intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án được xác định là nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với Việt Nam với tư cách là nước đang phát triển một cách hệ thống và toàn diện

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN QUỲNH TRANG PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO – BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN QUỲNH TRANG PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO – BÀI HỌC VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 9 380108 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS. Nông Quốc Bình 2. PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp HÀ NỘI - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án được tham khảo từ các nguồn chính thức, đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận của luận án đều mang tính mới và chưa công bố ở các công trình khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN QUỲNH TRANG
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT AMS Lượng hỗ trợ tính gộp AOA Hiệp định Nông nghiệp ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASR Quy định về chống trợ cấp của Trung Quốc CDP Uỷ ban về chính sách phát triển DB Cụm công nghiệp tiêu biểu DCs Các nước đang phát triển DEIP Chương trình hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm sữa DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DS Tranh chấp DSM Cơ chế giải quyết tranh chấp EC Cộng đồng Châu Âu EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tư nước ngoài trực tiếp FTA Hiệp định thương mại tự do GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATT Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GDP Tổng sản phẩm quốc nội
  5. GSP Ưu đãi thuế quan phổ cập LDCs Các nước kém phát triển MOU Bản ghi nhớ NXB Nhà xuất bản OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SCM Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng S&D Đặc biệt và khác biệt SPS Biện pháp vệ sinh dịch tễ TMTG Thương mại thế giới TRIPs Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ TRIMS Hiệp định về các biện pháp tác động đến đầu tư VAT Thuế giá trị gia tăng VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam Vietcombank Ngân hàng ngoại thương Việt Nam US Hoa kỳ WTO Tổ chức thương mại thế giới
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 6 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ................................... 9 1.2.1. Đánh giá nghiên cứu về một số vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp ......................................................................................................................... 9 1.2.2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu về quy định của WTO về trợ cấp ......... 12 1.2.3. Đánh giá nghiên cứu về pháp luật về trợ cấp của một số nước thành viên WTO và bài học kinh nghiệm với Việt Nam. .......................................................... 15 1.3. Đề xuất hướng nghiên cứu của luận án ......................................................... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 22 CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 23 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT CƠ BẢN CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ........................................... 23 2.1. Khái quát chung pháp luật WTO về trợ cấp ................................................ 23 2.1.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật WTO về trợ cấp .................................. 23 2.1.2. Nguồn của pháp luật WTO về trợ cấp ............................................................ 24 2.2. Các luận điểm kinh tế học về áp dụng và duy trì trợ cấp ............................ 30 2.2.1. Bản chất của trợ cấp ....................................................................................... 31 2.2.2. Tác động của trợ cấp đối với nước đang phát triển ........................................ 35 2.3. Quan điểm của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) ..................... 37 2.3.1. Xác định và phân loại nước đang phát triển trong WTO ............................... 37 2.3.2. Nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO về trợ cấp ....................... 39 2.4. Quan điểm của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng trợ cấp đối với các nước đang phát triển ................................................................................. 45 2.4.1. Quan điểm của WTO về trợ cấp ..................................................................... 45 2.4.2. Quan điểm của WTO về các biện pháp đối kháng trợ cấp ............................. 62 2.4.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp về trợ cấp ......................................................... 63
  7. 2 2.5. Mối quan hệ giữa pháp luật WTO về trợ cấp và các nguồn pháp luật liên quan khác ................................................................................................................ 65 2.5.1. Pháp luật WTO về trợ cấp và các FTAs ......................................................... 65 2.5.2. Pháp luật WTO về trợ cấp và pháp luật quốc gia ........................................... 67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 68 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 69 THỰC TIỄN PHÁP LUẬT WTO VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NƯỚC ĐANG TRIỂN VÀ THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN VỀ TRỢ CẤP .......................................................................................................................... 69 3.1. Thực tiễn pháp luật WTO về trợ cấp đối với nước đang phát triển........... 69 3.1.1. Xác định sự tồn tại của trợ cấp và biên độ trợ cấp ......................................... 69 3.1.2. Xác định thiệt hại (injury) do trợ cấp gây ra .................................................. 74 3.1.3. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nước đang phát triển .................... 76 3.2. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của một số thành viên WTO ...................... 80 3.2.1. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc ............................................. 82 3.2.2. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Braxin...................................................... 94 3.2.3. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Hoa Kỳ .................................................. 100 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 108 CHƯƠNG 4 ........................................................................................................... 109 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP CỦA VIỆT NAM................................................. 109 4.1. Thực trạng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam .......................................... 109 4.1.1. Cam kết của Việt Nam về trợ cấp ................................................................ 109 4.1.2. Pháp luật về đóng góp tài chính của chính phủ ............................................ 110 4.1.3. Pháp luật về chống trợ cấp sau khi gia nhập WTO ...................................... 122 4.1.4. Đánh giá tính tương thích với Hiệp định SCM ............................................ 123 4.1.5. Thực tiễn tranh chấp về trợ cấp đối với hàng hoá Việt Nam ....................... 126 4.2. Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam trong giai đoạn mới .............................................................................................. 133 4.2.1. Tuân thủ quy định về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá ................... 133 4.2.2. Áp dụng và duy trì hỗ trợ trong nước cho nông nghiệp ............................... 136 4.2.3. Áp dụng các biện pháp đóng góp tài chính phù hợp .................................... 137 4.2.4. Áp dụng trợ cấp có mục tiêu ........................................................................ 139
  8. 3 4.2.5. Đáp ứng nguyên tắc minh bạch .................................................................... 141 4.2.6. Xây dựng pháp luật chống trợ cấp hiệu quả ................................................. 142 4.3. Đề xuất một số giải pháp trong hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam ........................................................................................................................ 143 4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm tăng tính định hướng cho trợ cấp ............................. 143 4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường tính hiệu quả của pháp luật về trợ cấp ................................................................................................................ 145 4.3.3. Những vấn đề về trợ cấp mà Việt Nam cần quan tâm khi tham gia các thoả thuận thương mại tự do .......................................................................................... 149 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................... 152 KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN............................................................... 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ........................................................... 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 158
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong xu hướng thương mại tự do, thành viên WTO phải giảm dần và tiến tới xoá bỏ các biện pháp can thiệp của Chính phủ theo hướng hạn chế thương mại và công bằng. Theo đó, trợ cấp từ Chính phủ cho sản xuất trong nước phải được cắt giảm và tiến tới xoá bỏ. Tư tưởng này được thể hiện thống nhất trong nhiều Hiệp định của WTO và có giá trị bắt buộc với tất cả các thành viên của tổ chức. Tuy nhiên, đối với các thành viên đang phát triển, thương mại tự do có thể mang lại nhiều thách thức và khó khăn to lớn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, nền kinh tế của quốc gia. Loại bỏ hoàn toàn trợ cấp, sản phẩm, doanh nghiệp của các nước đang phát triển sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm, doanh nghiệp của các nước phát triển. Chính các thành viên WTO cũng thừa nhận đối với các nước đang có một nền kinh tế chỉ đủ khả năng đảm bảo một mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển có thể cần có các biện pháp bảo hộ hay các biện pháp tác động đến nhập khẩu và chừng nào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nhờ đó có thêm thuận lợi thì việc áp dụng các biện pháp như vậy còn là đúng đắn. Và trợ cấp cũng được các thành viên WTO thừa nhận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, tại Nghị quyết 08//NQ-TW ngày 05/02/2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”, bên cạnh những cơ hội “mở rộng thị trường xuất khẩu”, “thúc đẩy nền kinh tế phát triển”, “nâng cao vị thế quốc gia”. Nghị quyết đã chỉ ra nhiều thách thức “các sản phẩm và doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm và doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong nước”, “một bộ phận doanh nghiệp có thể bị phá sản, thất nghiệp có thể tăng lên”… Đứng trước những thách thức, khó khăn mà một nền kinh tế đang phát triển, một nền kinh tế dễ bị tổn thương, có thể phải đối mặt, Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Hội nhập quốc tế” đã đưa ra định hướng: “Chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước”. Chính phủ có thể bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bằng cách kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như áp dụng biện pháp thuế quan, biện pháp phi thuế quan và trợ cấp. Song bảo vệ lợi ích doanh nghiệp thông qua các chương trình trình trợ cấp là biện pháp hiệu quả hơn cả,
  10. 2 có thể đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Chủ trương “loại bỏ các hình thức trợ cấp theo lộ trình cam kết; bổ sung những hình thức trợ cấp phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới” cũng được đặt ra trong Nghị quyết 08//NQ- TW. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đánh giá “chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển kinh tế”. Chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo được động lực cho ngành sản xuất trong nước phát triển. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận các biện pháp trợ cấp của Chính phủ. Trong khi đó, thực tiễn tranh chấp về chống trợ cấp trước WTO cho thấy, trợ cấp được áp dụng ở tất cả các nước thành viên, từ các nước đang phát triểnđến thành viên phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp, nhu cầu được trợ cấp của các ngành sản xuất trong nước là rất lớn. Xây dựng chính sách pháp luật về trợ cấp quốc gia phù hợp nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp non trẻ, ngành công nghiệp chiến lược mà vẫn đảm bảo mục tiêu thương mại tự do là một thách thức với Chính phủ Việt Nam. Gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 và có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một thành viên đang phát triển. Việt Nam có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của WTO về cắt giảm trợ cấp và cũng có quyền hưởng quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt trong các quy định về trợ cấp dành cho các nước đang phát triển. Vì vậy, nghiên cứu pháp luật WTO về trợ cấp một cách toàn diện để thực hiện đúng các nghĩa vụ cũng như tận dụng tất cả các quyền lợi từ tổ chức thương mại tự do đông thành viên nhất nhằm xây dựng chính sách pháp luật trợ cấp quốc gia hiệu quả, tạo động lực cho phát triển kinh tế là nhu cầu tất yếu của tất cả các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở lý luận, thực hiện các chủ trương của Đảng đề ra và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về trợ cấp của ngành sản xuất trong nước cũng như thực trạng chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam” có tính cấp thiết cao cả về lý luận và thực tiễn. 2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: quan điểm của WTO về trợ cấp và việc áp dụng pháp luật về trợ cấp đối với các thành viên đang phát triển; các quan điểm, tư tưởng về bản chất và tác động của trợ cấp đến thương mại quốc tế;
  11. 3 các quy định hiện hành về trợ cấp của WTO đối với các thành viên đang phát triển; pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin và Hoa kỳ; cam kết và thực trạng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam. Khi nghiên cứu về “pháp luật về trợ cấp”, nội dung nghiên cứu sẽ bao gồm hai vấn đề: pháp luật về trợ cấp của chính phủ cho ngành sản xuất trong nước và pháp luật về chống trợ cấp đối với hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp. Đây là nội dung nghiên cứu khá đồ sộ. Luận án tập trung vào nghiên cứu pháp luật về trợ cấp của chính phủ cho ngành sản xuất trong nước nhằm mục đích kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam trong xu hướng chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp, trợ cấp có mục tiêu cho những ngành công nghiệp mũi nhọn cũng như những doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ tổn thương trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Nghiên cứu pháp luật về chống trợ cấp cũng là nội dung quan trọng, song trong khuôn khổ một luận án, nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu pháp luật về chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu có trợ cấp nhằm mục đích làm rõ hơn một khoản trợ cấp không phù hợp có thể bị đối kháng như thế nào trong WTO. Các nghiên cứu chuyên sâu hơn về pháp luật chống trợ cấp sẽ được dành vào những cứu sau luận án. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả có nêu các loại nguồn pháp luật WTO, song tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định hiện hành của WTO về trợ cấp được thể hiện trong các Hiệp định và thoả thuận giữa các thành viên. Bởi đây là nguồn luật đầu tiên và quan trọng nhất của pháp luật WTO về trợ cấp được áp dụng để soi chiếu khi một biện pháp trợ cấp bị khởi kiện ra trước cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Luận án cũng sử dụng các án lệ nhằm mục đích làm rõ hơn các quy định hiện hành của WTO và không nghiên cứu sâu sắc từng án lệ. Các nguồn luật khác của WTO sẽ không được nghiên cứu tại luận án. Luận án cũng tập trung vào phân tích pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ. Lý do lựa chọn ba thành viên này bởi Trung Quốc và Braxin đều là nước đang phát triển ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Trung Quốc đại diện cho các thành viên có nền kinh tế chuyển đổi, việc nghiên cứu cam kết, chính sách pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc cho chúng ta những bài học về việc xoá bỏ hay vận dụng trợ cấp ở một nước mà các doanh nghiệp đã từng phụ thuộc lớn vào nhà nước. Braxin đại diện cho các nước đang phát triển gia nhập WTO từ giai đoạn đầu và đạt được những thành tựu phát triển mạnh mẽ. Hoa Kỳ đại diện cho những nền kinh tế lớn, là nước nhập khẩu và áp dụng nhiều biện pháp đối kháng trợ cấp. Cả 03 nước được lựa chọn đều có thực tiễn tranh chấp về trợ cấp tại WTO khá đa dạng.
  12. 4 Chính vì vậy việc lựa chọn Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ sẽ giúp luận án tập trung vào phân tích cụ thể những kinh nghiệm cần học tập trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam hướng đến mục đích phát triển kinh tế. 3. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: (1) Phương pháp tổng hợp và phân tích là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nhiều nội dung nghiên cứu của luận án: được áp dụng khi đánh giá các công trình nghiên cứu nghiên cứu về trợ cấp, khi nghiên cứu các tranh chấp thực tiễn về trợ cấp trong WTO và tại một số nước thành viên, cam kết về trợ cấp của Việt Nam và nhiều nội dung khác; (2) Phương pháp thống kê được áp dụng khi nghiên cứu thực tiễn tham gia tranh chấp về trợ cấp của các thành viên được lựa chọn, nghiên cứu các số liệu thực tiễn về trợ cấp; (3) Phương pháp so sánh và đối chiếu được áp dụng khi nghiên cứu pháp luật về trợ cấp của các nước thành viên đặt trong mối quan hệ với các quy định về trợ cấp của WTO. Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Trong đó, cách tiếp cận kết hợp lý luận và thực tiễn được sử dụng xuyên suốt trong luận án, nhất là với các nội dung nghiên cứu về quy định của WTO về khái niệm trợ cấp, khái niệm lợi ích, biên độ trợ cấp, thuế chống trợ cấp, các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển. Luận án cũng sử dụng phương pháp case study để nghiên cứu thực tiễn tranh chấp về trợ cấp. 4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của luận án được xác định là nghiên cứu và làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với Việt Nam với tư cách là nước đang phát triển một cách hệ thống và toàn diện. Để thực hiện mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung các quy định về trợ cấp của WTO áp dụng đối với các thành viên đang phát triển; - Phân tích và làm rõ những quan điểm, xu hướng về việc áp dụng và duy trì trợ cấp tại các nước đang phát triển; - Phân tích và đánh giá cam kết, chính sách pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ; đồng thời phân tích thực tiễn một số tranh chấp về trợ cấp liên quan đến các thành viên này để làm rõ hơn sự tương thích giữa pháp luật quốc
  13. 5 gia về trợ cấp và các quy định về trợ cấp của WTO; - Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam qua từng thời kỳ, trong đó tập trung vào các chính sách pháp luật hiện hành; - Phân tích các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những nghiên cứu trên trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật quốc gia về trợ cấp tại Việt Nam; - Đề xuất những kiến nghị cụ thể trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Những kết quả nghiên cứu mới của luận án Luận án có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn như sau: - Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về trợ cấp của WTO, trong đó luận án đã phân tích, đánh giá chi tiết từng yếu tố cấu thành trợ cấp, và các quan điểm, tư tưởng áp dụng, duy trì trợ cấp theo các trường phái khác nhau; - Góp phần làm rõ các quy định đối xử đặc biệt về trợ cấp của WTO dành cho các nước đang phát triển, cũng như quá trình và xu hướng phát triển của các quy định đó; - Phân tích và rút ra những bài học sâu sắc và đưa ra những kiến nghị trong hoàn thiện pháp luật quốc gia về trợ cấp hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam; - Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận và tận dụng lợi thế từ pháp luật về trợ cấp của Việt Nam; - Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để Việt Nam hội nhập một cách chủ động và hiệu quả hơn trong vấn đề trợ cấp. 5. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của từng chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp đối với các nước đang phát triển Chương 3: Thực tiễn pháp luật WTO về trợ cấp đối với nước đang phát triển và thực tiễn pháp luật các nước thành viên về trợ cấp Chương 4: Bài học kinh nghiệm và những giải pháp trong hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam
  14. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay, pháp luật của WTO về trợ cấp áp dụng cho các nước đang phát triển có liên hệ cụ thể với trường hợp Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều ở các nước. Điển hình nhất phải kể đến Luận án tiến sỹ Luật học của Nghiên cứu sinh Bui Ngoc Anh (2007) tại Georgetown University Law Center với đề tài “WTO laws on subsidies and the accession and participation of transition economies: Vietnam’s case study”. Song ở các nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật của WTO về trợ cấp nói chung, trong đó các quy định áp dụng cho nước nước đang phát triển chiếm một phần trong nghiên cứu. Có thể kể đến một số sách chuyên khảo, giáo trình điển hình: (i) George A. Berman, Petros C. Mavroisid (2007), “WTO Law and Developing Countries”, Cambridge Universiry Press, New York; (ii) Marc Benitah (2001), “The law of subsidies under the GATT/WTO system”, The Hague Kluwell Law International, Hague; (iii) Melaku Geboye Desta (2002),“The law of international trade in agricultural products : from GATT 1947 to the WTO agreement on agriculture”, Kluwer Law International; (iv) Mitsuo Matsushita, Dukgeun Ahn, Tain- Jy Chen (2007), “The WTO trade remedy system: East Asian perspectives”, Cameron May, United Kingdom; (v) Peter Van Den Bossche (2009), The Law and Policy of the World Trade Organization, Cambrigde University Express, United Kingdom; (vi) Gustavo E. Luenco, Herrianclez de Madrid (2006), “Regulation of subsidies and state Aids in WTO and EC law”, Kluwer Law International, Spain; (vii) Raj Bhala (2001), Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Bản dịch, NXB Tư pháp, Hà Nội; v.v… Bên cạnh đó, nhiều tài liệu điện tử, các bài nghiên cứu liên quan đến pháp luật của WTO về trợ cấp áp dụng cho các nước thành viên nói chung và thành viên đang phát triển. Cụ thể có thể kể đến: tài liệu “Dispute Settlement – World Trade Organization – 3.7. Subsidies and Countervailing Measures” được sử dụng tại khoá học “Dispute Settlement in International Trade, Investment and Intellectual Property” của Liên hợp quốc (2003); tài liệu“Export Promotion and The WTO: A brief guide”, của International Trade Center (2009); bài nghiên cứu “Current Developments under the WTO Agreement on Subsidies and Countervailing Measures
as an Example for
  15. 7 the Functional Unity
of Domestic and International Trade Law” của nhóm tác giả Christian Tietje/Gerhard Kraft/Rolf Sethe (2004); bài nghiên cứu “A Commitment Theory of Subsidy Agreements” của tác giả Daniel Brou, Michele Ruta (2012); bài nghiên cứu “The Definition of Export Subsidies and the Agreement on Agriculture” của tác giả Isabelle Schluep và Harry de Gorter (2000); bài nghiên cứu “Commitments under the WTO agreement on Agriculture and the Doha draft modalities: “How do they compare to current policy?” của tác giả Lars Brink (2/2014); báo cáo “Differentiation between Developing Countries in the WTO” của nhóm tác giả Jonas Kasteng, Arne Karlsson, Carina Lindberg (2004)… Nhóm tài liệu điện tử, bài nghiên cứu về pháp luật về trợ cấp của các nước thành viên có thể kể đến tài liệu “China’s steel industry: Dealing with growth, consolidation and rationalization” của China charmber of commerce of metals, minerals, chemicals importers and exporters (5/2007); bài nghiên cứu “China's Pure Exporter Subsidies” của Fabrice Defever and Alejandro Riano (2012); bài nghiên cứu “Estimates of energy subsidies in China and Impact of Energy reform” của tác giả Lin, B., and Z.Jiang (2011); “Dumping and subsidies: The law and procedures governing the imposition of anti-dumping and countervailing duties in the European Community” của nhóm tác giả Clive Standbrook, Philip Bentley (1996); bài nghiên cứu “Effects of Trade Liberalization on Agriculture in Thailand: Institutional and Structural Aspects” của tác giả Kajonwan Itharattana (1/1999); bài nghiên cứu “Trade Remedies: Laws on dumping, subsidies and safeguards in China”, của tác giả Thomas Weishing Huang (2003); báo cáo “Analysis of China’s Commitment to other members”của US Genaral Accounting Office (2002); bài nghiên cứu “Subsidies to Chinese Industry: State capitalism, Bussiness Strategy and Trade Policy” của nhóm tác giả Usha C.V. Haley và Geogre T. Haley (2013) và các công trình nghiên cứu khác. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước và sau khi gia nhập WTO, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến pháp luật của WTO về trợ cấp áp dụng cho các nước phát triển và những bài học rút ra cho Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau. Điển hình nhất là TS. Phạm Quang Minh (2012) trong luận án “Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của tổ chức TMTG (WTO)”. Bên cạnh đó, luận án tiến sỹ có một phần liên quan đến pháp luật về trợ cấp như TS. Nguyễn Thu Hương (2017) trong luận án
  16. 8 “Các biện pháp phòng vệ thương mại theo Hiệp định thương mại tự do”. Ngoài ra, các luận văn thạc sỹ Luật học cũng nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến: học viên cao học Đỗ Hồng Quyên (2009) với đề tài “Pháp luật về trợ cấp của Việt Nam khi là thành viên tổ chức thương mại thế giới”; La Văn Thái (2013), “Pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nguyễn Quang Hương Trà (2007), “Pháp luật về chống trợ cấp trong thương mại hàng hoá khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới”; Vũ Thu Trang (2012), “Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”… Đối với giáo trình nghiên cứu liên quan pháp luật WTO về trợ cấp áp dụng cho nước đang phát triển có thể kể đến: các giáo trình Luật thương mại quốc tế được giảng dạy tại các trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia và các cơ sở đào tạo khác. Nhóm sách tham khảo có thể kể đến: Trường Đại học Cần Thơ (2010), Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO – Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm từ năm 1995-2010. Có nhiều bài viết nghiên cứu liên quan pháp luật WTO về trợ cấp áp dụng cho thành viên đang phát triển, có thể kể đến: Nông Quốc Bình (2011), “Pháp luật về trợ cấp trong Thương mại quốc tế lý luận và thực tiễn”, Đề tài khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Hoàng Thị Thu Hiền (2016), “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016: Những đổi mới quan trọng theo yêu cầu hội nhập”; Phạm Quang Minh (9/2012), “Trợ cấp nông nghiệp trong tổ chức TMTG và vấn đề áp dụng chính sách pháp luật trợ cấp nông nghiệp tại Hoa kỳ và Liên minh châu Âu”; Montague Lord, Nguyễn Trường Sơn (9/2005), “Việt Nam gia nhập WTO: phân tích thuế quan, ngành và trợ cấp – Quyển 2: Trợ cấp và gia nhập WTO: tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam”; Dương Đình Giám (2017), “Công nghiệp Việt nam, một số kiến nghị về chính sách phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”, Vũ Thành Tự An (2017), “Xác định các ngành công nghiệp ưu tiên trong chính sách công nghiệp quốc gia” và nhiều công trình nghiên cứu khác.
  17. 9 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.2.1. Đánh giá nghiên cứu về một số vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp Nhìn chung các công trình đều tiếp cận nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp ở nhiều cấp độ khác nhau: Về lịch sử phát triển, nguồn gốc của các quy định về trợ cấp của WTO: Nhóm tác giả Gustavo E. Luenco, Herrianclez de Madrid (2006) đã dành chương 3 để nghiên cứu khá chi tiết nguồn gốc của các quy định trợ cấp trong WTO, từ khi bắt đầu là bản dự thảo trong Hiến chương Havana, sau đó là GATT 1947, bộ quy tắc trợ cấp đưa ra tại vòng đàm phán Tokyo 1979 cho đến các quy định hiện hành, Hiệp định SCM trong vòng đàm phán Uruguay. 73, tr 35-96 Tác giả Peter Van Den Bossche (2008) cũng nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật WTO về trợ cấp. 94, tr 557, 558 Về khái niệm trợ cấp: Trong các nghiên cứu nước ngoài, khái niệm trợ cấp của WTO đã được phân tích ở mức độ chuyên sâu, các tác giả đã đưa ra những phân tích chi tiết đối với từng yếu tố cấu thành trợ cấp. Tác giả Melaku Geboye Desta (2002) đã phân tích khái niệm trợ cấp trên hai yếu tố cấu thành: sự đóng góp tài chính và lợi ích cho người hưởng trợ cấp. Nhiều nhà nghiên cứu khác phân tích, trợ cấp được cấu thành từ bốn yếu tố cơ bản. Điều này đã được thể hiện tại các nghiên cứu của Peter Van Den Bossche (2009), Bui Ngoc Anh (4/2007), Thomas Weishing Guang (2003), Gustavo E. Luenco, Herrianclez de Madrid (2006), và hầu hết các nghiên cứu khác. Theo đó, trợ cấp theo quan điểm của WTO có bốn yếu tố cấu thành: là một khoản đóng góp tài chính, do Chính phủ hoặc cơ quan công quyền thực hiện, mang lại lợi ích cho người hưởng trợ cấp và mang tính đặc thù. Mỗi tác giả có thể có những quan điểm phân tích khác nhau về các yếu tố xác định trợ cấp. Theo Thomas Weishing Guang (2003), trợ cấp không nhất thiết phải do Chính phủ hay chủ thể công nằm trên lãnh thổ Chính phủ đó thực hiện, mà có thể do một tổ chức tư nhân hoặc một quỹ tài chính được Chính phủ hoặc cơ quan công quyền giao trách nhiệm hoặc chỉ đạo.. 106, tr 78 Nhưng Thomas Weishing Guang không giải thích rõ hơn về yếu tố này. Hay theo Raj Bhala (2001), ngoài bốn yếu tố cấu thành trên, yếu tố thứ năm cũng rất quan trọng, đó là trợ cấp khiến cho người trợ cấp mất đi lợi ích đang lẽ phải được hưởng. 30, tr 643 Thực sự khi thực hiện hành vi trợ cấp “tạo lợi ích” cho một đối tượng thì liệu yếu tố Chính phủ phải mất đi lợi ích của mình có cần thiết hay không, vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hay như nhóm tác giả Gustavo E. Luenco, Herrianclez de
  18. 10 Madrid (2006) đã dành một phần lớn trong chương IV của cuốn “Regulation of subsidies and state Aids in WTO and EC law” để phân tích, dẫn chiếu các tranh chấp liên quan đến các yếu tố cấu thành trợ cấp. Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, hầu hết các tài liệu chưa nghiên cứu sâu khái niệm trợ cấp. Đối với các tài liệu nghiên cứu ở trình độ cơ bản như giáo trình, các trang thông tin điện tử, do đối tượng người đọc là những người chưa có hiểu biết về WTO cũng như trợ cấp nên khái niệm trợ cấp được đề cập ở mức độ cung cấp thông tin. Khái niệm trợ cấp trong các tài liệu này thường bao gồm một định nghĩa giản lược hoặc dẫn lại khái niệm trợ cấp tại Điều 1 - Hiệp định SCM. Điều này có thể thấy tại giáo trình Luật thương mại quốc tế của Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật thương mại quốc tế của khoa luật Đại học quốc gia hay giáo trình song ngữ Luật thương mại và kinh doanh quốc tế. Đối với các tài liệu nghiên cứu về trợ cấp ở mức độ chuyên sâu hơn, như luận văn cao học, luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học… các tác giả cũng đã phân tích khái niệm trợ cấp. Theo Phạm Quang Minh (2012), “Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của tổ chức thương mại thế giới”, khái niệm trợ cấp nông nghiệp đã được đề cập nhưng chưa phân tích chi tiết các yếu tố cấu thành trợ cấp. 18, tr 28 Trong một chuyên đề nghiên cứu sau này, tác giả Đỗ Hồng Quyên (2011) đã tiếp cận khái niệm trợ cấp ở mức độ sâu hơn. Tác giả đã phân tích ba yếu tố cấu thành trợ cấp: đóng góp tài chính, từ Chính phủ và mang lại lợi ích cho người hưởng trợ cấp. 27, tr 67-71 Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang (2012), cũng đưa ra ba yếu tố của khái niệm trợ cấp theo quan điểm của WTO ở mức cơ bản. 27, tr 134 Về bản chất và tác động kinh tế của trợ cấp: Dưới góc độ kinh tế học, các nghiên cứu phân tích bản chất kinh tế và tác động của trợ cấp ở các mức độ khác nhau và với mỗi nghiên cứu đều đưa ra kết quả nhất định. Có thể nói đến nghiên cứu của nhóm tác giả Malcom Bosworth, Đỗ Trọng Khanh (2005). 23, tr 70-81 Nghiên cứu đã hướng đến việc phân tích lợi thế kinh tế của trợ cấp so với thuế quan, đánh giá tính hiệu quả tương đối của hoạt động trợ cấp, đánh giá hệ số bảo hộ hiệu quả và đưa ra nguyên tắc hướng dẫn đánh giá tác động của trợ cấp. Trong đó, các tác giả tập trung chủ yếu vào nội dung cuối cùng là nguyên tắc hướng dẫn đánh giá tác động của trợ. Nhóm tác giả Gustavo E. Luenco, Herrianclez de Madrid (2006) đã dành chương 2 để đưa ra các phân tích về bản chất kinh tế của trợ cấp và đưa ra các ví dụ đơn giản, nhằm mục đích hiểu rõ hơn tác động của trợ cấp đối với thị trường và trong trường hợp nào những tác động này là tiêu cực. 74, tr 20-30 Tác giả Bùi Ngọc Anh (2007)
  19. 11 cũng dành một phần trong nghiên cứu tại chương 2 về chính sách của luật WTO về trợ cấp để nghiên cứu bản chất và tác động kinh tế của trợ cấp. Về mối quan hệ giữa pháp luật WTO về trợ cấp và các hệ thống pháp luật khác: Trong các nghiên cứu về pháp luật trợ cấp WTO, không nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề mối quan hệ xung đột nói trên. Xu hướng thứ nhất, nghiên cứu về mối quan hệ của pháp luật WTO nói chung đến các nguồn luật khác. Có thể nói, đa số các nghiên cứu về mối quan hệ xung đột đều đi theo xu hướng này. Tác giả Peter Van Den Bossche (2008) đã dành một phần nghiên cứu tại chương 1 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa luật WTO và luật quốc tế, luật WTO và luật quốc gia. 94, tr 59-70 Đối với quan hệ giữa pháp luật WTO và luật quốc tế, tác giả đã đưa ra hai luận điểm: pháp luật WTO là một phần không thể tách rời của pháp luật quốc tế và pháp luật WTO không thay thế hoặc loại trừ các thỏa thuận quốc tế khác. Đối với quan hệ giữa pháp luật WTO và pháp luật quốc gia, tác giả tập trung nghiên cứu vào hai vấn đề: vị trí của pháp luật quốc gia trong pháp luật WTO và vị trí của pháp luật WTO trong hệ thống luật nội địa. Tác giả đã có những phân tích ngắn gọn, thuyết phục cho luận điểm do mình đưa ra. Tuy nhiên, Peter Van Den Bossche đặt phần nghiên cứu này mở đầu cho một cuốn sách về luật WTO. Do đó, phần nghiên cứu đưa ra khá ngắn gọn, cơ bản và tác giả tập trung đưa ra những luận điểm về mối quan hệ xung đột của luật WTO nói chung mà chưa đưa ra những phân tích riêng về mối quan hệ xung đột của luật WTO về trợ cấp với các nguồn luật trợ cấp khác. Cùng hướng với xu hướng nghiên cứu về pháp luật WTO nói chung, tác giả Raj Bhala (2001) cũng dành một phần nhỏ trong chương IV để nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế GATT-WTO và pháp luật của Hoa kỳ. 30, tr 176-184 Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa cơ chế GATT – WTO với pháp luật liên bang của Hoa kỳ và với pháp luật từng bang của Hoa kỳ. Xu hướng thứ hai, nghiên cứu nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ xung đột của pháp luật trợ cấp, có thể kể đến các tác giả Gustavo E. Luenco, Herrianclez de Madrid (2006) trong nghiên cứu “Quy định về trợ cấp và hỗ trợ nhà nước theo luật WTO và luật Cộng đồng Châu Âu – Xung đột luật quốc tế”. 74 Tác giả đã đưa ra các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các quy định về trợ cấp của WTO và Bộ quy tắc hỗ trợ nhà nước của Cộng đồng Châu Âu (EC State aid Rules) tại phần IV của cuốn sách. Trong đó tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa quy tắc hỗ trợ nhà nước của Cộng đồng Châu Âu và Hiệp định SCM, và AOA.
  20. 12 1.2.2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu về quy định của WTO về trợ cấp Nhìn chung, các quy định của WTO về trợ cấp là nội dung cơ bản trong những nghiên cứu về vấn đề trợ cấp nói chung với nhiều mức tiếp cận và phương pháp tiếp cận khác nhau: Về các quy định về trợ cấp thời kỳ GATT 1947: quy định về trợ cấp thời kỳ GATT 1947 không được nghiên cứu phổ biến ở nhóm tài liệu trong nước, tuy nhiên có thể nhận thấy trong các tài liệu nước ngoài. Tác giả Melaku Geboye Desta (2002) đã nghiên cứu các quy định về trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với sản phẩm nông nghiệp dưới thời kỳ ITO-GATT 1947 cũng như các quy định sửa đổi GATT vào năm 1955 và Đạo luật trợ cấp 1979. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Melaku Geboye Desta không bao hàm tất cả các quy định trợ cấp trong thời kỳ này mà tập trung nghiên cứu các quy định về trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với sản phẩm nông nghiệp. Tác giả Gustavo E. Luengo Hernandez de Madrid (2006) đã đưa ra một nghiên cứu về các quy định trợ cấp dưới thời kỳ GATT với nội dung rộng hơn so với nghiên cứu trên. Cụ thể tại chương 3 của nghiên cứu, 74, tr 35-96 tác giả đã phân tích đến sự ra đời và phát triển các quy định về trợ cấp trong WTO từ bản khởi đầu, dự thảo Hiến chương Havana, tiếp theo đó là GATT 1947 và các sửa đổi, sau nữa là Đạo luật trợ cấp – kết quả của vòng đàm phán Tokyo, và cuối cùng là các đàm phán trong vòng Uruguay – vòng đám phán đã đưa ra các quy định trợ cấp hiện hành. Nội dung tiếp cận nghiên cứu về quy định trợ cấp dưới thời kỳ GATT 1947 của Gustavo E. Luengo Hernandez de Madrid rộng hơn so với nội dung nghiên cứu của Melaku Geboye Desta. Tuy nhiên Gustavo E. Luengo Hernandez de Madrid tập trung phân tích nhiều hơn về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành, thay đổi, phát triển của các quy định trợ cấp “tiền” WTO, hơn là phân tích cụ thể nội dung từng quy định về trợ cấp giai đoạn này. Về quy định của WTO về trợ cấp: các nghiên cứu tập trung phân tích các quy định của WTO về trợ cấp trong phạm vi Hiệp định SCM và AOA. Ở trong nước, hầu hết các nghiên cứu ở mức cơ bản như giáo trình, tài liệu bổ trợ, hay những bài viết trên các trang thông tin điện tử đều nghiên cứu các quy định của WTO về trợ cấp theo xu hướng này, và ở mức mô tả quy định một cách giản lược. Nhóm luận văn cao học và luận án tiến sỹ đã đưa ra những phân tích ở mức độ chi tiết và chuyên sâu hơn. Điển hình có thể nhắc đến tác giả Đỗ Hồng Quyên 27, tr 71-76 và tác giả Phạm Quang Minh (2012). 28, tr 53-63 Bên cạnh các tác giả trong nước là các tác giả nước ngoài như Raj Bhala (2001), 30, tr 643 Peter Van Den Bossche (2009)… Tiếp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2