Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
lượt xem 7
download
Nội dung của luận án gồm 4 chương với các nội dung đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965; đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1965 đến năm 1975; tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
- F ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN TRUNG TRIỀU ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2018
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỜI CAM ĐOAN NGUYỄN TRUNG TRIỀU ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. LÊ CUNG TS. CHU ĐÌNH LỘC HUẾ, NĂM 2018 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tư liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Trung Triều ii
- LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang đã quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để tôi được tham gia và hoàn thành khóa đào tạo Tiến sĩ (2014-2017). Trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn Văn phòng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Khánh Hòa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và các nhân chứng đã hỗ trợ về mặt tư liệu để tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Lê Cung và TS. Chu Đình Lộc - những người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học. Huế, tháng 5 năm 2018 Tác giả Nguyễn Trung Triều iii
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan .............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục ....................................................................................................................... iv Danh mục cụm từ viết tắt ..........................................................................................vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4 5. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 5 6. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................6 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 6 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ........................................................................ 6 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) ......................................................................15 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa ...............................................................................21 1.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu ..................................................22 Chương 2. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 ......................................................................................................24 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa trước năm 1954 ..............................................24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................24 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................25 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa trước 1954 29 2.2. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa và chủ trương đấu tranh chính trị của Đảng từ năm 1954 đến năm 1965 ......................32 iv
- 2.2.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965 ....................................................................................................................32 2.2.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị từ năm 1954 đến năm 1965 .42 2.3. Nội dung đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965 ...........48 2.3.1. Đòi thi hành Hiệp định Genève .................................................................... 48 2.3.2. Chống chính sách “tố Cộng” .........................................................................53 2.3.3. Phối hợp với lực lượng vũ trang tiến hành đồng khởi ở vùng rừng núi .....56 2.3.4. Chống phá ấp chiến lược ...............................................................................59 2.3.5. Đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo ....................................................62 2.3.6. Chống độc tài, quân phiệt, đòi tự do và dân chủ .........................................70 2.3.7. Phối hợp với lực lượng vũ trang tiến hành đồng khởi ở vùng nông thôn đồng bằng ..........................................................................................................................78 Chương 3. ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở KHÁNH HÒA TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ..................................................................................................... 82 3.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa và chủ trương đấu tranh chính trị của Đảng từ năm 1965 đến năm 1975 ......................82 3.1.1. Chính sách của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ năm 1965 đến năm 1975 ....................................................................................................................82 3.1.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị từ năm 1965 đến năm 1975 .94 3.2. Nội dung đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1965 đến năm 1975 ...........99 3.2.1. Đòi thành lập chính phủ dân sự ....................................................................99 3.2.2. Phối hợp với lực lượng vũ trang tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ........................................................................................................108 3.2.3. Đòi dân chủ, dân sinh ..................................................................................112 3.2.4. Đòi thi hành Hiệp định Paris .......................................................................117 3.2.5. Phối hợp với lực lượng vũ trang tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 .......................................................................................................................121 Chương 4. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ ....................125 4.1. Tính chất ...............................................................................................................125 4.1.1. Tính chất dân tộc ..........................................................................................125 4.1.2. Tính chất dân chủ, dân sinh .........................................................................128 v
- 4.2. Đặc điểm ...............................................................................................................130 4.2.1. Thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia .......................................130 4.2.2. Hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt và quyết liệt ..........133 4.2.3. Tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác trong đấu tranh ................................................................................................................137 4.3. Ý nghĩa lịch sử ......................................................................................................138 4.3.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ......138 4.3.2. Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển .......................................................143 4.3.3. Góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc .............................................................................146 KẾT LUẬN ...........................................................................................................155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN NỘI DUNG LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ..............................................................159 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................160 vi
- NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT ACL Ấp chiến lược CQSG Chính quyền Sài Gòn CSQG Cảnh sát Quốc gia ĐTCT Đấu tranh chính trị ĐTQS Đấu tranh quân sự LLCT Lực lượng chính trị LLVT Lực lượng vũ trang LTQG Lưu trữ Quốc gia THPG Tỉnh hội Phật giáo TNSVHS Thanh niên, sinh viên, học sinh TNTP Trung Nguyên Trung Phần VNCH Việt Nam Cộng hòa VTLT Văn thư lưu trữ vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), cùng với tấn công về quân sự, Đảng Cộng sản Việt Nam1 chủ trương tấn công Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) cả về chính trị, coi đấu tranh chính trị (ĐTCT) là một hình thức đấu tranh cơ bản, có vai trò quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam, là “ưu thế tuyệt đối và vũ khí lớn của ta, có tác dụng như đấu tranh vũ trang (ĐTVT)” [33, tr. 824]. Thực hiện chủ trương đó, từ năm 1954 đến năm 1975, ĐTCT đã diễn ra liên tục và rộng khắp ở miền Nam, trở thành nét độc đáo của nghệ thuật chiến tranh cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề ĐTCT vẫn chưa được quan tâm đầu tư nghiên cứu đúng mức, chưa tương xứng với vị trí của nó trong thế “hai chân, ba mũi” đã được thực tiễn khẳng định. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về ĐTCT giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) với tính chất là một cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. Khánh Hòa là tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Thời kỳ 1954- 1975, Mỹ và CQSG đã xây dựng tại đây nhiều căn cứ quân sự quy mô, hiện đại, nổi bật là khu liên hợp hải - lục - không quân Cam Ranh. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn là địa bàn được Mỹ và CQSG lựa chọn để đặt các cơ quan chỉ huy, trung tâm huấn luyện quân đội, trường đào tạo sĩ quan2. Để vận hành cũng như bảo vệ hệ thống cơ sở phục vụ chiến tranh này, Mỹ và CQSG đã sử dụng một lực lượng quân đội, cảnh sát hùng hậu; đồng thời, công tác an ninh, bộ máy kìm kẹp được đặc biệt coi trọng. Trong điều kiện như vậy, nhưng từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân Khánh Hòa vẫn liên tục ĐTCT bằng nhiều hình thức, thu hút hầu hết các thành phần xã hội tham gia và đạt được những kết quả đáng được lịch sử ghi nhận, nổi bật là phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Genève; chống chính sách “tố 1 . Từ năm 1951 đến năm 1976, tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. 2 . Các cơ quan chỉ huy: Bộ Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, Bộ Tư lệnh Vùng II Duyên hải, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 Không quân, Bộ Chỉ huy Tiếp vận 5...; các Trung tâm huấn luyện: Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ - Ninh Hòa, Trung tâm Huấn luyện Hải quân Cam Ranh, Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang...; các trường đào tạo sĩ quan: Trường Hạ sĩ quan Quân lực VNCH (Quân trường Đồng Đế), Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang;... 1
- Cộng”; chống phá ấp chiến lược (ACL); đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo; chống độc tài, quân phiệt, đòi tự do và dân chủ; đòi thành lập chính phủ dân sự; đòi thi hành Hiệp định Paris; phối hợp với LLVT tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và Xuân 1975;... ĐTCT của nhân dân Khánh Hòa đã góp phần làm thất bại các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mỹ tiến hành ở địa phương cũng như ở miền Nam. Qua tìm hiểu cho thấy, ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở các địa bàn như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên, Sài Gòn,... đã được triển khai nghiên cứu ở những mức độ khác nhau; trong khi đó, đối với Khánh Hòa, cho đến nay chủ đề ĐTCT chỉ được đề cập vắn tắt và rải rác trong các công trình lịch sử Đảng bộ, lịch sử các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương. Vì vậy, nghiên cứu ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn: Về ý nghĩa khoa học, luận án làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT và diễn biến, tính chất, đặc điểm, ý nghĩa lịch sử của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Qua đó, giúp nhận thức rõ hơn về truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Khánh Hòa; bản chất thực dân mới của các chính sách, biện pháp do Mỹ và CQSG triển khai tại Khánh Hòa; sự nhạy bén trong chủ trương lãnh đạo ĐTCT của Đảng; sự đa dạng, linh hoạt, quyết liệt về hình thức của ĐTCT ở Khánh Hòa; sự hưởng ứng, phối hợp của Khánh Hòa với địa phương khác trong ĐTCT; kết quả của ĐTCT ở Khánh Hòa thời kỳ 1954-1975;... Không những thế, luận án còn cung cấp những cứ liệu để nhận thức đầy đủ hơn về phương châm “hai chân, ba mũi” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Khánh Hòa nói riêng và miền Nam nói chung. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án cung cấp thêm nguồn tư liệu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Khánh Hòa phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần nâng cao niềm tự hào về truyền thống của quê hương và giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Khánh Hòa. Hơn nữa, những bài học kinh nghiệm được rút ra trong luận án góp phần phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Khánh Hòa hiện nay. 2
- Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); trong đó, tập trung nghiên cứu nguyên nhân, diễn biến, mục tiêu, lực lượng, hình thức, biện pháp, kết quả các phong trào tiêu biểu cũng như tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của ĐTCT trên địa bàn Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1975. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, ĐTCT được đề cập trong luận án được hiểu theo nghĩa để phân biệt với ĐTVT, tức là đấu tranh của quần chúng nhân dân không sử dụng vũ khí quân dụng nhằm đòi các mục tiêu về dân tộc, dân chủ, dân sinh. Về không gian, luận án nghiên cứu ĐTCT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gồm các đơn vị hành chính cấp huyện: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn; trong đó, tập trung nghiên cứu địa bàn Nha Trang - nơi được coi là trung tâm của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Về thời gian, luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1954 đến năm 1975, cụ thể là từ khi Hiệp định Genève được ký kết (21-7-1954) đến ngày Khánh Hòa được giải phóng (2-4-1975). Tuy nhiên, để làm rõ hơn nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT, khung thời gian của luận án được lùi về trước năm 1954 khi trình bày nội dung truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Tái hiện có hệ thống quá trình ĐTCT, góp phần nhận thức đầy đủ hơn về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của quân và dân Khánh Hòa. Qua đó, bổ sung tư liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương; cung cấp luận cứ khoa học nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống cách mạng, vận động quần chúng và phát huy sức mạnh nhân dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. 3
- Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khánh Hòa, nhất là chính sách của Mỹ và CQSG đối với Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1975 có ảnh hưởng đến ĐTCT. Trình bày đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). Trình bày diễn biến ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) qua các phong trào tiêu biểu dựa theo mục tiêu và đối tượng đấu tranh. Làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975). 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu đã công bố như văn kiện, công trình tổng kết của Đảng, Nhà nước, tác phẩm của các vị lãnh đạo viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) có đề cập đến ĐTCT; công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu về ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); lịch sử Đảng bộ, lịch sử Hội Nông dân, lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ, lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa và các huyện, thị, thành phố trực thuộc; một số công trình nước ngoài viết về “chiến tranh Việt Nam” liên quan tới đề tài. Nguồn tư liệu tại kho lưu trữ thuộc Văn phòng và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa; Trung tâm Lưu trữ Lịch sử thuộc Chi cục Văn thư Lưu trữ - Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh); Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt). Ngoài ra, một nguồn tư liệu hết sức quan trọng trong nghiên cứu lịch sử địa phương được tác giả chú ý khai thác là di tích lịch sử, bảo tàng, đặc biệt là trao đổi, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, để thực hiện luận án, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như sưu tầm và xử 4
- lý tư liệu (thành văn, điền dã, phỏng vấn nhân chứng), phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,... 5. Đóng góp của luận án Một là, trên cơ sở trình bày, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chính sách của Mỹ, CQSG đối với Khánh Hòa; đường lối chỉ đạo ĐTCT của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V và Tỉnh ủy Khánh Hòa, luận án làm rõ sự ảnh hưởng của những nhân tố trên đối với ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Hai là, luận án tái hiện khách quan và có hệ thống diễn biến ĐTCT ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1975, trong đó thể hiện rõ mục tiêu, lực lượng, thành phần, hình thức, kết quả,... của từng phong trào. Ba là, luận án phân tích, chứng minh làm nổi bật tính chất, đặc điểm của ĐTCT ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); đồng thời, làm rõ ý nghĩa, rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. Bốn là, trên cơ sở xử lý khối lượng lớn tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố, luận án góp phần giúp nhận thức đầy đủ hơn về ĐTCT ở Khánh Hòa nói riêng và miền Nam nói chung; cung cấp nguồn tư liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương Khánh Hòa. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (27 trang) và phụ lục (41 trang), nội dung luận án (150 trang) gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu (19 trang) Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1954 đến năm 1965 (58 trang) Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa từ năm 1965 đến năm 1975 (43 trang) Chương 4. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử (30 trang) 5
- Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) ở miền Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng tuy chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện như ĐTQS nhưng cũng đã được đề cập ở nhiều công trình. Tựu trung, các công trình liên quan đến đề tài luận án có thể phân thành hai nhóm chính: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) Lê Duẩn (1976), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nhà xuất bản (NXB) Sự thật, Hà Nội. Công trình phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về chiến tranh nhân dân và tổng kết kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó có kinh nghiệm chỉ đạo ĐTCT. Về phương pháp cách mạng, Tổng Bí thư Lê Duẩn khẳng định: “Khái quát chung lại, có thể nói bạo lực cách mạng phải dựa vào hai lực lượng: Lực lượng quân sự, lực lượng chính trị, và bao gồm hai hình thức đấu tranh: ĐTQS, ĐTCT và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy” [28, tr. 51]. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng (1993), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tập), NXB CTQG, Hà Nội. Cùng với trình bày đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), công trình phân tích âm mưu, biện pháp của Mỹ và CQSG đối với miền Nam; điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu như phong trào đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956); Đồng khởi (1959-1960); phá ACL (1961-1963); đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo (1963); chống “Hiến chương Vũng Tàu” (1964); chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ (1966);... Trong phần bài học kinh nghiệm, công trình đánh giá cao vai trò của ĐTCT đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Phong trào ĐTCT của đông đảo quần chúng có sức tiến công và tạo ra thế uy hiếp địch rất to lớn; các đoàn thể quần chúng cách mạng thực sự là những đội quân ĐTCT chống 6
- địch ở khắp nông thôn và thành thị”; coi “thường xuyên chú trọng việc xây dựng LLCT” là bài học lớn trong công tác chỉ đạo cách mạng của Đảng ở miền Nam thời kỳ 1954-1975 [58, tr. 145]. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học, NXB CTQG, Hà Nội. Công trình đề cập những vấn đề lý luận về ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) như cơ sở, vai trò, hình thức, nghệ thuật tiến hành và mối quan hệ với ĐTQS,... Trong đó, về vai trò của ĐTCT, công trình khẳng định: “ĐTCT của quần chúng cũng là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trong tất cả các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam và đối với thắng lợi của cuộc chống Mỹ, cứu nước” [4, tr. 153]; về sự kết hợp giữa ĐTCT với ĐTQS, công trình tổng kết: “Kết hợp hai mặt ĐTQS và ĐTCT là vấn đề cơ bản có tính quy luật trong phương pháp cách mạng miền Nam, đồng thời là đặc điểm nổi bật tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ” [4, tr. 154]. Bộ Tư lệnh Quân Khu V - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB Quân đội Nhân dân (QĐND), Hà Nội. Công trình đề cập điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến ĐTCT cùng một số phong trào ĐTCT nổi bật như phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963, phong trào chống độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh - Trần Văn Hương những năm 1964-1965, phong trào chống chính quyền quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ năm 1966 ở địa bàn Đà Nẵng, Tam Kỳ, Đà Lạt;... cùng với đó, chủ trương chỉ đạo ĐTCT của Liên Khu ủy V và kinh nghiệm ĐTCT của nhân dân Khu V cũng được tổng kết khá rõ. Viện Lịch sử Đảng (2002), Khu VI kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), NXB CTQG, Hà Nội. Công trình phân tích vị trí chiến lược của Khu VI và trình bày quá trình đấu tranh chống Mỹ của quân dân các tỉnh trên địa bàn như Khánh Hòa3, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Với vai trò là một trong “ba mũi giáp công”, ĐTCT được công trình đề cập qua các phong trào tiêu biểu như đòi thi hành 3 . Khánh Hòa được đề cập trong giai đoạn 1954-1963, từ cuối năm 1963 trở về sau, Khánh Hòa thuộc Liên Khu V. 7
- Hiệp định Genève 1954, đồng khởi ở vùng miền núi 1959-1960, phá ACL 1963, chống độc tài Mỹ - Khánh, đòi dân chủ thực sự 1964, chống Mỹ, Thiệu - Kỳ 1966... Ở phần kết luận, công trình khẳng định, trong quá trình kháng chiến, các cấp ủy Đảng của Khu VI rất coi trọng mũi ĐTCT, nhất là khâu “xây dựng nòng cốt, phát động quần chúng, đối với vùng yếu, vùng trắng, dùng phương thức đội vũ trang công tác để mở phong trào, kết hợp với vận dụng các khả năng công khai hợp pháp” [304, tr. 302]. Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập luận văn, NXB QĐND, Hà Nội. Công trình tập hợp các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về quân sự, chính trị, chiến tranh nhân dân,... Qua đó, nhiều vấn đề lý luận về ĐTCT, mối quan hệ giữa ĐTCT với ĐTQS đã được phân tích làm rõ. Cũng trong công trình này, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đưa ra định nghĩa về ĐTCT: “ĐTCT ở đây nói theo nghĩa hẹp để phân biệt với ĐTVT, nghĩa là các hình thức đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân không cầm vũ khí như bãi công, bãi chợ, bãi khóa, mít tinh, biểu tình, thị uy,... Dựa vào sức mạnh của chính nghĩa và lực lượng đoàn kết, có tổ chức của đông đảo quần chúng, các cuộc đấu tranh này thông thường được tiến hành trong điều kiện hợp pháp, nửa hợp pháp hoặc biến thế bất hợp pháp thành thế hợp pháp cách mạng, nhằm đạt mục đích nhất định về chính trị, kinh tế, văn hóa hoặc có khi cả về quân sự” [48, tr. 1060]. Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, NXB QĐND, Hà Nội. Bộ sách gồm hai phần: Phần thứ nhất - “Chống xâm lăng” phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp đầy bi hùng của dân tộc; phần thứ hai - “Miền Nam giữ vững thành đồng” là bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta (1954-1975). Trong phần thứ hai, tác giả đề cập đến các phong trào ĐTCT tiêu biểu của nhân dân miền Nam như phong trào chống độc tài, chống khủng bố, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà những năm 1954-1956; phong trào Đồng khởi những năm 1959-1960; phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963; phong trào chống Mỹ, chống Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ những năm 1965-1968;... Bên cạnh đó, tác giả phân tích đặc điểm đời sống kinh tế, xã hội ở đô thị miền Nam từ khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965); coi chính sách thực dân mới của Mỹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng phát các phong trào ĐTCT, bởi “sự có mặt quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam là một sự 8
- xâm phạm thô bạo chủ quyền độc lập của nhân dân ta, nó kích động mạnh mẽ tinh thần dân tộc của mọi tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ và nhân viên ngụy quyền” [49, tr. 1733]. Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, in lần thứ tư, NXB Thuận Hóa, Huế. Có thể nói, “đây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và hoàn chỉnh về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” [21, tr. 3], trong đó thể hiện nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào đối với Phật giáo miền Nam cũng như đối với cách mạng miền Nam. Không những thế, những sử liệu và kiến giải của tác giả là cơ sở quan trọng giúp việc tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào Phật giáo năm 1963 trên từng địa bàn cụ thể ở miền Nam thuận lợi hơn. Trần Bá Đệ (Chủ biên) - Lê Cung (2010), Lịch sử Việt Nam tập VII, từ 1954 đến 1975, in lần thứ hai, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Đây là một trong số ít giáo trình đã dành dung lượng khá lớn để trình bày về những vấn đề liên quan đến ĐTCT trong thời kỳ 1954-1975 như chính sách của Mỹ và CQSG ở miền Nam; diễn biến các phong trào ĐTCT nổi bật ở Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn...; vai trò, ý nghĩa của ĐTCT đối với cách mạng miền Nam. Đặc biệt, trong công trình này, phong trào chống Mỹ, Ngô Đình Diệm cưỡng ép đồng bào di cư những năm 1954-1955, phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, phong trào đấu tranh ở vùng đối phương tạm chiếm những năm 1965-1966 được nghiên cứu khá đầy đủ, đồng thời được bố cục lại cho phù hợp với logic và đúng với vị trí của nó trong lịch sử. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) (9 tập), NXB CTQG, Hà Nội. Công trình phản ánh một cách toàn diện và sinh động về nguyên nhân, diễn biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) qua từng giai đoạn và các bước ngoặt quan trọng. Về ĐTCT, công trình đề cập đến các phong trào tiêu biểu của nhân dân miền Nam, từ phong trào đòi thi hành Hiệp định Genève, bảo vệ hòa bình (1954-1956), chống “tố Cộng” (1955-1959),... đến những phong trào bùng phát vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến như đòi thi hành Hiệp định Paris 1973, hoạt động của Lực lượng thứ ba,... Ngoài ra, ở tập 9 - “Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch sử”, công trình khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT: “ĐTCT đã được nâng lên 9
- thành một nghệ thuật trong việc chống chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Khi khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, chiến tranh và khởi nghĩa gắn quyện vào nhau thì ĐTCT mà hình thức cao là sự nổi dậy của quần chúng luôn luôn kết hợp chặt chẽ và nhịp nhàng với ĐTQS, tạo thế và trợ giúp đắc lực cho ĐTQS” [15, tr. 242]. Lê Cung (2013), 50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1963-2013), NXB Đại học Huế. Cùng với các bài viết về sức mạnh truyền thống của Phật giáo, công trình tập hợp những bài nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề “phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963” nhìn từ truyền thống đến hiện đại. Hơn thế nữa, qua một số bài viết như “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với phong trào Phật giáo năm 1963”, “Sự hậu thuẫn của miền Bắc đối với phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963”, “Vai trò của quần chúng nhân dân trong phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963”,... công trình còn cung cấp cái nhìn toàn diện về phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 với tư cách là một cuộc vận động mang tính dân tộc. Lê Cung (2014), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968), NXB Thuận Hóa. Đây được xem như là một sự tiếp nối công trình “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”. Trong công trình này, tác giả trình bày phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam những năm 1964-1968 qua ba giai đoạn: Giai đoạn từ sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm (1-11-1963) đến trước ngày chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ được thành lập (19-6-1965); giai đoạn từ khi chế độ quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ được thành lập (19-6-1965) đến sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc (21-6-1966); giai đoạn từ sự kiện “Bàn Phật xuống đường” kết thúc (21-6-1966) đến sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968). Ngoài ra, công trình cũng làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam giai đoạn 1964-1968. Lê Cung (Chủ biên), (2015), Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), NXB Tổng hợp TP HCM. Khai thác nguồn tư liệu có giá trị từ hai phía, tiếp cận ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, công trình phản ánh khá chi tiết về nguyên nhân, mục tiêu, lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc 10
- điểm,... phong trào đô thị miền Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn - Gia Định trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ. Trong số đó, bài “Phong trào đô thị miền Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước (1954-1975)” của tác giả Lê Cung đã làm rõ vai trò phong trào đô thị miền Nam trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện qua các phong trào tiêu biểu như phong trào hòa bình những năm 1954-1956, phong trào Phật giáo năm 1963, phong trào đô thị năm 1966, phong trào sinh viên, học sinh năm 1970, phong trào đòi thi hành Hiệp định Paris 1973,... Trên cơ sở đó, tác giả có những nhận xét xác đáng về phong trào đô thị miền Nam: “Mục tiêu xuyên suốt là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đã tập hợp hầu hết các giai tầng xã hội ở các đô thị” - tác giả khẳng định đây là một “sự hội tụ dân tộc”; “là cuộc đụng đầu trực tiếp của nhân dân đô thị miền Nam với Mỹ và CQSG bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, trong tay không có vũ khí; chiến thắng trên chiến trường không thể tách rời với ĐTCT” [24, tr. 74-75]. Trần Hoài, Lê Cung, Lê Văn Thuyên, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Xuân Hoa (2015), Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954-1975, NXB Trẻ, TP HCM. Sử dụng nguồn tư liệu từ nhiều phía, đặc biệt là tư liệu lưu trữ của cả chính quyền cách mạng và CQSG, có thể nói, đây là cuốn sách mới nhất trình bày tương đối đầy đủ, trọn vẹn phong trào ĐTCT theo dòng lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 của Huế - một đô thị lớn với nhiều phong trào ĐTCT mạnh mẽ và có ảnh hưởng đối với phong trào đô thị miền Nam, trong đó có Nha Trang - Khánh Hòa. Viện Sử học (2017), Lịch sử Việt Nam, (tái bản lần thứ nhất) NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bộ sách gồm 15 tập, trình bày lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, trong đó, phần lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được trình bày khá toàn diện ở Tập 12 (từ năm 1954 đến năm 1965) và Tập 13 (từ năm 1965 đến năm 1975). Về ĐTCT thời kỳ 1954-1975, tập thể tác giả đã khái quát chủ trương chỉ đạo của Đảng qua các giai đoạn trên cơ sơ phân tích âm mưu, chính sách của CQSG đối với miền Nam; đồng thời, điểm một số phong trào ĐTCT tiêu biểu của nhân dân miền Nam như đòi thi hành Hiệp định Genève (1954-1956), chống “tố Cộng” (1957-1958), Đồng khởi ở miền Trung và Nam Bộ (1959-1960), chống phá ACL (1962-1964), chống Hiến chương Vũng Tàu (1964), chống Mỹ và chế độ quân phiệt Sài Gòn (1966), chống bình định ở nông thôn, đòi dân chủ, hòa bình ở 11
- đô thị (1970), chống Nguyễn Văn Thiệu độc tài, tham nhũng (1974),... Ngoài các công trình trên, nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) còn được thể hiện trong một số luận án Tiến sĩ: Trần Thị Lan (2014), Đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP - Đại học Huế. Luận án tập trung phân tích những yếu tố tác động đến ĐTCT; tái hiện quá trình ĐTCT ở đô thị, nông thôn các tỉnh Tây Nguyên từ 1961 đến 1968, trên cơ sở đó, làm rõ vai trò, đặc điểm và rút ra một số bài học kinh nghiệm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP - Đại học Huế. Luận án nghiên cứu phong trào công nhân các đô thị lớn ở miền Nam như Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế. Trên cơ sở tái hiện diễn biến phong trào, luận án làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân miền Nam những năm 1954-1965. Về bài nghiên cứu được công bố trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học, có thể kể đến Quỳnh Cư (1980), “Tìm hiểu về ‘đội quân chính trị’ của quần chúng trong cách mạng miền Nam (1954-1975)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3. Sau khi sơ lược quá trình phát triển qua 21 năm đấu tranh chống Mỹ (1954-1975), tác giả chỉ rõ đặc điểm và vai trò của “đội quân chính trị”. Về đặc điểm, “là một đội quân dũng cảm và mưu trí; một tổ chức chặt chẽ như những đội quân vũ trang; vừa chống địch tại chỗ vừa tràn vào thành thị tấn công trực diện với địch”. Về vai trò, “là lực lượng nòng cốt trong phong trào ĐTCT; đóng vai trò quan trọng trong phong trào nổi dậy của quần chúng; hỗ trợ và tạo điều kiện cho LLVT đánh địch” [26]. Nguyễn Thị Định (1985), “Đấu tranh chính trị - Một hình thức đấu tranh cơ bản, một mũi tiến công sắc bén của cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước” của Viện Mác - Lênin. Tham luận khẳng định “ĐTCT của nhân dân miền Nam, đặc biệt là của ‘đội quân tóc dài’ là vấn đề thuộc về phương pháp cách mạng đã được nâng lên thành nghệ thuật; ĐTCT không chỉ là cơ sở 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 604 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
209 p | 268 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 331 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 237 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 197 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 166 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 221 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở một số tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2010
27 p | 169 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 153 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 147 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 34 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 133 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 44 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn