng thái thích hợp và kỹ thuật làm giàu rừng khộp bằng cây tếch (tectona grandis L.F.) ở tỉnh Đăk Lăk
188 p | 85 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc mật ong kiểu chân không dạng ống phối hợp công nghệ siêu âm
179 p | 21 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng kali cho mía đồi vùng Lam Sơn - Thanh Hóa
28 p | 135 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Sử dụng vỏ quả chanh leo (Passiflora edulis) làm thức ăn cho bò sữa tại Sơn La
139 p | 35 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố loài vượn đen má trắng Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn
185 p | 23 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lá tràm cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Bắc Bộ
168 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật nhân giống mai cây (Dendrocalamus yunnanicus Hsueh Et D.Z.Li) tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
224 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
208 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
217 p | 12 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
175 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
29 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng thâm canh Quế (Cinnamomum cassia BL.) tại ba vùng sinh thái chính của Việt Nam
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
26 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn