Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
lượt xem 13
download
Luận án bao gồm 4 chương với các nội dung: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết; Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; Thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ QUANG HUY PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI TỪ THỰC TIỄN BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS Trần Minh Đức 2. TS Nguyễn Văn Tuyến HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trong quá trình viết luận án. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Ngƣời cam đoan Ngô Quang Huy
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện của Học viện Khoa học xã hội, Khoa Luật và các Thầy, Cô giáo đã nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người hướng dẫn khoa học: TS Trần Minh Đức và TS Nguyễn Văn Tuyến, cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các anh, chị, em đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Luận án là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả nên không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận án được tốt hơn. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Ngô Quang Huy
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................... 7 1.2. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................ 19 CHƢƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI ............................................................. 24 2.1. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tiền gửi ........................................................ 24 2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ......................................... 41 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM ........................................................... 69 3.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm tiền gửi ..................................................................................................................... 69 3.2. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi về loại tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm tiền gửi, quản lý và sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi ..................... 84 3.3. Đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật Bảo hiểm tiền gửi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ....................................................................... 114 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TIỀN GỬI CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM ........................................ 129 4.1. Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm tiền gửi .. 129 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi .................................. 135 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm tiền gửi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam .................................................................................................... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................ 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 161
- DANH MỤC VIẾT TẮT BHTG: Bảo hiểm tiền gửi BHTGVN: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam KSĐB: Kiểm soát đặc biệt NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHNNVN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTW: Ngân hàng Trung ương NHTM: Ngân hàng thương mại TCTD: Tổ chức tín dụng QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Các mô hình bảo hiểm tiền gửi phổ biến trên thế giới và các mục tiêu chính sách công ....................................................................................... 37 Bảng 2.2. So sánh đặc điểm các hệ thống BHTG một số quốc gia .................. 40 Bảng 3.1. Số lượng tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giai đoạn năm 2013 - 2019 ............................................................................................................... 78 Bảng 3.2. Số liệu thu phí qua các năm giai đoạn 2013 - 2018 ......................... 92 Bảng 3.5. Tình hình chi trả bảo hiểm tiền gửi trước khi có ........................... 102 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 ................................................................. 102 Bảng 3.4. Số lượng đơn vị được kiểm tra giai đoạn 2013 - 2018 .................. 108
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế thị trường luôn gắn liền và chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro đạo đức v.v… Trong những năm vừa qua, kinh tế xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện phát triển bền vững. Lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý và thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, an sinh xã hội được đảm bảo. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động bất lợi, nên những kết quả đạt được của nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua là đáng ghi nhận, đạt được những kết quả trên là nhờ những nỗ lực của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách kịp thời, việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và có sự phối hợp tốt hơn giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đóng góp vào kết quả đó phải kể đến vai trò của bảo hiểm tiền gửi (BHTG), một chế định tài chính được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Ở Việt Nam, BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán. Hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) có nền tảng pháp lý vững chắc là Luật BHTG và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành. BHTGVN được xác định là tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách BHTG góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các TCTD đã được quy định trong các văn bản như: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật phá sản năm 2014, Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành... Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về BHTG cho thấy các quy định của pháp luật hiện hành về BHTG đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chồng chéo dẫn đến hiệu quả thực thi không đạt kết quả như yêu cầu đặt ra, nhiều quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về BHTG không còn phù hợp và cần có sự sửa đổi, bổ sung hoàn 1
- thiện. Đặc biệt, kể từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung Luật các TCTD năm 2017 có hiệu lực thi hành, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các giải pháp của Đề án tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, BHTGVN được giao thêm nhiều chức năng quan trọng trong quá trình tái cơ cấu các TCTD, nâng cao vai trò trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền và hỗ trợ khả năng phục hồi các TCTD được kiểm soát đặc biệt (KSĐB), như: (i) Thực hiện cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định hệ thống trong thời gian TCTD bị KSĐB; (ii) được mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ dựa trên quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (iii) tham gia phối hợp với Ban KSĐB, Ngân hàng Hợp tác xã để đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi của QTDND, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; xây dựng phương án phá sản TCTD được KSĐB trình NHNN xem xét, quyết định… Điều đó cho thấy Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017 đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền, biện pháp can thiệp sớm hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD yếu kém; hoàn thiện cơ sở pháp lý giúp xây dựng một hệ thống TCTD lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Để BHTGVN đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới đó, cần thiết phải có sự rà soát, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về BHTG, mà trước mắt là tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật BHTG từ đó có kiến nghị sửa đổi Luật BHTG và các quy định của pháp luật có liên quan để BHTG thực sự là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ thực hiện tái cơ cấu các TCTD yếu kém gắn liền với xử lý nợ xấu, xử lý đổ vỡ các TCTD, qua đó bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng. Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các vấn đề lý luận của pháp luật về BHTG và phân tích thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Thông qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện, tác giả có những đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về BHTG và thực trạng tổ chức, hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTG và tổ chức, hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. 2
- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là, về phương diện lý luận: Luận án tập trung khái quát hoá, hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về BHTG, cơ chế xác lập quan hệ BHTG, phân tích cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ BHTG, các nhân tố tác động đến pháp luật về BHTG và việc thực thi pháp luật về BHTG. Đặc biệt, Luận án đi sâu phân tích, đánh giá, so sánh các quy định của pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện hành với pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài có liên quan, tham khảo kinh nghiệm về điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ BHTG của một số nước để tìm ra những bài học phù hợp với điều kiện của Việt Nam, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về BHTG. Hai là, về phương diện thực tiễn: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật về BHTG thông qua tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động của tổ chức BHTGVN. Quá trình thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: với tư cách là một tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách BHTG góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Luận án tập trung nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN bao gồm các hoạt động cụ thể như: Chủ thể tham gia quan hệ BHTG và các bên liên quan được thực hiện như thế nào; Thực hiện quy định về tiền gửi, phí BHTG và quản lý, sử dụng phí BHTG của tổ chức BHTGVN có những thuận lợi và khó khăn gì; Thực tiễn xác lập và chấm dứt quan hệ BHTG; Hoạt động chi trả, hỗ trợ tài chính, thanh lý và thu hồi tài sản của BHTGVN trong thời gian qua đã có tác động đến hoạt động của các TCTD ra sao; Hoạt động kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại liên quan đến hoạt động BHTG của tổ chức BHTGVN đã thực hiện trong thời gian qua như thế nào? Qua nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN, luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN. Ba là, Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN, luận án chỉ ra các yêu cầu hoàn thiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện 3
- nay; đề ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về BHTG và tổ chức, hoạt động của tổ chức BHTGVN trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: Các vấn đề lý luận liên quan đến BHTG và hoạt động của tổ chức BHTGVN như: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của BHTG; mô hình hoạt động của các tổ chức BHTG trên thế giới; Các quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cũng như pháp luật nước ngoài có liên quan về BHTG; Thực trạng thực hiện pháp luật về BHTG của tổ chức BHTGVN thông qua nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức và hoạt động của của BHTGVN; Các yêu cầu, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTG thông qua hoạt động của tổ chức BHTGVN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: - Luận án sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình đã được công bố như khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân biệt BHTG với các loại hình bảo hiểm khác. - Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động của tổ chức BHTGVN như: làm rõ địa vị pháp lý của tổ chức BHTGVN, mô hình và lựa chọn mô hình BHTG phù hợp với Việt Nam, các quy định của pháp luật và thực tiễn thực thiện các nội dung về chủ thể trong quan hệ BHTG, về tiền gửi được bảo hiểm, phí BHTG và quản lý, sử dụng phí BHTG, về kiểm tra, giám sát, chi trả… của tổ chức BHTGVN để từ đó khẳng định vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. - Về phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu pháp luật về BHTG và thực tiễn thực hiện pháp luật BHTG của tổ chức BHTGVN, trên cơ sở tham khảo, đối sánh với pháp luật về BHTG của một số quốc gia trên thế giới trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Từ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 4.1. Phương pháp luận Xuất phát từ tính chất đặc thù của đề tài nghiên cứu là vừa mang tính kinh tế vừa 4
- mang tính pháp lý, tác giả xác định phương pháp luận để triển khai đề tài luận án sẽ là phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành, trong đó tập trung nhấn mạnh vào khía cạnh pháp lý của vấn đề nghiên cứu để làm nổi bật giá trị luật học của luận án. Luận án cũng sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lê Nin để giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích nhằm làm rõ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của pháp luật về BHTG ở Việt Nam, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến luận án, các số liệu tổng hợp thực tế, phương pháp này được sử dụng trong luận án nhưng trọng tâm là chương 1, chương 2 và chương 3. - Phương pháp luật học so sánh: được sử dụng xuyên suốt luận án nhằm đối chiếu quy định pháp luật qua các thời kỳ, với pháp luật các quốc gia để tìm ra những điểm hợp lý trong các quy định pháp luật về BHTG, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật để hoàn hiện pháp luật về BHTG. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê… được sử dụng trong chương 1, 4 để dự báo xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTG. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, Luận án đã tập trung nghiên cứu các nội dung về lý luận và pháp luật liên quan đến BHTG như: vai trò của BHTG, chỉ ra các mô hình BHTG trên thế giới và mô hình ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của BHTG trong hệ thống tài chính ngân hàng và ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, đánh giá các yếu tố tác động đến BHTG cả trong và ngoài nước để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp cho việc hoàn thiện pháp luật về BHTG ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, Luận án đã nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật về BHTG bao gồm: thực trạng về chủ thể tham gia quan hệ BHTG, quyền và nghĩa vụ của các bên; thực trạng về phí BHTG và sử dụng nguồn thu phí BHTG của tổ chức BHTGVN; thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật BHTG tại tổ chức BHTGVN thông qua nghiệp vụ cụ thể; luận án cũng đưa ra các số liệu, vụ việc để chứng minh cho các đánh giá, nhận xét của mình. Ngoài ra, luận án còn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong cơ chế chính sách, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành để từ đó chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Thứ ba, từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về pháp luật BHTG, luận án đã 5
- chỉ ra các yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về BHTG cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển của ngành ngân hàng nói riêng. Luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn thiện pháp luật về BHTG, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức BHTGVN và tổ chức tham gia BHTG đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận: Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về BHTG và đánh giá tính hiệu quả quy định của pháp luật. Luận án khẳng định vai trò của BHTG đối với sự phát triển của hệ thống ngành tài chính ngân hàng; luận án cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến hoạt động của BHTG, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật về BHTG, chỉ ra nguyên nhân của một số hạn chế còn gặp phải trong thực tiễn. Về thực tiễn: Luận án chỉ ra những yêu cầu cần thiết, những định hướng cơ bản để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BHTG; tiếp đến luận án đưa ra các nhóm giải pháp quan trọng hàng đầu để bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ BHTG. Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý, kinh tế, tài chính, phục vụ cho việc hoạch định chính sách về BHTG ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Chương 3. Thực trạng thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chương 4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của bảo hiểm tiền gửi Hoạt động BHTG công khai được thực hiện từ rất sớm tại Mỹ vào năm 1829 với danh hiệu “chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng” nhằm phòng ngừa sự đổ vỡ mang tính chất định kỳ của các ngân hàng vào thế kỷ XIX. Tuy nhiên, hoạt động này nằm trong chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng nói chung (bao gồm tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi). Trải qua quá trình thay đổi và phát triển, hình thức BHTG công khai xuất hiện gắn liền với việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, từ đó đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính tiền tệ trong nền kinh tế. Cho đến nay, BHTG được xác định không chỉ để bảo vệ người gửi tiền mà nó còn được khẳng định như một tiêu chí, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng [76, tr15,18]. Năm 2002, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) được thành lập, điều này đánh dấu sự quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới về BHTG và hứa hẹn một động lực mới thúc đẩy phát triển hoạt động này trên toàn thế giới [57, tr20]. Góp phần vào quá trình xây dựng và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của BHTG phải kể đến các công trình tiêu biểu như: “Deposite Insurance around the world - A date base” của nhóm tác giả Asli Demirguc-Kunt, Baybars Karacaovali and Luc A. Laeven, 2005 [86]; “Structuring a deposit insurance system from the Asian perspective” của tác giả Jang-Bong Choi, 2000 [93]; Deposit insurance and the appropriate institutions”, 2002 của tác giả Garcia G.G.H [91]; Financials stability forum, 2001, Guidance for developing effective deposit insurances systems [88]; Eva H. G. Hupkes, 2005, The Role of Deposit Protection and Resolution Policy in Promoting Financial Stability [100]; Deposit Insurance around the World, 2005, A Comprehensive Database [94]; Marcroeconomics, Havard University, Worth Pubisher, 33 Irving Place, New York của tác giả Mankiw G.N, 1992 [98]; Deposite insuarance: A survey of actual and best pratices, 1999 của tác giả Garcia G.G.H; Structuring a deposite insuarance system from the Asian perspective, 2000, của tác giả Choi J. B [93]; The structure of the US banking system and banking suprervision, 1988 của tác giả Jusnior J. A. M [94]. Công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã có những phân tích sâu sắc về sự cần thiết của hoạt động BHTG, vai trò của BHTG đối với hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng ở các quốc gia; vai trò và trách nhiệm của BHTG đối với người gửi 7
- tiền. Đồng thời khẳng định hệ thống BHTG cần phải là một phần của mạng lưới an toàn tài chính được thiết kế tốt, được hỗ trợ bởi các quy định về kế toán, giám sát cẩn trọng và pháp luật. Đặc biệt, đã chỉ ra những kinh nghiệm trong việc thiết lập hệ thống BHTG phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia. Cụ thể: Các công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích các vấn đề lý luận về BHTG, cơ sở của việc cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về BHTG, phản ánh thực tiễn hoạt động BHTG tại các quốc gia trên thế giới. Đồng thời cũng chỉ ra sự khác nhau về mô hình hoạt động của BHTG tại các quốc gia và nguyên nhân của sự khác nhau đó. Các nhà nghiên cứu đã tập trung phân tích một số vấn đề lý luận về BHTG; thực tiễn điều chỉnh pháp luật về BHTG tại các quốc gia trên thế giới; đồng thời đưa ra những đánh giá về thành tựu đã đạt được và cũng chỉ ra những hạn chế về cấu trúc hệ thống BHTG, mô hình hoạt động BHTG, một số nội dung hoạt động BHTG. Kết quả của những nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, xây dựng chính sách về BHTG ở các quốc gia. Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã chỉ ra những kinh nghiệm, bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, từ đó đưa ra cơ chế để bảo vệ người gửi tiền và các chế độ giải quyết cần kịp thời, hiệu quả và đưa ra những giải pháp để hạn chế bất ổn trong cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến BHTG như: Các tài liệu về hướng dẫn hoạt động của BHTG, trong đó nổi bật là: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, 2010, Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng [85]; Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đã ấn hành Các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả vào tháng 6/2009; Tài liệu hướng dẫn phương pháp đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả được hoàn thành vào tháng 12 năm 2010. Tài liệu này củng cố các yếu tố chính trong nguyên tắc quản trị công ty của OECD và hướng dẫn hoạt động của thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban giám đốc và cơ quan giám sát các loại hình ngân hàng khác nhau tại các quốc gia với hệ thống luật lệ và quy định khác nhau. Các nguyên tắc cơ bản và phương pháp đánh giá tuân thủ (gọi tắt là Bộ các nguyên tắc cơ bản) được nhiều quốc gia sử dụng như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống BHTG, phát hiện những điểm hạn chế trong quá trình hoạt động và cách thức khắc phục. Bộ các nguyên tắc cơ bản cũng được Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế sử dụng trong khuôn khổ Chương trình đánh giá lĩnh vực tài chính, để đánh giá hiệu quả của các hệ thống BHTG tại các quốc gia. 8
- Các nguyên tắc cơ bản được thiết kế để phản ánh và thích ứng với các điều kiện, bối cảnh và cơ cấu khác nhau của từng quốc gia. Các nguyên tắc cơ bản được thiết kế như một khung hướng dẫn để hỗ trợ thực hiện các thông lệ BHTG hiệu quả. Các quốc gia có thể tự áp dụng các biện pháp bổ sung khi thấy cần thiết để xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả của quốc gia mình. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHTG từ trước khi có Luật BHTG để lựa chọn mô hình BHTG phù hợp với điều kiện của quốc gia mình. Cụ thể: Vào những năm 1988 đến 1990 hàng loạt các hợp tác xã tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc gây ra những bất ổn về kinh tế và chính trị. Đặc biệt, niềm tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lấy lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong bối cảnh như vậy là yêu cầu quan trọng, cấp thiết được đặt ra. Ngoài ra, hoạt động BHTG do Bảo Việt tiến hành không đảm bảo các điều kiện cho sự thành công của một tổ chức BHTG, việc tham gia BHTG là tự nguyện… Vì vậy, hoạt động đó thiếu tính chuyên nghiệp, không theo thông lệ quốc tế và không đảm bảo các điều kiện hoạt động thành công của tổ chức BHTG. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế của Việt Nam nhưng cũng tác động đến hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam. Trong quá trình xử lý khủng hoảng tài chính ngân hàng thì BHTG là công cụ tài chính được một số Chính phủ ở Châu Á sử dụng hữu hiệu trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cũng như lấy lại niềm tin của công chúng. Với bối cảnh trong nước và quốc tế như vậy, để bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững cần có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các nghiệp vụ BHTG thì sự ra đời của tổ chức BHTG là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu khách quan của thị trường tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế [12]. Thời gian qua, đã có các công trình liên quan đến cơ chế, chính sách và vị trí, vai trò của BHTG ở Việt Nam như: Tài liệu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp, Trung tâm thông tin khoa học, 2009, Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bảo hiểm tiền gửi hiệu quả [84]; Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh với bài viết “Vấn đề lựa chọn đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi”, Tạp chí Ngân hàng số 12/2002; “Bàn về hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi”, Tạp chí Ngân hàng số 8/2003; “Bàn về cách tính phí bảo hiểm tiền gửi”, Tạp chí Ngân hàng số 14/2003; “Rủi ro đạo đức trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi, Tạp chí Ngân hàng số 8/2002 [57,59]; Tác giả TS Bùi Khắc Sơn, 2014, với bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt 9
- Nam” [63]; TS Nguyễn Văn Thạnh, 2014, về “Ổn định tài chính nhìn từ góc độ ngân hàng Trung ương và tổ chức bảo hiểm tiền gửi” [67]. Các công trình đã nghiên cứu về định hướng chính sách và pháp luật trong hoạt động BHTG ở Việt Nam, khẳng định BHTG là công cụ duy trì kỷ luật thị trường, phí BHTG là thước đo sự lành mạnh của mỗi tổ chức tham gia BHTG và cơ chế tiếp cận thông tin là yếu tố trọng yếu nâng cao hiệu quả hoạt động BHTG. Bên cạnh đó, khẳng định việc xây dựng cơ chế BHTG hiệu quả, phù hợp với đặc thù phát triển của quốc gia là cần thiết. BHTG như là của để dành trong trường hợp xẩy ra khó khăn trong hệ thống ngân hàng, nhà nước có thêm lựa chọn chính sách nhằm bảo vệ người gửi tiền. Đặc biệt, theo nguyên tắc hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước trong việc xử lý đổ vỡ. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của BHTG và mối quan hệ của BHTG trong hệ thống ngành ngân hàng, tiêu biểu như: Vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo an sinh xã hội, chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu, 2008; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, Tài liệu tham khảo xây dựng chiến lược phát triển của BHTGVN, 2015; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tài liệu tham khảo xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi, 2011. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, 2003: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [11, 12, 14]. Các đề tài đã phân tích bản chất của BHTG, phân tích các mô hình BHTG trên thế giới, vai trò của BHTG đối với việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phương hướng xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG. Hoặc bài viết của TS. Nguyễn Minh Phong, 2017 về “Nâng cao năng lực, vị thế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn” [60], số 38 Bản tin của BHTGVN. Tác giả đã nghiên cứu về thực trạng của BHTGVN, đưa ra đề xuất về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hài hòa các mục tiêu và bảo vệ lợi ích người dân, doanh nghiệp và xã hội; bài viết của TS Hà Huy Tuấn, 2014 về “Vai trò của chính sách BHTG và những vấn đề cần hoàn thiện để bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền”, số 25 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền một cách hợp lý, xác định mức phí phải nộp của tổ chức tham gia BHTG cần mang tính chủ động và tích cực hơn. Đồng thời chỉ ra cơ chế trao đổi, tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Và “Nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm nhằm ổn định tâm lý và bảo đảm quyền lợi người gửi tiền trong tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 - 2020”, số 35, 2017 Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết chỉ ra sự cần thiết 10
- phải quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm nhằm giúp người gửi tiền an tâm hơn khi gửi tiền tại các TCTD. PGS, TS Nguyễn Thị Mùi, 2016 “Nâng cao vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong mạng an toàn tài chính quốc gia” [77], số 33 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết đã đánh giá vai trò của BHTGVN trong những năm qua, đồng thời chỉ ra một số hoạt động, chính sách còn bất cập về chi trả, giám sát, đánh giá rủi ro và sự phối hợp giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính. Từ đó chỉ ra sự cần thiết và vai trò của BHTGVN trong việc duy trì sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia [66]. Bài viết, Mối quan hệ giữa bảo hiểm tiền gửi và kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam [20], 2014, của tác giả TS. Nguyễn Chí Đức & Nguyễn Tuấn Vũ, Số 18/2014, Tạp chí Phát triển và Hội nhập. Các tác giả đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa BHTG và kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và 20 ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng trong giai đoạn 2003 - 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giữa BHTG và kỷ luật thị trường thực sự có mối quan hệ với nhau khi chúng ta nghiên cứu thông qua khía cạnh lãi suất huy động. Tác giả TS Vũ Văn Long, 2017 với bài viết về “Cơ chế đầu tư vốn nhàn rỗi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, liên hệ với Việt Nam” [38], số 37 Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của BHTGVN trong việc đầu tư, quản lý an toàn các quỹ; về nguồn vốn nhàn rỗi của tổ chức BHTG của một số quốc gia trên thế giới, có sự liên hệ với pháp luật và thực tiễn của BHTGVN. TS Võ Trí Thành, 2014 với bài viết “Một số vấn đề về bảo hiểm tiền gửi và phí bảo hiểm tiền gửi”, số 26 Thông tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Bài viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay thụ hưởng các dịch vụ tài chính như dịch vụ nhận tiền gửi, qua đó tạo thêm khả năng đảm bảo sự ổn định và phát triển lành mạnh hệ thống tài chính ngân hàng. Tác giả TS. Nguyễn Đức Kiên, 2017, với bài viết: “Nâng cao vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng” [35], số 36 Bản tin của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết đã đưa ra vấn đề làm thế nào để BHTGVN khẳng định vai trò trong quá trình tái cơ cấu các TCTD. Để làm được điều đó BHTGVN cần hoàn thiện hành lang pháp lý, giao thêm quyền hạn, trách nhiệm cho tổ chức BHTGVN trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng; BHTGVN cần xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn dài hạn. Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Toàn Thắng, 2016, bài viết “Sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam” [67], số 34 Bản tin Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bài viết đã khẳng định sự ra đời của định chế tài chính BHTG là yêu cầu cấp thiết, khách quan và chỉ rõ vai trò của BHTGVN đối với sự phát triển an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD; đặc biệt là trong giai đoạn tái cơ cấu các TCTD gắn liền với xử lý nợ xấu. 11
- Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động BHTG đã được công bố, kết quả nghiên cứu của các tác giả sẽ là nguồn tài liệu quý để tác giả luận án có thể tham khảo, kế thừa trong quá trình hoàn thành luận án. 1.1.1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng của bảo hiểm tiền gửi Một là, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ các nội dung liên quan về BHTG như: Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của hoạt động BHTG, xuất hiện đầu tiên với khái niệm là bảo vệ tiền gửi và được sử dụng ở nhiều quốc gia từ khi hoạt động BHTG công khai chưa xuất hiện, bảo vệ tiền gửi đã được nhiều quốc gia thực hiện dưới các hình thức “bảo vệ ngầm”. Và BHTG ra đời là xuất phát từ hoạt động “bảo vệ tiền gửi công khai”. Bảo vệ tiền gửi công khai là chính sách đảm bảo tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng với tiền lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ được thanh toán cho người gửi tiền theo cơ chế hợp đồng hoặc cam kết công khai. Bảo vệ tiền gửi công khai đầu tiên được thành lập ở Mỹ với danh hiệu “chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng” được thực hiện ở New York năm 1829. “Trách nhiệm” được hàm ý trong chương trình này muốn được đề cập đến tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi [57, tr12]. Nghiên cứu về khái niệm, vai trò của bảo hiểm tiền gửi: BHTG là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi bao gồm phần gốc và lãi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Về thực chất cam kết công khai này hình thành hợp đồng bảo hiểm giữa ba đối tác, tổ chức BHTG, tổ chức huy động tiền gửi (còn gọi là tổ chức tham gia BHTG) và người gửi tiền. Phát triển hoạt động BHTG được hiểu là sự mở rộng về quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được sự nâng cao về tầm quan trọng, vai trò và vị trí của hoạt động BHTG của quốc gia trong nền kinh tế của đất nước và trên trường quốc tế. Vai trò của hoạt động BHTG đối với quốc gia thể hiện trên nhiều góc độ do xuất phát từ bản chất của hàng hóa mà dịch vụ BHTG cung cấp là loại hàng hóa được mệnh danh “hàng hóa công không thuần túy”, có khả năng cung cấp tiện ích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vai trò nổi bật của hoạt động BHTG là có tác dụng thúc đẩy sự kết hợp hài hòa giữa nổ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, hướng tới thu hút được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong mạng xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế vững chắc. Hai là, những vấn đề liên quan đến BHTG chưa được đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được giải quyết trong các công trình khoa học đã công bố và luận án sẽ 12
- nghiên cứu làm rõ. Bao gồm: Khẳng định địa vị pháp lý và mô hình BHTG phù hợp nhất đối với Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Làm rõ chủ thể trong quan hệ BHTG, cơ sở xác lập và những vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ BHTG. Xác định mức phí BHTG: Theo quy định của pháp luật hiện hành, mức phí BHTG được quy định đối với từng tổ chức tham gia BHTG dựa trên cơ sở kết quả đánh giá mức độ rủi ro của từng tổ chức tham gia BHTG (phí phân biệt; nghĩa là Luật BHTG không quy định khung phí và mức phí cứng). Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về BHTG cho thấy, hiện nay BHTGVN vẫn đang áp dụng phương pháp tính và thu phí đồng hạng như trước đây, được áp dụng chung cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG, điều này thể hiện sự hạn chế và không đảm bảo nguyên tắc thị trường, theo hướng tổ chức tín dụng nào có mức độ rủi ro cao thì phải đóng phí cao và ngược lại. Mức phí BHTG đang được áp dụng hiện nay là 0,15% trên tổng số dư bình quân tiền gửi được bảo hiểm cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG là chưa phù hợp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu để ban hành quy định về phí BHTG cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Xác định hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi: Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, mức thu nhập của người dân thay đổi nhanh chóng thì việc quy định một hạn mức chi trả BHTG trong Luật BHTG sẽ giảm tính linh hoạt và dẫn đến tình trạng quy định trong Luật không theo kịp sự thay đổi trong thực tiễn. Do vậy, NHNNVN cần phải linh hoạt áp dụng Luật cho phù hợp trong từng thời kỳ. Làm rõ quy định về thời điểm phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền: Quy định này thể hiện sự cam kết của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn đối với tiền gửi của người gửi tiền trong hạn mức BHTG. Luật BHTG quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt (KSĐB) hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà TCTD là tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả cho người gửi tiền. Quy định này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền vì thời gian KSĐB thường kéo dài [8]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi và pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Trong thời gian qua, các công trình, bài viết nghiên cứu về BHTG ở các quốc gia trên thế giới khá được quan tâm, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: 13
- Perbadanan Insurans Deposit Malaysia (PIDM), Summary of the Corporate Plan 2018 - 2020 - BHTG Malaysia xác định những mục tiêu chiến lược nào cho 3 năm tới?; Will crashed banks' assets be liquidated in new way in Russia? [101]; Thực trạng hoạt động của LPS Pays IDR36, 8 Billion in Bank Customer Claim in 2017 [102]; Đánh giá về các hệ thống bảo hiểm tiền gửi, Báo cáo đánh giá đồng đẳng (Peer review Report) [89]; International Association of Deposit Insures, Xử lý các cuộc khủng hoảng hệ thống [92]; Guide to Intervention for Federally Regulated Deposit-Taking Institutions, 2014 [97]. Xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đem lại nhiều bài học cho các thành viên của FSB. Hiệu quả các hệ thống BHTG của các quốc gia trong việc bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định tài chính đã được thử thách, nhiều cải cách cũng được tiến hành lần lượt để nâng cao chất lượng hệ thống ở những nội dung cần thiết. Tốc độ áp dụng những biện pháp đặc biệt của các nước thành viên nhằm nâng cao niềm tin của người gửi tiền là tín hiệu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống BHTG hiệu quả. Từ đó, nhiệm vụ của BHTG cũng mở rộng hơn, với nhiều tổ chức BHTG hơn có các trách nhiệm vượt ngoài chức năng chi trả, bao gồm cả việc tham gia vào quá trình xử lý. BHTG công khai có giới hạn trở thành một lựa chọn thông dụng của các quốc gia thành viên. Công trình nghiên cứu của Ủy ban Nghiên cứu và Hướng dẫn của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế - IADI thực hiện tháng 7 năm 2012 đã đánh giá các ứng phó đối với khủng hoảng của các tổ chức BHTG trên thế giới để xử lý rủi ro và khủng hoảng hệ thống trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007/2008. Qua đó tìm ra cách thức để phòng ngừa hiệu quả và vượt qua khủng hoảng trong tương lai. Hơn thế, họ đã tăng hạn mức được bảo hiểm và giảm thời gian chi trả để bảo vệ người gửi tiền và nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng. Dường như cuộc khủng hoảng này đã nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của hệ thống BHTG như là một bộ phận của mạng an toàn tài chính. Tài liệu này, dựa trên các khảo sát của thành viên IADI và EFDI cũng như xem xét lý thuyết về khủng hoảng hệ thống, đã nêu lại vai trò và trách nhiệm của tổ chức BHTG trong việc xử lý khủng hoảng hệ thống. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn can thiệp cho các tổ chức tài chính Liên bang của tổ chức BHTG Canada (CDIC), năm 2014, mục tiêu của quá trình can thiệp là cho phép OSFI (văn phòng Tổng giám đốc các tổ chức tài chính - là cơ quan độc lập của Chính phủ Canada) và CDIC (nơi các tổ chức thành viên CDIC tham gia) xác định các lĩnh vực quan tâm ở giai đoạn sớm và can thiệp hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại cho người gửi tiền đối với OSFI và giảm thiểu sự phơi nhiễm của CDIC đối với tổn thất. Quy chế của các định chế tài chính cung cấp một loạt quyền hạn can thiệp tùy ý cho phép OSFI 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 171 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 87 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn