Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973-2013
lượt xem 15
download
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật "Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973-2013" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát chung về triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013; Đặc điểm tạo hình của các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013; Bàn luận, nhận định về thành công và hạn chế qua xu hướng, đội ngũ sáng tác từ các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973-2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Thái Bình NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CÁC TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI TRONG TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013 Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Thái Bình NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CÁC TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI TRONG TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013 Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. Nguyễn Xuân Thành Hà Nội - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Tác giả luận án Phạm Thái Bình
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013 ................................................................................ 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................................12 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................12 1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ....................................................................33 1.2. Cơ sở Lý luận ........................................................................................... 34 1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................................35 1.2.2. Cơ sở Lý thuyết ..................................................................................................39 1.3. Khái quát chung về Triển lãm điêu khắc Toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 .49 1.3.1. Triển lãm điêu khắc toàn quốc năm 1963 - 1973 ...........................................49 1.3.2. Triển lãm điêu khắc toàn quốc năm 1973 - 1983 ...........................................50 1.3.3. Triển lãm điêu khắc toàn quốc năm 1983 - 1993 ...........................................51 1.3.4. Triển lãm điêu khắc toàn quốc năm 1993 - 2003 ...........................................52 1.3.5. Triển lãm điêu khắc toàn quốc năm 2003 - 2013 ...........................................52 Tiểu kết ............................................................................................................ 53 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TẠO HÌNH CỦA CÁC TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI TRONG TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013 ................................................................................................................. 55 2.1. Đặc điểm đề tài sáng tác.......................................................................................55 2.1.1. Đề tài về Lãnh tụ, cách mạng ...........................................................................55 2.1.2. Đề tài về phụ nữ và thiếu nhi ............................................................................59 2.1.3. Đề tài về môi trường và khai thác yếu tố văn hóa truyền thống ...................63 2.1.4. Đề tài trừu tượng và hình khối cách điệu........................................................68 2.2. Đặc điểm tạo hình khối và không gian qua thể loại sáng tác ...........................72 2.2.1. Khối và không gian trong tác phẩm tượng tròn, phù điêu................... 72 2.2.2. Khối và không gian trong tác phẩm tượng có tính trang trí .........................87 2.2.3. Khối và không gian trong tác phẩm tượng có tính hoành tráng ..............90
- iii 2.2.4. Khối và không gian trong tác phẩm điêu khắc có yếu tố sắp đặt .................92 2.3. Đặc điểm tạo hình theo chất liệu và kỹ thuật thể hiện.......................................95 2.3.1. Chất liệu .............................................................................................................95 2.3.2. Kỹ thuật.............................................................................................................105 Tiểu kết .......................................................................................................... 108 Chương 3: BÀN LUẬN, NHẬN ĐỊNH VỀ THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ QUA XU HƯỚNG, ĐỘI NGŨ SÁNG TÁC TỪ CÁC TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI TRONG TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013............................................................................................................. 110 3.1. Bàn luận về thành công và hạn chế qua các tác phẩm đạt giải .............. 110 3.1.1. Xu hướng hiện thực tả thực truyền thống......................................................112 3.1.2. Xu hướng khai thác cội nguồn văn hóa và ước lệ dân gian ........................116 3.1.3. Xu hướng trừu tượng .......................................................................................119 3.2. Bàn luận về thành công, hạn chế qua đội ngũ sáng tác ...................................126 3.2.1. Sự nối tiếp thế hệ tác giả nhìn từ hệ thống tác phẩm đạt giải............ 124 3.2.2. Sự góp mặt của đội ngũ tác giả được đào tạo từ nước ngoài góp phần mở rộng biên độ sáng tác..............................................................................128 3.2.3. Vấn đề đào tạo ngành điêu khắc trong một số cơ sở đào tạo.............130 3.3. Nhận định về tác phẩm đạt giải và những đóng góp của điêu khắc Việt Nam qua các kỳ triển lãm 1973 - 2013..............................................................................134 3.3.1. Nhận định về sự đóng góp từ đề tài sáng tác ................................................134 3.3.2. Nhận định sự đóng góp về ngôn ngữ tạo hình, chất liệu .............................136 3.3.3. Đóng góp của các tác phẩm đạt giải trong Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc 1973 - 2013 với nghệ thuật Điêu khắc Hiện đại Việt Nam ....................................145 Tiểu kết .......................................................................................................... 150 KẾT LUẬN ................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .......... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 160 PHỤ LỤC ...................................................................................................................169
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐKHĐ Điêu khắc Hiện đại ĐKTQ Điêu khắc Toàn quốc GS Giáo sư HCM Hồ Chí Minh HN Hà Nội MTTQ Mỹ thuật Toàn quốc NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TG Tác giả ThS Thạc sĩ TK Thế kỷ TLĐKTQ Triển lãm Điêu khắc Toàn quốc TLMTTQ Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc TP Thành phố tr trang TS Tiến sĩ VHNT Văn hóa Nghệ thuật
- v DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1: Tổng số tác phẩm, tác giả trưng bày qua 5 lần triển lãm điêu khắc toàn quốc 1973 - 2013 ..................................................................................... 53 Bảng 2.1.1. Đề tài về lãnh tụ, cách mạng........................................................ 58 Bảng 2.1.2. Đề tài về phụ nữ và thiếu nhi ....................................................... 62 Bảng 2.1.3. Đề tài về Môi trường và khai thác yếu tố văn hóa truyền thống . 68 Bảng 2.1.4. Đề tài trừu tượng và hình khối cách điệu .................................... 71 Biểu đồ 3.2. Tổng số các tác giả, tác phẩm tham gia triển lãm điêu khắc toàn quốc 1973 - 2013 ........................................................................................... 133 Biểu đồ 3.3. Tổng số các tác phẩm đạt giải triển lãm điêu khắc toàn quốc 1973 - 2013.................................................................................................... 135
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, từ khi đất nước thống nhất, các cương lĩnh của Đảng cũng như đề cương văn hoá của các kỳ Đại hội đều nhấn mạnh các mục tiêu: “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được coi như dấu mốc quan trọng có ý nghĩa mở đường, đánh dấu sự đổi mới toàn diện tư duy lý luận của Đảng, trong đó có mục tiêu phát triển văn hóa, xây dựng con người. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, hoạt động sáng tạo theo đó có những bước đầu chuyển mình, mỹ thuật là lĩnh vực được khuyến khích. Mỹ thuật Việt Nam với thế mạnh đặc thù luôn tự hoàn thiện mình ở nhiều phương diện, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội, dấu mốc quan trọng nhất là sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương (1925). Đội ngũ nghệ sĩ ở những thế hệ đầu tiên của trường đã có những đóng góp thiết thực vào bối cảnh chung của những năm kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay. Đối với điêu khắc hiện đại (ĐKHĐ) Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước phát triển sôi động bởi sự góp mặt của đông đảo đội ngũ nhà điêu khắc trẻ làm nòng cốt. Điều đó chắp cánh cho điêu khắc hiện đại có cơ hội bay cao, bay xa, mở ra nhiều khuynh hướng sáng tác mới mẻ nhằm bắt nhịp với điêu khắc hiện đại thế giới. Hoạt động triển lãm điêu khắc toàn quốc (ĐKTQ) tổ chức định kỳ 10 năm (1973 - 1983 - 1993 - 2003 - 2013) có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của ngành điêu khắc ở nước ta. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc lần I được tổ chức tại nhà hát lớn, thành phố Hà Nội. Từ chiến khu Nam bộ nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đã thể hiện hình tượng Bác Hồ từ vùng tự do liên khu IV; nhà điêu khắc
- 2 Nguyễn Thị Kim sáng tác thành công bức phù điêu Hạnh phúc... các nghệ sĩ này được coi là một trong những tác giả ĐKHĐ thuộc thế hệ đầu tiên của nền Mỹ thuật Việt Nam. Đến thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã có một đội ngũ nhà điêu khắc xuất thân từ hai cơ sở đào tạo là trường Cao Đẳng Mỹ thuật Việt Nam và Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, trong đó có sự góp mặt của một số tác giả được đào tạo từ nước ngoài trở về. Nguồn nhân lực này đã tiếp sức cùng thế hệ trước bằng một loạt tác giả thành danh/tên tuổi như: Nguyễn Phước Sanh, Nguyễn Hải, Lê Công Thành, Lê Thược, Cần Thư Công, Trần Tía, Lều Thị Phương, Dương Đăng Cẩn.... Sau này, bên cạnh việc phải tham gia vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các thế hệ nhà điêu khắc vẫn duy trì đều đặn những hoạt động sáng tác của mình gắn liền với điều kiện thực tiễn đời sống xã hội được phản ánh qua các thể loại điêu khắc: Tượng tròn, phù điêu... Đặc biệt, thể loại tượng đài được ghi nhận ở khía cạnh đề tài cách mạng, hình thức này được phổ biến và triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Từ đây, vấn đề về không gian thẩm mỹ môi trường với tượng đài cũng được đặt ra nhằm kiếm tìm những giải pháp nghệ thuật cho không gian công cộng. Ngày nay, hoạt động sáng tác điêu khắc được chú ý hơn bởi những đóng góp cụ thể với đời sống xã hội, cộng đồng, do đó, mô hình triển lãm điêu khắc toàn quốc 10 năm trở thành định kỳ và được duy trì đều đặn. Trên tinh thần kế thừa những giá trị điêu khắc có trước, hệ thống các tác phẩm điêu khắc đạt giải thưởng trong các kỳ triển lãm ĐKTQ năm 1973, 1983, 1993, 2003, 2013 bộc lộ một diện mạo đặc sắc của nghệ thuật ĐKHĐ Việt Nam. Sự chuyển mình rõ nét về đội ngũ tác giả, phong cách sáng tác, ngôn ngữ biểu hiện, chất liệu ở những tác phẩm đạt giải đã đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập toàn cầu một cách mạnh mẽ của ĐKHĐ Việt Nam.
- 3 Bản thân là nghệ sĩ sáng tác điêu khắc và đang công tác trong môi trường đào tạo gắn với chuyên ngành về điêu khắc. Nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, nhận định và đánh giá một cách toàn diện, đồng bộ về những bước phát triển của nghệ thuật ĐKHĐ Việt Nam thông qua những tác phẩm đạt giải trong các kỳ triển lãm ĐKTQ là một việc cần thiết, cấp bách. Vì vậy, NCS lựa chọn hướng nghiên cứu: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 làm đề tài luận án tiến sĩ. Luận án đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về chủ đề, ngôn ngữ, chất liệu, phong cách, xu hướng sáng tác của các tác giả, tác phẩm đã đạt giải thưởng trong các kỳ triển lãm ĐKTQ 10 năm một lần. Từ đó, nhằm lý giải những chuyển biến trong tìm tòi sáng tạo, ngôn ngữ và hình thức biểu đạt - sự chuyển hoá ngôn ngữ nghệ thuật hình khối cũng như vai trò, ý nghĩa và những đóng góp vào sự đa dạng, hấp dẫn của nền ĐKHĐ Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát - Nghiên cứu, làm rõ đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm được giải thông qua triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm (1973 - 2013). - Xác định giá trị nghệ thuật của các tác phẩm được giải trong triển lãm Điêu khắc Toàn quốc định kỳ 1973 - 2013 và vai trò của Hội đồng nghệ thuật. - Chứng minh sự chuyển biến tạo hình các tác phẩm điêu khắc đạt giải qua các kỳ triển lãm ĐKTQ định kỳ 1973 - 2013 có tính kế thừa từ những thành tựu điêu khắc của những giai đoạn trước, đồng thời thể hiện những đột phá về mặt đề tài, ngôn ngữ, chất liệu và xu hướng sáng tác. 2.2. Mục đích cụ thể Tập hợp, hệ thống phân loại các tài liệu, tư liệu có liên quan đến hoạt động triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm (1973 - 2013).
- 4 Từ việc nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 giúp NCS xây dựng luận cứ khoa học dựa trên nền tảng tư tưởng văn hóa, xã hội nhằm bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn đối với lĩnh vực nghệ thuật ĐKHĐ Việt Nam. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây: Hệ thống các thuật ngữ, khái niệm; xác định các công trình nghiên cứu đã có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến triển lãm điêu khắc toàn quốc. Từ đó có cơ sở để luận giải những vấn đề về nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc đạt giải. Phân tích, đánh giá, luận giải, nhận xét làm rõ những chuyển biến về tính dân tộc, thời đại, về xu hướng sáng tác, về chất liệu, chủ đề và đội ngũ tác giả thông qua tiêu chí đánh giá của Hội đồng nghệ thuật cũng như giải thưởng. Qua đó có cơ sở khoa học để chứng minh sự phát triển tích cực đa dạng, hiện đại, phong phú đáp ứng phù hợp với đời sống xã hội đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc đã đạt giải thưởng trong triển lãm định kỳ 10 năm giai đoạn 1973 - 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Các tác phẩm, tác giả tham gia trong các triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm, từ 1973 - 2013 tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh và nguồn tài liệu tác phẩm hiện đang được lưu giữ tại hệ thống các Bảo tàng, thư viện, nhà nghiên cứu và nhà sưu tập,... Phạm vi về thời gian: Những tác phẩm điêu khắc được trưng bày trong
- 5 các triển lãm ĐKTQ giai đoạn 1973, 1983, 1993, 2003, 2013. 4. Câu hỏi và giả thuyết nguyên cứu Để triển khai đề tài nghiên cứu một cách khoa học, logic, NCS xác lập một số câu hỏi nghiên cứu và những giả thuyết nghiên cứu kèm theo nhằm thiết lập trục định hướng nghiên cứu thống nhất, đồng bộ trong việc làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu đã đặt ra. Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 biểu hiện như thế nào thông qua chủ đề, ngôn ngữ hình thức, chất liệu? Giả thuyết nghiên cứu: Những triển lãm định kỳ giai đoạn đầu (1963 - 1973 - 1983) phần lớn là phản ánh hiện thực đất nước, hoạt cảnh như chiến tranh khốc liệt, niềm tin vào chiến thắng. Nhiều tác phẩm đầu tiên được sáng tác, ra mắt với mục đích phục vụ đời sống tinh thần của con người, ca ngợi phẩm chất anh hùng cách mạng Việt Nam. Triển lãm định kỳ lần thứ nhất, thứ hai đánh dấu sự phát triển của một nền ĐKHĐ Việt Nam, luôn duy trì cho những định kỳ tiếp theo, thành tựu cứ kế tiếp nhau, sau mỗi định kỳ triển lãm người xem lại thấy được những thành tựu mới về chủ đề, ngôn ngữ khối, chất liệu,… ngày càng đặc sắc và rực rỡ hơn. Tính kế thừa, nối tiếp từ các triển lãm thể hiện sự trưởng thành nhanh chóng, sự phát triển vượt bậc về đội ngũ và đặc biệt là thể hiện cá tính sáng tạo của mỗi tác giả. Từ triển lãm ĐKTQ lần 1 cho thấy số lượng tác giả và tác phẩm tăng lên gấp đôi, đội ngũ trẻ chiếm trên 50 %, cho thấy ĐKHĐ Việt Nam đã thực sự nắm bắt được nhu cầu cấp bách của đời sống xã hội. Hầu hết ở các triển lãm đều có sự phân chia rõ rệt như tượng nhỏ, tượng trang trí, tượng đài... tất cả được thể hiện bằng những đề tài dung dị của cuộc sống, nói lên tâm tư nguyện vọng tình cảm của tác giả hướng tới khai thác vẻ đẹp đời sống lao động thực tiễn và đời sống tinh thần gắn với truyền
- 6 thống dân tộc. Thông qua các tác phẩm điêu khắc được trưng bày ở triển lãm định kỳ còn thấy sự lớn mạnh và dồi dào về số lượng tác phẩm của đội ngũ sáng tác ngày một đông đảo hơn, đa dạng hơn. Những thể nghiệm mới lạ qua hình thức, chất liệu,… có xu hướng trở thành những quan điểm nghệ thuật mới, điều đó tạo nên hứng khởi để các nhà điêu khắc trẻ được khích lệ để sớm hoà mình vào quá trình phát triển của đất nước, phù hợp với thẩm mỹ thời đại. Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Những chuyển biến về xu hướng tạo hình thông qua các tác phẩm đạt giải trong các kỳ triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm giai đoạn 1973 - 2013 như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu: Với kết quả về số lượng các tác giả, tác phẩm của các lần triển lãm điêu khắc định kỳ trong vòng 5 thập kỷ, chúng ta có thể nhìn nhận một cách khái quát những nét tích cực của ngành ĐKHĐ. Bằng ngôn ngữ điêu khắc đặc trưng, các nhà điêu khắc ở nhiều thế hệ đã tạo nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam qua 5 thập kỷ đã gắn liền với rất nhiều sự biến động về lịch sử, văn hóa xã hội, đời sống, lao động, tôn giáo,… Đây chính là kho tàng những gợi ý cho nghệ sĩ sáng tác, việc nhanh nhạy trong đổi mới tư duy để bắt nhịp với bối cảnh xã hội đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phát triển, trong đó có Điêu khắc. Ngày nay, nghệ thuật điêu khắc đã định vị vai trò với đời sống cá nhân và cộng đồng. Do đó, nhiều nghệ sĩ điêu khắc, nhóm nghệ sĩ điêu khắc (các thế hệ) hình thành và phát triển mạnh mẽ đã góp phần tạo nên một đội ngũ sáng tác lớn mạnh. Chính điều đó đã tạo nên một mối quan hệ cộng sinh và sáng tác chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Những nghệ sĩ điêu khắc thuộc thế hệ đầu đã thể nghiệm và tạo sự hình thành lối tư duy giữa truyền thống và hiện đại trong sáng tác của từng cá nhân. Đó chính là kết quả của mô hình sáng tác có học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cách nhìn, cách nghĩ của các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc.
- 7 Về chất liệu, không chỉ giới hạn ở các chất liệu thạch cao, gỗ, đá, đồng mà ngày càng có nhiều thể nghiệm trên chất liệu mới như: compozit, sắt uốn, sắt hàn, thép, kim loại, Inox, chất liệu tổng hợp. Với tư tưởng dân chủ được mở rộng nên xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mới, đề tài sáng tác ngày càng được mở rộng, phong cách sáng tác cũng đa dạng và phong phú hơn, góp phần vào thành tựu mới của ngành điêu khắc. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, con người có xu hướng lãng quên đi những giá trị của quá khứ. Hoạt động triển lãm Mỹ thuật nói chung, các triển lãm ĐKTQ nói riêng đặt ra nhiều kỳ vọng nhằm kiếm tìm những giá trị. Hội đồng chấm giải thưởng sẽ đánh giá cao những tác phẩm nhấn mạnh đến lịch sử xã hội, ca ngợi chiến công hoặc đề cập đến những vấn đề mà xã hội đang quan tâm: cảnh báo về sự tàn phá môi trường, hậu quả chiến tranh, lao động sản xuất, sự phong phú trong sinh hoạt đời thường của nhân dân, truyền thống, hiện đại,... Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những thành công của các tác phẩm đạt giải trong triển lãm ĐKTQ giai đoạn 1973 - 2013 đã đóng góp giá trị nào cho nền mỹ thuật Việt Nam? Giả thuyết nghiên cứu: Thông qua hoạt động triển lãm định kỳ 10 năm (1973 - 2013), hệ thống những tác phẩm được giải trong triển lãm này đã để lại những dấu ấn quan trọng, cho ngành điêu khắc. Có những tác giả đã định hình sáng tác trên căn cứ được lựa chọn theo tiêu trí của Hội đồng đánh giá (đạt giải) và lấy đó làm định hướng phong cách sáng tác lâu dài của mình. Có những nghệ sĩ sau khi đạt giải lại mong muốn phát triển phong cách đó theo tinh thần mới, sáng tạo hơn. Đây chính là giai đoạn mà mỗi nghệ sĩ sẽ ấp ủ những dự định cho riêng mình - một công cuộc kiếm tìm giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ mới. Nhiều tác phẩm đạt giải ở những mùa triển lãm gần đây cho thấy giá trị
- 8 nghệ thuật đã đáp ứng phù hợp với xã hội đương đại, có thể đó còn là tiếng nói của điêu khắc đô thị. Những tác phẩm điêu khắc đạt giải trong các kỳ triển lãm còn cho thấy giá trị nghệ thuật ứng dụng, thay đổi thói quen thị giác về nghệ thuật điêu khắc truyền thống với xã hội đương đại. Như thế, nghệ thuật điêu khắc luôn vận động, thay đổi, phát triển hướng tới hòa nhập với nền mỹ thuật hiện đại trên thế giới. Ngoài những triển lãm mang tính chất định kỳ, điêu khắc còn xuất hiện và được trưng bày trong những cuộc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc (MTTQ) diễn ra 5 năm 1 lần, hoặc triển lãm khu vực hàng năm do Hội Mỹ thuật tổ chức. Khoảng hơn 20 (từ 1997) năm trở lại đây trại sáng tác được mở rộng hơn và diễn ra ở nhiều tỉnh, thành: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, An Giang, Vũng Tàu, Hạ Long... đã góp phần tạo nên diện mạo tích cực của ngành ĐKHĐ Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận 5.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích tài liệu: Luận án tổng hợp, thống kê và phân tích các tài liệu từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, các công trình nghiên cứu về điêu khắc hiện đại Việt Nam và triển lãm điêu khắc toàn quốc. Từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu, về cứ liệu có cơ sở khoa học để luận giải các vấn đề của luận án. Phương pháp phỏng vấn điền dã: NCS tiến hành phỏng vấn một số nhà điêu khắc từng tham gia các cuộc triển lãm điêu khắc toàn quốc và tham gia các trại sáng tác điêu khắc thuộc các thế hệ. Phỏng vấn một số nhà nghiên cứu có những quan điểm, đánh giá nhận xét về các vấn đề thuộc triển lãm ĐKTQ. Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh từ các tác phẩm trong một triển lãm và các tác phẩm từ các cuộc triển lãm liền nhau hoặc cách xa nhau theo thời gian. Từ đó thấy được sự biến chuyển về ngôn ngữ tạo hình, về chủ đề sáng tác, về chất liệu, về đội ngũ người thưởng thức,
- 9 đánh giá và đặc biệt là tính ứng dụng nghệ thuật vào đời sống. Áp dụng phương pháp luận nghiên cứu liên ngành với mục đích tìm kiếm và áp dụng những thành tựu của một số ngành có mối liên hệ với mỹ thuật, điêu khắc như: Văn hóa học, xã hội học, lịch sử học... từ đó giúp cho NCS xác định được hình thái, cấu trúc, những biểu hiện của đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, làm sáng tỏ hơn đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của những tác phẩm được giải trong triển lãm điêu khắc định kỳ 10 năm (1973 - 2013). 5.2. Cách tiếp cận Trong quá trình thực hiện luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận mỹ thuật học: Đó là hệ thống lý luận và kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật; là hướng tiếp cận nghiên cứu, phân tích những sáng tạo trong từng tác phẩm điêu khắc. Từ 05 cuộc triển lãm sẽ thấy sự đa dạng về loại hình, chất liệu, phong cách... Vì thế, đây là cơ hội để vận dụng và chứng minh những lý luận mỹ thuật học thông qua thực tiễn sáng tạo của mỗi nghệ sĩ về chất liệu, đề tài, phong cách qua từng kỳ triển lãm điêu khắc toàn quốc. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án: Nghiên cứu nghệ thuật tạo hình qua các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 được xem là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về toàn cảnh của ngành điêu khắc Việt Nam trong những thập kỷ qua. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nghệ thuật tạo hình những tác phẩm đạt giải trong triển lãm ĐKTQ định kỳ 10 năm (1973 - 2013) là góp phần làm rõ vai trò, giá trị, những chuyển biến nghệ thuật của ĐKHĐ qua hệ thống tác phẩm đạt giải. Qua đó, cho thấy nguyên nhân tác động làm chuyển biến nghệ thuật ĐKHĐ Việt Nam và các xu hướng trong phong trào điêu khắc đương đại. Ở phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật, đề tài luận án tiếp cận,
- 10 nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm ĐKTQ 1973 -2013, qua đó nhằm tìm hiểu một phần sự chuyển biến về tâm thức của nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống, đồng thời tìm hiểu quan niệm, đời sống tinh thần,... của con người trong giai đoạn lịch sử này. Tổng hợp một số vấn đề về lý luận, hình thức nghệ thuật trong việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị tạo nên một diện mạo ĐKHĐ đa dạng, phong phú như hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu góp phần nhận diện đặc trưng phong cách sáng tác, sự đa dạng của đề tài, ngôn ngữ, chất liệu thể hiện các tác phẩm được giải thưởng ở triển lãm ĐKTQ 1973 - 2013. Chỉ ra đặc điểm tạo hình của hệ thống các tác phẩm điêu khắc được giải trong hoạt động triển lãm điêu khắc định kỳ 10 năm (1973 - 2013) trong bối cảnh chung của nghệ thuật ĐKHĐ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị nghệ thuật điêu khắc truyền thống (trước đó) trong giai đoạn hiện nay. Góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hình ảnh tác phẩm và những tài liệu khác liên quan đến các triển lãm ĐKTQ, triển lãm MTTQ ở nước ta, bổ sung thêm vào nguồn tư liệu cho nghiên cứu, giảng dạy và sáng tác tại đơn vị - nơi NCS công tác và ở các cơ sở đào tạo về mỹ thuật. Đóng góp của luận án là bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật tạo hình thông qua các tác phẩm được giải trong triển lãm ĐKTQ tổ chức định kỳ 10 năm (1973 - 2013) và làm căn cứ giúp các cơ quan quản lý, nghiên cứu về dòng nghệ thuật này trong công tác bảo vệ hệ thống các tác phẩm điêu khắc, tượng đài gắn với các thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước. Việc hệ thống, nhận xét, đánh giá các tài liệu liên quan đến đề tài trên cơ sở logic, khoa học là đóng góp hữu ích làm phong phú thêm nguồn thông tin tư liệu cho ngành mỹ thuật Việt Nam hiện nay.
- 11 7. Kết cấu của luận án Phần mở đầu (10 trang), kết luận (7 trang), tài liệu tham khảo (11 trang) và phụ lục (62 trang). Nội dung luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát chung về triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 (42 trang). Chương 2: Đặc điểm tạo hình của các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 (53 trang). Chương 3: Bàn luận, nhận định về thành công và hạn chế qua xu hướng, đội ngũ sáng tác từ các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 (40 trang).
- 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIỂN LÃM ĐIÊU KHẮC TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1973 - 2013 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu vấn đề đặt ra yêu cầu xác định tính mới của đề tài, theo đó, hệ thống tri thức trong các công trình nghiên cứu trước đây có vai trò nền tảng quan trọng trong việc tiếp cận nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tạo hình các tác phẩm đạt giải trong triển lãm điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013. Bên cạnh việc xác lập tính mới trong nghiên cứu, đề tài cũng xác định kế thừa và phát triển một số gợi ý tiềm ẩn ở những nghiên cứu trước đây. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trước một đối tượng nghiên cứu khá chuyên biệt, NCS đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về vấn đề và xác định qua một số nhóm tài liệu sau: 1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu có nội dung về nghệ thuật điêu khắc toàn quốc giai đoạn 1973 - 2013 Nguyễn Đỗ Cung (1993), Bàn về Mỹ thuật Việt Nam [37] được Viện Mỹ thuật xuất bản với ba phần nội dung chính. Phần một là nguồn tài liệu tập hợp các bài viết trên sách báo và tạp chí; Phần hai bao gồm những bài phỏng vấn, tọa đàm nói chuyện; Phần ba gồm các phụ lục bảng tra cứu, chú giải và những bài viết của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung. Nội dung cuốn sách tuy không tập trung nhiều về nghệ thuật ĐKHĐ, nhưng những vấn đề được đề cập đến như: Tính lạc quan trong chiến đấu của một loại điêu khắc; Góp phần tìm hiểu tính dân tộc trong nghệ thuật tạo hình nước ta cũng được NCS quan tâm khi đưa ra những lập luận về sự hình thành của ĐKHĐ bắt nguồn từ truyền thống. Viện Nghệ thuật (1992), Nghiên cứu Mỹ thuật [115], tuyển chọn một số bài viết nhân dịp 30 năm ngày thành lập Viện Mỹ thuật. Nội dung của nguồn tài liệu này bao gồm: Những vấn đề về mỹ thuật truyền thống, vấn đề
- 13 về mỹ thuật gốm - dân gian, vấn đề về mỹ thuật cận hiện đại - thế giới. Trong đó bài viết liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án đó là: “Điêu khắc hiện đại Việt Nam tiếp thu truyền thống như thế nào”, “Nét bình dị của Hứa Tử Hoài và niềm trăn trở của Tạ Quang Bạo”. Đây là những bài viết ghi dấu những vấn đề của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam là loại hình nghệ thuật lâu đời bậc nhất trong bốn ngàn năm lịch sử dân tộc. Từ đó lý giải điêu khắc hiện đại Việt Nam đã tiếp thu truyền thống góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà đầy sáng tạo. Dấu mốc tiếp thu đó là những cuộc triển lãm điêu khắc toàn quốc bắt đầu từ năm 1973, với kết quả được đánh dấu cứ 10 năm một lần. NCS sẽ tiếp cận nguồn tài liệu này như những minh chứng về nhận định đánh giá các cuộc triển lãm điêu khắc của những người trong cuộc, đóng góp cho sự hình thành phát triển của ĐKHĐ Việt Nam. Trần Thị Biển (2003), “Cảm nhận từ các tác phẩm điêu khắc qua triển lãm Mỹ thuật thủ đô 2003”, Nghiên cứu Mỹ thuật [15]. Với nội dung triển lãm mỹ thuật thủ đô là hoạt động nghệ thuật thường niên được tổ chức vào dịp 10 - 10 (ngày giải phóng thủ đô). Nhìn từ các tác phẩm điêu khắc tại triển lãm này mang nhiều phong cách và chất liệu sống động. Nhiều tác phẩm có cách xử lý khối và không gian theo cách tư duy mới mặc dù vẫn theo chủ đề về lịch sử hào hùng của thủ đô Hà Nội. Các tác phẩm điêu khắc ở triển lãm này đã phác họa hình ảnh của Hà Nội xưa và nay với triết lý chứa đựng lối sống riêng. Các tác phẩm điêu khắc được giải ở triển lãm này thể hiện tính trữ tình, nghệ thuật tạo khối có hướng mở về nội dung. Đây là nội dung được NCS tham khảo khi nhận xét về những tác phẩm được giải trong các triển lãm ĐKTQ cũng là nội dung nghiên cứu của luận án. Thanh Cao (2014), “Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của nhà điêu khắc Đinh Rú”, Nghiên cứu Mỹ thuật, số 1, tr.50 [33]. Nội dung bài viết có phân tích và bàn về các tác phẩm của nhà điêu khắc Đinh Rú, trong đó có những tác phẩm được trưng bày trong triển lãm điêu khắc toàn quốc. Tác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 49 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
210 p | 57 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 13 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 44 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay
290 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 87 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
199 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 13 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 46 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn