intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:204

13
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975" nhằm làm rõ quá trình Khu ủy Tây Nam Bộ vận dụng đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, TƯCMN để lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975); từ đó, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phong trào ĐTCT của Khu ủy TNB.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÍCH THÚY KHU ỦY TÂY NAM BỘ LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ: 922 90 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Dƣơng Minh Huệ HÀ NỘI - 2022
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 6 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập 24 trung làm rõ Chƣơng 2 KHU ỦY TÂY NAM BỘ LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU 30 TRANH CHÍNH TRỊ CHỐNG CHIẾN LƢỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965-1968) 2.1. Những yếu tố tác động đến phong trào đấu tranh chính trị ở 30 Tây Nam Bộ (1965-1968) 2.2. Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị 48 (1965-1968) Chƣơng 3 KHU ỦY TÂY NAM BỘ LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO ĐẤU 87 TRANH CHÍNH TRỊ CHỐNG CHIẾN LƢỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” (1969-1975) 3.1. Tình hình và chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh 87 chính trị của Khu ủy Tây Nam Bộ (1969-1975) 3.2. Sự chỉ đạo của Khu ủy Tây Nam Bộ đối với phong trào đấu 112 tranh chính trị (1969-1975) Chƣơng 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 136 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Khu ủy Tây Nam Bộ đối với 136 phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975) 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo 158 phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975) KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 173 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174 PHỤ LỤC 195
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CQSG Chính quyền Sài Gòn ĐTCT Đấu tranh chính trị ĐTQS Đấu tranh quân sự KCCMCN Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước LLCT Lực lượng chính trị LLVT Lực lượng vũ trang TNB Tây Nam Bộ TƯCMN Trung ương Cục miền Nam VNCH Việt Nam Cộng hòa
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (KCCMCN) của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi năm 1975. Trên chiến trường miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với đường lối chiến tranh nhân dân, phương pháp sử dụng sức mạnh tổng hợp, lực lượng cách mạng được tổ chức thành lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Với phương châm đấu tranh “hai chân” (quân sự, chính trị), “ba mũi” (quân sự, chính trị, binh vận), Đảng lãnh đạo các lực lượng cách mạng lần lượt đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG). Trong quá trình kháng chiến, cùng với các cuộc tiến công quân sự, phong trào đấu tranh chính trị (ĐTCT) của đông đảo quần chúng nhân dân có vai trò hết sức quan trọng, nhân lên sức mạnh dân tộc Việt Nam trong điều kiện lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh. Giới nghiên cứu chiến lược của Mỹ trong những năm 90 của thế kỷ XX đã tổng kết rằng: “Chiến lược chiến tranh cách mạng phối hợp tổng thể hai hình thức bạo lực mang tính nguyên tắc - xung đột vũ trang và xung đột chính trị được người Việt Nam gọi là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Sự phối hợp này đã tạo nên một loại chiến tranh chưa hề thấy từ trước tới nay, một cuộc chiến tranh trải ra trên vài mặt trận, không phải là mặt trận địa lý, mà là các mặt trận có bài bản” [180, tr. 36-37]. Căn cứ thực tiễn chiến trường miền Nam, Trung ương Đảng chủ trương phát triển lực lượng chính trị và đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong điều kiện chiến tranh, bên cạnh hệ thống đơn vị hành chính, Mỹ và CQSG phân chia miền Nam thành các Vùng chiến thuật. Vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc Vùng 4 chiến thuật. Về phía cách mạng, đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ này chia thành 2 Quân khu: Quân khu 8 (Trung Nam Bộ) và Quân khu 9 (Tây Nam Bộ). Trong đó, Tây Nam Bộ là một trong
  5. 2 những địa bàn chiến trường chiến lược quan trọng của cách mạng cả nước. Được thiên nhiên ưu đãi, nhân lực dồi dào, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nam Bộ phát triển mạnh. Địa bàn này là nguồn bổ sung sức người, sức của mà cả hai phía đều cần đến. Chính vì thế, Mỹ và CQSG chọn Tây Nam Bộ là địa bàn trọng điểm bình định trong các chiến lược chiến tranh. Ở điều kiện vị trí chiến lược quan trọng (gần Sài Gòn, giáp Campuchia) và đặc điểm đa tộc người, đa tôn giáo, tín ngưỡng, do đó, phong trào ĐTCT ở TNB có những nét đặc thù về thành phần tham gia, hình thức, nội dung đấu tranh; luôn giữ vị trí là một trong hai hình thức đấu tranh cơ bản của cách mạng. Nhờ phong trào ĐTCT sôi nổi, rộng khắp của quần chúng mà chiến tranh du kích ở TNB mới có chỗ đứng chân vững chắc để phát huy lợi thế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam (TƯCMN), Khu ủy Tây Nam Bộ đã lãnh đạo phong trào ĐTCT trên một địa bàn chiến lược rộng lớn, phù hợp với thực tiễn chiến trường, góp phần vào thắng lợi của cuộc KCCMCN, nhất là từ khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” đến khi thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Phong trào ĐTCT ở Tây Nam Bộ (1965-1975) dưới sự lãnh đạo của Khu ủy đã để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể, công tác dân vận, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, có giá trị quan trọng nhằm phát huy sức mạnh dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Qua hệ thống tài liệu, tác giả thấy rằng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu quá trình Khu ủy TNB lãnh đạo phong trào ĐTCT từ năm 1965 đến năm 1975. Do đó, để nhận thức truyền thống đấu tranh yêu nước của dân tộc; góp phần tái hiện, tổng kết một giai đoạn lịch sử đấu tranh của nhân dân TNB, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  6. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu làm rõ quá trình Khu ủy Tây Nam Bộ vận dụng đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, TƯCMN để lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975); từ đó, đúc kết kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo phong trào ĐTCT của Khu ủy TNB. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam về đấu tranh chính trị (1965-1975); - Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Khu ủy Tây Nam Bộ đối với phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975); - Phân tích quá trình Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị nhằm đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và CQSG (1965-1975); - Nhận xét về kết quả, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị (1965-1975). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình Khu ủy TNB lãnh đạo phong trào ĐTCT (1965-1975) ở các tỉnh TNB trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo phong trào ĐTCT của Khu ủy TNB trong KCCMCN trên địa bàn Quân khu 9 (mật danh quân sự là T3) gồm các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ (bao gồm cả tỉnh Hậu Giang hiện nay), Rạch Giá, Hà Tiên (hiện nay thuộc tỉnh Kiên Giang), Sóc Trăng, Cà Mau (lúc này Bạc Liêu chia đôi: một nửa nhập vào Sóc Trăng, một nửa nhập vào Cà Mau. Tháng 11-1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu), (luận án
  7. 4 không nghiên cứu phong trào ĐTCT trong các nhà tù, trại giam). - Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ tháng 3-1965 (khi đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”) đến tháng 5-1975 (khi các tỉnh Tây Nam Bộ được giải phóng). Tuy nhiên, để việc trình bày nội dung có tính lịch sử và lôgic, luận án khái quát phong trào đấu tranh chính trị ở Tây Nam Bộ trước năm 1965. Về nội dung: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị của Khu ủy Tây Nam Bộ (1965-1975). Cụ thể: làm rõ âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mỹ và CQSG trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”; chủ trương và sự chỉ đạo của Khu ủy TNB; phong trào ĐTCT của các tầng lớp nhân dân đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ; phong trào đấu tranh chống bắt lính, phối hợp với mũi binh vận; phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris; phối hợp với đấu tranh quân sự chống phá chương trình bình định của Mỹ và CQSG. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Để thực hiện luận án, nghiên cứu sinh dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam về vai trò của quần chúng nhân dân, chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, phương pháp cách mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bằng sự kết hợp hai phương pháp này, chủ trương ĐTCT của Khu ủy Tây Nam Bộ được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, quán triệt thống nhất với chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, vận dụng vào địa bàn có nhiều điều kiện đặc thù. Các phong trào ĐTCT diễn ra ở Tây Nam Bộ được nghiên cứu ở các giai đoạn kế tiếp nhau với hình thức, quy mô, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh cụ
  8. 5 thể, qua đó, chỉ rõ sự phát triển nội tại của các phong trào. Ngoài ra, nghiên cứu sinh sử dụng một số phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần bổ sung tài liệu khoa học tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào ĐTCT trên chiến trường miền Nam trong cuộc KCCMCN. - Đúc kết những kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay tại khu vực Tây Nam Bộ. - Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy cho giảng viên các trường chính trị, trường đại học và cao đẳng. - Luận án dùng làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng tại địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2: Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968); Chương 3: Khu ủy Tây Nam Bộ lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1975); Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.
  9. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Công trình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1.1. Công trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Công trình “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới” của Lê Duẩn (1976), công trình tổng kết những vấn đề lý luận về chiến tranh nhân dân và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó kinh nghiệm chỉ đạo ĐTCT là một trong những nội dung quan trọng. Khẳng định sự sáng tạo của phương pháp cách mạng, công trình cho rằng: “Khái quát chung lại, có thể nói bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự, lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy” [33, tr. 51]. Công trình “Chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân” của Văn Tiến Dũng (1979) góp phần làm sáng rõ nhiều vấn đề về chỉ đạo kháng chiến của Đảng, cũng như về lý luận và thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phong đấu tranh chính trị ở miền Nam Việt Nam nói chung [35]. Công trình “Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn” của Hồ Hữu Nhựt (1984), tác giả phân tích quá trình đấu tranh chống chính sách giáo dục thực dân mới của Mỹ trong giới giáo chức, học sinh, sinh viên Sài Gòn từ năm 1955 đến năm 1975 [150]. Công trình “Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam”, do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam biên soạn (1991) đã phân tích sâu sắc bối cảnh, quá trình đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam và xác định:
  10. 7 cuộc kháng chiến chống Mỹ là thách thức lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc. Nhân dân Việt Nam đã phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất. Công trình khắc họa quá trình nhân dân Việt Nam kháng chiến qua các phong trào đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, làm thất bại âm mưu thi hành chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ [175]. Công trình “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Thắng lợi và bài học” của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), công trình đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về ĐTCT, làm rõ vai trò, cơ sở, hình thức tiến hành ĐTCT trong ba mũi giáp công: “Ở miền Nam, chiến tranh nhân dân phát triển sâu rộng trên cả 3 vùng chiến lược, các hình thức vũ trang, đấu tranh chính trị, ba mũi giáp công trên các chiến trường cũng phát triển mạnh” [19, tr. 54-55]. Về vai trò của ĐTCT, công trình chỉ rõ: “Đấu tranh chính trị của quần chúng cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối với thắng lợi của cuộc chống Mỹ, cứu nước” [19, tr. 153]; đồng thời “Kết hợp hai mặt ĐTQS và ĐTCT là vấn đề cơ bản có tính quy luật trong phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời là đặc điểm nổi bật tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ” [19, tr. 154]. Công trình “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, tập 2 của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), làm rõ đường lối của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), đề cập đến các phong trào ĐTCT trên chiến trường miền Nam. Công trình khẳng định: “Phong trào đấu tranh chính trị của đông đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp địch rất to lớn; các đoàn thể quần chúng cách mạng thực sự là những đội quân đấu tranh chính trị chống địch ở khắp nông thôn và thành thị”, công trình đánh giá cao vai trò của ĐTCT đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, do đó, “thường xuyên chú trọng việc xây dựng lực lượng
  11. 8 chính trị” [178, tr. 145] là bài học quan trọng trong công tác lãnh đạo cách mạng của Đảng ở miền Nam. Công trình “Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) Thắng lợi và bài học”, Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (2000) đã tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, rút ra những bài học kinh nghiệm qua thời kỳ 30 năm chiến đấu của nhân dân. Về vai trò của đấu tranh chính trị, công trình đã khẳng định: Thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng tỏ sự phát triển mới về quan điểm bạo lực. Điểm mới ở đây là “bạo lực không chỉ có hình thức duy nhất là đấu tranh vũ trang mà nhất thiết cần có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị. Không có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị thì đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang không thể giành thắng lợi” [20, tr. 249-250]. Đã có những nhận thức hạn hẹp chỉ quy bạo lực vào hình thức vũ trang, nói cách khác, chỉ có hình thức đấu tranh bằng vũ trang mới được coi là bạo lực. Bạo lực có thể được thể hiện và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng, lực lượng quân sự và lực lượng chính trị, bao gồm hai loại hình đấu tranh: đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai loại hình ấy. Công trình “Phong trào chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1969-1975)”, tác giả Hà Minh Hồng (2000) đã dựng lại thực tế diễn biến cuộc kháng chiến giai đoạn này từ góc độ trận tuyến bình định - chống phá bình định ở chiến trường Nam Bộ, phân tích, lý giải những vấn đề về nội dung, vai trò, đặc điểm, cùng những yếu tố ảnh hưởng của vấn đề này đến sự phát triển của cuộc kháng chiến tại đây, góp phần đánh giá cuộc kháng chiến của nhân dân ở Nam Bộ [72]. Công trình “Khu VI kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của Viện Lịch sử Đảng (2002), làm rõ trong quá trình lãnh đạo kháng chiến, các cấp ủy Đảng ở Khu VI rất coi trọng ĐTCT, đặc biệt chú trọng “xây dựng
  12. 9 nòng cốt, phát động quần chúng đối với vùng yếu, vùng trắng, dùng phương thức đội vũ trang công tác để mở phong trào, kết hợp với vận dụng các khả năng công khai hợp pháp” [173, tr. 302]. Công trình “Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của Văn Tiến Dũng (2005), tác giả đã tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc KCCMCN. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: về đường lối chiến lược, sách lược, về xây dựng Đảng và tổ chức lực lượng, về phương pháp đấu tranh giải phóng miền Nam, về ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng. Ở công trình này, chiến trường Tây Nam Bộ được đề cập trong tổng thể chung của cách mạng toàn miền Nam [36]. Công trình “Miền Nam giữ vững thành đồng” của Trần Văn Giàu (2006), đã có những phân tích về phong trào ĐTCT trên toàn miền Nam, tác giả chỉ ra rằng: “phong trào đã đoàn kết được rộng rãi hơn trước, chẳng những huy động được nông dân mà còn lôi cuốn được cả những người thuộc tầng lớp trên tham gia, được sự tham gia tích cực của sư sãi người dân tộc Khơ-me, các nhà tu hành theo đạo Cao Đài, đạo Phật và cả tín đồ Công giáo nữa” [61, tr. 1113]. Công trình “Tổng tập luận văn” của Võ Nguyên Giáp (2006) đưa ra nhiều vấn đề lý luận về ĐTCT, mối quan hệ giữa ĐTCT và ĐTQS. Về định nghĩa ĐTCT, công trình viết: “ĐTCT ở đây nói theo nghĩa hẹp để phân biệt với đấu tranh vũ trang, nghĩa là các hình thức đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân không cầm vũ khí như bãi công, bãi chợ, bãi khóa, mít tinh, biểu tình, thị uy,… Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh này thông thường được tiến hành trong điều kiện hợp pháp, nửa hợp pháp hoặc biến thế bất hợp pháp thành thế hợp pháp cách mạng, nhằm đạt mục đích nhất định về chính trị, kinh tế, văn hóa hoặc có khi cả về quân sự” [60, tr. 1060].
  13. 10 Công trình “Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam”, quyển II (1954-1975) của tác giả Trần Hậu (2007) đã phục dựng hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời, mục đích, cương lĩnh hoạt động của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất trên phạm vi cả nước giai đoạn 1954-1975, trong đó đề cập đến Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam nói chung và ở Tây Nam Bộ nói riêng. Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chính là biện pháp cụ thể để các cấp ủy Đảng tập hợp, đoàn kết các lực lượng đấu tranh cho các mục tiêu cách mạng [64]. Công trình “Nam Bộ 1945-1975 Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng” của tác giả Hà Minh Hồng (2008), đưa ra những nhận xét về điểm nổi bật trong phong trào chống bình định và ĐTCT ở Nam Bộ [73]. Công trình “Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” của tác giả Hồ Khang (2008), tái hiện bối cảnh lịch sử, thế, lực, thời giữa quân giải phóng và quân Mỹ - quân đội VNCH; chủ trương, kết quả thực hiện tại các chiến trường, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 [84]. Công trình “Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1954 - 1975)”, tập 2, Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), đây là công trình khắc họa các phong trào đấu tranh của quân và dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Trong công trình này, diễn biến tình hình chiến trường TNB được đặt trong thế đối sánh với chiến trường Trung Nam Bộ, Đông Nam Bộ, tạo nên tổng thể cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ suốt 21 năm trường kỳ kháng chiến [66]. Công trình “Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975” của Hội đồng Ban Chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2010), là công trình được biên soạn tương đối hoàn chỉnh về các giai đoạn kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ ở vùng đất Nam Bộ. Các tác giả đã đề cập đến phong trào ĐTCT trên toàn miền Nam Việt
  14. 11 Nam với nhiều sự kiện phong phú, trong đó có địa bàn TNB. Bằng nhiều cách tiếp cận và luận giải, tác phẩm đã nêu lên nhiều nội dung thuộc về hoặc có liên quan trực tiếp đến phong trào ĐTCT ở miền Nam Việt Nam [67]. Công trình “Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975)” do Nguyễn Quý (chủ biên) (2015), đã trình bày quá trình lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ và TƯCMN trong cuộc KCCMCN. Trong đó, các tác giả đã cung cấp một số tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng trong phong trào ĐTCT ở miền Nam Việt Nam nói chung và TNB nói riêng; tập hợp các tư liệu về các hoạt động của quần chúng nhân dân, đề cập đến một số nhân vật, tấm gương tiêu biểu của lực lượng chính trị [154]. Công trình “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, gồm 9 tập của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng (2013), trong đó, tập IV “Cuộc đụng đầu lịch sử”; Tập V “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968”; Tập VI “Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương”; Tập VII “Thắng lợi quyết định năm 1972”; Tập VIII “Toàn thắng” đã đánh giá toàn diện, có hệ thống về cuộc KCCMCN. Ở tập IX “Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử”, công trình khẳng định: “ĐTCT đã được nâng lên thành một nghệ thuật trong việc chống chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Khi khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, chiến tranh và khởi nghĩa gắn quyện vào nhau thì ĐTCT mà hình thức cao là sự nổi dậy của quần chúng luôn luôn kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với ĐTQS, tạo thế và trợ giúp đắc lực cho ĐTQS” [176, tr. 242]. Công trình “Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - Giá trị lịch sử”, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2014) đã tập trung phân tích sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, về sự đấu tranh của nhân dân, về kết quả và ý nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 [174]. Công trình “Lịch sử phong trào đấu tranh chống phá bình định trong
  15. 12 cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), gồm 3 tập, đã làm rõ nhiều khía cạnh liên quan đến phong trào đấu tranh ở nông thôn miền Nam, trong đó có địa bàn Tây Nam Bộ. Các tác giả đã chỉ ra rằng: “Tiến công giữa quân sự và nổi dậy của quần chúng luôn có quan hệ điều kiện, gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống phá bình định của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam [177, tr. 267]. Từ thực tiễn chiến trường, phương châm “bốn bám”, phương thức kết hợp “hai chân”, “ba mũi” trong đấu tranh chống bình định, giải phóng dân, giữ vững và mở rộng địa bàn giải phóng dần được hình thành và củng cố. Công trình “Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)”, Lê Cung (2015), tác giả khẳng định: “Mục tiêu xuyên suốt là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã tập hợp hầu hết các giai tầng xã hội ở các đô thị”, đây là “sự hội tụ dân tộc”, “là cuộc đụng đầu trực tiếp của nhân dân đô thị miền Nam với Mỹ và CQSG bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, trong tay không có vũ khí; chiến thắng trên chiến trường không thể tách rời với ĐTCT” [29, tr. 74-75]. Công trình “Vùng đất Nam Bộ”, tập VI, từ năm 1945 đến năm 2010, do Trần Đức Cường chủ biên (2017) có đề cập đến phong trào đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ khi Mỹ thi hành các chiến lược chiến tranh trên địa bàn Nam Bộ [31]. Công trình “Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định và Nam Bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ” của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (2018), tập hợp nhiều bài viết của các tác giả, đề cập đến sự tham gia đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị, binh vận của phụ nữ miền Nam [25]. Trong cuốn sách này có nhiều bài viết đề cập đến phong trào của phụ nữ Tây Nam Bộ như các bài viết: “Những bà mẹ Việt Nam anh hùng khu Tây Nam Bộ trong Mậu Thân 1968” và “Phụ nữ Vĩnh Long trong Tổng tiến công và nổi
  16. 13 dậy xuân Mậu Thân 1968” của tác giả Trầm Hương; “Đội quân tóc dài trong Mậu Thân 1968” của tác giả Phạm Thị Diệu; “Cần Thơ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968” của tác giả Trần Thanh Tú; “Phụ nữ tỉnh Hậu Giang trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968” và “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của phụ nữ tỉnh Sóc Trăng một mốc son có ý nghĩa chính trị và quân sự to lớn” của tác giả Hồ Ngọc Phương;“Phụ nữ tỉnh Kiên Giang trong chiến dịch Mậu Thân 1968” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng; “Bạc Liêu với Xuân Mậu Thân 1968 qua hồi tưởng của những phụ nữ tham gia Tổng tiến công và nổi dậy” và “Đội nữ pháo binh huyện Châu Thành, tỉnh Cà Mau” của tác giả Nguyễn Thị Hiển Linh; “Sáng mãi những bông hoa đẹp trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ở miền Tây Nam Bộ” của tác giả Phạm Thị Kim Phương. Các luận án Tiến sĩ nghiên cứu, phân tích sâu hơn vai trò của ĐTCT, phương pháp xây dựng LLCT, tổ chức chính trị, các khẩu hiệu, hình thức ĐTCT. Các công trình này cũng chú trọng quá trình, diễn biến, kết quả và rút ra những nhận xét về đặc điểm của phong trào ĐTCT. Cụ thể: Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Phụ nữ miền Nam trong đấu tranh chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của tác giả Vũ Thị Thúy Hiền (2000), đã tổng hợp các phong trào đấu tranh chính trị ở cả nông thôn và thành thị trên toàn miền Nam mà lực lượng tham gia đấu tranh là phụ nữ. Trong đó, luận án nêu rất nhiều sự kiện đấu tranh chính trị của phụ nữ Tây Nam Bộ trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ [76]. Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị tại một số đô thị lớn miền Nam từ 1961 đến 1968” của Phí Văn Thức (2006) đã làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo các ngành, các giới đấu tranh chính trị sôi nổi, quyết liệt tại 3 đô thị lớn miền Nam là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “chiến tranh cục bộ” [163].
  17. 14 Luận án Tiến sĩ Lịch sử tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam của Lê Quý Thi (2013) “Phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Gia Định (1969- 1975), tác giả đã tái hiện quá trình các giai cấp, thành phần, tầng lớp, các ngành, các giới đấu tranh chính trị với hình thức phong phú, lực lượng hùng hậu tại Sài Gòn - Gia Định, đô thị lớn nhất miền Nam trong những năm đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” [160]. Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968” của tác giả Trần Thị Lan (2015) phân tích phong trào đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên trong chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ [142]. Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” của tác giả Nguyễn Trung Triều (2018) làm rõ các phong trào đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ [171]. Trong các tạp chí khoa học chuyên ngành, một số bài nghiên cứu về phong trào ĐTCT như: Bài viết “Tìm hiểu về đội quân chính trị của quần chúng trong cách mạng miền Nam 1954-1975” của Quỳnh Cư (1980), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3, tác giả chỉ rõ đặc điểm và vai trò của “đội quân chính trị”. Về đặc điểm, “là một đội quân dũng cảm và mưu trí; một tổ chức chặt chẽ như những đội quân vũ trang; vừa chống địch tại chỗ vừa tràn vào thành thị tấn công trực diện với địch”. Về vai trò, “là lực lượng nòng cốt trong phong trào ĐTCT; đóng vai trò quan trọng trong phong trào nổi dậy của quần chúng; hỗ trợ và tạo điều kiện cho LLVT đánh địch” [30]. Bài viết “Đảng lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong cách mạng miền Nam” của Nguyễn Tiến Duẩn (2004), Tạp chí
  18. 15 Lịch sử Đảng số tháng 11, tác giả khẳng định: “LLCT và phong trào ĐTCT của đông đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp rất to lớn, là mũi tiến công lợi hại đánh bại âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân mới. ĐTCT giành thắng lợi tạo ra cơ sở, địa bàn thuận lợi cho đấu tranh vũ trang hoạt động, ĐTCT có thể kìm giữ, phân tán lực lượng quân sự của địch trong các cuộc hành quân càn quét” [32, tr. 45] Bài viết “Chung một bóng cờ” của Trần Bạch Đằng (2005), Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 12, tác giả khẳng định: về cơ bản, phong trào cách mạng miền Nam là phong trào chính trị theo nghĩa rộng, là cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng. Kết hợp các hình thức đấu tranh: chính trị, vũ trang, binh vận, ngoại giao tạo nên sức mạnh tổng hợp, có lúc hình thức này giữ vai trò chủ yếu, hình thức khác hỗ trợ. Đây là vấn đề thuộc phương pháp cách mạng. Tác giả kết luận: “Tập trung đông người nảy sinh những vấn đề xã hội, kinh tế, tạo ra mâu thuẫn từng giờ, từng phút giữa bộ máy cầm quyền với nhân dân từ cái ăn, cái mặc, cái ở, học hành, sản xuất; tạo điều kiện cho một số người trước đây chỉ hiểu Mỹ và CQSG từ xa, còn mơ hồ, nay hằng ngày tận mắt nhận rõ các tồi tệ; tạo cơ hội cho dân tiếp xúc với nhau dễ dàng hơn, thông tin nhanh hơn, liên kết đấu tranh thuận tiện hơn”. Theo tác giả, “điều này có nghĩa là Mỹ và CQSG đã “mời” cách mạng đến sát mình. Đây chính là điều kiện quan trọng để ĐTCT bùng nổ” [58, tr. 3-10]. Tác giả đề cập đến vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong phong trào ĐTCT trên toàn miền Nam, làm rõ vai trò tập hợp lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xác định tầm quan trọng của phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi”. Bài viết “Đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)” của tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 6, nghiên cứu các phong trào ĐTCT tiêu biểu ở miền Nam và đưa ra kết luận: “Qua ĐTCT, quần chúng nhân dân được giác
  19. 16 ngộ đã trở thành lực lượng cách mạng có sức mạnh vô địch, vượt qua mọi thử thách ác liệt của chiến tranh, góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng” [63, tr. 44]. Bài viết “Đấu tranh chính trị của phụ nữ Liên khu V những năm 1954- 1960” của tác giả Vũ Thị Hương (2016) đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 12, đã phân tích các phong trào đấu tranh ở đô thị, nông thôn, phong trào đấu tranh binh vận ở các tỉnh thuộc Liên khu V như: Kon Tum, Gia Lai, Quảng Ngãi v.v.. Tác giả kết luận: “Giai đoạn 1954-1960, phong trào ĐTCT của phụ nữ Liên khu V kết hợp chặt chẽ với đấu tranh binh vận, tự vệ vũ trang, tích cực hỗ trợ, góp phần quan trọng cùng với các lực lượng cách mạng tạo ra bước phát triển nhảy vọt, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công” [83, tr. 77]. Bài viết “Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên năm 1966 sau 50 năm nhìn lại”, Trần Thị Lan (2017), Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên, số 2, tác giả đã chỉ ra: “Để chống lại âm mưu và các thủ đoạn đánh phá của Mỹ và CQSG, cùng với từng bước xây dựng LLVT ba thứ quân, Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên đã không ngừng phát huy vai trò của LLCT, phát động ĐTCT, liên tiếp tiến công, góp phần làm suy yếu từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới làm tan rã bộ máy cai trị chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên địa bàn Tây Nguyên” [143, tr. 15]. Các công trình này có cách tiếp cận khác nhau về ĐTCT, trên nhiều địa bàn, bao quát, toàn diện về thời gian và không gian ĐTCT trải dài 21 năm kháng chiến chống Mỹ nhưng đều tập trung làm rõ sự chỉ đạo sâu sát, liên tục, từng bước, kịp thời và đúng đắn của Trung ương Đảng, các Đảng bộ địa phương, dẫn đến thắng lợi mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam. 1.1.1.2. Công trình nghiên cứu về phong trào đấu tranh chính trị ở Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) Công trình “Quân khu 9 - 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)” của Bộ Tư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2